CẤU TRÚC CỦA QUY PHẠM PHÁP LUẬT PDF

Title CẤU TRÚC CỦA QUY PHẠM PHÁP LUẬT
Author Tâm Trần
Course Pháp luật đại cương
Institution Trường Đại học Sài Gòn
Pages 12
File Size 344.4 KB
File Type PDF
Total Downloads 57
Total Views 231

Summary

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SÀI GÒNKHOA LUẬTTIỂU LUẬNHỌC PHẦN PHÁP LUẬT ĐẠI CƯƠNGĐề tàiCẤU TRÚC CỦA QUY PHẠM PHÁP LUẬT – LIÊNHỆ THỰC TIỄN Ở VIỆT NAM.Họ và tên sinh viên:Mã số sinh viên:Lớp:Khoa:Thành phố Hồ Chí Minh – Tháng 09/MỤC LỤCMỞ ĐẦU ...........................................................................


Description

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SÀI GÒN KHOA LUẬT

TIỂU LUẬN HỌC PHẦN PHÁP LUẬT ĐẠI CƯƠNG Đề tài CẤU TRÚC CỦA QUY PHẠM PHÁP LUẬT – LIÊN HỆ THỰC TIỄN Ở VIỆT NAM.

Họ và tên sinh viên: Mã số sinh viên: Lớp: Khoa:

Thành phố Hồ Chí Minh – Tháng 09/2021

MỤC LỤC MỞ ĐẦU....................................................................................................................... 2 CHƯƠNG 1: QUY PHẠM PHÁP LUẬT..................................................................3 1. Khái niệm quy phạm pháp luật

3

2. Đặc điểm của quy phạm pháp luật.....................................................................3 3. Cấu trúc của quy phạm pháp luật 4 CHƯƠNG 2: LIÊN HỆ THỰC TIỄN Ở VIỆT NAM.................................................5 KẾT LUẬN ....................................................................................................................................... 10................................................................................................................................... TÀI LIỆU THAM KHẢO ....................................................................................................................................... 11

1

MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài: Quy phạm pháp luật là một trong những vấn đề lý luận cơ bản, vô cùng phức tạp của lý luận và thực tiễn nhận thức, vận dụng pháp luật. Xây dựng ý thức và lối sống tuân theo pháp luật cần đến nhiều điều kiện giải pháp, trong đó không thể thiếu được sự am hiểu đúng đắn, thống nhất các quy phạm pháp luật. Vì vậy, việc nghiên cứu “Cấu trúc của quy phạm pháp luật – liên hệ thực tiễn ở Việt Nam” là một việc vô cùng cần thiết, giúp cho hiểu biết và ý thức pháp luật của người dân được nâng cao. 2. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu: - Đưa ra được cái nhìn tổng quát về quy phạm pháp luật thông qua cơ sở lý luận của đề tài bao gồm khái niệm, đặc điểm quy phạm pháp luật. - Trình bày cấu trúc quy phạm pháp luật. - Từ đó, liên hệ thực tiễn ở Việt Nam. 3. Phương pháp nghiên cứu Để nghiên cứu, phân tích về “Cấu trúc của quy phạm pháp luật – liên hệ thực tiễn ở Việt Nam” em đã sử dụng một số phương pháp như: tìm kiếm, nghiên cứu, phân tích tài liệu… 4. Đối tượng nghiên cứu - Quy phạm pháp luật, cụ thể là khái niệm, đặc điểm và cấu trúc quy phạm pháp luật. - Liên hệ thực tiễn về cấu trúc quy phạm pháp luật ở Việt Nam.

2

CHƯƠNG 1: QUY PHẠM PHÁP LUẬT 1. Khái niệm quy phạm pháp luật: Quy phạm pháp luật là những quy tắc xử sự mang tính bắc buộc chung do nhà nước ban hành trong văn bản quy phạm pháp luật và được đảm bảo thực hiện để điều chỉnh các quan hệ xã hội theo định hướng của Nhà nước. Văn bản quy phạm pháp luật là văn bản có chứa quy phạm pháp luật, được ban hành theo đúng thẩm quyền, hình thức, trình tự, thủ tục quy định tại Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật. Ví dụ: Khoản 2 Điều 18 Bộ luật Lao động 2019 quy định: “Đối với công việc theo mùa vụ, công việc nhất định có thời hạn dưới 12 tháng thì nhóm người lao động từ đủ 18 tuổi trở lên có thể ủy quyền cho một người lao động trong nhóm để kết giao kết hợp đồng lao động; trong trường hợp này, hợp đồng lao động phải được giao kết bằng văn bản và có hiệu lực như giao kết với từng người lao động. Hợp đồng lao động do người được ủy quyền ký kết phải kèm theo danh sách ghi rõ họ tên, ngày tháng năm sinh, giới tính, nới cư trú và chữ ký của từng người lao động.” Bộ luật Lao động là văn bản quy phạm pháp luật. Trong đó điều luật trên quy định về thẩm quyền giao kết hợp đồng lao động. 2. Đặc điểm của quy phạm pháp luật - Một là, quy phạm pháp luật là những quy tắc xử sự mang tính bắc buộc chung do nhà nước ban hành trong văn bản quy phạm pháp luật. Ví dụ: “Mọi cá nhân, pháp nhân đều bình đẳng, không được lấy bất kỳ lý do nào để phân biệt đối xử; được pháp luật bảo hộ như nhau về các quyền nhân thân và tài sản” (Khoản 1 Điều 3 Bộ luật Dân sự năm 2015) - Hai là, quy phạm pháp luật được thể hiện bằng hình thức xác định. Ví dụ: Bộ Luật Dân sự, Bộ luật Lao động, Luật Thương mại, Luật Hôn nhân và gia đình. - Ba là, quy phạm pháp luật được áp dụng nhiều lần trong đời sống và được Nhà nước bảo đảm thực hiện. Ví dụ: Khoản 1 Điều 164 Bộ luật Hình sự năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017) quy định: “Người nào dùng vũ lực, đe dọa dùng vũ lực hoặc dùng thủ đoạn khác ngăn cản hoặc ép buộc người khác thực hiện quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo, theo hoặc không 3

theo một tôn giáo nào, đã bị xử lý kỷ luật hoặc xử phạt vi phạm hành chính về một trong các hành vi này mà còn vi phạm, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 01 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 01 năm”. Cứ như thế quy phạm pháp luật được sử dụng trong thời gian dài cho đến khi Nhà nước hủy bỏ văn bản quy phạm pháp luật cũ và thay thế bằng một văn bản pháp luật mới phù hợp hơn. 3. Cấu trúc của quy phạm pháp luật Một quy phạm pháp luật được hợp thành từ ba bộ phận: giả định, quy định và chế tài. Những bộ phận này có liên quan mật thiết với nhau và xét về ý nghĩa cũng như nội dung, ba bộ phận đó có nhiệm vụ như sau: a) Bộ phận giả định Khái niệm

Giả định là một bộ phận quy phạm quy định địa điểm, thời gian, chủ thể, hoàn cảnh, tình huống mà khi xảy ra trong thực tế cuộc sống thì cần phải thực hiện quy phạm pháp luật, tức là xác định môi trường – phạm vi tác động của quy phạm pháp luật.

Nhiệm vụ

[ CITATION Quế06 \l 1033 ] Giả định xác định phạm vi tác động của pháp luật tới các quan hệ xã hội. Phạm vi tác động dựa trên hai yếu tố là điều kiện, hoàn cảnh, tình huống… và chủ thể hoặc trong nhiều trường hợp phải xác định dựa trên cả hai yếu tố này. Về nội dung những hoàn cảnh, điều kiện, tình huống… nêu trong giả định phải đầy đủ, rõ ràng, chính xác, sát với thực tế. Trả lời câu hỏi: chủ thể nào, trong hoàn cảnh, điều kiện nào.

b) Bộ phận quy định: Khái niệm

Quy định là bộ phận của quy phạm pháp luật xác định những cách xử sự mà các chủ thể phải tuân theo khi gặp hoàn cảnh đã nêu trong giả định của quy phạm pháp luật đó. Quy định là bộ phận trung tâm của quy phạm pháp luật, bởi chính đây là quy tắc hành vi thể hiện ý chí – mệnh lệnh của nhà nước mà các chủ thể phải thực hiện khi gặp những tình huống dự liệu trong bộ phận giả định. Về cơ bản, quy định nêu những hành vi phải làm hay hành vi được phép làm, hành vi bị cấm đối với các các chủ thể 4

khi gặp các trường hợp đã nêu ở giả định. [ CITATION Quế06 \l Nhiệm vụ

1033 ] Quy định của quy phạm pháp luật chứa đựng mệnh lệnh của nhà nước, là sự mô hình hóa ý chí của nhà nước, cụ thể hóa cách thức xử sự của các chủ thể khi tham gia vào quan hệ pháp luật. Quy định có các loại như: quy định mang tính dứt khoác; quy định cho phép các chủ thể có quyền lựa chọn. Trả lời cho câu hỏi: chủ thể sẽ xử sự như thế nào.

c) Bộ phận chế tài: Khái niệm

Chế tài là một bộ phận của quy phạm pháp luật, nêu lên các biện pháp tác động mà nhà nước dự kiến áp dụng đối với cá nhân hay tổ chức nào không thực hiện đúng mệnh lệnh của nhà nước đã

Nhiệm vụ

nêu ở bộ phận quy định của quy phạm pháp luật. Chế tài là một trong những biện pháp quan trọng nhằm để đảm bảo cho các quy định của pháp luật được thực hiện nghiêm chỉnh trong thực tế đời sống. Biện pháp tác động phải tương xứng với mức độ, tính chất của hành vi vi phạm để bảo đảm tính hiệu quả của các biện pháp. Đồng thời cũng phải phù hợp với các quy định khác trong hệ thống pháp luật quốc gia. Trả lời câu hỏi: chủ thể phải chịu hậu quả gì nếu không thực hiện đúng quy định của quy phạm pháp luật.

CHƯƠNG 2: LIÊN HỆ THỰC TIỄN Ở VIỆT NAM 5

Dước đây là các ví dụ về cầu trúc của quy phạm pháp luật (các điều luật dưới đây được trích từ các văn bản quy phạm pháp luật của Việt Nam): Ví dụ 1: “Quyền, nghĩa vụ giữa cha đẻ, mẹ đẻ và con đẻ được khôi phục kể từ thời điểm quan hệ nuôi con nuôi chấm dứt. Trong trường hợp cha đẻ, mẹ đẻ không còn hoặc không có đủ điều kiện để nuôi con chưa thành niên, con đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự hoặc không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình thì Tòa án giải quyết việc chấm dứt nuôi con nuôi và chỉ định người giám hộ cho con theo quy định của Bộ luật dân sự.” (Khoản 3 Điều 78 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014) -

Giả định: “Quyền, nghĩa vụ giữa cha đẻ, mẹ đẻ và con đẻ được khôi phục kể từ thời điểm quan hệ nuôi con nuôi chấm dứt. Trong trường hợp cha đẻ, mẹ đẻ không còn hoặc không có đủ điều kiện để nuôi con chưa thành niên, con đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự hoặc không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình”

-

Quy định: “…thì Tòa án giải quyết việc chấm dứt nuôi con nuôi và chỉ định người giám hộ cho con theo quy định của Bộ luật dân sự.”

-

Chế tài: ẩn

Ví dụ 2: “Trên đường không phân chia thành hai chiều xe chạy riêng biệt, hai xe đi ngược chiều tránh nhau, người điều khiển phải giảm tốc độ và cho xe đi về bên phải theo chiều xe chạy của mình.” (Khoản 1 Điều 17 Luật Giao thông đường bộ năm 2008) -

Giả định: “Trên đường không phân chia thành hai chiều xe chạy riêng biệt, hai xe đi ngược chiều tránh nhau”

-

Quy định: “…người điều khiển phải giảm tốc độ và cho xe đi về bên phải theo chiều xe chạy của mình.”

-

Chế tài: ẩn.

Ví dụ 3: “Tại nơi đường bộ giao nhau cùng mức với đường sắt có đèn tín hiệu, rào chắn và chuông báo hiệu, khi đèn tín hiệu màu đỏ đã bật sáng, có tiếng chuông báo hiệu, rào chắn đang dịch chuyển hoặc đã đóng, người tham gia giao thông đường bộ phải dừng lại phía phần đường của mình và cách rào chắn một khoảng cách an toàn; 6

khi đèn tín hiệu đã tắt, rào chắn mở hết, tiếng chuông báo hiệu ngừng mới được đi qua.” (Khoản 2 Điều 25 Luật Giao thông đường bộ năm 2008) -

Giả định: “người tham giao thông đường bộ tại nơi đường bộ giao nhau cùng mức với đường sắt có đèn tín hiệu, rào chắn và chuông báo hiệu, khi đèn tín hiệu màu đỏ đã bật sáng, có tiếng chuông báo hiệu, rào chắn đang dịch chuyển hoặc đã đóng”

-

Quy định: “…phải dừng lại phía phần đường của mình và cách rào chắn một khoảng cách an toàn; khi đèn tín hiệu đã tắt, rào chắn mở hết, tiếng chuông báo hiệu ngừng mới được đi qua.”

-

Chế tài: ẩn.

Ví dụ 4: “Người nào xúc phạm nghiêm trọng nhân phẩm, danh dự của người khác, thì bị phạt cảnh cáo, phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng hoặc phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm.” (Điều 155 Bộ luật Hình sự 2015). -

Giả định: “Người nào xúc phạm nghiêm trọng nhân phẩm, danh dự của người khác”.

-

Quy định: ẩn

-

Chế tài: “bị phạt cảnh cáo, phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng hoặc phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm”.

Ví dụ 5: “Người nào nhằm chống chính quyền nhân dân mà phá hoại cơ sở vật chất – kỹ thuật của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam trong các lĩnh vực chính trị, quốc phòng, an ninh, kinh tế, khoa học – kỹ thuật, văn hóa, xã hội, thì bị phạt tù từ 12 đến 20 năm, tù chung thân hoặc tử hình.” (Khoản 1 Điều 114 Bộ luật Hình sự năm 2015) -

Giả định: “Người nào nhằm chống chính quyền nhân dân mà phá hoại cơ sở vật chất – kỹ thuật của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam trong các lĩnh vực chính trị, quốc phòng, an ninh, kinh tế, khoa học – kỹ thuật, văn hóa, xã hội”

-

Quy định: ẩn

-

Chế tài: “…thì bị phạt tù từ 12 đến 20 năm, tù chung thân hoặc tử hình.”

Ví dụ 6: “Người nào thực hiện một trong các hành vi sau đây, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc bị phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm: 7

a) Kích động, dụ dỗ, thúc đẩy người khác tự tước đoạt tính mạng của họ; b) Tạo điều kiện vật chất hoặc tinh thần cho người khác tự tước đoạt tính mạng của họ.” (Khoản 1 Điều 131 Bộ luật Hình sự năm 2015) -

Giả định: “Người nào thực hiện một trong các hành vi sau đây:

a) Kích động, dụ dỗ, thúc đẩy người khác tự tước đoạt tính mạng của họ; b) Tạo điều kiện vật chất hoặc tinh thần cho người khác tự tước đoạt tính mạng của họ.” -

Quy định: ẩn

-

Chế tài: “…thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc bị phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm”

Ví dụ 7: “Người nào đe dọa giết người, nếu có căn cứ làm cho người bị đe dọa lo sợ rằng việc đe dọa này sẽ được thực hiện, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm.” (Khoản 1 Điều 133 Bộ luật Hình sự năm 2015) -

Giả định: “Người nào đe dọa giết người, nếu có căn cứ làm cho người bị đe dọa lo sợ rằng việc đe dọa này sẽ được thực hiện”

-

Quy định: ẩn

-

Chế tài: “…thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm.”

Ví dụ 8: “Người lao động đồng thời giao kết nhiều hợp đồng lao động với nhiều người sử dụng lao động thì việc tham gia bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp được thực hiện theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp và an toàn, vệ sinh lao động.” (Khoản 2 Điều 19 Bộ luật Lao động năm 2019) -

Giả định: “Người lao động đồng thời giao kết nhiều hợp đồng lao động với nhiều người sử dụng lao động”

-

Quy định: “…thì việc tham gia bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp được thực hiện theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp và an toàn, vệ sinh lao động.”

-

Chế tài: ẩn.

Ví dụ 9: “Khi vợ hoặc chồng yêu cầu ly hôn mà hòa giải tại Tòa án không thành thì Tòa án giải quyết cho ly hôn nếu có căn cứ về việc vợ, chồng có hành vi bạo lực gia 8

đình hoặc vi phạm nghiêm trọng quyền, nghĩa vụ của vợ, chồng làm cho hôn nhân lâm vào tình trạng trầm trọng, đời sống chung không thể kéo dài, mục đích của hôn nhân không đạt được”. (Khoản 1 Điều 56 Luật Hôn nhân và gia đình 2014) -

Giả định: “Khi vợ hoặc chồng yêu cầu ly hôn mà hòa giải tại Tòa án không thành; nếu có căn cứ về việc vợ, chồng có hành vi bạo lực gia đình hoặc vi phạm nghiêm trọng quyền, nghĩa vụ của vợ, chồng làm cho hôn nhân lâm vào tình trạng trầm trọng, đời sống chung không thể kéo dài, mục đích của hôn nhân không đạt được”

-

Quy định: “Thì Tòa án giải quyết cho ly hôn”

-

Chế tài: ẩn

Ví dụ 10: “Xe xin vượt phải có báo hiệu bằng đèn hoặc còi; trong đô thị và khu đông dân cư từ 22 giờ đến 5 giờ chỉ được báo hiệu xin vượt bằng đèn.” (Khoản 1 Điều 14 Luật Giao thông đường bộ năm 2008) -

Giả định: Xe xin vượt…. trong đô thị và khu đông dân cư từ 22 giờ đến 5 giờ.

-

Quy định: Phải có báo hiệu bằng đèn hoặc còi…chỉ được báo hiệu xin vượt bằng đèn.

-

Chế tài: ẩn

9

KẾT LUẬN Mỗi một quy phạm pháp luật với tư cách là những tế bào cấu thành nên pháp luật có nội dung thể hiện chức năng điều chỉnh hành vi, do vậy phải có cấu trúc nhất định. Quy phạm pháp luật, là một hiện tượng rộng, đa dạng, nhiều nghĩa nhưng cũng đồng thời là hiện tượng cụ thể xét về nội dung. Vì vậy, việc tìm hiểu rõ quy phạm pháp luật và cấu trúc của qy phạm pháp luật là điều hết sức cần thiết. Thông qua đó, ta có thể đưa ra mối liên hệ thực tiễn với pháp luật hiện hành ở nước ta. Hơn nữa, việc nghiên cứu này giúp chúng ta nhìn nhận vấn đề một cách rõ nét hơn và xem xét những vấn đề chưa hoàn thiện trong cấu trúc của quy phạm pháp luật.

10

TÀI LIỆU THAM KHẢO

TS Hoàng Thị Việ t Anh (chủ biên). (2020). Tài li uệ h ướ ng dẫẫn môn h ọc pháp lu ật đ ại c ương. NXB Tư Pháp. Quêế, H. T. (2006). VỀỀ C CẤẤU Ơ QUY PH Ạ M PHÁP LU Ậ T, MỐẤI QUAN HỆ GIỮ A QUY PHẠM HÀNH VI VÀ QUY PH ẠM CH ỦĐ Ạ O, NGUYỀN TẮẤC. T ẠP CHÍ KHOA H ỌC ĐHQGHN, Kinh tếế - lu ật, XXII(3).

11...


Similar Free PDFs