Chính sách tiền tệ thông qua hoạt động cấp tín dụng của NHTW PDF

Title Chính sách tiền tệ thông qua hoạt động cấp tín dụng của NHTW
Author THUY TRAN THI NGOC
Course Economics 101
Institution Trường Đại học Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh
Pages 25
File Size 581.4 KB
File Type PDF
Total Downloads 283
Total Views 1,000

Summary

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP KHOA NGÂN HÀNGCHÍNH SÁCH TIỀN TỆ THÔNG QUA HOẠT ĐỘNGCẤP TÍN DỤNG CỦA NGÂN HÀNG TRUNG ƯƠNGMôn học: Chính sách tiền tệGiảng viên: PGS Trương Thị HồngThành viên:Trần Thị Ngọc Thùy (Trưởng nhóm)Nguyễn Hoàng Như HàHoàng Nguyễn Minh HằngNguyễn Tấn KhoaTrần ...


Description

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP.HCM KHOA NGÂN HÀNG

Môn học: Chính sách tiền tệ

CHÍNH SÁCH TỆ THÔNG HOẠT ĐỘNG GiảngTIỀN viên: PGS.TS Trương QUA Thị Hồng CẤP TÍN DỤNG CỦA NGÂN HÀNG TRUNG ƯƠNG Thành viên: Trần Thị Ngọc Thùy (Trưởng nhóm) Nguyễn Hoàng Như Hà Hoàng Nguyễn Minh Hằng Nguyễn Tấn Khoa Trần Lê Quỳnh Trang Hồ Chí Minh – Năm 2020

1/2

MỤC LỤC I. Chính sách tiền tệ thông qua hoạt động cấp tín dụng của Ngân hàng trung ương (NHTW).....3 1. Hoạt động cấp tín dụng của NHTW.....................................................................................3 1.1. Khái niệm:..................................................................................................................... 3 1.2. Hoạt động cấp tín dụng đối với Ngân hàng trung gian...................................................3 1.2.1. Tái Cấp vốn............................................................................................................. 3 1.2.2. Cho vay bù đắp thiếu hụt vốn trong thanh toán bù trừ của NHTW đối với các Ngân hàng trung gian.................................................................................................................. 6 1.2.3. Cho vay đặc biệt đối với Ngân hàng trung gian.......................................................6 1.3. Đối với Chính phủ:........................................................................................................ 7 2. Hoạt động cấp tín dụng của các NHTW trên thế giới:..........................................................7 2.1. Hoạt động cấp tín dụng của Cục Dự trữ liên bang Mỹ...................................................7 2.2. Hoạt động cấp tín dụng của Ngân hàng Nhân dân Trung Quốc.....................................9 3. Mục đích cấp tín dụng của NHTW:....................................................................................11 3.1. Bổ sung nguồn vốn cho các Ngân hàng trung gian......................................................11 3.2. Giúp ổn định, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế..................................................................11 3.3. Điều chỉnh mức tăng trưởng của nền kinh tế...............................................................12 4. Tác động của hoạt động cấp tín dụng của NHTW đến Chính sách tiền tệ quốc gia...........12 II. Chính sách tiền tệ thông qua hoạt động tín dụng của ngân hàng Ngân hàng Nhà nước Việt Nam........................................................................................................................................... 13 1. Hoạt động cấp tín dụng của Ngân hàng Nhà nước (NHNN)..............................................13 1.1. Tạm ứng Ngân sách Nhà nước (NSNN) cho Chính Phủ..............................................13 1.2. Tái cấp vốn cho các Tổ chức tín dụng..........................................................................15 1.2.1. Tái cấp vốn theo hình thức cho vay có bảo đảm bằng cầm cố giấy tờ có giá:........15 1.2.2. Tái cấp vốn theo hình thức chiết khấu giấy tờ có giá:............................................16 1.2.3. Các hình thức tái cấp vốn khác..............................................................................18 2. Tác động của hoạt động tín dụng được Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN) sử dụng đến chính sách tiền tệ.............................................................................................................22 3. Hiệu quả của việc thực hiện CSTT thông qua hoạt động cấp tín dụng của NHNN Việt Nam........................................................................................................................................ 24 2/25

I. Chính sách tiền tệ thông qua hoạt động cấp tín dụng của Ngân hàng trung ương (NHTW) 1. Hoạt động cấp tín dụng của NHTW 1.1. Khái niệm: Nghiệp vụ tín dụng của NHTW được hiểu là hoạt động cho vay của NHTW. Khách hàng đi vay của NHTW là những khách hàng đặc biệt, đó là các Ngân hàng trung gian hay Chính phủ. Nói cách khác, khi NHTW cấp tín dụng, NHTW thực hiện chức năng đó là Ngân hàng của các Ngân hàng và Ngân hàng của Chính phủ. Khi NHTW cho các Ngân hàng trung gian vay, hoạt động này nhằm vào hai mục đích: đưa tiền của NHTW vào lưu thông thông qua các Ngân hàng trung gian, điều tiết vốn khả dụng của các Ngân hàng trung gian thông qua điều tiết lượng tiền tệ trong lưu thông. Khi NHTW tạm ứng cho ngân sách của Chính phủ, tiền của NHTW được đưa vào lưu thông thông qua chi tiêu của Chính phủ, mặt khác Chính phủ có điều kiện thực hiện nhiệm vụ của mình. Như vậy với hoạt động tín dụng, NHTW vừa sử dụng như một kênh phát hành tiền đồng thời là công cụ để tăng cường khả năng điều tiết lượng cung tiền, nâng cao hoạt động quản lý của NHTW. 1.2. Hoạt động cấp tín dụng đối với Ngân hàng trung gian 1.2.1. Tái Cấp vốn Tái cấp vốn là một trong các hình thức cấp tín dụng của NHTW đối với các Ngân hàng trung gian. Mục tiêu của tái cấp vốn là cung cấp nguồn vốn cho các Ngân hàng trung gian có nhu cầu sử dụng vốn ngắn hạn và phương tiện thanh toán cho các Ngân hàng trung gian. -

Các hình thức tái cấp vốn của NHTW gồm:

 Chiết khấu hay tái chiết khấu các giấy tờ có giá (GTCG): là việc NHTW thực hiện cấp tín dụng bằng cách mua lại các chứng từ có giá của các Ngân hàng trung gian khi mà các giấy tờ có giá này chưa đến thời điểm thanh toán hoặc trước thời gian đáo hạn của các chứng từ này. Chiết khấu là việc mua có kỳ hạn hoặc mua có bảo lưu quyền truy đòi các công cụ chuyển nhượng, giấy tờ có giá khác của người thụ hưởng trước khi đến hạn thanh toán. Tái chiết khấu là việc chiết khấu các công cụ chuyển nhượng, giấy tờ có giá khác đã được chiết khấu trước khi đến hạn thanh toán. 3/25

Chiết khấu gồm có hai hình thức là chiết khấu toàn bộ thời gian còn lại của GTCG thông qua việc NHTW mua hẳn GTCG và chiết khấu có kỳ hạn đối với các GTCG bằng việc NHTW chiết mua lại GTCG nhưng kèm theo cam kết là đến một thời điểm nhất định Ngân hàng trung gian phải mua lại GTCG. Các giấy tờ có giá được chiết khấu thông thường là: Tín phiếu và trái kho bạc, trái phiếu do NHTW phát hành, chứng chỉ tiền gửi, hối phiếu… Điều kiện chiết khấu giấy tờ có giá là:  Thứ nhất phải đảm bảo được tính pháp lý tức là phải hợp với quy định của pháp luật và hợp lệ.  Đảm báo tuân thủ được thời gian chiết khấu do NHTW quy định  GTCG trên thị trường phải đảm bảo là còn thời gian lưu hành.  Có thể chuyển nhượng, trao đổi được. Xác định số tiền giấy tờ có giá - Trường hợp chiết khấu toàn bộ thời hạn còn lại: Ngắn hạn G=

MG LxT 1+ 365

GT G= LxT 1+ 365

Dài hạn Thanh toán lãi ngay khi phát hành: MG G= (1 + L)T /365 Thanh toán gốc, lãi một lần khi đến hạn: lãi nhập gốc lãi

Với GT = MG x (1 + )

G=

không

nhập

gốc

GT (1 + L)T /365

Với GT = MG x [1 + (Ls x n)]

G=

GT LxT 1+ 365

Thanh toán gốc và lãi định kỳ: G=∑i =

Ci L (T i x k )/365 (1 + ) k

- Trường hợp chiết khấu có kỳ hạn: 4/25

Gv = G x (1 +

L x Tb ) 365

Trong đó: G: Số tiền NHNN thanh toán khi chiết khấu giấy tờ có giá; MG: Mệnh giá của giấy tờ có giá; GT: Giá trị của giấy tờ có giá khi đến hạn thanh toán, bao gồm mệnh giá và tiền lãi; Ci: Số tiền thanh toán lãi, gốc lần thứ i; T: Thời hạn còn lại của giấy tờ có giá (số ngày); Ti: Thời hạn tính từ ngày chiết khấu đến ngày thanh toán lãi, gốc lần thứ i (số ngày); L: Lãi suất chiết khấu tại thời điểm NHNN chiết khấu giấy tờ có giá (%/năm); n: Kỳ hạn giấy tờ có giá (năm). k: Số lần thanh toán lãi trong một năm; i: Lần thanh toán lãi, gốc thứ i; Tb: Kỳ hạn chiết khấu (tính theo ngày); 365: Số ngày quy ước cho một năm.  Cho vay có đảm bảo bằng cầm cố giấy tờ có giá (GTCG): NHTW sẽ cấp tín dụng cho các Ngân hàng trung gian bằng cách cho vay có đảm bảo bằng cầm cố GTCG với mục tiêu cung ứng vốn và phương tiện thanh toán cho các Ngân hàng trung gian trong ngắn hạn (thường là dưới 1 năm). -

Điều kiện để vay cầm cố: NHTW sẽ cấp tín dụng cho các Ngân hàng trung gian khi thỏa mãn các điều kiện sau đây: + Là đối tượng mà NHTW hướng đến, nằm trong nhóm các đối tượng được vay theo quy định. + Không bị tình trạng giám sát hoặc là theo dõi đặc biệt của NHTW. + Không bị nợ quá hạn và đảm bảo tuân thủ các quy định về đảm bảo trong cho vay.

-

Điều kiện đối với tài sản cấm cố: + GTCG phải đảm bảo đáp đứng đầy đủ về mặt pháp lý theo đúng quy định + Ngân hàng trung gian phải là người thụ hưởng khi xin vay từ NHTW (đối với GTCG ghi danh) hoặc phải thuộc sở hữu hợp pháp ( đối với GTCG định danh).

5/25

+ Đối với các GTCG ghi sổ phải có xác nhận thanh toán của tổ chức chịu tránh nhiệm thanh toán cho NHTW về chứng từ có giá đó khi mà Ngân hàng trung gian không thực hiện được nghĩa vụ trả nợ. -

Mức cho vay và thời hạn vay cầm cố + Mức cho vay sẽ căn cứ vào nhu cầu vay của Ngân hàng trung gian. + Thời hạn cho vay tùy theo thỏa thuận giữa các bên, thời gian còn lại của GTCG được

cầm cố ( thông thường không quá 1 năm) cũng như tính chất và mục đích của khoản vay. 1.2.2. Cho vay bù đắp thiếu hụt vốn trong thanh toán bù trừ của NHTW đối với các Ngân hàng trung gian Trong quá trình hoạt động và tương tác với khách hàng cũng như thực hiện các dịch vụ nhằm cung ứng và phục vụ cho đối tượng khách hàng của mình, các Ngân hàng trung gian có thể sẽ gặp các vấn đề liên quan đến tình trạng thiếu hụt vốn để thanh toán cho khách hàng trong ngắn hạn từ đó ảnh hưởng đến hoạt động của các Ngân hàng trung gian. Để hạn chế cũng như là đảm bảo cho quá trình thanh toán có thể diễn ra một cách thuận lợi cho các Ngân hàng trung gian, NHTW sẽ thực hiện cho vay đối với các Ngân hàng trung gian.  NHTW sẽ cho vay thông qua các hình thức sau: + Cho vay bù đắp thiếu hụt trong thanh toán bù trừ + Cho vay qua đêm trong thanh toán điện tử liên ngân hàng 1.2.3. Cho vay đặc biệt đối với Ngân hàng trung gian Được thực hiện trong những trường hợp đặc biệt, trong lúc các Ngân hàng trung gian lâm vào tìn trạng mất khả năng chi trả, đe dọa sự ổn định của hệ thống các Ngân hàng trung gian. Lúc này NHTW sẽ đứng ra cho vay nhằm đảo bảo tính ổn định và tránh việc gây mất an toàn cho hệ thống các Ngân hàng trung gian. Mặt khác NHTW sẽ sử dụng các cơ chế cũng như các biện pháp kiểm soát đặt biệt đối với các Ngân hàng trung gian nhằm hạn chế các rủi ro tiềm ẩn phát sinh và đảm bảo duy trì hoạt động an toàn cho các Ngân hàng. Trường hợp này được thực hiện khi có sự giám sát rất chặt chẽ của thanh tra ngân hàng và phải được sự đồng thuận từ phía Chính phủ.

1.3. Đối với Chính phủ: 6/25

Đối với các NHTW theo mô hình NHTW trực thuộc Chính phủ thì việc xác lập mối quan hệ với Chính phủ cũng là một chức năng của NHTW.  Cho Chính phủ vay: Bằng cách mua trái phiếu Chính phủ theo yêu cầu và phân bổ trái phiếu Chính phủ trong từng đợt phát hành hoặc làm đại lý phát hành hoặc bảo lãnh phát hành trái phiếu Chính phủ. Qua đó tiến hành các nghiệp vụ trên thị trường mở để điều tiết khối tiền cung ứng theo mục tiêu của chính sách tiền tệ.  Tạm ứng cho Ngân sách Chính Phủ: Do mâu thuẫn giữa dòng thu nhập và dòng chi phí mà thông thường ngân sách nhà nước sẽ có lúc dẫn đến tình trạng bội thu hoặc là bội chi, do phải thực hiện chi thường xuyên cho nhiều hoạt động trên cùng lúc trên nhiều lĩnh khác nhau mà ngân sách nhà nước sẽ có lúc bị thiếu hụt tạm thời. Do đó, tùy theo các tình huống cụ thể và các duy định của pháp luật mà NHTW sẽ tạm ứng cho ngân sách nhà nước để giải quyết tình trạng thiếu hụt của ngân sách hàng nước. Khoản tạm ứng phải được thực hiện theo quyết định Thủ tướng chính phủ và phải được hoàn trả lại trong năm ngân sách. Trừ khi có các trường hợp đặc biệt xảy ra thì phải xin ý kiến để có quyết định của Thủ tướng chỉnh phủ. 2. Hoạt động cấp tín dụng của các NHTW trên thế giới: 2.1. Hoạt động cấp tín dụng của Cục Dự trữ liên bang Mỹ Cục Dự trữ liên bang Mỹ (Fed) đóng vai trò ngân hàng trung ương của Mỹ, có trách nhiệm đưa ra các chính sách tiền tệ quốc gia ảnh hưởng đến lãi suất và các biến số kinh tế khác. Fed có vai trò quản lý các Ngân hàng trung gian, đưa ra chính sách tiền tệ, điều chỉnh cung tiền nhằm cố gắng tạo việc làm và ổn định giá cả ở Hoa Kỳ. Fed kiểm soát cung tiền để tác động đến lãi suất và các điều kiện kinh tế bằng những cách thức như: hoạt động thị trường mở, điều chỉnh tỷ lệ dự trữ bắt buộc, điều chỉnh lãi suất cho vay,.. Công cụ mà các ngân hàng có thể vay dự trữ từ Cục Dự trữ Liên bang được gọi là “cửa sổ chiết khấu”. Cách dễ nhất để hiểu Fed sẽ tác động như thế nào đến khối lượng dự trữ đi vay đó là thông qua cách thức hoạt động cho vay chiết khấu. Các khoản cho vay chiết khấu của Fed đối với các ngân hàng gồm ba loại: tín dụng cơ bản, tín dụng thứ cấp và tín dụng theo mùa. Tín dụng cơ bản là khoản cho vay chiết khấu có vai trò quan trọng nhất trong chính sách tiền tệ. Các ngân hàng có nền tảng tài chính vững chắc được phép vay tất cả những gì họ muốn với kỳ hạn rất ngắn (thường là qua đêm) từ hạn mức tín dụng cơ bản, và do đó nó được gọi là 7/25

công cụ cho vay ngắn hạn. Lãi suất của các khoản vay này là lãi suất chiết khấu và lãi suất này được đặt cao hơn lãi suất quỹ liên bang, thường là 100 điểm cơ bản (một điểm phần trăm), và do đó trong hầu hết các trường hợp, số tiền chiết khấu cho vay theo hạn mức tín dụng sơ cấp là rất nhỏ. Nếu số tiền nhỏ như vậy, tại sao Fed lại có công cụ này. Câu trả lời là công cụ này nhằm mục đích trở thành nguồn thanh khoản dự phòng cho các ngân hàng hoạt động tốt để lãi suất quỹ liên bang không bao giờ tăng quá xa so với mục tiêu quỹ liên bang do Uỷ ban Thị trường Mở Liên Bang (FOMC) đặt ra. Tín dụng thứ cấp được cấp cho các ngân hàng đang gặp khó khăn về tài chính và đang gặp vấn đề về thanh khoản nghiêm trọng. Lãi suất tín dụng thứ cấp được quy định cao hơn lãi suất chiết khấu 50 điểm cơ bản (0,5 điểm phần trăm). Lãi suất của các khoản vay này được đặt ở mức cao hơn, tỷ lệ phạt để phản ánh tình trạng kém lành mạnh của những người đi vay này. Tín dụng theo mùa được cấp để đáp ứng nhu cầu của một số ngân hàng nhỏ tại các khu vực nông nghiệp có hình thức gửi tiền theo mùa. Lãi suất tính cho tín dụng theo mùa được gắn với mức trung bình của lãi suất quỹ liên bang và mức lãi suất chứng chỉ tiền gửi. Cục Dự trữ Liên bang đã đặt câu hỏi về sự cần thiết của khoản tín dụng theo mùa do những cải thiện trên thị trường tín dụng và do đó đang dự tính loại bỏ nó trong tương lai. Ngoài việc được sử dụng như một công cụ để tác động đến dự trữ, cơ sở tiền tệ và cung tiền, chiết khấu còn quan trọng trong việc ngăn ngừa và đối phó với các cuộc khủng hoảng tài chính. Khi Hệ thống Dự trữ Liên bang được thành lập, vai trò quan trọng nhất của nó được dự định là người cho vay phương sách cuối cùng; để ngăn chặn các sự cố ngân hàng vượt ngoài tầm kiểm soát, đó là cung cấp các khoản dự trữ cho các ngân hàng khi không có ai khác làm, do đó ngăn chặn các cuộc khủng hoảng tài chính ngân hàng. Chiết khấu là một cách đặc biệt hiệu quả để cung cấp dự trữ cho hệ thống ngân hàng trong thời kỳ khủng hoảng ngân hàng vì dự trữ được chuyển ngay lập tức đến các ngân hàng cần chúng nhất. Mặc dù vai trò là người cho vay cuối cùng của Fed có lợi ích trong việc ngăn chặn các cuộc khủng hoảng tài chính và ngân hàng, nhưng nó có một cái giá phải trả. Nếu một ngân hàng kỳ vọng rằng Fed sẽ cung cấp cho họ các khoản vay chiết khấu khi họ gặp khó khăn, thì ngân hàng đó sẽ sẵn sàng chấp nhận rủi ro nhiều hơn khi biết rằng Fed sẽ ra tay giải cứu. Do đó, vai trò người cho vay cuối cùng của Fed đã tạo ra một vấn đề rủi ro đạo đức tương tự như 8/25

rủi ro đạo đức tạo ra bởi bảo hiểm tiền gửi. Các ngân hàng chịu nhiều rủi ro hơn, do đó làm lộ diện cơ quan bảo hiểm tiền gửi và do đó người nộp thuế, đến những tổn thất lớn hơn. Trước đây, chính sách chiết khấu được sử dụng như một công cụ của chính sách tiền tệ, khi lãi suất chiết khấu thay đổi sẽ ảnh hưởng đến lãi suất và lượng tiền cung ứng. Tuy nhiên, do các quyết định cho vay chiết khấu do các ngân hàng đưa ra và do đó không hoàn toàn chịu sự kiểm soát của Fed, trong khi hoạt động thị trường mở hoàn toàn do Fed kiểm soát nên việc sử dụng chính sách chiết khấu để điều hành chính sách tiền tệ hầu như không được khuyến nghị. Đây là lý do tại sao Fed chuyển vào tháng 1 năm 2003 sang hệ thống hiện tại, trong đó cơ sở chiết khấu không được sử dụng để thiết lập lãi suất quỹ liên bang, mà hiện là một phương tiện dự phòng để ngăn lãi suất quỹ liên bang tăng quá mức so với mục tiêu của nó hoặc được sử dụng để cung cấp thanh khoản trong các cuộc khủng hoảng tài chính. 2.2. Hoạt động cấp tín dụng của Ngân hàng Nhân dân Trung Quốc Lâu nay, các nhà đầu tư trên toàn thế giới vẫn theo dõi chặt chẽ mọi động thái của Cục dự trữ liên bang Mỹ (Fed) để tìm kiếm thông tin sẽ dẫn dắt thị trường toàn cầu. Đơn giản bởi vì các quyết định của NHTW Mỹ ảnh hưởng đến rất nhiều loại tài sản. Tuy nhiên, thị trường cũng ngày càng chú ý đến chính sách của nền kinh tế lớn thứ hai thế giới là Trung Quốc, cố gắng phân tích các quyết định của NHTW Trung Quốc (PBOC) để hiểu rõ dòng vốn khổng lồ tại đây sẽ phản ứng như thế nào. NHTW Trung Quốc có tên gọi là People’s Bank of China, hay viết tắt là PBOC. Giống như NHTW của các nước phát triển, PBOC có 2 nhiệm vụ chính là duy trì giá cả ổn định và thúc đẩy tăng trưởng kinh tế thông qua điều chỉnh chính sách tiền tệ. Chính sách tiền tệ là công cụ để các NHTW quản lý lãi suất và nguồn cung tiền trong nền kinh tế. Các chính sách này được điều chỉnh theo thực trạng của nền kinh tế. Ví dụ, khi các NHTW muốn thúc đẩy tăng trưởng trong thời kỳ kinh tế suy giảm, họ cắt giảm lãi suất. Làm như vậy sẽ khiến chi phí đi vay giảm xuống, từ đó khuyến khích các doanh nghiệp và cá nhân đi vay nhiều hơn để đầu tư cũng như mua sắm, giúp kích thích tăng trưởng. Website của PBOC liệt kê 7 công cụ mà nó sử dụng để điều chỉnh chính sách tiền tệ, bao gồm: nghiệp vụ thị trường mở (OMO), Tỷ lệ dự trữ bắt buộc (RRR), Lãi suất cơ bản, Tái chiết 9/25

khấu, Công cụ cho vay ngắn hạn (Standing lending facility - SLF), Công cụ cho vay trung hạn (Medium -term lending facility – MLF), Khoản vay bổ sung (Pledged supplementary lending – PSL). Hoạt động cấp tín dụng của PBOC chi tiết như sau:  Tái chiết khấu: PBOC cho phép các ngân hàng lựa chọn "tái chiết khấu" những khoản vay mà họ cung cấp cho khách hàng. NHTW có thể mua lại những khoản vay hiện có từ các ngân hàng thương mại, qua đó tăng thêm một chút thanh khoản.Ví dụ, khách hàng nhận khoản vay 10.000 USD từ 1 ngân hàng, với cam kết sẽ hoàn trả 12.500 USD. Thỏa thuận vay này có thể được ngân hàng mua lại với giá 10.000 USD, thấp hơn con số 12.500 USD mà cuối cùng nó sẽ nhận được. Sau đó ngân hàng bán lại thỏa thuận vay cho PBOC với giá 11.000 USD – tức giảm giá thêm 1 lần nữa so với giá trị trên sổ sách của khoản vay đó. PBOC thu 1 khoản lãi suất trên số vốn mà nó cho ngân hàng vay, do đó ảnh hưởng đến các chi phí đi vay khác của toàn bộ hệ thống.  Công cụ cho vay ngắn hạn, Standing Lending Facility (SLF): Đây là 1 công cụ tương tự như "cửa sổ tái chiết khấu" của Fed, trong đó PBOC sẽ cho các ngân hàng thương mại vay. Bắt đầu được áp dụng từ năm 2013, các khoản vay này có kỳ hạn từ 1 đến 3 tháng – dài hơn các khoản vay trên thị trường mở. Để nhận được tiền qua chương trình này, các ngân hàng cần phải dùng tài sản có mức xếp hạng tín dụng cao làm tài sản thế chấp, do đó công cụ này thường chỉ phù hợp với các ngân hàng lớn.  Công cụ cho vay trung hạn, Medium -term Lending Facility (MLF): Các ngân hàng Trung Quốc có thể nhận những khoản vay có kỳ hạn dài hơn từ PBOC – thường là từ 3 tháng đến 1 năm. Kênh này được giới thiệu từ năm 2014, cho phép PBOC bơm thanh khoản vào hệ thống ngân hàng và tác động đến lãi suất. Giống như SLF, các ngân hàng cũng phải có tài sản đảm bảo để nhận được khoản vay. Tuy nhiên, MLF khác SLF ở chỗ chấp nhận các tài sản đảm bảo đa dạng hơn, bao gồm cả trái phiếu chính phủ, trái phiếu do các chính quyền địa phương phát hành và những khoản vay được xếp hạng cao của các doanh nghiệp nhỏ.

10/25

 Khoản vay bổ sung (Pledged supplementary lending – PSL): Là một trong những công cụ chính sách tiền tệ mới nhất của Trung Quốc, PSL được sử dụng để tác động đến lãi suất và cung tiền trong trung hạn. Nguồn vốn được bơm vào một số ngân hàng được lựa chọn để...


Similar Free PDFs