Chứng minh sự ra đời Tư tưởng Hồ Chí Minh là một tất yếu lịch sử PDF

Title Chứng minh sự ra đời Tư tưởng Hồ Chí Minh là một tất yếu lịch sử
Author Ngoc Kim
Course Lịch sử đảng
Institution Trường Đại học Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh
Pages 3
File Size 99.3 KB
File Type PDF
Total Downloads 186
Total Views 789

Summary

CH NG MINH S RA Đ I T T NG HỒỒ CHÍ MINH LÀ M T TẤẤT YẾẤUỨ Ự Ờ Ư ƯỞ Ộ L CH SỊ Ử Tư tưởng Hồ Chí Minh là gì? Là hệ thống quan điểm và tư tưởng của Chủ tịch Hồ Chí Minh trong sự nghiệp cách mạng được Đảng Cộng sản Việt Nam tổng kết cũng như hệ thống hóa. Hệ thống tư tưởng này bao gồm những quan điểm v...


Description

CH NGỨMINH S

RAỰĐ I T Ờ T Ư NG ƯỞHỒỒ CHÍ MINH LÀ M T ỘTẤẤT YẾẤU L ỊCH S Ử

 Tư tưởng Hồ Chí Minh là gì? - Là hệ thống quan điểm và tư tưởng của Chủ tịch Hồ Chí Minh trong sự nghiệp cách mạng được Đảng Cộng sản Việt Nam tổng kết cũng như hệ thống hóa. - Hệ thống tư tưởng này bao gồm những quan điểm về các vấn đề cơ bản của cách mạng Việt Nam, từ cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân đến cách mạng xã hội chủ nghĩa; vận dụng và phát triển Chủ nghĩa Mác-Lênin vào điều kiện cụ thể của Việt Nam.  Vì sao nói sự ra đời của Tư tưởng Hồ Chí Minh là một tất yếu lịch sử?  Yếu tố từ quê hương và gia đình: - Nguyễn Sinh Cung (sau này được biết đến là vị Chủ tịch đầu tiên của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa) sinh ra và lớn lên trong một gia đình nhà nho yêu nước. + Thân phụ là cụ Nguyễn Sinh Sắc, một nhà nho yêu nước có cái nhìn cấp tiến với tư tưởng lấy dân làm gốc (người dân làm hậu thuẫn cho mọi cải cách chính trị xã hội của mình). Tấm gương hiếu học, vượt mọi khó khăn, nếp sống giản dị, thanh bạch của ông chính là một trong những nhân tố tác động đến việc hình thành Tư tưởng Hồ Chí Minh sau này. + Thân mẫu là bà Hoàng Thị Loan – một người phụ nữ Việt Nam tiêu biểu với những đức tích tốt đẹp: chung thủy, chịu thương chịu khó và hy sinh cho chồng con. Vai trò to lớn của bà đã tác động sâu sắc đến Hồ Chí Minh, khiến Bác sớm đề ra Tư tưởng Giải phóng Phụ nữ. + Người chị cả Nguyễn Thị Thanh và người anh Nguyễn Sinh Khiêm đều là những người tham gia hoạt động cách mạng sôi nổi, bị tù đày nhưng vẫn thể hiện tinh thần kiên cường, bất khuất và kiên trung. - Quê hương Nghệ An của Bác là vùng đất địa linh nhân kiệt, đây cũng là quê hương của những anh hùng như Nguyễn Biểu, Mai Thúc Loan… Điều này là niềm tự hào và thôi thúc tinh thần yêu nước của Người. Có thể nói đây là cái nôi của cách mạng Việt Nam, đặc biệt là giai đoạn cuối thế kỉ XIX, đầu thế kỉ XX.  Bối cảnh xã hội Việt Nam cuối thế kỉ XIX đầu thế kỉ XX: - Chính quyền nhà Nguyễn vào thời điểm này từng bước khuất phục tư bản Pháp. Triều đình liên tiếp thi hành chính sách đối nội, đối ngoại bảo thủ, phản động… Việc này hoàn toàn chặn đứng cơ hội tiếp xúc và bắt nhịp với sự phát triển của thế giới. Cùng với đó, điều này cũng khiến Việt Nam không thể phát huy được thế mạnh của dân tộc nhằm chống lại âm mưu xâm lược của chủ nghĩa thực dân phương Tây. - Sau khi thực dân Pháp nổ tiếng súng đầu tiên xâm lược Việt Nam tại bán đảo Sơn Trà (Đà Nẵng) vào năm 1858, chính quyền nhà Nguyễn hầu như hoàn toàn bất lực và lần lượt kí kết các hiệp ước: Nhâm Tuấn (1862), Giáp Tuất (1874), Harmand (1883) và cuối cùng là Hiệp ước Patenôtre (1884). Hiệp ước sau cùng tại kinh thành Huế đã chuyển giao 1

toàn bộ quyền hành, lãnh thổ vào tay thực dân Pháp và thừa nhận sự bảo hộ của chủ nghĩa thực dân. - Sau khi bình định xong, thực dân Pháp đã biến Việt Nam từ một nước phong kiến độc lập thành một nước thuộc địa nửa phong kiến. - Chính sách khai thác thuộc địa đã làm cho xã hội Việt Nam có sự phân hóa sâu sắc và xuất hiện 2 mâu thuẫn cơ bản: mẫu thuẫn giai cấp và mâu thuẫn dân tộc. Điều này làm cho dân ta rơi vào tình trạng một cổ hai tròng, tạo tiền đề bên trong cho phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc đầu thế kỉ XX. - Cuối thế kỉ XIX, Tôn Thất Thuyết nhân danh vua Hàm Nghi ra chiếu “Cần Vương” làm bùng lên các cuộc khởi nghĩa vũ trang do các văn thân, sỹ phu lãnh đạo: Phạm Bành, Đinh Công Tráng (Khởi nghĩa Ba Đình), Nguyễn Thiện Thuật (Khởi nghĩa Bãi Sậy), Phan Đình Phùng (Khởi nghĩa Hương Khê) và Hoàng Hoa Thám (Khởi nghĩa Yên Thế)... Sự thất bại của phong trào Cần Vương đã chấm dứt một thời kì đấu tranh yêu nước theo hệ tư tưởng phong kiến. - Đầu thế kỉ XX, chịu ảnh hưởng bởi các cuộc cách mạng tư sản (Minh Trị - Nhật Bản, Tân Hợi – Trung Quốc, cách mạng tư sản Anh 1640, Mỹ 1776, Pháp 1789), phong trào đấu tranh yêu nước của Việt Nam lúc này mang màu sắc mới theo tư tưởng hệ tư sản. Tiêu biểu là Phan Bội Châu, Phan Chu Trinh, Nguyễn Thái Học… nhưng tất cả đều thất bại. Lúc này phong trào yêu nước Việt Nam lâm vào cảnh khó khăn, khủng hoảng về con đường đấu tranh để giải phóng dân tộc nhằm thoát khỏi chủ nghĩa thực dân, giành độc lập dân tộc.  Phong trào cứu nước của nhân dân ta muốn đi đến thắng lợi phải đi theo con đường mới. Sự xuất hiện của tư tưởng Hồ Chí Minh là một tất yếu của dân tộc và đáp ứng nhu cầu lịch sử Việt Nam.  Bối cảnh thời đại: Trong khi con thuyền Việt Nam còn lênh đênh không rõ bờ bến phải đi đến, hành trình cứu nước như đêm tối không đường ra thì tình hình Thế giới trong giai đoạn này cũng có những chuyển biến to lớn. - Khi Nguyễn Ái Quốc bước lên vũ đài chính trị, Chủ nghĩa tư bản từ tự do cạnh tranh đã chuyển sang giai đoạn Đế quốc chủ nghĩa, xác lập phạm vi thống trị trên toàn Thế giới và trở thành kẻ thù chung của các dân tộc thuộc địa. Lúc này không chỉ dừng lại ở sự áp bức giai cấp trong một dân tộc mà mở rộng ra các dân tộc khác. Hầu hết tất cả các nước ở châu Á, châu Phi và Mỹ La tinh đều trở thành thuộc địa của các nước đế quốc lớn như Anh, Pháp, Mỹ, Nhật, Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha… - Sự thắng lợi của Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 đã trở thành ngọn đuốc soi đường, cổ vũ mạnh mẽ cho phong trào giải phóng dân tộc trên Thế giới, đặc biệt là các dân tộc phương Đông. Chủ nghĩa xã hội đã trở thành hiện thực, đánh dấu bước chuyển biến lớn của thời đại – thời kì quá độ lên Chủ nghĩa xã hội. Cách mạng này thành công đã “thức tỉnh các dân tộc chấu Á”, nêu lên một tấm gương sáng về sự giải phóng các dân tộc

2

bị áp bức “mở ra bước mắt họ thời đại cách mạng chống đế quốc, thời đại giải phóng dân tộc”. - Quốc tế Cộng sản ra đời vào tháng 3/1919, phong trào công nhân trong các nước Tư bản chủ nghĩa và phong trào giải phóng các nước thuộc địa ngày càng có quan hệ mật thiết với nhau, nhất là khi kẻ thù chung là Chủ nghĩa đế quốc.  Việc xuất hiện tư tưởng Hồ Chí Minh về độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội không chỉ là nhu cầu tất yếu khách quan của cách mạng Việt Nam, mà còn là tất yếu của cách mạng Thế giới.

3...


Similar Free PDFs