CQ59.22.02CLC Nguyễn Ngọc Hường Báo cáo PDF

Title CQ59.22.02CLC Nguyễn Ngọc Hường Báo cáo
Author hường nguyễn ngọc
Course File hướng dẫn
Institution Học viện Tài chính
Pages 11
File Size 228.6 KB
File Type PDF
Total Downloads 9
Total Views 81

Summary

Download CQ59.22.02CLC Nguyễn Ngọc Hường Báo cáo PDF


Description

HỌC VIỆN TÀI CHÍNH

BÀI THU HOẠCH THAM QUAN THỰC TẾ

1. Đỗ Bùi Hương Giang- 21CL73401030296- CQ59/22.02CLC 2. Vũ Quỳnh Chi- 21CL73403010260- CQ59/22.01CLC 3. Nguyễn Ngọc Hường- 21CL73403010301- CQ59/22.02CLC

Phú Thọ- 2022

MỤC LỤC 1.PHẦN I 1.1. Vị trí địa lý………………………………………………………………… 1.2. Đặc điểm tự nhiên xã hội tỉnh Phú Thọ…………………………………. 1.2.1. Các đơn vị hành chính………………………………………………….. 1.2.2. Đặc điểm dân cư………………………………………………………... 1.2.3. Đặc điểm tài nguyên thiên nhiên………………………………………. 1.2.3.1. Tài nguyên đất………………………………………………………… 1.2.3.2. Tài nguyên rừng………………………………………………………. 1.2.3.3. Tài nguyên khoáng sản……………………………………………….. 1.3. Tiềm năng phát triển kinh tế…………………………………………….. 1.3.1. Những lĩnh vực kinh tế lợi thế…………………………………………. 1.3.2. Tiềm năng du lịch………………………………………………………. 1.4. Tình hình phát triển kinh tế xã hội Phú Thọ…………………………… 1.4.1. Kinh tế…………………………………………………………………... 1.4.1.1. Tăng trưởng kinh tế………………………………………………….. 1.4.1.2. Ngành nông nghiệp…………………………………………………… 1.4.1.3. Ngành công nghiệp…………………………………………………… 1.4.1.4. Ngành dịch vụ………………………………………………………… 1.4.2. Xã hội……………………………………………………………………

2. PHẦN II………………………………………………………….. TÀI LIỆU THAM KHẢO…………………………………………………….

TÌNH HÌNH PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI TỈNH PHÚ THỌ 1. PHẦN I 1.1.Vị trí địa lý Phú Thọ là tỉnh thuộc vùng núi Miền Trung du Bắc Bộ. Tỉnh tiếp giáp hành chính với: + Tỉnh Tuyên Quang ở phía Bắc + Tỉnh Hòa Bình về phía Nam + Tỉnh Vĩnh Phúc về phía Đông + Thành phố Hà Nội về phía Đông Nam + Tỉnh Sơn La Yên Bái về phía Tây Nằm trong khu vực giao lưu giữa vùng Đông Bắc, đồng bằng sông Hồng và vùng Tây Bắc, Phú Thọ có vị trí địa lý mang ý nghĩa là trung tâm tiểu vùng Tây – Đông – Bắc; cách trung tâm Hà Nội khoảng 80km về phía Bắc, cách sân bay Quốc tế Nội Bài khoảng 60km. Với vị trí “ngã ba sông” – điểm giao nhau của sông Hồng, sông Đà và sông Lô, là cửa ngõ phía Tây của Thủ đô Hà Nội, Phú Thọ là đầu mối trung chuyển, giao lưu kinh tế giữa các tỉnh vùng đồng bằng Bắc Bộ với các tỉnh miền núi phía Bắc Việt Nam và hai tỉnh Quảng Tây, Vân Nam, Trung Quốc. Nằm trong vành đai của các tuyến trục giao thông quan trọng: đường bộ có Quốc lộ 2, Cao tốc Nội Bài – Lào Cai, đường Hồ Chí Minh, đường sắt có tuyến đường xuyên Á, đường sông chạy từ Trung Quốc qua các tỉnh phía Tây vùng Đông Bắc đều quy tụ về Phú Thọ rồi mới tỏa đi Hà Nội, Hải Phòng và các khu vực khác. Với vị trí địa lý này, Phú Thọ hội tụ các điều kiện thuận lợi cho phát triển kinh tế, giao thương với các vùng trong nước và quốc tế.

1.2.Đặc điểm tự nhiên xã hội tỉnh Phú Thọ

1.2.1.

Các đơn vị hành chính

Phú Thọ gồm 13 huyện, thành, thị gồm 01 thành phố (thành phố Việt Trì), 01 thị xã (thị xã Phú Thọ), và 11 Huyện (Đoan Hùng, Hạ Hòa, Thanh Ba, Cẩm Khê, Phù Ninh, Lâm Thao, Tam Nông, Thanh Thủy, Thanh Sơn, Yên Lập và Tân Sơn). Gồm 277 đơn vị hành chính cấp xã phường thị trấn

1.2.2.

Đặc điểm dân cư

Tổng dân số của tỉnh Phú Thọ vào khoảng 1.466.399 người trong đó nam giới chiếm 49,74%, nữ giới chiếm 50,26%. Tỷ lệ người lao động từ 15 tuổi trở lên đang làm việc là 840,2 nghìn người; tỷ lệ lao động qua đào tạo có bằng cấp chứng chỉ chiếm 24,5%. Tỉ lệ dân số từ 15 tuổi trở lên biết đọc biết viết chiếm 98,5% toàn tỉnh (Cao hơn tỷ lệ trung bình của cả nước là 95,8%) trong đó tỷ lệ biết chữ ở nam (99.0%) cao hơn tỷ lệ biết chữ ở nữ 98,1% tuy nhiên sự chênh lệch này không đáng kể. Tỷ lệ biết chữ của dân số 15 tuổi trở lên ở cả hai khu vực thành thị (99,4%) và nông thôn (98,3%) đều cao hơn tỷ lệ chung của cả nước và các tỉnh vùng lân cận. Mặc dù là tỉnh trung du nhưng tỷ lệ đi học chung của dân số tỉnh Phú Thọ chia theo các cấp học là khá cao 95,5%. Tỷ lệ dân số trong độ tuổi đi học phổ thông hiện nay hiện không đi học của tỉnh Phú Thọ là 4,5% thấp hơn tỷ lệ chung của cả nước (8,3%)

1.2.3.

Đặc điểm tài nguyên thiên nhiên

1.2.3.1.

Tài nguyên đất

Với tổng diện tích 353.455,61 ha trong đó: đất nông nghiệp chiếm 296.930 ha, đất phi nông nghiệp chiếm 53.944,46 ha, đất chưa sử dụng chiếm 2581,15 ha. Theo kết quả điều tra thổ nhưỡng gần đây, đất đai của Phú Thọ được chia theo các nhóm sau: đất feralit đỏ vàng phát triển trên phiến thạch sét, diện tích 116.266,27 ha chiếm tới 66,79% (diện tích điều tra). Đất thường có độ cao trên 100m, độ dốc lớn, tầng đất khá dày, thành phần cơ giới nặng, mùn khá. Loại đất này thường sử dụng trồng rừng, một số nơi độ dốc dưới 25° có thể sử dụng trồng cây công nghiệp.

1.2.3.2.

Tài nguyên rừng

Diện tích rừng hiện nay của Phú Thọ nếu đem so sánh với các tỉnh trong cả nước thì được xếp vào những tỉnh có độ che phủ rừng lớn (42% diện tích tự nhiên). Với diện tích rừng hiện có 144.256 ha, trong đó có 69.547 ha rừng tự nhiên, 74.704 ha rừng trồng, cung cấp hàng vạn tấn gỗ cho công nghiệp chế biến hàng năm. Các loại cây chủ yếu như bạch đàn, mỡ, keo, bồ đề và một số loài cây bản địa đang trong phát triển (đáng chú ý nhất vẫn là những cây phục vụ cho ngành công nghiệp sản xuất giấy).

1.2.3.3.

Tài nguyên khoáng sản

Phú Thọ không phải là tỉnh giàu tài nguyên khoáng sản, nhưng lại có một số loại có giá trị kinh tế như đá xây dựng, cao lanh, fenspat, nước khoáng. Cao

lanh có tổng trữ lượng khoảng 30 triệu tấn, điều kiện khai thác thuận lợi, trữ lượng chưa khai thác lên đến 24,7 triệu tấn. Fenspat có tổng trữ lượng khoảng 5 triệu tấn, điều kiện khai thác thuận lợi, trữ lượng chưa khai thác còn khoảng 3,9 triệu tấn, nước khoáng có tổng trữ lượng khoảng 48 triệu lít, điều kiện khai thác thuận lợi, trữ lượng chưa khai thác còn khoảng 46 triệu lít. Ngoài ra, Phú Thọ còn có một số loại khoáng sản khác như: quac tít trữ lượng khoảng 10 triệu tấn, đá vôi 1 tỷ tấn, pirit trữ lượng khoảng 1 triệu tấn, tantalum trữ lượng khoảng 0,1 triệu tấn, và nhiều cát sỏi với điều kiện khai thác hết sức thuận lợi. Đây là một số lợi thế cho phép Phú Thọ phát triển các ngành công nghiệp như xi măng, đá xây dựng, các loại vật liệu xây dựng có ưu thế cạnh tranh.

1.3.Tiềm năng phát triển kinh tế 1.3.1.

Những lĩnh vực kinh tế lợi thế

Phú Thọ có nhiều tiềm năng phát triển công nghiệp chế biến nông – lâm sản. Khai thác và chế biến khoáng sản, sản xuất vật liệu xây dựng, công nghiệp dệt, may vì ở Phú Thọ có nguồn nguyên liệu, lực lượng lao động tại chỗ; đã xây dựng được một số khu công nghiệp, cụm công nghiệp và đầu tư với tốc độ nhanh. Khu di tích lịch sử Đền Hùng gắn liền với lịch sử dựng nước của dân tộc; đầm Ao Châu, vườn quốc gia Xuân Sơn, vùng nước khoáng nóng Thanh Thủy, khu du lịch núi Trang… là những tiềm năng lớn để Phú Thọ phát triển du lịch.

1.3.2.

Tiềm năng du lịch

Phú Thọ có bản sắc văn hóa dân tộc gắn liền với lịch sử dựng nước và giữ nước từ thời Hùng Vương với trên 200 di tích lịch sử, danh lam thắng cảnh, di tích cách mạng kháng chiến đều có khả năng khai thác phục vụ cho tham quan, du lịch. Phú Thọ có nhiều di tích nổi tiếng như: khu di tích Đền Hùng (Lâm Thao), đầm Ao Châu, Ao Giời, Suối Tiên, khu rừng nguyên sinh Xuân Sơn (33.687 ha, trong đó 15.000 ha rừng nguyên sinh), vùng nước khoáng nóng Thanh Thuỷ, đền Mẫu Âu Cơ,…Các di tích kháng chiến: chiến khu Hiền Lương (Hạ Hoà),...

1.4.Tình hình phát triển kinh tế xã hội Phú Thọ 1.4.1.

Kinh tế

1.4.1.1.

Tăng trưởng kinh tế

Tốc độ tăng GRDP năm 2021 là 6,28% tăng so với năm 2020 (3,65%) nhưng vẫn thấp hơn năm 2019 (9,39%) bởi ảnh hưởng của dịch bệnh covid trong đó ngành nông, lâm nghiệp và thủy sản tăng 3,23%; công nghiệp và xây dựng tăng 10,59%; ngành dịch vụ tăng 3,04%; thuế sản phẩm trừ trợ cấp sản phẩm tăng 10,54%. Về cơ cấu kinh tế: khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản chiếm 20,18%, khu vực công nghiệp và xây dựng chiếm 36,38%, khu vực dịch vụ chiếm 36,78%, thuế sản phẩm trừ trợ cấp sản phẩm là 6,66%

1.4.1.2.

Ngành nông nghiệp

*Trồng trọt Tổng diện tích gieo trồng cây hàng năm 2021 toàn tỉnh đạt 107,9 nghìn ha, giảm 1,2% so với năm 2020. Diện tích gieo trồng cây lương thực có hạt cả năm 2021 đạt 77,1 nghìn ha, giảm 1,3% so với cùng kỳ năm trước. Diện tích cây lương thực có hạt giảm chủ yếu do một số diện tích gieo trồng chuyển mục đích sử dụng sang đất phi nông nghiệp, chuyển sang trồng cây hàng năm khác, … Các nhóm cây hàng năm còn lại diện tích đều giảm so với cùng kỳ, duy chỉ có nhóm cây rau các loại vẫn duy trì xu hướng tăng do nhu cầu tiêu dùng sản phẩm rau xanh trên thị trường cao, sản phẩm rau xanh đa dạng dễ tiêu thụ, giá cả ổn định, hiệu quả kinh tế đạt khá nên luôn được người nông dân quan tâm đầu tư thâm canh và phát triển. Theo kết quả sơ bộ, năng suất cả năm 2021 của các loại cây hàng năm giữ ổn định và có xu hướng tăng nhẹ so cùng kỳ năm trước. Thời tiết thuận lợi cùng với sâu bệnh hại xuất hiện ít, tạo điều kiện cho các loại cây lâu năm đạt năng suất cao hơn so với cùng kỳ. Tổng sản lượng lương thực toàn tỉnh ước đạt 435,4 nghìn tấn, tăng 1,4% so với cả năm 2020 *Chăn nuôi Chăn nuôi gia súc, gia cầm năm 2021 trên địa bàn tỉnh duy trì ổn định, dịch bệnh được kiểm soát, không xuất hiện dịch bệnh nguy hiểm trên đàn gia súc, gia cầm. Do ảnh hưởng của dịch bệnh Covid-19 làm giá bán thịt lợn ở thị trường trong nước và trên địa bàn giảm mạnh trong quý III; tổng đàn trâu, đàn bò trên địa bàn tỉnh có xu hướng giảm so với cùng kỳ năm trước do diện tích bãi chăn thả bị thu hẹp, tình hình cơ giới hóa nông nghiệp ngày càng mở rộng, ...

Tổng đàn trâu toàn tỉnh hiện có ước đạt 56,3 nghìn con, giảm 0,97% so với cùng kỳ năm 2020; tổng đàn bò ước đạt 105,7 nghìn con, giảm 0,4%; tổng đàn lợn ước đạt 684,5 nghìn con, tăng 5,9%; tổng đàn gia cầm ước đạt 16.122,4 nghìn con, tăng 1,9%. *Lâm nghiệp Tổng diện tích rừng trồng mới trong năm ước đạt 9,3 nghìn ha, giảm 5,8% so với cùng kỳ năm trước. Tổng sản lượng gỗ khai thác các loại năm 2021 ước đạt 718,0 nghìn m3 tăng 2,6% so với cùng kỳ năm trước; sản lượng củi các loại khai thác đạt 86,0 nghìn ste, tăng 4,2%. Năm 2021, toàn tỉnh xảy ra 3 vụ cháy rừng; tổng diện tích rừng bị cháy 0,48 ha; có 63 vụ chặt phá rừng bị phát hiện, tổng diện tích rừng bị chặt phá trên 9,5 ha. *Thủy sản: Sản xuất và nuôi trồng thuỷ sản năm 2021 tăng trưởng khá, các sản phẩm thuỷ sản đảm bảo tốt yêu cầu thị trường tiêu thụ. Diện tích nuôi trồng thuỷ sản toàn tỉnh đạt 11,2 nghìn ha. Tổng sản lượng thủy sản nuôi trồng và khai thác toàn tỉnh năm 2021 ước đạt 42,1 nghìn tấn, tăng 5,2% so với năm 2020. Sản lượng nuôi trồng tăng chủ yếu là do mở rộng diện tích nuôi các loại thủy sản có giá trị kinh tế cao vào sản xuất; bên cạnh đó, các kỹ thuật nuôi, phòng trị bệnh được áp dụng một cách khoa học, khuyến khích hoạt động sản xuất thức ăn tại chỗ,...

1.4.1.3.

Ngành công nghiệp

Công tác thực hiện các nhiệm vụ, giải pháp phòng, chống dịch Covid-19 được triển khai đồng bộ, hiệu quả, nhờ vậy hoạt động của các doanh nghiệp công nghiệp, nhất là ở các khu công nghiệp và cụm công nghiệp được đảm bảo, sản xuất duy trì ổn định; chỉ số sản xuất công nghiệp (IIP) năm 2021 tăng 9,28% so với cùng kỳ. Chỉ số sản xuất công nghiệp toàn tỉnh tháng 12 tăng 9,70% so với tháng cùng kỳ năm trước. So với cùng kỳ, IIP quý IV năm 2021 tăng 11,82%, chủ yếu do Ngành công nghiệp chế biến, chế tạo tăng 12,37%, với sự đóng lớn từ các ngành cấp 2. Số vốn đầu tư vào tỉnh Phú Thọ tăng 11,4% so với năm ngoái cụ thể là 34.424,2 tỷ đồng trong đó đầu tư nhà nước là 7.028,7 tỷ đồng tăng 12,2%. Ngoài nhà nước có số vốn đầu tư là 21.047,1 tỷ đồng tăng 11,1% và FDI đạt 6.348,4 tỷ đồng tăng 11,6%

1.4.1.4.

Ngành dịch vụ

*Bán lẻ và dịch vụ Tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng trong năm 2021 là 37.031 tỷ đồng (tăng 4,3% so với năm 2020) trong đó bán lẻ hàng hóa tăng 8,2% (32.186 tỷ đồng); lưu trú ăn uống giảm 23,5% (2.013 tỷ đồng); du lịch lữ hành giảm 78,2% (3,8 tỷ đồng) và lĩnh vực du lịch khác giảm 8,9% (2.828 tỷ đồng) *Xuất - Nhập khẩu Sau năm 2021 tỉnh Phú Thọ đã xuất khẩu khoảng 88 9,4 triệu USD tăng 76,8% sau khi đó nhập khẩu 845 1,2 triệu USD tăng 10 4,3% *Hoạt động vận tải Tính cả năm 2021, sản lượng hàng hóa vận chuyển ước đạt 42,7 triệu tấn, tăng 3,8%; sản lượng hàng hóa luân chuyển ước đạt 4.632,7 triệu tấn.km, tăng 3,9%. Sản lượng hành khách vận chuyển ước đạt 14,4 triệu hành khách, giảm 5,3%; sản lượng hành khách luân chuyển ước đạt 873,6 triệu hành khách.km, giảm 4,7% so với cùng kỳ

1.4.2.

Xã hội

Dịch covid-19 tồn tại ở tỉnh Phú Thọ Khi tính từ ngày 14/10/2021 đến ngày 23/12/2021, trên địa bàn tỉnh Phú Thọ có 2.573 số ca mắc, tính đến 18h00 ngày 23/12/2021 có 208 5526 liều vắc xin đã được tiêm và tính đến ngày 23 tháng 12 thì đã có khoảng hơn 2.189 ca nhiễm khỏi hoàn toàn Tai nạn giao thông tính từ ngày 15/12/2020 đến ngày 14/12/2021 số vụ tai nạn va chạm và va chạm là 61 vụ (tăng 02 vụ); số người chết do tai nạn giao thông là 56 người (tương đương với cùng kỳ năm ngoái); số người bị thương là 33 người (tăng 1 người so với năm ngoái) Dân số trung bình toàn tỉnh năm 2021 ước tính 1.507,5 nghìn người, tăng 1,7% so với cùng kỳ năm trước, trong đó, nữ chiếm 50,4%, dân số thành thị chiếm 19,1%; số người từ 15 tuổi trở lên chiếm 57,5 tổng dân, tăng 0,7% so với cùng kỳ năm trước. Thu nhập việc làm của người lao động gặp nhiều khó khăn do ảnh hưởng của dịch bệnh nhưng nhờ có sự quan tâm của chính phủ các cấp chính quyền nên cơ bản đời sống của nhân dân được đảm bảo thu nhập bình quân/người/tháng của cán bộ công nhân viên chức người lao động ước đạt 7,2 triệu đồng.

Công tác đào tạo nghề làm việc tại việc làm trong năm tiếp tục được chú trọng tỷ lệ lao động đang làm việc trong các ngành kinh tế qua đào tạo đợt 26,0%; lao động có việc làm tăng 16,6 nghìn người, đạt 110,0% so với kế hoạch.

2. PHẦN 2: Phân tích mô hình trồng bưởi Đoan Hùng Bưởi Đoan Hùng là một giống bưởi nổi tiếng không chỉ ở Phú Thọ, mà còn được biết đến ở nhiều nơi khác. Giống bưởi này mang tên huyện Đoan Hùng, huyện cực Bắc của tỉnh Phú Thọ. Giống bưởi nổi tiếng này đã được bảo hộ tên gọi xuất xứ và được Nhà nước bảo hộ vô thời hạn tại quyết định số 73/QĐSHTT. Ngoài ra, bưởi Đoan Hùng cũng là một trong những đặc sản nổi tiếng của tỉnh Phú Thọ. Bưởi Đoan Hùng được biết đến với hình dạng quả nhỏ có hình cầu dẹt hoặc dạng hình lá to, quả to, tròn đều. Khi chín có màu vàng rơm, màu thịt quả trắng, trục quả đặc, dễ tách múi, tép mềm mọng nước có màu trắng xanh, ngọt đậm, vị thơm Anh Đào Mạnh Đạt - Giám đốc hợp tác xã bưởi và dịch vụ tổng hợp Vân Đồn, huyện Đoan Hùng cho biết, ngay sau khi được cấp mã số vùng trồng, hợp tác xã đã liên kết với Công ty cổ phần công nghệ nông nghiệp hữu cơ Kim Hằng, huyện Lục Ngạn, tỉnh Bắc Giang thu mua 36.000 quả bưởi để tiêu thụ trong nước và xuất khẩu sang thị trường Nga. Hiện hợp tác xã bưởi và dịch vụ tổng hợp Vân Đồn đang cùng với nhiều hộ dân trồng bưởi trên địa bàn tỉnh đẩy mạnh liên kết sản xuất, tiêu thụ theo chuỗi, hướng tới bảo quản, sơ chế, chế biến và xuất khẩu. Theo Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật Phú Thọ, hiện tỉnh đã có 17 vùng nông sản tại địa phương được Cục Bảo vệ thực vật cấp mã số vùng trồng; trong đó, có 11 vùng trồng bưởi trên địa bàn tỉnh với diện với diện tích trên 90 ha; trong đó, 3 vùng tại huyện Đoan Hùng. Ông Phan Văn Đạo, Chi cục trưởng Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật Phú Thọ cho biết, hiện nay toàn tỉnh có gần 5.500ha đất trồng bưởi, trong đó diện tích cho sản phẩm trên 3.500ha, năng suất gần 120 tạ/ha; sản lượng đạt trên 42.000 tấn. Sau khi được cấp mã vùng trồng, nhiều doanh nghiệp đã liên kết sản xuất, tiêu thụ theo chuỗi, hướng tới bảo quản, sơ chế, chế biến và dự kiến trong thời tới sẽ xuất khẩu sang một thị trường khó tính như: Nga, Trung Quốc, Ấn Độ, Nhật Bản... Theo ông Đạo, để đủ điều kiện xuất khẩu, tất cả diện tích chuối, bưởi đều áp dụng quy trình sản xuất tiên tiến, đồng nhất về canh tác, phòng trừ dịch bệnh

và xử lý thuốc bảo vệ thực vật, tuân thủ nghiêm ngặt quy trình trồng, chăm sóc, thu hoạch. Toàn bộ diện tích bưởi được cấp mã vùng trồng đều được ghi nhật ký, nhật trình sản xuất, đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm và định vị vị trí trồng, đước dán tem, truy xuất nguồn gốc… Cùng với đó, Chi Cục cũng phối hợp với Cục Bảo vệ thực vật tổ chức tập huấn cho các cán bộ làm chuyên môn và doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh xây dựng mô hình giám sát an toàn thực phẩm, vùng trồng và cơ sở đóng gói, nâng cao nhận thức về sản xuất nông sản an toàn, hướng dẫn thiết lập, giám sát mã số vùng trồng, cơ sở đóng gói nông sản phục vụ cho xuất khẩu.

2.PHẦN II: TÀI LIỆU THAM KHẢO: 1. Trang điện tử tỉnh đoàn Phú Thọ, Giới thiệu về tỉnh Phú Thọ 2. Tổng cục thống kê - Cục thống kê tỉnh Phú Thọ, Báo cáo tình hình kinh tế xã hội năm 2021 tỉnh Phú Thọ, (2021) 3. Sở kế hoạch và đầu tư, Báo cáo chuyên đề phát triển kinh tế xã hội tỉnh Phú Thọ, (2021) 4. Cổng thông tin điện tử tỉnh Phú Thọ, Công bố số liệu thông kê kinh tế - xã hội năm 2021, (2021) 5. Trang báo ảnh dân tộc và Miền núi, “Chìa khóa” đưa nông sản Phú Thọ vươn ra thị trường nước ngoài, (2021)...


Similar Free PDFs