Đề Án Chuyên Ngành Hẹp-TMDT PDF

Title Đề Án Chuyên Ngành Hẹp-TMDT
Course Thương mại điện tử
Institution Van Lang University
Pages 17
File Size 326.6 KB
File Type PDF
Total Downloads 91
Total Views 473

Summary

ĐẠI HỌC VĂN LANGKHOA THƯƠNG MẠI~~~~~~~~~~~~BÀI TIỂU LUẬNNGÀNH: THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬĐỀ TÀI:ỨNG DỤNG CÁC CÔNG CỤ MẠNG XH, DI ĐỘNG...MÔN: ĐỀ ÁN CHUYÊN NGÀNH HẸPNhóm: Pink Panther GVHD: Võ Văn Tiên Thành Phố Hồ Chí Minh, 06/04/Danh sách nhómSTT Họ và tên đệm Tên MSSV1 Võ Thành Đạt 207TM2 Nguyễn Đăng Khả 2...


Description

ĐẠI HỌC VĂN LANG KHOA THƯƠNG MẠI

~~~~~~~~~~~~

BÀI TIỂU LUẬN NGÀNH: THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ

ĐỀ TÀI: ỨNG DỤNG CÁC CÔNG CỤ MẠNG XH, DI ĐỘNG… MÔN: ĐỀ ÁN CHUYÊN NGÀNH HẸP

Nhóm: Pink Panther GVHD: Võ Văn Tiên Thành Phố Hồ Chí Minh, 06/04/2022

Danh sách nhóm

STT

Họ và tên đệm

Tên

MSSV

1

Võ Thành

Đạt

207TM22445

2

Nguyễn Đăng

Khả

207TM22600

3

Nguyễn Lê Phương

Mai

207TM58265

4

Lê Phúc

Nam

207TM46604

5

Dư Gia

Long

207TM58261

MỤC LỤC I. Cơ sở lý luận..................................................................................................4 1. Cơ sở lý thuyết:..........................................................................................4  Khái niệm M-commerce?.........................................................................4  Khái niệm cộng đồng ảo?.........................................................................4  Một số ứng dụng của mạng xã hội:...........................................................5 II.

Nội dung......................................................................................................6

1. Tổng quan về mạng xã hội và sự phát triển của mạng xã hội hiện nay 6 2. SWOT của mạng xã hội trong việc ứng dụng vào EC............................9 3. Giải pháp cho các vấn đề thương mại điện tử trên mạng xã hội............13 a. Chọn đúng MXH....................................................................................13 b. Liên kết nội dung với sản phẩm............................................................13 c. Kết hợp quảng bá sản phẩm với KOL...................................................13 d. Thấu kiểu khách hàng...........................................................................14 e. Liên kết các app ví điện tử thanh toán online uy tín............................15 f.

Sử dụng AI để chăm sóc khách hàng...................................................15

III. KẾT LUẬN...............................................................................................16 TÀI LIỆU THAM KHẢO..................................................................................1

I.

Cơ sở lý luận

Lý do nguyên cứu (tính cấp thiết) của đề tài: Ngày nay, mạng xã hội đã dần trở nên phổ biến và đóng vai trò quan trọng nhất định trong cuộc sống của mọi người. Mạng xã hội là một công cụ kết nối mọi người ở mọi vùng lãnh thổ thông qua Internet. Không chỉ vậy mạng xã hội còn là một nguồn cung cấp thông tin hữu ích đối với những người biết sử dụng. Bên cạnh những tiện ích đó, mạng xã hội còn là một công cụ hỗ trợ đắc lực cho các doanh nghiệp, nhà cung cấp và các sàn thương mại điện tử. Theo thống kê được đưa ra, mỗi người trưởng thành sử dụng mạng xã hội ít nhất là 3 tiếng trên ngày và số lượng người mua sắm trực tuyến sẽ đạt 217 triệu người (Thị trường Mỹ) trong năm 2021. Và 74% người dùng sẽ tìm các nhận xét của khách hàng trước khi mua hàng. Nhìn thấy được cơ hội tìm năng này, chúng tôi thực hiện đề tài: “ỨNG DỤNG MẠNG XÃ HỘI VÀO THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ” để có thể hiểu rõ hơn và tận dụng được những lợi ích mà mạng xã hội đem lại cho lĩnh vực kinh doanh thương mại điện tử. 1. Cơ sở lý thuyết:  Khái niệm M-commerce? Thương mại di động trong tiếng Anh là Mobile Commerce, viết tắt là M-commerce. Thương mại di động là việc sử dụng các thiết bị cầm tay không dây như điện thoại di động và máy tính bảng để thực hiện các giao dịch thương mại trực tuyến, bao gồm mua và bán sản phẩm, ngân hàng trực tuyến và thanh toán hóa đơn. Việc sử dụng các hoạt động thương mại di động đang ngày càng gia tăng.  Khái niệm cộng đồng ảo? Cộng đồng ảo là một mạng lưới xã hội của các cá nhân tương tác thông qua các phương tiện truyền thông cụ thể, có khả năng vượt qua những ranh giới địa lý và chính trị để theo đuổi lợi ích hay mục tiêu chung. Một trong những loại hình cộng đồng ảo

phổ biến nhất là các dịch vụ mạng xã hội, trong đó gồm nhiều cộng đồng trực tuyến khác nhau.  Một số ứng dụng của mạng xã hội: Thiết lập mục tiêu của bạn: Suy nghĩ về những gì bạn dự định đạt được khi sử dụng mạng xã hội. Nhận diện thương hiệu? Tăng lưu lượng truy cập trang web của bạn? Tăng doanh số bán hàng? Tất cả những điều này cùng nhau? Làm cho các mục tiêu của bạn có thể tính toán được, để bạn có thể theo dõi tiến độ và đo lường hiệu quả của mạng xã hội đối với doanh nghiệp của mình. Theo dõi số lượng truy cập mạng xã hội vào trang web của bạn, số lượt thích, chia sẻ, bình luận, v.v. Sử dụng như bảng đánh giá bởi mọi người có nhiều khả năng mua một sản phẩm hơn nếu ai đó trước đó đã sử dụng và đánh giá sản phẩm đó. Ví dụ: yêu cầu khách hàng để lại ý kiến của họ về sản phẩm và hiển thị nó trên trang Facebook của bạn. Những đánh giá này sẽ tạo ra lưu lượng truy cập xã hội cho trang của bạn và do đó tăng doanh số bán hàng. Quảng cáo trả phí: ngày càng có nhiều nhà bán lẻ nhận ra giá trị và tầm quan trọng của việc sử dụng mạng xã hội trong thương mại điện tử, đó là lý do tại sao thị trường trở nên cạnh tranh hơn nhiều. Để đạt được kết quả hoàn toàn hữu cơ là rất khó vì mọi người sẽ luôn nhìn thấy thông điệp đầu tiên từ bạn bè của họ, không phải từ các doanh nghiệp và thương hiệu. Sau một thời gian, bạn biết rằng bạn phải đầu tư vào quảng cáo và trả tiền để hiển thị doanh nghiệp. Kể từ khi ngày càng nhiều công ty bắt đầu sử dụng quảng cáo trả tiền, giá quảng cáo cũng bắt đầu từ từ tăng lên.

II.

Nội dung 1. Tổng quan về mạng xã hội và sự phát triển của mạng xã hội hiện nay

Khái niệm: Mạng xã hội trong tiếng Anh được gọi là social network. Là dịch vụ nối kết các thành viên cùng sở thích trên Internet lại với nhau, với nhiều mục đích khác nhau không phân biệt không gian và thời gian. Mạng xã hội ảo có 2 đặc trưng cơ bản sau: Có sự tham gia trực tiếp của nhiều cá nhân trên cùng một trang web (hoặc các doanh nghiệp – nhưng có vai trò như các cá nhân). Mạng xã hội là 1 website mở, nội dung của website được xây dựng hoàn toàn bởi các thành viên tham gia trong website. Các mạng xã hội điển hình hiện nay có thể kể đến như twitter, Facebook, instagram, youtube … Số liệu thống kê tham gia mạng xã hội: Với Việt Nam, theo số liệu thống kê mới nhất của We are social, tính đến tháng 1/2020, Facebook hiện có 61 triệu người sử dụng tại Việt Nam. Điều này cũng có nghĩa, với 60 triệu người dùng thường xuyên, Zalo đã gần như đuổi kịp Facebook về số lượng người sử dụng. Nhìn ở góc độ rộng hơn, số người dùng Facebook chiếm khoảng 90% lượng người sử dụng Internet tại Việt Nam trong độ tuổi từ 16-64. Số liệu này cho thấy, Facebook gần như đã hết dư địa phát triển tại thị trường Việt Nam. Trong khi đó, với đặc thù là giao diện đơn giản, dễ sử dụng, Zalo vẫn còn dư địa rất lớn đến từ nhóm người dùng cao tuổi.

Sự phát triển của mạng xã hội hiện nay: Số lượng người dùng vẫn tiếp tục gia tăng: We Are Social và Hootsuite gần đây đã xuất bản nghiên cứu toàn cầu hàng năm của chúng tôi. Về internet, xã hội, và thông qua di động trên 239 quốc gia. Và nhận thấy rằng việc sử dụng mạng xã hội sẽ tiếp tục phát triển như “vũ bão”. Mạng xã hội trở thành kênh khám phá các sản phẩm: Gần một nữa người dung Internet theo dõi các thượng hiệu mà họ thích trên các mạng xã hội. Trong một nghiên cứu với 178.421 người dùng internet toàn cầu. Trong độ tuổi 16-64, GlobalWebIndex nhận thấy 28% người dùng đã chuyển sang các mạng xã hội trong nghiên cứu sản phẩm trực tuyến. Ở các thị trường tăng trưởng nhanh như Mỹ Latinh, Trung Đông và Châu Phi. Phương tiện truyền thông xã hội đã đánh bại đáng kể các công cụ tìm kiếm để nghiên cứu sản phẩm… Sự lên ngôi của các video clip: Trên toàn cầu, người tiêu dùng trực tuyến dành một phần ba thời gian của họ trên phương tiện truyền thông xã hội. Nhưng khi mọi người dành nhiều thời gian hơn cho xã hội. Chúng ta thấy những hành vi mới xuất hiện. Mọi người đang chia sẻ ít thông tin cá nhân hơn trên các mạng chính. Thay vào đó, họ đang xem video. Bởi video là phương tiện dễ dàng hơn nhiều so với văn bản để tìm hiểu về sản phẩm và giao tiếp trực tuyến.

Thương mại điện tử ngay trên mạng xã hội: Từ các doanh nghiệp siêu nhỏ đến các nhà bán lẻ lớn, vai trò của mạng xã hội với thương mại điện tử sẽ tăng lên. Ví dụ, Instagram đã cho phép các doanh nghiệp xây dựng các cửa hàng kỹ thuật số với nội dung hình ảnh và video. Facebook có mục mua sắm để các khách hàng và doanh nghiệp có thể dễ dàng tìm thấy nhau hơn.

2. SWOT của mạng xã hội trong việc ứng dụng vào EC Strength – Thế mạnh Mạng xã hội ngày càng trở nên phổ biến được nhiều người Việt Nam sử dụng. Chính những đặc trưng của mạng xã hội giúp cho việc kinh doanh qua thương mại điện tử rộng rãi hơn .Đặc biệt, hoạt động có thương mại điện tử có yếu tố trên mạng xã hội, hay còn gọi là thương mại xã hội (social commerce) đang phát triển nhanh chóng và mạnh mẽ: Hiện nay nhiều doanh nghiệp trên nhiều lĩnh vực khác nhau hoặc các ngành có quy mô kinh tế lớn đang chú trọng đầu tư vào việc ứng dụng E-commerce trong công nghệ. Thương mại điện tử trong hoạt động mua hàng phải là đặt qua mạng xã hội. Khi thanh toán món hàng người tiêu dùng thường thông qua các cổng thanh toán hoặc ngân hàng điện tử. Tạo bảng cho các danh mục sản phẩm khác nhau và hiển thị các sản phẩm của bạn trên bảng đó cùng các liên kết tới trang mua hàng. Các mạng xã hội khác, như Instagram và Facebook, đang bắt kịp xu thế này bằng cách tung ra các tính năng cho phép bạn tạo các tùy chọn mua sắm ngay tại mỗi bài đăng. Bạn có tài khoản của một trang mạng xã hội dành cho doanh nghiệp và hơn 10.000 người theo dõi, bạn có thể thêm các thao tác swipe-ups vào các bài đăng story của bạn. Từ đó, khách hàng có thể truy cập trực tiếp đến cửa hàng thương mại điện tử hoặc các trang bán sản phẩm phù hợp với thông tin trong stories đó => Giúp người tiêu dùng dễ dàng chuyển từ các bài đăng xã hội sang trang sản phẩm hoặc trang mua hàng và có thể làm tăng doanh thu nhanh chóng. Hầu hết các mạng xã hội đều hỗ trợ gắn thẻ vào bài đăng, cho phép bạn gán thêm nhiều hashtag để những người quan tâm đến các mặt hàng cụ thể đó có thể tìm thấy sản phẩm của bạn khi họ dạo quanh mạng xã hội (nếu ai đó được phép mua sắm trên Instagram, họ sẽ thấy các thẻ có thể mua được xuất hiện trong các bài đăng. Hay một cửa hàng thương mại điện tử thời trang có thể đăng một bức ảnh của một người phụ nữ

và gắn thẻ quần jean, ví và giày của cô ấy để người dùng có thể nhấp để tìm hiểu thêm hoặc mua bất kỳ mặt hàng nào trong số đó.) Những trang mạng xã hội có ứng dụng thương mại điện tử đều giúp người tiêu dùng tham gia tích cực đến việc tìm kiếm trang web bán hàng. Ví dụ: Trên một mạng xã hội ,mọi người có thể thích, chia sẻ và nhận xét về bài đăng của bạn. Họ có thể tương tác với thương hiệu mua hàng của bạn hoặc có thể trở thành một đại sứ thương hiệu không chính thức bằng cách chia sẻ những bài đăng với những người khác. Hỗ trợ và chăm sóc khách hàng. Việc hỗ trợ bằng cách trò chuyện thông qua mạng xã hội là phương thức chăm sóc khá được người tiêu dùng yêu thích vì nó mang đến sự hài lòng ngay lập tức. Theo một số khảo sát nói rằng sử dụng các phần mềm hỗ trợ tư vấn khiến người tiêu dùng hài lòng hơn và giúp họ có thể đánh giá sản phẩm trước và sau khi dùng. Trò chuyện và nhắn tin trực tiếp đã là các tính năng chính trên mọi mạng xã hội nên việc sử dụng nó cho thương mại điện tử là điều cần thiết. Weakness – Điểm yếu Hệ thống thanh toán điện tử chưa hoàn thiện. Trong khi thanh toán điện tử là yêu cầu thiết yếu để hoàn thiện các hoạt động thương mại điện tử. Hiện tại, phương thức thanh toán truyền thống cũng như phổ biến trong thương mại điện tử (Việt Nam) vẫn là tiền mặt. Vì vẫn chưa tạo được độ tin cậy từ phía người mua. Vấn đề bảo mật trong thương mại điện tử cũng như trang mạng xã hội vẫn chưa tốt. Nguồn nhân lực còn thiếu và kém. Tuy đã có trường đào tạo về mảng thương mại điện tử nhưng chất lượng đào tạo vẫn chưa đạt. Hỗ trợ và chăm sóc khách hàng cũng đã có lớp đào tạo để có thể giúp khách hàng hài lòng hơn về dịch vụ nhưng vẫn chưa được như mong muốn. Mạng xã hội đang trở thành công cụ, môi trường màu mỡ để tội phạm lợi dụng hoạt động. Với đặc tính ảo, mạng xã hội thường xuyên được các đối tượng phạm tội về thủ đoạn như tạo tài khoản ảo để kết bạn sau đó lừa đảo chiếm đoạt tiền, tài sản; tiến hành đánh cắp mật khẩu để thu thập các thông tin cá nhân, nhất là những thông tin bí mật về

tài chính. Một số đối tượng còn sử dụng mạng xã hội làm công cụ liên lạc trong quá trình mua bán, vận chuyển các loại hàng cấm. Chi phí vận chuyển có thể rất đắt khi khối lượng hàng nhỏ. Opportunity – Cơ hội Cơ hội để xây dựng các mô hình kinh doanh mới qua mạng xã hội là không giới hạn: Khi các công ty khởi nghiệp đang tìm cách khám phá các loại hình giá trị cao hơn, phân khúc người tiêu dùng mới, cùng với đó là tiến bộ trong Logistics và thanh toán điện tử đang tiếp tục thúc đẩy hệ sinh thái mạng xã hội trong thương mại điện tử. Thương mại trên mạng xã hội có thể diễn ra mọi lúc mọi nơi và rất đa dạng. Hiện nay, chúng ta đã có các nền tảng và công cụ cho mạng xã hội trong thương mại điện tử giup người tiêu dùng trở nên quen thuộc hơn với hình thức này. Ngày nay, trong tình hình vẫn còn dịch bệnh thì người tiêu dùng đang cố gắng hướng tới thương mại điện tử trên mạng xã hội nhiều hơn khi việc mua sắm truyền thống. Sự tin tưởng còn được gia tăng bởi cách người dùng kết nối tới các nhãn hàng. Khi người dùng mua một sản phẩm và việc chăm sóc khách hàng cũng như phản hồi nếu chỉ được thực hiện bằng cuộc gọi tới tổng đài sẽ khiến khách hàng phải chờ đợi trong một khoảng thời gian . Trong khi đó, với việc ứng dụng thương mại điện tử vào mạng xã hội, người mua có thể chat trực tiếp tới nhãn hàng và phản hồi tới khách hàng chỉ sau khoảng 30-40 phút. Threat – Thách thức Sự cạnh tranh ngày càng khốc liệt, nếu doanh nghiệp không có sự chuẩn bị kỹ càng thì sản phẩm có thể bị mất bản quyền. Niềm tin của người tiêu dùng. Việc người tiêu dùng mua hàng thương mại điện tử thông qua mạng xã hội vẫn làm nhiều người e ngại về mức độ an toàn. Vì ngày nay, việc lừa đảo thông qua mạng xã hội còn khá nhiều nên người tiêu dùng vẫn còn đang cân nhắc.

Thói quen người tiêu dùng. Tuy đã có rất nhiều người tiêu dùng đã tham gia mạng xã hội nhưng thói quen mua sắm trên sàn điện tử vẫn là một thách thức đối với xã hội hiện nay. Chính sách hoàn trả. Khi mua sắm trực tuyến, khách hàng muốn có sự linh hoạt trong việc xử lý lỗi, vì vậy chính sách hoàn trả và hoàn tiền sẽ khiến người mua hàng an tâm hơn khi mua sắm Luật bảo vệ người tiêu dùng. Việc quản lý hoạt động có yếu tố thương mại điện tử trên mạng xã hội cần có những quy định cũng như là luật pháp riêng để phù hợp với bản chất của hoạt động này. Theo đó, cần phải quản lý được hàng hóa phục vụ và đăng tải trên nền tảng trên mạng internet để đảm bảo vấn đề quyền sở hữu, tránh bán hàng giả.

3. Giải pháp cho các vấn đề thương mại điện tử trên mạng xã hội a. Chọn đúng MXH Đầu tiên, cần chọn đúng MXH với sản phẩm, nhu cầu, mục tiêu kinh doanh. Nhà bán hàng không nhất thiết phải tham gia tất cả MXH. Thay vì vậy, hãy tập trung vào một trang có nhiều khách hàng tiềm năng nhất. Những mặt hàng thường chiếm ưu thế trên Instargram là thức ăn, thời trang, các mặt hàng xa xỉ, các mặt hàng liên quan đến phong cách, lối sống, nhiếp ảnh... Facebook thì đa dạng hơn khi hầu hết các mặt hàng đều dễ bán. Các sản phẩm công nghệ, Video, Khóa học, đồ chơi trẻ em thì nên tìm đến Youtube. Pinterest sẽ phù hợp với thời trang, thức ăn, thiết kế, du lịch, đồ thủ công... Các trang cá nhân của nhãn hàng hay sàn TMĐT trên MXH hoàn toàn có công cụ đưa người xem đến thẳng sản phẩm. Điển hình như ở TikTok hay Instagram, người dùng chỉ cần nhấn vào đường link thông tin là đã có thể đến được sản phẩm trên sàn TMĐT.

b. Liên kết nội dung với sản phẩm Nội dung vẫn là quan trọng nhất khi người xem không muốn xem một nội dung giống như quảng cáo. Điều này đòi hỏi bạn phải khéo léo lồng ghép nội dung, sản phẩm với đường link mua hàng. Hiện nay, nhiều nhà bán hàng trên sàn TMĐT đang sáng tạo trong mở rộng doanh thu thông qua Fanpage hay hội nhóm Facebook. Họ sẽ đưa một câu chuyện, trong đó sản phẩm đóng vai trò mấu chốt giải quyết vấn đề và cuối cùng là để link mua sản phẩm phía dưới. Phương pháp này khá hiệu quả, thu hút sự chú ý từ lượng khách hàng tiềm năng trên MXH, đặc biệt là Facebook.

c. Kết hợp quảng bá sản phẩm với KOL KOL là những đối tượng có sức hút lớn trên MXH. Họ có hàng trăm nghìn lượt theo dõi, tương tác và nhờ vậy, mọi sản phẩm họ đang dùng đều được công chúng quan tâm.

Với lợi thế này, các sàn TMĐT hay những thương hiệu, nhà bán hàng thường hợp tác cùng KOL để quảng bá sản phẩm. Việc quảng bá có thể thông qua những bài đăng hay tin nhanh của họ rồi đính kèm liên kết sản phẩm. Vào những ngày lễ hội giảm giá, phương pháp này được áp dụng nhiều hơn hết để không ảnh hưởng đến hình ảnh của KOL quá nhiều. Người xem có thể hiểu KOL đang chia sẻ mã giảm giá khi mua hàng, bí quyết "săn sale" hay những mặt hàng được tìm kiếm nhiều đang giảm giá. KOL Affiliate không còn quá xa lạ trên thế giới nhưng ở Việt Nam khoảng 5 năm trở lại đây, khi Lazada tiên phong thử nghiệm tại Việt Nam, giải pháp marketing này mới dần phổ biến. Đây là giải pháp được ưa chuộng trên toàn cầu vì mức độ hiệu quả cao trong việc tác động, thu hút đối tượng tiêu dùng tương lai - GenZ. Tuy nhiên, không vội vàng, đơn vị này đã bền bỉ xây dựng hệ thống KOL bền vững, có lượng fan hùng hậu, trải dài trên nhiều lĩnh vực khác nhau gồm beauty blogger, tech head, fashionista, lifestyle... như: Mẫn Tiên, Vinh Vật Vờ, Tony Phùng, Loveat1stShine, Lạ Sneaker... cùng một đội ngũ nhân viên đủ "trình" tư vấn chiến lược trước khi giới thiệu đến các đối tác. Động thái này được cho là bước chuẩn bị chuyên nghiệp. Tính đến 2021, Lazada KOL Affiliate đã quy tụ hàng ngàn KOL và thu nhập của KOL tăng gấp 5 lần so với 2019. Đặc biệt, trong các chiếc dịch lớn, một số KOL đạt doanh thu khủng lên đến hơn 500 triệu/tháng. Việc kết hợp sẽ mang đến lợi ích cho cả 3 bên, người bán tăng doanh thu – thương hiệu tăng uy tín và độ phủ song – KOL nâng cao được hình ảnh.

d. Thấu kiểu khách hàng Muốn bán được sản phẩm cho khách hàng, nhà bán hàng phải hiểu rõ khách hàng. Bạn phải biến bản thân thành một thành viên trong cộng đồng của họ. Khiến họ phải quan tâm và theo dõi bạn. Có thể tìm hiểu và giao tiếp với khách hàng bằng ngôn ngữ họ đang sử dụng. Cần dùng những từ ngữ họ thường dùng, hình ảnh mà họ thích, nói những vấn đề mà họ quan tâm, đưa ra những nội dung mà họ chú ý...

Tóm lại, muốn bán hàng cho sinh viên, hãy là một sinh viên, muốn bán hàng cho nội trợ thì hãy là một người nội trợ. Áp dụng thành công những cách này, thương hiệu hay nhà bán hàng dễ dàng chinh phục được thị hiếu cũng như nhu cầu mua sắm của người dân. Doanh thu của nhà bán hàng sẽ tăng vọt so với kinh doanh thuần trên sàn TMĐT, thương hiệu nhờ đó mà lan rộng hơn trên thị trường, sàn TMĐT cũng tạo ra một bước phát triển lớn với lượng khách hàng tìm đến đông đảo. Các nền tảng TMĐT đang cố gắng sáng tạo nhiều phương thức tiếp cận khách hàng cũng như tận dụng tối đa lợi ích từ MXH. Có thể thấy, MXH đã, đang và sẽ là công cụ đắc lực giúp cả thương hiệu, nhà bán hàng lẫn các sàn TMĐT tăng trưởng bền vững. e. Liên kết các app ví điện tử thanh toán online uy tín. Sự thay đổi trong thói quen tiêu dùng của NTD đang đàn thay đổi nhưng song song vẫn chưa hoàn toàn có sự tin tưởng với các hình thức thanh toán online nên việc liên kết hay tạo ra một ứng dụng cho chính trang mạng xã hội để làm yên tâm khách hàng sẽ là một bước đi đúng đắn nhằm giữ chân khách hàng hay keo thêm nhiều khách hàng mới.

f. Sử dụng AI để chăm sóc khách hàng. So với phải có người túc trực điện thoại hay trên các trang mạng xã hội 24/24, AI sẽ là một giải pháp không thể nào tốt hơn khi có thể trả lời khách hàng một cách nhanh chóng nhất có thể, việc phản hồi nhanh chóng sẽ giúp khách hàng có thiện cảm hơn với thượng hiệu và từ đó sẽ giúp cho việc kinh doanh trên các trang mạng diễn ra dễ dàng hơn. Việc tận...


Similar Free PDFs