ĐỊA LÝ KINH TẾ CỘNG HÒA NAM PHI PDF

Title ĐỊA LÝ KINH TẾ CỘNG HÒA NAM PHI
Course Kinh te doi ngoai
Institution Trường Đại học Ngoại thương
Pages 39
File Size 1008 KB
File Type PDF
Total Downloads 31
Total Views 176

Summary

Tài liệu tham khảo môn Địa lý kinh tế thế giới...


Description

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG VIỆN KINH TẾ VÀ KINH DOANH QUỐC TẾ ----------

TIỂU LUẬN MÔN: ĐỊA LÝ KINH TẾ THẾ GIỚI

ĐỀ TÀI: ĐỊA LÝ KINH TẾ CỦA CỘNG HÒA NAM PHI Lớp tín chỉ

: TMA(1+2.2/2021).5

Giảng viên hướng dẫn

: ThS. Ngô Hoàng Quỳnh Anh

Thực hiện bởi

: Nhóm 2

1. Trần Thị Thu Hiền

: 1911110150

2. Nguyễn Mỹ Hảo

: 1911110144

3. Lê Đăng Khoa

: 1911120059

4. Nguyễn Phương Linh

: 1911110225

5. Phan Nguyễn Mai Trang

: 1911110402

6. Nguyễn Thảo Vy

: 1911110435

Hà Nội - 03/2021

MỤC LỤC LỜI MỞ ĐẦU..............................................................................................................1 I. Địa lý tự nhiên của Cộng hòa Nam Phi...................................................................2 1.1. Vị trí địa lý.........................................................................................................2 1.2. Điều kiện tự nhiên.............................................................................................2 1.2.1. Địa hình.......................................................................................................2 1.2.2. Khí hậu........................................................................................................3 1.3. Tài nguyên thiên nhiên.....................................................................................3 1.3.1. Khoáng sản..................................................................................................3 1.3.2. Sông ngòi, hồ và biển...................................................................................3 1.3.3. Đa dạng sinh học.........................................................................................4 II. Địa lý chính trị – văn hóa – xã hội của Cộng hòa Nam Phi.................................5 2.1. Địa lý chính trị...................................................................................................5 2.1.1. Thể chế nhà nước.........................................................................................5 2.1.2. Các đảng phái chính trị...............................................................................5 2.2. Địa lý văn hóa....................................................................................................6 2.2.1. Ẩm thực........................................................................................................6 2.2.2. Văn học – nghệ thuật...................................................................................6 2.2.3. Lễ hội...........................................................................................................7 2.2.4. Phong tục tập quán tiêu biểu.......................................................................7 2.3. Địa lý xã hội.......................................................................................................7 2.3.1. Dân cư.........................................................................................................7 2.3.2. Ngôn ngữ...................................................................................................10 III. Địa lý kinh tế của Cộng hòa Nam Phi................................................................11 3.1. Tổng quan nền kinh tế.....................................................................................11 3.2. Các vùng kinh tế trọng điểm............................................................................11 3.2.1. Gauteng (Johannesburg)............................................................................11 3.2.2. Tỉnh KwaZulu – Natal (Durban)................................................................12 3.2.3. Tỉnh miền Tây (Cape Town).......................................................................13 3.2.4. Tỉnh miền Đông (Port Elizabeth)...............................................................13 3.3. Các ngành kinh tế............................................................................................14 3.3.1. Công nghiệp...............................................................................................14 3.3.2. Nông nghiệp...............................................................................................17

3.3.3. Dịch vụ......................................................................................................18 3.4. Ảnh hưởng của đại dịch Covid-19 đến nền kinh tế Nam Phi........................22 3.4.1. Tổng quan ảnh hưởng của đại dịch Covid-19 đến nền kinh tế...................22 3.4.2. Ảnh hưởng của đại dịch Covid-19 đến ngành công nghiệp.......................23 3.4.3. Ảnh hưởng của đại dịch Covid-19 đến ngành dịch vụ...............................23 3.4.4. Ảnh hưởng của đại dịch Covid-19 đến ngành nông nghiệp.......................24 IV. Tình hình ngoại giao của Cộng hòa Nam Phi....................................................25 4.1. Quan hệ ngoại giao Việt Nam - Nam Phi.......................................................25 4.1.1. Lịch sử quan hệ ngoại giao Việt Nam - Nam Phi.......................................25 4.1.2. Quan hệ hợp tác kinh tế Việt Nam - Nam Phi............................................25 4.2. Quan hệ ngoại giao giữa Nam Phi và các quốc gia khác...............................26 V. Vấn đề bất bình đẳng ở Cộng hòa Nam Phi........................................................27 5.1. Thực trạng.......................................................................................................27 5.1.1. Bất bình đẳng xã hội..................................................................................27 5.1.2. Bất bình đẳng kinh tế.................................................................................29 5.2. Nguyên nhân...................................................................................................30 5.2.1. Ảnh hưởng từ chế độ phân biệt chủng tộc Aparthied.................................30 5.2.2. Sự thất bại của chính phủ..........................................................................32 KẾT LUẬN................................................................................................................33 TÀI LIỆU THAM KHẢO.........................................................................................34 PHÂN CÔNG CÔNG VIỆC.....................................................................................35

DANH MỤC BẢNG Bảng 3.1. Tỷ trọng ngành công nghiệp trong tổng GDP của Nam Phi qua các năm....15 Bảng 3.2. Tỷ trọng ngành nông nghiệp trong tổng GDP của Nam Phi qua các năm....17 Bảng 3.3. Tỷ trọng ngành dịch vụ trong tổng GDP của Nam Phi qua các năm............18 Bảng 3.4. Giá trị thương mại quốc tế giai đoạn 2015 - 2019.......................................20 DANH MỤC BIỂU Biểu đồ 2.1. Dân số Nam Phi giai đoạn 1950 - 2020.....................................................8 Biểu đồ 2.2. Cơ cấu độ tuổi dân số Nam Phi năm 2017..............................................9Y Biểu đồ 3.1. Tỷ trọng các ngành trong nền kinh tế Nam Phi năm 1990 và 2019.........14 Biểu đồ 3.2. Cơ cấu khách du lịch nước ngoài tại Nam Phi năm 2019........................19 Biểu đồ 3.3. Tỷ trọng các quốc gia nhập khẩu từ Nam Phi năm 2019.........................21 Biểu đồ 3.4. Tỷ trọng các quốc gia xuất khẩu tới Nam Phi năm 2019.........................21 DANH MỤC HÌNH Hình 1.1. Vị trí địa lý của Cộng hòa Nam Phi.............................................................2Y Hình 5.1. Ảnh chụp một khu vực tại thành phố Johannesburg.....................................29 Hình 5.2. Nhà vệ sinh dành cho trẻ em ở Nam Phi......................................................32

LỜI MỞ ĐẦU Trong bối cảnh xu thế toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế sâu rộng diễn ra ở hầu khắp các quốc gia và khu vực trên thế giới hiện nay, để có được những định hướng, chính sách, giải pháp đúng đắn nhằm đưa đất nước Việt Nam ngày càng phát triển toàn diện trên mọi phương diện của đời sống kinh tế - xã hội, việc tìm hiểu và nắm bắt tình hình địa lý kinh tế của các quốc gia, khu vực trên thế giới là một điều bức thiết. Trong số nhiều quốc gia đối tác, có thể nói Cộng hòa Nam Phi là một quốc gia anh em có mốt liên kết chặt chẽ với Việt Nam. Việt Nam chính thức thiết lập quan hệ ngoại giao với Nam Phi vào ngày 22 tháng 12 năm 1993, kể từ đó đến nay, hai nước đã xây dựng được nhiều cơ chế hợp tác song phương quan trọng như Diễn đàn Đối tác liên Chính phủ, Ủy ban hỗ trợ Thương mại, Đối thoại Quốc phòng. Nam Phi hiện là đối tác thương mại lớn nhất của Việt Nam tại châu Phi, đồng thời là đối tác trên nhiều lĩnh vực kinh tế - xã hội quan trọng khác. Để việc hợp tác phát triển giữa hai quốc gia trở nên thuận lợi, hiệu quả thì việc tìm hiểu lẫn nhau là điều cần thiết, nhất là trong thời kỳ hội nhập như hiện nay. Tuy nhiên, những kiến thức về tự nhiên, kinh tế, văn hóa, xã hội nước bạn không nên chỉ dừng lại ở tầm cỡ quốc gia mà còn cần được phổ biến cho nhiều đối tượng khác. Đặc biệt, đối với những sinh viên ngành kinh tế như chúng em thì việc trau dồi, nâng cao vốn hiểu biết, kiến thức về địa lý kinh tế của thế giới nói chung và Cộng hòa Nam Phi nói riêng có ý nghĩa vô cùng to lớn trên con đường nghiên cứu, học tập và cả phát triển sự nghiệp, đóng góp cho nước nhà. Hiểu được vai trò và tầm quan trọng của việc nắm bắt những đặc điểm của kinh tế - xã hội Nam Phi, trong học phần Địa lý kinh tế thế giới, nhóm đã lựa chọn đề tài: Địa lý kinh tế của Cộng hòa Nam Phi để tìm hiểu, nghiên cứu, với mong muốn nâng cao hiểu biết, đồng thời cung cấp những thông tin thiết thực, hữu ích về địa lý kinh tế Nam Phi tới tập thể lớp nói riêng và các đối tượng quan tâm khác nói chung. Ngoài phần Mở đầu, Kết luận và Phụ lục, nội dung chính của đề tài được triển khai theo các phần như sau: I. Địa lý tự nhiên của Cộng hòa Nam Phi II. Địa lý chính trị - văn hóa – xã hội của Cộng hòa Nam Phi III. Địa lý kinh tế của Cộng hòa Nam Phi IV. Tình hình ngoại giao của Cộng hòa Nam Phi V. Vấn đề bất bình đẳng ở Cộng hòa Nam Phi

1

I. Địa lý tự nhiên của Cộng hòa Nam Phi 1.1. Vị trí địa lý Cộng hòa Nam Phi nằm ở cực Nam của châu Phi với diện tích bề mặt là 1.219.912 km2. Đất nước này có chung biên giới phía Bắc với Namibia, Botswana, Zimbabwe, Mozambique, Swaziland, Lesotho. Còn 3 phía: Tây, Nam, Đông được bao phủ bởi hai đại dương là Đại Tây Dương và Ấn Độ Dương.

Nguồn ảnh: dulichvietnam.com.vn Hình 1.1. Vị trí địa lý của Cộng hòa Nam Phi

1.2. Điều kiện tự nhiên 1.2.1. Địa hình Diện tích bề mặt của Nam Phi thuộc hai loại địa hình chính:  Nội địa Nam Phi là một vùng cao nguyên đất sét bụi rậm rộng lớn, phẳng và dân cư thưa thớt.  Nằm ở bờ biển phía đông là vùng đất với cây cối tươi tốt, nhiều nước với kiểu khí hậu nhiệt đới. Hình thành ranh giới giữa hai khu vực này là Vách đá lớn. Đây là một đặc điểm địa hình chính ở Châu Phi bao gồm các sườn dốc từ cao nguyên Nam Phi trung tâm dọc xuống theo hướng của các đại dương bao quanh ba mặt phía Nam Châu Phi. Độ cao của nó so với mực nước biển thay đổi từ khoảng 1.500 m đến 3.482 m. Cao nguyên được đặc trưng bởi các đồng bằng rộng với độ cao trung bình 1.200 m so với mực nước biển. Cao nguyên Lesotho bị chia cắt, cao hơn 3.000 m so với mực nước biển, là cao nguyên nổi bật nhất. 2

Giữa Vách đá lớn và bờ biển là một khu vực có chiều rộng thay đổi từ 80 km đến 240 km ở phía đông và nam, và 60 km đến 80 km ở phía tây. Khu vực này gồm ít nhất ba phân khu chính: sườn cao nguyên phía đông, vành đai uốn nếp Cape cùng các vùng lân cận và sườn cao nguyên phía tây. 1.2.2. Khí hậu Nằm ở vị trí cận nhiệt đới, được điều hòa bởi đại dương ở ba phía của đất nước và nhờ độ cao của cao nguyên nội địa, Nam Phi có khí hậu ôn đới ấm áp. Đây là một quốc gia tương đối khô hạn, với lượng mưa trung bình hàng năm khoảng 464 mm. Trong khi Western Cape nhận được phần lớn lượng mưa vào mùa đông, phần còn lại của đất nước có lượng mưa tập trung vào mùa hè. Nhiệt độ ở Nam Phi có xu hướng thấp hơn so với các nước khác ở cùng vĩ độ chủ yếu do độ cao lớn hơn mực nước biển. Trên cao nguyên nội địa, Johannesburg với độ cao 694 m giữ nhiệt độ mùa hè trung bình dưới 30°C. Vào mùa đông, vì lý do tương tự, nhiệt độ ban đêm có thể giảm xuống mức đóng băng hoặc thấp hơn ở một số nơi. Các vùng ven biển của Nam Phi tương đối ấm vào mùa đông. Có một sự tương phản nổi bật giữa nhiệt độ trên các bờ biển phía đông và phía tây của đất nước, bởi dòng hải lưu Agulhas ấm áp và dòng chảy Benguela lạnh giá quét qua các đường bờ biển. Do ảnh hưởng của địa hình mà Nam Phi có nhiều khu vực khí hậu. 1.3. Tài nguyên thiên nhiên 1.3.1. Khoáng sản Nam Phi là một đất nước giàu có về khoáng sản. Các mỏ khoáng sản của Nam Phi có trữ lượng rất lớn và hiếm có trên thế giới như mangan (chiếm 80% trữ lượng toàn thế giới), crom (68%), vanadi (45%), vàng (35%), alumino-silicat (37%), titan, quặng sắt, đồng, kim cương, than,… Tuy Nam Phi không tìm thấy mỏ dầu mỏ có thể khai thác thương mại, nhưng có một lượng khí tự nhiên vừa phải nằm ngoài khơi bờ biển phía Nam và nhiên liệu tổng hợp được sản xuất từ than đá tại hai nhà máy lớn ở các tỉnh Free State và Mpumalanga. 1.3.2. Sông ngòi, hồ và biển Nam Phi có rất ít Vịnh và những hồ tự nhiên ở gần bờ biển. Các hồ nhân tạo được sử dụng hầu hết để tưới tiêu cho cây trồng. Đường bờ biển được quét bởi 2 luồng chảy chính là: luồng chảy Mozambuquie - Agulhas phía Đông - ấm và luồng chảy Benguela phía Tây - lạnh. Sự trái ngược về nhiệt độ giữa hai luồng chảy là nguyên nhân gây ra sự khác biệt về nhiệt độ và thảm thực vật giữa bờ biển phía Đông và phía Tây của Nam Phi. Luồng chảy Benguela phía 3

Tây - lạnh giàu oxy, nitrat, photphat và sinh vật phù du phù hợp để phát triển ngành công nghiệp đánh bắt cá. Chỉ những con sông lớn nhất như Orange và Limpopo là duy trì được những kênh đào thường trực xuyên qua các bãi cát. Nam Phi không có những con sông thích hợp cho tàu bè qua lại. Các sông lớn khác bao gồm Vaal, Breede, Komati, Lepelle (trước đây là Olifants), Tugela, Umzimvubu, Limpopo và Molopo. Hầu hết cửa sông không phù hợp để làm cảng biển bởi vì những bãi cát lớn đã chặn đường vào gấn như suốt thời gian trong năm. Những bãi cát này được hình thành bởi hoạt động của những luồng nước, sóng, những bãi trầm tích cùng với độ dốc thăm thẳm của các con sông ở Nam Phi. Cảng biển duy nhất nằm ở vịnh Saldanha. Tuy nhiên, khu vực này lại thiếu nước sạch và những tuyến đường để đi vào nội địa. 1.3.3. Đa dạng sinh học Nam Phi được coi là một trong những quốc gia đa dạng sinh học nhất trên thế giới do sự đa dạng về loài, tỷ lệ loài đặc hữu và hệ sinh thái đa dạng. Đa dạng sinh học trên cạn có thể được chia thành 9 quần xã sinh vật, các sông thành 31 vùng sinh thái sông khác nhau, và các sinh cảnh cửa sông và biển ven biển thành 3 vùng địa lý sinh học xung quanh bờ biển (cận nhiệt đới, ôn đới ấm, ôn đới mát). Ngoài ra, nhiều kiểu cấu trúc của thảm thực vật, sông ngòi, đất ngập nước, cửa sông và các sinh cảnh biển bổ sung đáng kể cho sự đa dạng sinh học của Nam Phi. Mặc dù chỉ chiếm 2% diện tích bề mặt đất trên thế giới, nhưng Nam Phi là nơi sinh sống của 10% các loài thực vật trên thế giới và 7% các loài bò sát, chim và động vật có vú. Đây còn là nơi chứa khoảng 15% các loài sinh vật biển trên thế giới. Tỷ lệ sinh vật đặc hữu là 56% đối với lưỡng cư, 65% đối với thực vật và lên đến 70% đối với động vật không xương sống.

4

II. Địa lý chính trị – văn hóa – xã hội của Cộng hòa Nam Phi 2.1. Địa lý chính trị 2.1.1. Thể chế nhà nước Nam Phi đi theo thể chế Cộng hòa tổng thống chế độ lưỡng viện. Cơ quan lập pháp: Nam Phi có một hệ thống lưỡng viện gồm:  Hội đồng Tỉnh Quốc gia (thượng viện): 90 ghế, mỗi hội đồng lập pháp tỉnh bầu 10 người, nhiệm kỳ 5 năm; có đặc quyền trong việc bảo vệ các quyền lợi của vùng, bao gồm bảo vệ các truyền thống văn hoá và ngôn ngữ của các dân tộc ít người).  Quốc hội (hạ viện): 400 ghế, các thành viên được bầu theo bầu cử phổ thông theo hệ thống đại diện tỷ lệ: một nửa số thành viên được bầu từ các danh sách quốc gia và một nửa được bầu từ các danh sách tỉnh, nhiệm kỳ 5 năm). Chính phủ được hạ viện thành lập và lãnh đạo đảng đa số trong Quốc hội là Tổng thống. Cơ quan hành pháp:  Người đứng đầu nhà nước và chính phủ: Tổng thống.  Bầu cử: Tổng thống do Quốc hội bầu, nhiệm kỳ 5 năm.  Quyền hạn của Tổng thống:  Bổ nhiệm chức vụ được Hiến pháp quy định như các Bộ trưởng và các thẩm phán tòa án Tối cao. Thông qua Nội các, Tổng thống thực hiện và thi hành Hiến pháp, luật pháp dựa vào sự ràng buộc về chính trị.  Tổng thống đóng vai trò hình thành luật pháp. Tổng thống ký dự luật thành luật hoặc phủ quyền để dự luật quay trở lại Quốc hội hoặc Tòa án Tối cao hoặc có thể kêu gọi trưng cầu ý dân. Tổng thống có quyền triệu tập Nghị viện, thường giới thiệu mục tiêu và chương trình nghị sự của mình thông qua bài diễn văn đầu tiên của phiên họp.  Tổng thống là tổng tư lệnh các lực lượng vũ trang qua đó tác động hoặc kiểm soát chính sách an ninh và đối ngoại. Tổng thống có quyền tuyên bố chiến tranh và hòa bình, thảo luận và ký kết các hiệp ước và bổ nhiệm hoặc tiếp nhận các quan chức ngoại giao, trao huân chương danh dự và ban hành ân xá. Cơ quan tư pháp: Toà án hiến pháp, Toà thượng thẩm tối cao, các Toà án cấp cao. 2.1.2. Các đảng phái chính trị Nam Phi là một nước đa đảng. Cụ thể:

5

 Đảng Đại hội Dân tộc Phi (ANC) được hành lập ngày 8/1/1912, tập hợp nhiều sắc tộc, tôn giáo, trí thức, tư sản, nhân dân lao động đấu tranh chống chủ nghĩa phân biệt chủng tộc Aparthied tại Nam Phi. ANC cầm quyền tại Nam Phi từ 1994 đến nay.  Đảng Cộng sản Nam Phi được thành lập năm 1921, tập hợp nhiều nhóm Mácxít, tham gia và phối hợp với ANC đấu tranh chống chế độ Aparthied tiến tới xây dựng một xã hội tiến bộ ở Nam Phi. Đảng Cộng sản Nam Phi là thành viên của ANC và có nhiều vị Bộ trưởng trong Chính phủ Nam Phi hiện nay.  Đảng Liên minh Dân chủ (DA) được thành lập năm 1959 với tên gọi Đảng Cấp tiến (Progressive Party). DA là đảng của người da trắng, hiện nắm quyền điều hành tại tại tỉnh Western Cape, nơi đa số người da trắng sinh sống. DA đang là đảng đối lập lớn nhất tại Nam Phi.  Đảng Đại hội các Công đoàn Nam Phi (COSATU) được thành lập tháng 12/1985.  Ngoài ra, còn nhiều Đảng khác như Đảng Đại hội toàn Phi – PAC, Đảng các chiến sỹ đấu tranh cho tự do kinh tế (EFF), Mặt trận Dân chủ thống nhất (UDF), Đảng Đại hội nhân dân (COPE), Đảng tự do Inkhata, Đảng tiến bộ Liên bang (PFP), Đảng Cộng hoà mới, Đảng bảo thủ Nam Phi, Đảng Nam Phi, Đảng Phong trào Kháng chiến Afrikaaner. 2.2. Địa lý văn hóa Nam Phi sở hữu một nền văn hóa vô cùng đa dạng, phong phú và đầy thú vị, đây cũng là một trong những lý do hấp dẫn khách du lịch đến với quốc gia này. Nam Phi còn được gọi là “Quốc gia cầu vồng” bởi sự đa văn hóa và đa sắc tộc. Nó được biểu hiện một cách tuyệt vời thông qua văn học nghệ thuật, ẩm thực, các lễ hội nổi tiếng và phong tục tập quán. 2.2.1. Ẩm thực Ẩm thực Nam Phi là một sự hòa trộn tuyệt vời giữa văn hóa ẩm thực Malaysia và Hà Lan. Nguyên liệu quen thuộc trong các món ăn Nam Phi là thịt, họ còn có một món ăn đặc trưng riêng sử dụng trong các dịp lễ gọi là braai, hay thịt nước. Một số món ăn nổi tiếng ở Nam Phi là: Boerewors - một loại xúc xích truyền thống được làm bằng phương pháp thủ công tại nhà, Biltong - thịt được làm khô lại, món Bobotie - cà ri kiểu Malaysia, Mealie Meal - cháo yến mạch hay Water Bommetje bredie - món thịt cừu hầm nấu với hoa bèo tây. Nam Phi cũng rất nổi tiếng với các món hải sản tươi ngon và rượu nho trứ danh.

6

2.2.2. Văn học – nghệ thuật Trong văn hóa Nam Phi, người dân bản địa da đen đề cao nghệ thuật sân khấu, họ có sự đa dạng các phong cách âm nhạc. Các nhạc công da đen từng biểu diễn bằng tiếng Hà Lan Nam Phi hay tiếng Anh trong thời kỳ Apartheid nay đã chuyển sang sử dụng các ngôn ngữ Châu Phi truyền thống và phát triển một phong cách âm nhạc riêng biệt - gọi là Kwaito. Các ca sĩ da trắng và da màu Nam Phi theo truyền thống thường có ảnh hưởng từ các phong cách âm nhạc Châu Âu như Seether. Âm nhạc sử dụng tiếng Hà Lan Nam Phi có nhiều kiểu, hiện đại hay punk rock. Văn học Nam Phi nổi tiếng thế giới với những tác phẩm văn chương được xuất bản bằng tiếng Anh. Một số nhà văn tiêu biểu: JM Coetzee, Lewis Nkosi, Nadi...


Similar Free PDFs