Bài tập lớn - Kinh tế đối ngoại Việt Nam PDF

Title Bài tập lớn - Kinh tế đối ngoại Việt Nam
Course Kinh tế quốc tế
Institution Trường Đại học Kinh tế, Đại học Quốc gia Hà Nội
Pages 41
File Size 1.2 MB
File Type PDF
Total Downloads 363
Total Views 729

Summary

ĐẠI HỌC KINH TẾ - ĐHQGHNKHOA KINH TẾ & KINH DOANH QUỐC TẾBÀI TẬP LỚNHọc phần: Kinh Tế Đối Ngoại Việt Nam Học kì: II năm học 2020 – 2021Đề tài: “Quan hệ thương mại của Việt Nam với Nhật Bản giai đoạn 2010 – 2020: Thực trạng và giải pháp” Mã môn học: INE--------------------------------------------...


Description

ĐẠI HỌC KINH TẾ - ĐHQGHN KHOA KINH TẾ & KINH DOANH QUỐC TẾ

BÀI TẬP LỚN Học phần: Kinh Tế Đối Ngoại Việt Nam Học kì: II năm học 2020 – 2021

Đề tài: “Quan hệ thương mại của Việt Nam với Nhật Bản giai đoạn 2010 – 2020: Thực trạng và giải pháp” Mã môn học: INE2010

-----------------------------------------------------

Hà Nội, 10/9/2021

Mục Lục

Lời nói đầu Chương I: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ CƠ SỞ THỰC TIỄN VỀ QUAN HỆ

1 2

THƯƠNG MẠI CỦA VIỆT NAM VỚI NHẬT BẢN 1.1. Cơ sở lý luận 1.2. Hệ thống hóa cơ sở lý luận 1.3. Cơ sở thực tiễn 1.4. Ý nghĩa quan hệ thương mại của Việt Nam với Nhật Bản Chương II: THỰC TRẠNG QUAN HỆ THƯƠNG MẠI CỦA VIỆT

2 6 9 11 12

NAM VỚI NHẬT BẢN GIAI ĐOẠN 2010 -2020 2.1. Tình hình chung trong quan hệ thương mại của Việt Nam với Nhật Bản 2.2. Thực trạng phát triển quan hệ thương mại của Việt Nam với Nhật Bản

13 14

giai đoạn 2010 - 2020 2.3. Đánh giá quan hệ thương mại của Việt Nam với Nhật Bản Chương III: NHỮNG ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP THÚC ĐẨY

27 28

QUAN HỆ THƯƠNG MẠI CỦA VIỆT NAM VỚI NHẬT BẢN 3.1. Những thuận lợi và khó khăn trong quan hệ thương mại của Việt Nam

29

với Nhật Bản 3.2. Triển vọng mối quan hệ thương mại của Việt Nam với Nhật Bản 3.3. Những giải pháp nhằm thúc đẩy quan hệ thương mại của Việt Nam với

31 33

Nhật Bản Kết luận Tài liệu tham khảo

35 36

Lời mở đầu Mối quan hệ kinh tế của Việt Nam với Nhật Bản đã đạt được nhiều thành tựu quan trọng về thương mại, FDI (Đầu tư trực tiếp nước ngoài) và ODA (Hỗ trợ phát triển chính thức) từ những năm đầu thế kỉ 21. Mối quan hệ đó đã và đang giúp Việt Nam tạo được nhiều cơ hội việc làm và góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. Nhật Bản là một trong những đối tác kinh tế vô cùng quan trọng của Việt Nam khi Nhật Bản không chỉ là nước tài trợ ODA lớn nhất, FDI lớn thứ hai, là đối tác du lịch lớn thứ ba và quan hệ thương mại lớn thứ tư, mà còn là nước thuộc nhóm G7 đầu tiên đứng ra công nhận quy chế kinh tế thị trường tại Việt Nam vào tháng 10/2011. Từ năm 1999, thuế suất tối huệ quốc đã được hai nước đã dành cho nhau. Vào ngày 21/9/1973, Việt Nam đã thiết lập quan hệ ngoại giao với Nhật Bản. Trong những năm gần đây, quan hệ thương của Việt Nam với Nhật Bản phát triển nhanh chóng. Đặc biệt là trong giai đoạn 2010 – 2020, quan hệ thương mại của Việt Nam với Nhật Bản có thể nói là đang ở giai đoạn tốt nhất trong lịch sử kể khi có sự tin cậy và hiệu quả hợp tác cao. Nhật Bản đã trở thành đối tác thương mại lớn nhất của Việt Nam trên tổng số 10 đối tác thương mại theo Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP). Đặt trên xu thế toàn cầu hóa trên thế giới, Việt Nam cũng như Nhật Bản đều đã tìm thấy ở hai nước những điều kiện phát triển thương mại thuận lợi, cũng như tối ưu hóa lợi ích kinh tế của mỗi nước khi tham gia xây dựng, củng cố và phát triển mối quan hệ hợp tác song phương trên nhiều lĩnh vực giữa hai nước. Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả khả quan đã đạt được, quan hệ thương mại của Việt Nam với Nhật Bản còn có một số hạn chế cần được khắc phục, loại bỏ nhằm phát triển hơn nữa cho xứng với tiềm năng của hai nước, đưa mối quan hệ này lên tầm cao mới.

1

Chương I Cơ sở lý luận và cơ sở thực tiễn về quan hệ thương mại của Việt Nam với Nhật Bản 1.1. CƠ SỞ LÝ LUẬN 1.1.1. Tính cấp thiết của đề tài Nền móng cơ bản, đóng vai trò quan trọng trong quá trình hình thành và xây dựng mối quan hệ thương mại giữa các quốc gia với nhau là toàn cầu hóa và khu vực hóa. Thêm vào đó, sự bùng nổ của cuộc cách mạng khoa học kĩ thuật – công nghệ đã mở ra một kỉ nguyên mới cho sự phát triển, cạnh tranh và hợp tác giữa các nước trên toàn thế giới. Hai xu thế này có tác động mạnh mẽ đến quan hệ thương mại của các quốc gia trên thế giới, trong đó có Việt Nam và Nhật Bản. Hiện nay, sản xuất và giao thương của một nước phụ thuộc rất nhiều vào lao động của một nước khác, bất kể nước đó phát triển hay kém phát triển. Và không nằm ngoài xu hướng toàn cầu hóa và khu vực hóa ấy, Việt Nam và Nhật Bản đã và đang tích cực xây dựng mối quan hệ phát triển bền vững, sản xuất, trao đổi hàng hóa trong hòa bình và ổn định. Ngoài ra, hai tổ chức khu vực là Diễn đàn hợp tác kinh tế Châu Á Thái Bình Dương (APEC) và Hiệp hội các nước Đông Nam Á (ASEAN) có tác động và ảnh hưởng trực tiếp nhất, liên quan mật thiết đến quan hệ kinh tế đối ngoại của nước ta, đặc biệt là quan hệ kinh tế của Việt Nam với đất nước mặt trời mọc. Sự phát triển không ngừng của toàn cầu hóa và khu vực hóa đã giúp Việt Nam và Nhật Bản dựa vào nhau, hỗ trợ và ảnh hưởng lên quá trình phát triển kinh tế ngày càng sâu sắc. Trách nhiệm của chính phủ hai nước, phải được dựa trên cơ sở là: cùng nhau gánh chịu trách nhiệm cũng như rủi ro để tiến hành hợp tác hòa bình, phối hợp quốc tế rộng rãi và có năng suất - hiệu quả trong việc tham gia vào quá trình toàn cầu hoá và khu vực hoá. 2

Vén ngược dòng lịch sử, chúng ta có thể thấy rằng mối quan hệ buôn bán của Việt Nam với Nhật Bản vốn có từ hàng trăm năm nay. Trải qua nhiều biến động của lịch sử thế giới, quan hệ hai nước cũng có nhiều nốt thăng trầm nhưng hơn hết, vẫn được duy trì và phát triển cho tới ngày nay. Kể từ khi quan hệ ngoại giao chính thức giữa Việt Nam và Nhật Bản được thiết lập vào tháng 9 năm 1973 thì quan hệ thương mại giữa hai nước từ đó mà có nhiều điều kiện phát triển mạnh. Nhật Bản luôn là một trong những đối tác thương mại hàng đầu của Việt Nam trong những năm gần đây với tỷ trọng kim ngạch xuất nhập khẩu chiếm khoảng 1/5 tổng kim ngạch ngoại thương của Việt Nam. Tuy nhiên, sự tồn tại của khá nhiều hạn chế bất cập khiến quan hệ ngoại thương của hai nước cần nhiều giải pháp hữu hiệu và sự cố gắng nhằm hướng tới quá trình hội nhập kinh tế toàn cầu đang diễn ra mạnh mẽ. Vậy thì quan hệ thương mại của Việt Nam với Nhật Bản giai đoạn 2010 2020 đã phát triển như thế nào? Những nhân tố gì đã thúc đẩy sự phát triển mối quan hệ này? Liệu có thể phát triển xa hơn nữa trong tương lai hay không? Để tăng kim ngạch và chỉ số hàng chủ lực xuất – nhập khẩu sang thị trường Nhật Bản thì Việt Nam cần làm gì? Và để tìm lời giải đáp cho những thắc mắc ấy, việc nghiên cứu một cách toàn diện và sâu sắc quan hệ thương mại của Việt Nam với Nhật Bản là hết sức cần thiết và có ý nghĩa về lý luận và thực tiễn. Vì vậy đề tài: “Quan hệ Thương mai giữa Việt Nam và Nhật Bản thực trạng và giải pháp” đã được tôi lựa chọn nghiên cứu. 1.1.2. Tổng quan tài liệu nghiên cứu Các công trình, tài liệu nghiên cứu mà tôi tham khảo đều liên quan đến quan hệ thương mại của Việt Nam với Nhật bản qua các thời kì, từ đó thấy được cơ bản thực trạng hoạt động thương mại này.

3

[1] Lê Tuấn Lộc, “Quan hệ Thương Mại của Việt Nam với Nhật Bản: Thực trạng và xu hướng”, Tạp chí phát triển khoa học và công nghệ, tập 20, số Q2, 2017. Đề tài được xuất bản năm 2016 đã trình bày các mô hình đánh giá quan hệ thương mại của hai nước thông qua lý thuyết lợi thế so sánh. Nghiên cứu đã làm rõ quan hệ thương mại của Việt Nam với Nhật Bản giai đoạn 2001 – 2015. Nhật Bản được coi là đối tác thương mại hàng đầu Việt Nam khi cường độ thương mại của hai nước khá cao, phản ánh tầm quan trọng của Nhật Bản đối với Việt Nam trong thương mại quốc tế. [2] Cơ quan Hợp tác Quốc tế Nhật Bản vào năm 2013 đã cho ra đời tác phẩm “Quan hệ đối tác Việt Nam – Nhật Bản từ quá khứ đến tương lai”. Công trình này là ấn phẩm kỉ niệm 20 năm nối lại Hỗ trợ phát triển chính thức (ODA) cho Việt Nam từ phía Nhật Bản, nhằm khẳng định vai trò quan trọng và sự phát triển bền vững trong sản xuất, giao thương, hòa bình ổn định nền kinh tế - chính trị của hai quốc gia. [3] Hải quan Việt Nam, Xuất nhập khẩu hàng hóa giữa Việt Nam – Nhật Bản trong năm 2017, Thống kê Hải quan, 2018 [4] Vũ Văn Hùng, Kết nối kinh tế Việt Nam và Nhật Bản, Tạp chí khoa học công nghệ Việt Nam, 2021 [5] Trần Đức, Đối tác chiến lược sâu rộng Việt Nam - Nhật Bản: Kết quả ấn tượng và triển vọng tươi sáng, Tạp chí Cộng sản, Hà nội 2019 Tuy nhiên, cho đến nay, đã có nhiều tài liệu đề cập đến quan hệ thương mại Việt Nam - Nhật Bản nhưng chỉ tập trung về từng mặt hàng cụ thể như: nông sản, thuỷ sản, thủ công mỹ nghệ, sản phẩm gỗ hoặc khái quát quan hệ kinh tế, thương mại. Do vậy, tôi muốn tổng hợp và cập nhật các tài liệu có liên quan để nghiên cứu đầy đủ hơn về quan hệ thương mại của Việt Nam với Nhật Bản giai đoạn 2010 - 2020, 4

tập trung vào một số mặt hàng xuất và nhập khẩu chủ yếu. Từ đó, góp phần tạo nên cơ sở tham khảo cho việc hoạch định chính sách thương mại của Việt Nam đối với Nhật Bản thời gian tới. 1.1.3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu Mục tiêu của nghiên cứu của đề tài này là tập trung vào phân tích và đánh giá vai trò của quan hệ thương mại của Việt Nam với Nhật Bản giai đoạn 2010 đến 2020. Đánh giá thực trạng, thành tựu cũng như hạn chế của mối quan hệ buôn bán Việt Nam với đối tác quan trọng là Nhật Bản, những tác động tích cực cũng như tiêu cực của quan hệ thương mại ấy đối với Việt Nam. Trên cơ sở đó đề xuất một số giải pháp nhằm thúc đẩy hơn nữa quan hệ thương mại giữa hai nước. Nhiệm vụ chính của bài nghiên cứu là tổng hợp, thống kê số liệu, so sánh và phân tích nhằm làm rõ thực trạng quan hệ thương mại Việt Nam – Nhật Bản trong thời kỳ nói trên. 1.1.4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu - Đối tượng nghiên cứu: Quan hệ thương mại của Việt Nam với Nhật bản giai đoạn 2010 – 2020 thông qua việc tìm hiểu và phân tích thực trạng và giải pháp. - Phạm vi nghiên cứu: + Thời gian: Giai đoạn 2010 – 2020 + Không gian: Quan hệ thương mại của Việt Nam với Nhật Bản 1.1.5. Phương pháp nghiên cứu - Bài nghiên cứu sử dụng hệ phương pháp kết hợp logic và lịch sử, khái quát hoá và cụ thể hoá, phương pháp thống kê, phương pháp so sánh trên cơ sở phân tích và

5

tổng hợp số liệu. Ngoài ra còn có phương pháp thống kê, phương pháp phân tích tổng hợp để làm rõ thực trạng quan hệ thươn mại của Việt Nam với Nhật Bản. 1.1.6. Dự kiến những đóng góp mới của đề tài nghiên cứu - Hệ thống hoá các vấn đề về lý luận và thực tiễn của quan hệ thương mại của Việt Nam với Nhật Bản. - Phân tích quan hệ thương mại của Việt Nam với Nhật Bản từ năm 2010 đến năm 2020, chỉ ra được những thành tựu, những tồn tại và nguyên nhân của chúng. - Đề xuất một số giải pháp nhằm thúc đẩy quan hệ thương mại song phương hơn nữa trong tương lai. 1.2. HỆ THỐNG HÓA CƠ SỞ LÝ LUẬN 1.2.1. Một số vấn đề lý luận chung về thương mại quốc tế  Các lý thuyết về thương mại quốc tế: - Chủ nghĩa trọng thương: Những nhà kinh tế theo chủ nghĩa trọng thương đã coi tiền là căn bản của của cải và của cải của một nước chỉ có thể tăng lên nhờ phát triển thương nghiệp, ngoại thương. Để gia tăng khối lượng tiền tệ và sự giàu có của mỗi quốc gia, phát triển quá trình giao thương, buôn bán với nước ngoài là bước đệm cho sự phát triển thịnh vượng. - Lý thuyết về lợi thế tuyệt đối : Lý thuyết về lợi thế của Adam Smith đã chỉ ra rằng: “Mỗi quốc gia chỉ nên sản xuất các mặt hàng mà họ có lợi thế tuyệt đối, tức là sử dụng những lợi thế tuyệt đối đó họ có thể sản xuất ra sản phẩm với chi phí thấp hơn các nước khác”. Theo ông, quốc gia nào có nhiều đất đai màu mỡ thì nên tập trung sản xuất nông nghiệp, còn các mặt hàng công nghiệp thì nên nhập khẩu từ quốc gia khác. Vì thế, sản xuất theo hướng chuyên môn hóa nên được dựa vào lợi thế tuyệt đối nhằm thu được lợi nhuận tối đa cho mỗi quốc gia. 6

- Lý thuyết về lợi thế so sánh: Khi sản xuất ra sản phẩm, nếu một quốc gia có hiệu quả sản xuất thấp hơn nước khác thì vẫn có thể tạo ra lợi ích khi tham gia vào thương mại quốc tế nhờ vào chuyên môn hóa sản xuất và xuất khẩu sản phẩm ít gặp bất lợi nhất, hay còn gọi là lợi thế tương đối. - Các lý thuyết thương mại quốc tế trên đã chỉ rõ: “Bất kỳ hai quốc gia nào tận dụng những lợi thế của mỗi nước đều đem lại lợi ích cho cả hai quốc gia và cho xã hội nói chung. Sự phát triển quan hệ thương mại theo hướng tự do, không có sự can thiệp của nhà nước và hình thành trong cơ chế thị trường nhằm đem lại lợi ích tối đa cho xã hội. Tuy nhiên, mỗi quốc gia tùy theo mục tiêu kinh tế, chính trị ở mỗi giai đoạn phát triển nhất định đều có những chính sách khuyến khích hoặc hạn chế trao đổi mậu dịch đối với một số mặt hàng nào đó. Các công cụ để thực hiện thương mại quốc tế phù hợp với điều kiện của mỗi quốc gia là: thuế quan, hạn ngạch, trợ cấp xuất/ nhập khẩu, hạn chế xuất khẩu tự nguyện,…  Các công cụ chủ yếu của chính sách thương mại quốc tế: - Thuế quan: thuế quan là loại thuế đánh vào mỗi đơn vị hàng hóa xuất/ nhập khẩu hoặc quá cảnh của chính phủ. Thuế xuất khẩu thường được các nước đang phát triển sử dụng như một công cụ nhằm tăng lợi ích quốc gia. - Hạn ngạch: hạn ngạch là sự quy định giá trị hoặc số lượng hàng hóa xuất/ nhập khẩu trên từng thị trường. Trong khi hạn ngạch nhập khẩu có thể ảnh hưởng tới giá cả hàng hóa và lợi ích xã hội của quốc gia đó thì hạn ngạch xuất khẩu lại ảnh hưởng nhiều hơn lên quốc gia kia. - Hạn chế xuất khẩu tự nguyện: Hạn chế xuất khẩu tự nguyện được hiểu là một loại khác của hạn ngạch, thực hiện dưới dạng “tự nguyện” khi đề xuất ra bởi nước xuất khẩu nhằm tránh biện pháp trả đũa của nước nhập khẩu.

7

- Trợ cấp xuất khẩu: Trợ cấp xuất khẩu được biết đến là việc trợ cấp tiền một cách trực tiếp hay cho vay với lãi xuất thấp của chính phủ đói với các doanh nghiệp xuất khẩu trong nước nhằm khuyến khích xuất khẩu của quốc gia đó. 1.2.2. Vai trò và tác động của quan hệ thương mại  Khái niệm: - Quan hệ thương mại là tổng thể những mối quan hệ lẫn nhau về kinh tế, tổ chức và luật pháp phát sinh giữa các doanh nghiệp trong quá trình mua bán hàng hóa, dịch vụ. Theo nghĩa rộng, quan hệ kinh tế trong thương mại thực chất là hệ thống các quan hệ lẫn nhau giữa các doanh nghiệp về sự vận động của hàng hóa, dịch vụ trong những điều kiện kinh tế – xã hội nhất định. Cơ sở của việc hình thành quan hệ kinh tế giữa các doanh nghiệp là sự phân công lao động xã hội. Phân công lao động xã hội định ra sự cần thiết phải trao đổi sản phẩm giữa các đơn vị sản xuất kinh doanh với nhau.  Vai trò: - Quan hệ thương mại quốc tế đóng vai trò quan trọng trong nền kinh tế của mọi quốc gia. Cán cân thương mại, hay số lượng nhập khẩu so với xuất khẩu, thúc đẩy đánh giá của một quốc gia về tổng sản phẩm quốc nội (GDP) và cuối cùng tác động đến nhận thức của công chúng về sức khỏe của nền kinh tế. Quan trọng hơn, quan hệ thương mại mở ra các thị trường chưa được khai thác cho người bán và tăng năng suất của đất nước khi người lao động được tuyển dụng để sản xuất hàng hóa bán ra toàn cầu.  Tác động:

8

- Quan hệ thương mại quốc tế cho phép các quốc gia mở rộng thị trường và tiếp cận hàng hóa và dịch vụ mà trong nước có thể chưa có. Kết quả của thương mại quốc tế là thị trường trở nên cạnh tranh hơn. - Giao dịch trên toàn cầu mang lại cho người tiêu dùng và các quốc gia cơ hội tiếp xúc với hàng hóa và dịch vụ không có sẵn ở quốc gia của họ hoặc đắt hơn trong nước. - Tuy nhiên, một số ý kiến cho rằng quan hệ thương mại quốc tế thực sự có thể gây hại cho các quốc gia nhỏ hơn, khiến họ gặp bất lợi lớn hơn trên trường thế giới. 1.3. CƠ SỞ THỰC TIỄN Cơ sở thực tiễn bao gồm các nhân tố chủ quan cũng như khách quan từ phía Việt Nam và đối tác của mình là Nhật Bản. 1.3.1. Các nhân tố từ phía Việt Nam  Điều kiện từ nhiên, kinh tế - xã hội: - Nằm ở trung tâm khu vực Đông Nam Á, Việt Nam là quốc gia có điều kiện địa lý thuận lợi khi phía tây giáp với Lào, Campuchia; phía Bắc giáp Trung Quốc; phía Nam và phía Động giáp biển Đông và Thái Bình Dương. Nhờ có vị trí trời cho, Việt Nam trở thành cầu nối giao thông quan trọng trong khu vực. Ngoài nguồn tài nguyên rừng, thủy hải sản đa dạng, phong phú, Việt Nam còn được biết đến là quốc gia có tài nguyên khoáng sản dồi dào với hơn 60 loại tại 5000 điểm mỏ khác nhau. Trong đó, có trữ lượng lớn những nguồn tài nguyên quan trọng trong sản xuất công nghiệp như: than đá (3.520 triệu tấn); bô xít (672,1 triệu tấn); đất hiếm (1,1 triệu tấn); titan (15,71 triệu tấn); đá granit (!5 tỷ m3); … Tuy nhiên, hiện nay Việt Nam mới chỉ dừng ở khai thác và chế biến khoáng sản mức độ thấp và thô, chủ yếu dưới

9

dạng sơ chế. Vì vậy, đây cũng có thể coi là điều kiện thuận lợi để Việt Nam khai thác sâu và nâng cấp hơn nhằm đạt hiệu quả kinh tế cao.  Dân cư và nguồn nhân lực: - Đến hết năm 2020, dân số Việt Nam ước tính là 97,58 triệu người. Với kết quả này, Việt Nam là quốc gia đông dân thứu 15 trên thế giới và đứng thứ 3 trong khu vực Đông Nam Á (sau Indonesia và Philipines). Dân số Việt Nam được đánh giá là có quy mô lớn và phát triển nhanh với tốc độ tăng dân số ở mức 1 triệu người/năm.  Thị trường tiềm năng: - Việt Nam được đánh giá là một quốc gia tiềm năng với nguồn tài nguyên cả ở trên cạn cũng như dưới nước, đất đai phù nhiêu để phát triển và xuất khẩu các mặt hàng nông – ngư nghiệp. Do đang trong quá trình CNH – HĐH nên Việt Nam chưa khai thác hiệu quả hết các tiềm năng vốn có, nên có thể hứa hẹn nhiều thành tựu hơn trong tương lại cho Nhật Bản. Theo Tổng cục Thống kê dự tính: Năm 2025, Việt Nam sẽ có 100 triệu dân và tiếp tục tăng chậm lên đến khoảng 110 triệu vào giữa thế kỷ. Dân số đông là thị trường lớn hấp dẫn đầu tư nhưng cũng là thách thức lớn về an ninh lương thực, năng lượng. Dân số đông dẫn tới nhu cầu tiêu dùng cao là một trong những điều kiện thuận lợi tiêu thụ hàng hóa và phát triển kinh tế của Nhật Bản. 1.3.2. Các nhân tố từ phía Nhật Bản  Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội - Nhật Bản là quần đảo hình cánh cung, ôm lấy lục địa châu Á với diện tích khoảng 380.000 km2, chiều dài đất nước khoảng 3.500 km. Trong lịch sử, trước năm 1945, quốc gia này chưa từng bao giờ bị một quốc gia khác chiếm đóng. Điều này giúp hình thành nên một quốc đảo có sự đồng nhất về dân tộc, về ngôn ngữ, về tôn giáo, 10

về kinh tế, và cả sự đồng bộ về giáo dục. Sự đồng bộ giáo dục trong chương trình và chất lượng giảng dạy cũng được thực hiện trên khắp mọi miền đất nước. Tất cả những sự đồng nhất kể trên tạo nên ý thức đoàn kết trong công việc, tinh thần tập thể, có tính kỷ luật cao và ham học hỏi của người Nhật.  Siêu cường kinh tế: - Theo Quỹ Tiền tệ Quốc tế, GDP bình quân đầu người theo sức mua tương đương (PPP) của quốc gia này đạt 41.637 Đô la Mỹ (2020). Xuất khẩu của nước này trong tháng 5/2020 tăng với tốc độ nhanh nhất kể từ năm 1980 giúp nền kinh tế lớn thứ ba thế giới phục hồi, bù đắp nhu cầu nội địa yếu do ảnh hưởng của đại dịch COVID-19. Theo số liệu được công bố trước đó, nhập khẩu của Nhật Bản trong tháng 4/2020 đạt 6.930 tỷ yen (tăng 12,8%).  Khoa học công nghệ - chế tạo kĩ thuật: - Nước Nhật là nước có kỹ thuật chế tạo đứng hàng đầu thế giới. Nhật Bản đã có ưu thế tương đối trong lĩnh vực công nghệ cao như: chất bán dẫn, vi điện tử, người máy công nghiệp, vi tính, … Sự phát triển của công nghệ Nhật còn được thể hiện qua cán cân buôn bán công nghệ, thể hiện khả năng nghiên cứu và chuyển giao công nghệ nhằm phát triển của đất nước. 1.4. Ý NGHĨA QUAN HỆ THƯƠNG MẠI CỦA VIỆT NAM VỚI NHẬT BẢN Việt Nam hiện đang nằm trong giai đoạn nền kinh tế chuyển đổi, quá trình tái cơ cấu nền kinh tế theo hướng công nghiệp hóa – hiện đại hóa đang được đẩy mạnh. Những thành tựu mới đạt được là bước đầu nhưng đóng vai trò rất quan trọng. Như việc chuyển từ một nền kinh tế thiếu hụt về lương thực, thực phẩm sang một nền kinh tế có dư thừa và xuất khẩu lương thực, kiểm soát được lạm phát, không ngừng mở rộng, phát triển các mối quan hệ kinh tế với các nước bên ngoài, tăng trưởng

11

kinh tế cao, cải thiện điều kiện sống… và những nhu cầu cơ bản khác của mọi tầng lớp xã hội được đáp ứng. Đối với Việt Nam, việc phát triển quan hệ kinh tế thương mại sẽ đem lại nhiều thuận lợi cho quốc gia trong lĩnh vực ngoại thương. Nhật Bản, có một thị trường tiêu thụ rộng lớn cho các sản phẩm của Việt Nam như: café, giày dép, than đá, đồ gỗ… và các hàng nông sản khác. Nhờ đó, tích luỹ được một nguồn ngoại tệ đáng kể cho đất nước, góp phần đáng kể vào công cuộc đổi mới đất nước. Mặt khác, thông qua nhập khẩu, nhu cầu tiêu dùng của người Việt Nam sẽ được thoả mãn với những hàng hoá có chất lượng tốt hơn, mẫu mã đẹp hơn, nhiều tính năng tác dụng do Nhật Bản sản xuất. Đây cũng là một động lực để nâng cao khả năng cạnh tranh của các doanh nghiệp trong nước với hàng hoá n...


Similar Free PDFs