Dự án thống kê tkud đề thi PDF

Title Dự án thống kê tkud đề thi
Author LAM THAI THI THANH
Course Thống Kê Ứng Dụng
Institution Trường Đại học Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh
Pages 37
File Size 1.3 MB
File Type PDF
Total Downloads 587
Total Views 710

Summary

BỘ GIÁO DỤC & ĐÀO TẠOĐẠI HỌC KINH TẾ TP HỒ CHÍ MINH---- ------------------ -TIỂU LUẬNMÔN HỌC: THỐNG KÊ ỨNG DỤNG TRONG KINH TẾVÀ KINH DOANHĐỀ TÀI: XU HƯỚNG SỬ DỤNG VÍ ĐIỆN TỬ MOMOLớp : BAGiảng viên hướng dẫn : Trần Hà QuyênSinh viên thực hiện : Nguyễn Thị Hiền DiệuNguyễn Vũ Kỳ DuyênNguyễn Ngọc Nh...


Description

BỘ GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO ĐẠI HỌC KINH TẾ TP HỒ CHÍ MINH ------ -----

TIỂU LUẬN MÔN HỌC: THỐNG KÊ ỨNG DỤNG TRONG KINH TẾ VÀ KINH DOANH ĐỀ TÀI: XU HƯỚNG SỬ DỤNG VÍ ĐIỆN TỬ MOMO Lớp

: BA003

Giảng viên hướng dẫn : Trần Hà Quyên Sinh viên thực hiện

: Nguyễn Thị Hiền Diệu Nguyễn Vũ Kỳ Duyên Nguyễn Ngọc Như Hảo Lê Châu Hồng Ngọc Nguyễn Khánh Tâm Hứa Triều Vân

TP.Hồ Chí Minh, tháng 6 năm 2021

0

Nhóm 10 Thành viên

MSSV

Tỷ lệ % đóng góp

Nguyễn Thị Hiền Diệu

31201020970

100%

Nguyễn Vũ Kỳ Duyên

31201025923

100%

Nguyễn Ngọc Như Hảo

31201021027

100%

Lê Châu Hồng Ngọc

31201021210

100%

Nguyễn Khánh Tâm

31201021339

100%

Hứa Triều Vân

31201026663

100%

1

TÓM TẮT Trong thời đại công nghệ tiên tiến cùng với những tiến bộ vượt bậc của khoa học công nghệ chúng ta chứng kiến rất nhiều sự đột phá trong các lĩnh vực như: thương mại trực tuyến, công nghệ 3D,... Với những tiến bộ vượt bậc về khoa học - công nghệ chúng ta đang thực hiện tất cả những tiện ích chỉ với một cái “chạm”. Không ngoài luồng xu thế đó, ví điện tử nói chung và ví điện tử MoMo nói riêng đã và đang thay đổi thói quen thanh toán của người Việt. Ví điện tử đang ngày càng trở thành một hình thức thanh toán quen thuộc của người tiêu dùng hiện nay, đặc biệt là giới trẻ. Với xu hướng số phát triển mạnh mẽ cùng nhiều tiện ích thiết yếu, ví điện tử có tiềm năng đem lại những bước tiến mới trong tương lai gần. Nhờ có ví điện tử, người dùng có thể tiết kiệm rất nhiều thời gian đến ngân hàng, điểm giao dịch để chuyển khoản, thu hộ, thanh toán hóa đơn và các giao dịch khác ... Chỉ cần liên kết tài khoản ví di động với tài khoản ngân hàng là bạn có thể chuyển tiền. - Nhanh chóng và an toàn Người thân và bạn bè thu tiền hoặc thanh toán hóa đơn. Thao tác rất đơn giản và có thể áp dụng cho mọi đối tượng. Dự án “Xu hướng sử dụng ví điện tử MoMo” do nhóm thực hiện bằng các phương pháp nghiên cứu bao gồm: phân tích định tính, phân tích định lượng và phân tích dữ liệu (thống kê mô tả và thống kê suy diễn). Mục tiêu chúng em hướng đến dự án này là khảo sát hành vi sử dụng ví điện tử MoMo của sinh viên trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh. Qua đó có thể biết được những khó khăn của sinh viên khi sử dụng ứng dụng này, từ đó đề xuất một số giải pháp để giúp các nhà sản xuất có thể cải thiện bằng cách bảo trì, cập nhật hay nâng cấp cho phù hợp với thị hiếu của người sử dụng. Trong quá trình thực hiện dự án này, chúng em nhận thấy rằng đa số mọi người tạm hài lòng với ứng dụng hiện tại. Tuy nhiên, chúng em vẫn thu thập và ghi nhận những điểm trừ và những mặt ảnh hưởng trong mắt người dùng về ứng thông qua những bài khảo sát điều tra. Với mục đích thực hiện dự án nhằm tăng lượng người sử dụng cũng như giữ lại và gia tăng sự gắn kết cho người dùng hiện tại. Khi kết thúc quá trình thực hiện dự án, chúng em đã thống nhất và đề xuất những giải pháp cho mục đích trên để phát triển MoMo trong tương lai. 2

MỤC LỤC CHƯƠNG 1: GIỚI THIÊ\U ĐỀ TÀI 1.1. Bối cảnh của đề tài nghiên cứu

5

1.2. Phát biểu vấn đề nghiên cứu

6

1.3. Mục tiêu nghiên cứu

7

1.4. Phạm vi và đối tượng nghiên cứu

7

1.4.1. Phạm vi nghiên cứu

7

1.4.2. Đối tượng nghiên cứu

7

1.5. Nguồn số liệu nghiên cứu

7

1.6. Kết cấu đề tài

7

CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT, CÁC KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU TRƯỚC ĐÂY VÀ MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU 2.1. Cơ sở lí thuyết

8

2.1.1. Thống kê mô tả

8

2.1.2. Thống kê suy diễn

9

2.1.3. Khái niệm Ví điện tử

10

2.1.4. Các mô hình lí thuyết liên quan

12

2.2. Các kết quả nghiên cứu trước đây

12

2.3. Mô hình nghiên cứu

14

CHƯƠNG 3: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 3.1. Mục tiêu dữ liêul

16

3.2. Cách tiếp cânl dữ liêul

16

3.3. Kế hoạch phân tích

18 3

3.4. Đô ltin câyl và đô lgiá trị

19

CHƯƠNG 4: PHÂN TÍCH VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 4.1. Thống kê mô tả 4.1.1. Phân tích mẫu điều tra

19 19

4.1.2. Mức độ thông dụng của việc sử dụng ví điện tử MoMo 21 4.2. Thống kê suy diễn

30

4.2.1. Ược lượng khoảng của tỷ lệ tổng thể

30

4.2.2. Kiểm định giả thuyết của tổng thể

31

CHƯƠNG 5: ĐỀ XUẤT VÀ KẾT LUẬN 5.1. Đề xuất

33

5.2. Kết quả

34

5.3. Đánh giá kết quả đề tài

34

4

CHƯƠNG 1 GIỚI THIỆU ĐỀ TÀI 1.1 Bối cảnh của đề tài nghiên cứu: Thời đại Internet chiếm sóng nhiều hơn trên thị trường, con người dần thích nghi với cuộc sống công nghệ ngày nay, điều dễ thấy nhất trong cuộc sống chính là sự ra đời của các loại ví điện tử ở Việt Nam có thể kể đến như: Zalo Pay, MoMo, Shopee Pay, Moca, Payoo, … cùng với đó là sự “bùng nổ” mạnh mẽ của thị trường ví điện tử. Và nếu đã nhắc đến thị trường ví điện tử thì chúng ta không thể nào bỏ qua “ví điện tử MoMo” – một trong những ví điện tử hiện nay đang đứng hàng đầu tại Việt Nam. Vượt qua hàng loạt các tên tuổi lão làng, các ứng dụng Mobile Banking đình đám và các ứng dụng tài chính khác, ví điện tử MoMo vinh hạnh được giải “Ứng dụng tài chính có nhiều người sử dụng nhất của năm 2020” (2020 Vietnam Top 10 Finance Applications by MAU) do App Annie - công ty Nghiên Cứu và Phân tích dữ liệu thị trường ứng dụng di động số 1 thế giới trao tặng. Được biết, giải thưởng “Ứng dụng tài chính có nhiều người sử dụng nhất của năm 2020” được trao dựa trên tiêu chí: Lượng người dùng thường xuyên hàng tháng (Monthly Active User) - chỉ số đo lường lượng người dùng truy cập, tương tác với Ví MoMo trong một khoảng thời gian nhất định. Đặc biệt, trong top 5 đơn vị dẫn đầu, ví MoMo là ví điện tử duy nhất. Cho đến thời điểm hiện tại, MoMo đang là loại ví điện tử được sử dụng nhiều nhất Việt Nam với hơn 5 triệu người dùng và đang là đối tác chiến lược của hầu hết các ngân hàng uy tín tại Việt Nam như Vietcombank, Agribank, Sacombank, VietinBank, VPBank, OCB, Eximbank, TPBank, VIB Bank, ACB, BIDV, … Ngoài việc thanh toán những dịch vụ cần thiết trong đời sống hằng ngày, ví điện tử MoMo còn làm được nhiều hơn thế nữa với các dịch vụ về tài chính, ngân hàng, bảo hiểm tiện lợi và thông minh: Thanh toán hóa đơn, dịch vụ nhanh chóng, tiện lợi (Thanh toán các loại hóa đơn Điện, Nước, Internet, Truyền hình cáp, Dịch vụ công, Viện phí, Bảo hiểm, Phí chung cư, Vay tiêu dùng, Vay trả góp (Homecredit, Fe Credit, HD Saison, Doctor Đồng…). Lưu hoá đơn, tự động nhắc nợ mỗi kỳ hạn và quản lý chi tiêu); Thanh toán các khoản vay tiêu dùng cá nhân và bảo hiểm; Quét mã QR và thanh toán khi mua sắm tại các cửa hàng tiện lợi, siêu thị, nhà hàng, …một cách dễ dàng; Tự động nhắc nhở người dùng thanh toán hóa đơn khi đến thời hạn; Nạp tiền điện thoại dễ dàng với chiết khấu 4%; Chuyển tiền miễn phí chỉ cần nhớ số di động (Chuyển tiền đến Ví MoMo hoàn toàn miễn phí, chỉ cần số điện thoại người nhận, miễn phí rút tiền về ngân hàng liên kết. Chuyển tiền đến 45 ngân hàng nội địa tiện lợi, nhanh chóng, hoàn toàn bảo mật, nhận tiền tức thì, 24/7 (bao gồm cả cuối tuần và ngày lễ)); Nạp tiền và rút tiền đơn giản từ các ngân hàng trong nước; Mua vé xem phim tất cả các rạp nhanh

5

chóng; Thường xuyên được tặng quà và nhận được nhiều chương trình khuyến mãi; Sử dụng an toàn, bảo mật tuyệt đối… Như chúng ta đã biết, dịch bệnh viêm đường hô hấp cấp (Covid 19) đang có diễn biến phức tạp. Chính vì lẽ đó, việc sử dụng các ứng dụng ví điện tử sẽ giúp cho chúng ta tiết kiệm được thời gian đáng kể để thực hiện các giao dịch trong vài giờ đồng hồ, cũng như giảm thiểu tối đa việc ra khỏi nhà để đảm bảo cho sức khỏe của bản thân mình nói riêng và cộng đồng nói chung. Bên cạnh đó, việc giao dịch trực tuyến sẽ giúp cho người mua tiết kiệm được một khoản chi phí đáng kể bằng việc so sánh với những chi phí có thể phát sinh thêm nếu giao dịch trực tiếp. Bên cạnh những thuận lợi, thì cũng tồn tại những mặt hạn chế đối với thị trường ví điện tử nói chung hay MoMo nói riêng. Cụ thể hơn chính là người dùng luôn e ngại về vấn đề rò rỉ thông tin cá nhân, tạo điều kiện cho kẻ xấu dùng nó để lừa đảo. Ngoài ra còn có các nhược điểm như: Phí rút tiền khá cao, Chiết khấu khi mua thẻ điện thoại thấp, đôi khi gặp lỗi khiến không thể thanh toán một số loại dịch vụ, …Bên cạnh những nhược điểm đó thì có những lỗi mà nhóm người sử dụng ngẫu nhiên gặp phải đôi lúc: lỗi đăng nhập vào ứng dụng, khách hàng không nhận được thông báo khi có giao dịch, tốc độ xử lý ứng dụng còn chậm, một vài khách hàng không sử dụng được mã ưu đãi và đôi khi bảo trì nhiều cũng gây khó khăn cho khách hàng vì họ không thể nạp tiền từ thẻ vào ví,… Đó cũng chính là lý do mà nhóm chúng em chọn đề tài nghiên cứu: “Xu hướng sử dụng ví điện tử MoMo” với niềm tin mạnh mẽ rằng trải nghiệm giao dịch trực tuyến phải đơn giản, dễ dàng và mang đến cảm xúc vui thích. Niềm tin này truyền cảm hứng và thúc đẩy chúng em tìm hiểu, khảo sát việc sử dụng ứng dụng ví điện tử MoMo, để từ đó ngày càng hoàn thiện hơn về ứng dụng giao dịch trực tuyến.

1.2. Phát biểu vấn đề nghiên cứu: 1.2.1. Câu hỏi nghiên cứu: Sau đây là một số câu hỏi nghiên cứu được đưa ra để giúp các nhà sản xuất hiểu rõ thị hiếu của khách hàng, đồng thời giúp họ đáp ứng nhu cầu của người dùng: - Câu hỏi 1: Ví điện tử MoMo phổ biến đến mức nào? - Câu hỏi 2: Lý do người dùng lựa chọn ví điện tử MoMo? - Câu hỏi 3: Người sử dụng ví điện tử MoMo thường gặp phải vấn đề khó khăn gì? Đề xuất giải pháp.

1.2.2. Vấn đề nghiên cứu: 6

Từ những câu hỏi nghiên cứu ở mục 1.2.1, nhóm chúng em đã tìm hiểu về ứng dụng MoMo cũng như thái độ của khách hàng đối với ứng dụng này. Tại sao họ lại lựa chọn sử dụng ứng dụng này? Họ có hài lòng về các dịch vụ mà MoMo cung cấp không? Qua đó, nhóm chúng em đưa ra vấn đề nghiên cứu là: Xu hướng sử dụng ví điện tử MoMo của sinh viên.

1.3. Mục tiêu nghiên cứu: 1.3.1 Mục tiêu chung: Khảo sát hành vi sử dụng ví điện tử MoMo của sinh viên trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh. Qua đó có thể biết được những khó khăn của sinh viên khi sử dụng ứng dụng này, từ đó đề xuất một số giải pháp để giúp các nhà sản xuất có thể cải thiện bằng cách bảo trì, cập nhật hay nâng cấp cho phù hợp với thị hiếu của người sử dụng.

1.3.2. Mục tiêu cụ thể: - Tìm hiểu độ thông dụng, phổ biến của ví điện tử MoMo trong thời đại công nghệ 4.0. - Phân tích thị hiếu của khách hàng hiện nay. - Đề ra giải pháp giúp cải thiện ứng dụng cho nhà sản xuất.

1.4. Phạm vi và đối tượng nghiên cứu: 1.4.1. Phạm vi nghiên cứu: - Phạm vi về thời gian: Đề tài được thực hiện từ 28/05/2021 đến 01/06/2021. - Phạm vi về không gian: Đề tài tập trung nghiên cứu tại Việt Nam. Tuy nhiên, do điều kiện thời gian và khả năng nghiên cứu còn nhiều hạn chế, đề tài không thể tránh khỏi những thiếu sót, nhóm kính mong có được sự cảm thông và góp ý của cô để hoàn thiện hơn.

1.4.2. Đối tượng nghiên cứu: Đối tượng mà nhóm chúng em hướng tới hầu hết là sinh viên hoặc sinh viên mới tốt nghiệp và người vừa học vừa làm. Đặc biệt là sinh viên đến từ các trường đại học khác nhau tại Thành phố Hồ Chí Minh mà chủ yếu là Trường Đại học Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh. Các đối tượng nghiên cứu khác chiếm phần nhỏ lần lượt trong đề tài.

1.5. Nguồn số liệu nghiên cứu: Đề tài được thực hiện dựa trên nguồn dữ liệu sơ cấp, nhóm đã làm khảo sát để tăng tính thực tế cho kết quả nghiên cứu. 7

1.6. Kết cấu đề tài: Bài tiểu luận được chia thành 5 chương Chương I: Giới thiệu đề tài Chương II: Cơ sở lý thuyết, cơ sở thực tiễn và các kết quả nghiên cứu trước đây Chương III: Phương pháp nghiên cứu Chương IV: Phân tích và kết quả nghiên cứu Chương V: Đề xuất và kết luận

CHƯƠNG 2 CƠ SỞ LÝ THUYẾT, CÁC KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU TRƯỚC ĐÂY VÀ MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU MoMo – Một trong những nền tảng ví điện tử uy tín và phổ biến nhất hiện nay tại Việt Nam, do Công ty Cổ phần Dịch vụ Di động Trực tuyến sáng lập và phát triển, nhằm tiện lợi hóa các giao dịch và thanh toán truyền thống bằng không gian trực tuyến, trên các thiết bị di động. Công ty hiện đang sở hữu hơn 80% thị phần thuộc lĩnh vực thanh toán kỹ thuật số nhờ việc hợp tác với hơn 90% ngân hàng tại Việt Nam và nhiều thương nhân.

2.1 Cơ sở lý thuyết 2.1.1 Thống kê mô tả: - Thống kê mô tả là tóm tắt dữ liệu bằng các bảng biểu, đồ thị và các phương pháp số. Chính vì MoMo là một nền tảng ví điện tử phổ biến nhất hiện nay ở Việt Nam, nên nó chứa rất nhiều dữ liệu lớn, rất khó để ta có thể hiểu trực tiếp được với dạng dữ liệu ban đầu khảo sát được. Vì thế, ta sử dụng thống kê mô tả để tổng hợp các dữ liệu quy mô từ lớn đến nhỏ một cách khái quát các kiểu biến thiên và dễ hiểu hơn (bằng các phần mềm máy tính như Excel, ...). - Dùng để tổng hợp dữ liệu định tính và dữ liệu định lượng bằng nhiều hình thức khác nhau, cụ thể như sau: + Định tính: phân phối tần số, tần suất, tần suất phần trăm, biểu đồ hình thanh, biểu đồ tròn đã được trình bày như thủ tục lập bảng, vẽ biểu đồ.

8

+ Định lượng: phân phối tần số, tần suất, tần suất phần trăm, biểu đồ, tần số tích lũy, tần suất tích lũy, tần suất phần trăm tích lũy, biểu đồ Ogive. + Ngoài ra còn sử dụng bảng chéo, đồ thị phân tán, biểu đồ nhánh lá để tổng hợp dữ liệu cho cả hai biến.

9

2.1.2 Thống kê suy diễn: Thống kê suy diễn (còn được gọi là suy diễn thống kê) là quá trình sử dụng dữ liệu thu được từ một mẫu ước lượng hoặc kiểm định giả thuyết về các đặc tính của tổng thể.

2.1.2.1. Ước lượng khoảng tổng thể: Vì ước lượng điểm có thể hoặc không thể cung cấp cho ta một ước lượng chính xác của một tổng thể, nên ta cần dùng ước lượng khoảng để cung cấp một khoảng tin tưởng chứa giá trị tham số tổng thể cần tìm, dựa vào phân phối chuẩn chuẩn hóa. Dạng: sai số biên.

2.1.2.2. Kiểm định giả thuyết một tổng thể: ❖ Định nghĩa: - Là quy trình thống kê sử dụng dữ liệu mẫu nhằm đánh giá có nên bác bỏ - không bác bỏ về một tuyên bố nào đó ban đầu của một tham số tổng thể. - Một tuyên bố đã nêu được gọi là giả thuyết không (H0). - Tuyên bố khác gọi là giả thuyết đối (Ha). ❖ Các cách giải bài toán kiểm định: - Nhìn chung, có ba cách giải: ● Cách 1: Giá trị tới hạn. ● Cách 2: p-value (≤ α: bác bỏ H0). ● Cách 3: khoảng tin cậy (chỉ sử dụng khi có sẵn và có cùng α). - Từ đó, ta xét hai trường hợp cụ thể: ● Giả thuyết: kiểm định Trái: H 0: µ≥ µ0; Ha: µ< µ0 Phải: H0: µ≤ µ0; Ha: µ> µ0 2 phía: H0: µ= µ0; Ha: µ≠ µ0 ● TH1: Kiểm định µ (biết σ): Giá trị thống kê kiểm định: z= o Cách 1: Bác bỏ H0: Trái: zzα 2 phía: >zα/2 o Cách 2: p-value: Trái: p Phải: 1-p 10

2 phía: + z>0: 2(1-p) + Còn lại: 2p

o Cách 3: Ước lượng µ: ● TH2: Kiểm định µ (không biết σ): Giá trị thống kê kiểm định: t= o Cách 1: bác bỏ H0: Trái: t < -tn-1; α Phải: t > tn-1; α 2 phía: > tn-1; α/2 o Cách 2: p-value: Trái/ phải: Khoảng 2 phía: Khoảng.2

o Cách 3: ● TH3: Kiểm định p: z= Kết luận đúng, sai trong kiểm định giả thuyết: Chấp nhận H0 Bác bỏ H0

H0 Đúng Kết luận Đúng Sai lầm Loại I

Ha Đúng Sai lầm Loại II Kết luận Đúng

2.1.3. Giới thiệu về nhu cầu sử dụng ví điện tử MoMo 2.1.3.1. Khái niệm về ví điện tử: Là ví kỹ thuật số được tích hợp các ứng dụng trong các thiết bị điện thoại di động, thanh toán thông qua các Website, cho phép người dùng thanh toán qua các trang thương mại điện tử như Shopee, Lazada, … (theo tác giả Upadhyaya, 2012) Là dịch vụ về thanh toán trực tuyến, ở đó người dùng có thể tiêu số tiền trong ví đã được nạp vào từ các tài khoản ngân hàng được liên kết của bản thân, thanh toán các hóa đơn mua hàng trên các trang thương mại điện tử, chuyển, nạp, rút tiền, đóng tiền điện, nước, xem lịch sử giao dịch, … (theo Nguyễn Thùy Dung, Nguyễn Bá Huân, 2018)

11

2.1.3.2. Quy trình thanh toán qua ví MoMo: Nhìn chung, ta có thể sử dụng dựa trên hai nền tảng chính là website thông qua Internet, ứng dụng MoMo (app MoMo). Hai lớp bảo mật tài khoản: mật khẩu đăng nhập (AP) và mã OTP được gửi xác nhận một lần một tài khoản nhất định. Hiện nay, ví MoMo cũng đã được tích hợp, liên kết với các website thương mại điện tử nhằm tạo thuận lợi cho việc thanh toán dễ dàng; có thể dùng để thanh toán trước khi nhận hàng nhằm tiết kiệm thời gian, giảm thiểu rủi ro khi thanh toán tiền mặt, hạn chế được nguy cơ mắc Covid-19 khi tiếp xúc lâu vì thanh toán trực tiếp, … Các hoạt động thanh toán thông qua App chủ yếu dùng để thanh toán hóa đơn điện, nước, truyền hình Cap, chuyển tiền, nạp tiền, rút tiền từ ví về tài khoản ngân hàng liên kết, … Bảng 2.1: Quy trình thanh toán bằng ví điện tử qua Internet

Giai đoạn đặt hàng

Tìm kiếm sản phẩm trên website thương mại điện tử. Người mua cung cấp thông tin nhận hàng.

Đăng nhập vào ví điện tử. Giai đoạn thanh toán

Lựa chọn hình thức thanh toán thông qua ví điện tử. Xác nhận mã OTP thanh toán được gửi qua SMS.

Giai đoạn nhận hàng

Kết quả giao dịch được thông báo qua SMS hoặc email.

Nguồn: Nguyễn Thị Linh Phương, 2013.

Bảng 2.2: Quy trình thanh toán bằng ví điện tử qua App trên điện thoại di động Chọn App ví điện tử trên điện thoại di động Chọn loại hình giao dịch khách hàng muốn thực hiện Lựa chọn dịch vụ cần thanh toán Chọn mã dịch vụ Nhập mã hóa đơn dịch vụ 12

Cung cấp số điện thoại của khách hàng Đăng nhập ví điện tử Xác nhận thông tin và thanh toán Nguồn: Nguyễn Thị Linh Phương, 2013.

2.1.4 Các mô hình lý thuyết liên quan 2.1.4.1 Về hành vi tiêu dùng: Ý định hành vi (Behaviour Intentions): Là các yếu tố ảnh hưởng đến động cơ tiêu dùng (theo Ajzen, 1991), từ đó thấy được mức độ sẵn sàng, nỗ lực mà cá nhân bỏ ra để thực hiện hành vi. Khi ý định hành vi càng lớn, khả năng thực hiện hành vi càng cao. Việc đo lường ý định hành vi có thể sẽ mang lại hiệu quả cao hơn là đo lường hành vi trong việc nắm bắt tâm lý tiêu dùng của khách hàng, bới vì người tiêu dùng có thể mua sản phẩm hoặc sử dụng do các ràng buộc thay cho các sở thích cá nhân, đặc biệt là đối với lĩnh vực công nghệ. Đây là nhân tố có ý nghĩa nhất cho các hành vi thực tế trong việc dự đoán – Ý định hành vi. Hành vi người tiêu dùng: Là hệ quả các tác động của môi trường bên ngoài vào nhận thức của người dùng, đặc điểm và quá trình quyết định của người mua dẫn đến hành vi mua sắm, sử dụng nhất định. Nó có thể chịu tác động của văn hóa, xã hội, cá nhân, tâm lý, … (theo Kotler, Armstrong, 2012).

2.1.4.2. Về sự hài lòng của khách hàng: Dựa trên lợi ích thực tế của dịch vụ và kỳ vọng trước đó, ta đánh giá sự hài lòng của người tiêu dùng đối với dịch vụ công nghệ ví điện tử. Khi khách hàng hài lòng với những tiện ích của dịch vụ, mức độ sử dụng ví điện tử nhiều hơn, phần trăm ý định giới thiệu cho bạn bè và người thân sử dụng tăng lên bằng nhiều hình thức mạng xã hội, trực tiếp, … Mối liên kết giữa ý định hành vi và phần trăm tiếp tục sử dụng dịch vụ đã được nghiên cứu và chứng minh rõ ràng sự hài lòng trong rất nhiều công trình, bài báo khoa học (Koivisto và Urbaczewski, 2004; Sharma và Sharma, 2019).

2.2 Các kết quả nghiên cứu trước đây 2.2.1 Các yếu tố ảnh hưởng đến ý định sử dụng ứng dụng di động đến mua sắm trực tuyến tại Thành phố Hồ Chí Minh Nguyễn Thị Hồng Hạnh, Dương Minh Hùng, Vũ Duy Phương Trinh, Cao Trương Tường Vy, La Thị Như Ý - Khoa Quản Trị Đại Học 13

Kinh Tế Luật: Nhóm đã nghiên cứu được kết quả khá khả quan, lấy dữ liệu 315 khách hàng khác nhau, về ý định mua sắm thông qua ứng dụng của người tiêu dùng dựa trên lý thuyết chấp nhận công nghệ. Tất cả được biểu thị qua hình 2.3 sau: Hình 2.3 Mô hình nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến ý định sử dụng ứng dụng di động đến mua sắm trực tuyến Tính linh hoạt Thói quen Nhận thức hữu ích Nhận thức dễ sử dụng Ý định sử dụng Tin tưởng ...


Similar Free PDFs