ĐƯỜNG LỐI QUỐC PHÒNG PDF

Title ĐƯỜNG LỐI QUỐC PHÒNG
Author Nguyễn Quỳnh Nhi
Course Quốc Phòng
Institution Trường Đại học Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh
Pages 20
File Size 513 KB
File Type PDF
Total Downloads 379
Total Views 407

Summary

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINHKHOA GIÁO DỤC QUỐC PHÒNGTIỂU LUẬNNHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ CHIẾN TRANHNHÂN DÂN BẢO VỆ TỔ QUỐC VIỆT NAM XÃ HỘICHỦ NGHĨA – LIÊN HỆ THỰC TIỄN VIỆT NAMTRONG TÌNH HÌNH MỚIHỌC PHẦN: 2021MILI270118 – ĐƯỜNG LỐI QUỐC PHÒNG VÀ AN NINH CỦA ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAMThành phố...


Description

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH KHOA GIÁO DỤC QUỐC PHÒNG

TIỂU LUẬN NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ CHIẾN TRANH NHÂN DÂN BẢO VỆ TỔ QUỐC VIỆT NAM XÃ HỘI CHỦ NGHĨA – LIÊN HỆ THỰC TIỄN VIỆT NAM TRONG TÌNH HÌNH MỚI HỌC PHẦN: 2021MILI270118 – ĐƯỜNG LỐI QUỐC PHÒNG VÀ AN NINH CỦA ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM

Thành phố Hồ Chí Minh, ngày 02, tháng 10, năm 2021

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH KHOA GIÁO DỤC QUỐC PHÒNG

TIỂU LUẬN NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ CHIẾN TRANH NHÂN DÂN BẢO VỆ TỔ QUỐC VIỆT NAM XÃ HỘI CHỦ NGHĨA – LIÊN HỆ THỰC TIỄN VIỆT NAM TRONG TÌNH HÌNH MỚI HỌC PHẦN: 2021MILI270118 – ĐƯỜNG LỐI QUỐC PHÒNG VÀ AN NINH CỦA ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM

Họ và tên: NGUYỄN THỊ QUỲNH NHI Mã số sinh viên: 46.01.751.137 Lớp học phần: 2021MILI270118

Giảng viên hướng dẫn: NGUYỄN ĐỨC TRỌNG

Thành phố Hồ Chí Minh, ngày 02, tháng 10, năm 2021

0

PHỤ LỤC LỜI MỞ ĐẦU ........................................................................................................................................ 1 1.

Lý do chọn đề tài ....................................................................................................................... 1

2.

Mục tiêu nghiên cứu của đề tài ................................................................................................ 2

3.

Đối tượng nghiên cứu................................................................................................................ 2

4.

Phạm vi nghiên cứu................................................................................................................... 2

5.

Phương pháp nghiên cứu .......................................................................................................... 2

6.

Kết cấu của đề tài ...................................................................................................................... 2

NỘI DUNG ............................................................................................................................................ 3 PHẦN I: NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ CHIẾN TRANH NHÂN DÂN BẢO VỆ TỔ QUỐC ... 3 1.1.

Mục đích, đối tượng của chiến tranh nhân dân bảo vệ Tổ quốc ....................................... 3

1.1.1.

Mục đích của chiến tranh nhân dân ............................................................................ 3

1.1.2.

Đối tượng tác chiến của chiến tranh nhân dân bảo vệ Tổ quốc ................................ 5

1.2.

Tính chất, đặc điểm của chiến tranh nhân dân Việt Nam bảo vệ Tổ quốc. ..................... 9

1.2.1.

Tính chất. ....................................................................................................................... 9

1.2.2.

Đặc điểm....................................................................................................................... 10

TIỂU KẾT PHẦN 1 ........................................................................................................................ 13 PHẦN II: LIÊN HỆ THỰC TIỄN VIỆT NAM TRONG TÌNH MỚI. .......................................... 13 TIỂU KẾT PHẦN II ....................................................................................................................... 15 KẾT LUẬN .......................................................................................................................................... 16 TÀI LIỆU THAM KHẢO .................................................................................................................. 17

1

LỜI MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Truyền thống “lấy yếu đánh mạnh”, “lấy ít địch nhiều” đã giúp dân tộc Việt Nam có được chỗ đứng vững chắc trong lịch sử hàng nghìn năm của mình. Sau Chiến tranh thế giới thứ hai, chúng ta nhận thức rõ hơn về sức mạnh quân sự của nhân dân, vì vậy, trang bị sức mạnh toàn dân trong chiến tranh nhân dân, bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa là một trong những quan điểm, tư tưởng cơ bản trong đường lối quân sự của Đảng ta và của Quốc gia. Với cơ cấu sức mạnh quân sự như vậy, chúng ta xác định rõ: Chiến tranh nhân dân là quá trình “kiên quyết bảo vệ độc lập, chủ quyền, thống nhất toàn vẹn lãnh thổ, bảo vệ an ninh quốc gia, trật tự xã hội, bảo đảm văn hóa, phát huy hết tiềm năng của đất nước. " Bảo vệ Đảng, Tổ quốc, Nhân dân và chế độ xã hội chủ nghĩa; bảo vệ sự nghiệp trẻ hóa, công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước; bảo vệ lợi ích của đất nước, của dân tộc, giữ vững an ninh chính trị, trật tự, an toàn xã hội, văn hóa; giữ vững ổn định chính trị, hòa bình. môi trường và phát triển theo định hướng xã hội chủ nghĩa của đất nước”. Vì chiến tranh nhân dân là bảo vệ Tổ quốc xã hội chủ nghĩa, đối tượng của chiến tranh là chủ nghĩa đế quốc và các thế lực phản động chống phá, xâm lược, lật đổ cách mạng. Hiện nay chúng đang thực hiện chiến lược “diễn biến hòa bình” bạo loạn, lật đổ ở nước ta, xóa bỏ chủ nghĩa xã hội, sẵn sàng dùng vũ trang can thiệp quân sự bất cứ lúc nào. Chúng chỉ chực chờ thời cơ để tìm kiếm âm mưu, thủ đoạn phản cách mạng, dùng cách đánh nhanh, thắng nhanh, kết hợp đánh quân sự bên ngoài với bạo loạn, lật đổ bên trong, phi vũ trang để đánh lừa dư luận. Tuy nhiên, chúng ta cũng có những thuận lợi nhất định, bởi đây là cuộc chiến tranh phi nghĩa, không tránh khỏi sự phản đối của nhân loại. Ngoài ra, dân tộc ta là dân tộc có tinh thần yêu nước, chống Nhật, chắc chắn sẽ gây tổn thất nặng nề cho chúng và đánh bại cuộc chiến tranh xâm lược của kẻ thù. Để góp phần giải quyết vấn đề cấp bách nêu trên, tôi chọn và thực hiện đề tài: “Những vấn đề chung về chiến tranh nhân dân bảo vệ tổ quốc việt nam xã hội chủ nghĩa – liên hệ thực tiễn việt nam trong tình hình mới” làm tiểu luận kết thúc học phần với mong muốn góp phần nhằm đạt được mục tiêu của chiến tranh nhân dân và nhiệm vụ quốc phòng, chúng ta phải linh động, hiểu biết tình hình và có chuẩn bị về mọi mặt. Hình thái đất nước phải được chuẩn bị sẵn sàng, thế trận quốc phòng, an ninh nhân dân phải được củng cố vững chắc, có điều kiện để phát huy sức mạnh tổng hợp chủ động đánh địch ngay từ ngày đầu và lâu dài. Để đạt được mục tiêu của chiến tranh nhân dân và nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc, chúng ta phải linh hoạt, nắm chắc tình hình, chuẩn bị mọi mặt. Phải chuẩn bị sẵn sàng nhà nước, củng cố vững chắc tình hình quốc phòng, an ninh nhân dân, tạo điều kiện phát huy lực lượng chung, ngay từ ngày đầu phải chủ động kháng chiến lâu dài. Chúng ta đã phát động Chiến tranh nhân dân bảo vệ Tổ quốc góp phần thực hiện các mục tiêu to lớn của kỷ nguyên hòa bình, độc lập dân tộc, dân chủ và tiến bộ xã hội.

2

2. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài Đề tài nghiên cứu nhằm làm rõ những vấn đề chung về chiến tranh nhân dân bảo vệ tổ quốc việt nam xã hội chủ nghĩa – liên hệ thực tiễn việt nam trong tình hình mới. 3. Đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của đề tài là chiến tranh nhân dân bảo vệ tổ quốc việt nam xã hội chủ nghĩa – liên hệ thực tiễn việt nam trong tình hình mới. 4. Phạm vi nghiên cứu Đề tài tập trung nghiên cứu về vấn đề chiến tranh nhân dân bảo vệ tổ quốc việt nam xã hội chủ nghĩa. 5. Phương pháp nghiên cứu Đề tài nghiên cứu dựa trên cơ sở phương pháp luận của chủ trương, đường lối, quan điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam. Sử dụng các phương pháp về quan điểm hệ thống – cấu trúc, quan điểm lịch sử, phân tích – tổng hợp, thống kê, quan điểm thực tiễn để xem xét nội dung liên quan đến vấn đề nghiên cứu và định hướng cho quá trình nghiên cứu. 6. Kết cấu của đề tài Đề tài gồm: Mở đầu; 2 phần ; kết luận và tài liệu tham khảo.

3

NỘI DUNG PHẦN I: NHỮNG V ẤN ĐỀ CHUNG VỀ CHIẾN TRANH NHÂN DÂN BẢO VỆ TỔ QUỐC 1.1. Mục đích, đối tượng của chiến tranh nhân dân bảo vệ Tổ quốc 1.1.1. Mục đích của chiến tranh nhân dân Khái niệm chiến tranh nhân dân “là chiến tranh chính nghĩa do quần chúng nhân dân tiến hành, có lực lượng vũ trang làm nòng cốt, dưới sự lãnh đạo của giai cấp cách mạng hoặc lực lượng xã hội tiến bộ bằng mọi loại vũ khí (thô sơ, hiện đại), tiến hành dưới nhiều hình thức để chống xâm lược hoặc ách áp bức thống trị trong nước”. Chiến tranh nhân dân Việt Nam là quá trình sử dụng tiềm lực của đất nước, nhất là tiềm lực quốc phòng an ninh, nhằm đánh bại ý đồ xâm lược lật đổ của kẻ thù đối với cách mạng nước ta. Chiến tranh: Là sự kế tục của chính trị bằng những thủ đoạn khác, cụ thể là bằng bạo lực. Chiến tranh: Hiện tượng chính trị - xã hội có tính lịch sử là sự kế tục của chính trị bằng thủ đoạn bạo lực giữa các tập đoàn xã hội trong nước. Theo đó, chiến tranh nhân dân Việt Nam gồm có chiến tranh giải phóng và chiến tranh bảo vệ Tổ quốc do nhân dân Việt Nam tiến hành, đó là cuộc chiến tranh “của dân, do dân, vì dân”, mang tính nhân dân sâu sắc. Chiến tranh nhân dân bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa là sự kế thừa những tinh hoa quân sự trong lịch sử nhân loại và phát triển sáng tạo truyền thống, nghệ thuật quân sự độc đáo của dân tộc ta, mà nổi bật là truyền thống toàn dân đánh giặc “cả nước chung sức, trăm họ là binh”. Lực lượng của chiến tranh nhân dân là lực lượng toàn dân, bao gồm lực lượng chính trị (phi vũ trang) và lực lượng quân sự, trong đó lực lượng vũ trang ba thứ làm nòng cốt. Trong kháng chiến chống thực dân Pháp, Chủ tịch Hồ Chí Minh khẳng định: Cuộc kháng chiến của ta là cuộc kháng chiến toàn dân, phải động viên toàn dân và vũ trang toàn dân. Vì thế, “bất kỳ đàn ông, đàn bà, bất kỳ ngườ i già, người trẻ, không chia tôn giáo, đảng phái, dân tộc hễ là người Việt Nam thì phải đứng lên đánh thực dân Pháp để cứu Tổ quốc”; thực hiện đánh địch bằng mọi thứ vũ khí, phương tiện với tinh thần ý chí và quyết tâm sắc đá để bảo vệ nền độc lập. Chủ tịch Hồ Chí Minh ra lời kêu gọi “Toàn quốc kháng chiến”, Người nói: “Chúng ta muốn hòa bình, chúng ta phải nhân nhượng. Nhưng chúng ta càng nhân nhượng, thực dân Pháp càng lấn tới, vì chúng quyết tâm cướp nước ta lần nữa!

4

Không! Chúng ta thà hy sinh tất cả, chứ nhất định không chịu mất nước, nhất định không chịu làm nô lệ. …Hễ là người Việt Nam thì phải đứng lên đánh thực dân Pháp để cứu Tổ quốc. Ai có súng dùng súng. Ai có gươm dùng gươm, không có gươm thì dùng cuốc, thuổng, gậy gộc. Ai cũng phải ra sức chống thực dân Pháp cứu nước”… Quyết định của Đảng và Bác Hồ ra lời kêu gọi đồng bào cả nước đứng lên chống giặc, cứu nước đáp ứng đòi hỏi khách quan của lịch sử và nguyện vọng của nhân dân lúc bấy giờ. Một lựa chọn hoàn toàn đúng đắn, không có con đường nào khác. Bởi, nếu không dám chấp nhận cuộc chiến đấu chống thực dân Pháp thì sẽ mất độc lập tự do mới giành được, “độc lập, tự do không thể cầu xin mà có được”. Đồng thời, lời kêu gọi ấy đã phát huy tối đa chủ nghĩa anh hùng cách mạng của nhân dân ta trong thời đại mới. Theo người, chủ nghĩa anh hùng cách mạng phải thấm nhuần trong toàn thể dân chúng, mọi giai cấp, mọi tầng lớp nhân dân, ai cũng phải tham gia kháng chiến. Chủ nghĩa anh hùng cách mạng của nhân dân ta được chuyển biến từ lòng yêu nước, chí căm thù giặc thành quyết tâm quyết chiến và quyết thắng được Người hiệu triệu “Giờ cứu nước đã đến, ta phải hy sinh đến giọt máu cuối cùng để giữ gìn đất nước”. Tư tưởng và tinh thần ấy tiếp tục được Người khơi dậy và phát huy trong kháng chiến chống đế quốc Mỹ xâm lược: “31 triệu đồng bào ta ở cả hai miền, bất kỳ già trẻ, gái trai, phải là 31 triệu chiến sĩ anh dũng diệt Mỹ, cứu nước, quyết giành thắng lợi cuối cùng”. Theo Khoản 4 Điều 2 Luật Quốc phòng 2018 (Có hiệu lực thi hành từ ngày 01/01/2019 ), chiến tranh nhân dân là cuộc chiến tranh toàn dân, toàn diện, lấy lực lượng vũ trang nhân dân làm nòng cốt nhằm bảo vệ độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc và bảo vệ nhân dân, Đảng, Nhà nước, chế độ xã hội chủ nghĩa. Nhằm mục đích: “ Bảo vệ vững chắc độc lập, chủ quyền, thống nhất toàn vẹn lãnh thổ, bảo vệ an ninh quốc gia, trật tự an toàn xã hội và nền văn hóa; bảo vệ Đảng, Nhà nước, nhân dân và chế độ xã hội chủ nghĩa; bảo vệ sự nghiệp đổi mới, công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước; bảo vệ lợi ích quốc gia, dân tộc; bảo vệ an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội và nền văn hóa; giữ vững ổn định chính trị và môi trường hòa bình, phát triển đất nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa.” Bảo vệ vững chắc Tổ quốc cả mặt tự nhiên và chính trị xã hội. Những yếu tố tự nhiên, địa bàn cư trú và hoạt động của một cộng đồng dân cư, gắn bó với quá trình sinh sống, trưởng thành của nhiều thế hệ người; Những yếu tố xã hội như: ngôn ngữ, văn hóa, truyền thống lịch sử nhất là luôn gắn với một chế độ kinh tế, chính trị, xã hội nhất định. Tổ quốc xã hội chủ nghĩa là Tổ quốc mà chế độ xã hội được thiết lập nên bởi chế độ xã hội chủ nghĩa. Bảo vệ Tổ quốc xã hội chủ nghĩa vì thế bao gồm bảo vệ tất cả những yếu tố tự nhiên và xã hội hợp thành, bảo vệ tất cả những gì Tổ quốc xã hội chủ nghĩa đã và đang xây dựng nên, bảo vệ chính quá trình xây dựng chủ nghĩa xã hội.

5

Sức mạnh bảo vệ Tổ quốc là sức mạnh tổng hợp của nhiều yếu tố, vừa là cái hiện hữu vừa là cái tiềm ẩn, cả yếu tố vật chất và yếu tố tinh thần. Vì vậy, để bảo vệ vững chắc Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa phải biết khơi dậy và phát huy cao nhất mọi tiềm năng của đất nước. Trong đó, xây dựng ý thức bảo vệ Tổ quốc xã hội chủ nghĩa cho mọi người dân Việt Nam hiện nay là vấn đề có ý nghĩa cực kỳ quan trọng nhằm phát huy cao nhất yếu tố con người đối với nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc. Vì ý thức bảo vệ Tổ quốc xã hội chủ nghĩa là một bộ phận của ý thức chính trị bao gồm những quan điểm, tư tưởng lý luận và tình cảm, tâm trạng, truyền thống, tập quán, trách nhiệm, ý chí quyết tâm được hình thành, phát triển trong quá trình xây dựng và bảo vệ Tổ quốc xã hội chủ nghĩa. Yêu nước gắn liền với yêu chế độ xã hội chủ nghĩa, không mơ hồ, yêu nước chung chung. Ý thức bảo vệ Tổ quốc biểu hiện tập trung ở tinh thần yêu nước nồng nàn, lòng tự tôn dân tộc, bản lĩnh kiên cường, bất khuất không chịu khuất phục trước mọi kẻ thù. Hồ Chí Minh đã từng khẳng định: “lòng yêu nước và sự đoàn kết của nhân dân ta là một lực lượng vô cùng to lớn không ai thắng nổi”. Vì vậy, phải biết khơi dậy niềm tự hào và phát huy truyền thống yêu nước, tinh thần độc lập tự chủ, kiên cường bất khuất trong xây dựng và bảo vệ Tổ quốc xã hội chủ nghĩa. Chúng ta không chỉ khai thác tài sản sẵn có dù là vô tận mà cần phải xây dựng và phát huy tinh thần yêu nước của dân tộc lên tầm cao mới, có sự chuyển biến về chất nhằm phục vụ sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc xã hội chủ nghĩa. 1.1.2. Đối tượng tác chiến của chiến tranh nhân dân bảo vệ Tổ quốc ❖ Đối tượng tác chiến: Chủ nghĩa đế quốc và các thế lực phản động có hành động phá hoại, xâm lược, lật đổ cách mạng; hiện nay chúng thực hiện chiến lược “Diễn biến hòa bình”, bạo loạn lật đổ để xóa bỏ Chủ nghĩa xã hội ở nước ta và sẵn sang sử dụng lực lượng vũ trang hành động quân sự can thiệp khi có thời cơ. Đối tượng trực tiếp của cách mạng nước ta là các thế lực cản trở, xâm hại đến sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa. Đối tượng tác chiến của quân và dân ta là những lực lượng gây bạo loạn lật đổ, gây xung đột vũ trang, gây chiến tranh xâm lược. Xác định đúng kẻ thù xâm lược của cách mạng Việt Nam và đối tượng tác chiến chiến lược của quân và dân ta mới có cơ sở nghiên cứu, tìm hiểu bản chất chính trị, âm mưu chiến lược và các thủ đoạn nham hiểm của chúng. Phân biệt đúng đối tượng và đối tác, bạn và thù theo quan điểm nghị quyết trung ương VIII khóa IX về “chiến lược bảo vệ Tổ quốc trong tình hình mới”.

6

Hội nhập kinh tế quốc tế ngày nay đang tồn tại, đan xen những thuận lợi, khó khăn, thời cơ và thách thức, vừa hợp tác vừa đấu tranh trong môi trường cạnh tranh quyết liệt. Việc nhận diện đối tượng và đối tác càng trở nên phức tạp. Đối tượng và đối tác không những đan xen mà còn có thể thâm nhập, chuyển hóa lẫn nhau trong những điều kiện hoàn cảnh nhất định. Ngay trong từng lĩnh vực, có những mặt, yếu tố là đối tác nhưng lại có những mặt, yếu tố là đối tượng. Đồng thời Đảng Cộng sản Việt Nam cũng khảng định rõ trong Nghị quyết Trung ương 8 khóa XII: “Bất kỳ thế lực nào có âm mưu và hành động chống phá mục tiêu của nước ta trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc đều là đối tượng của chúng ta” ❖ Âm mưu, thủ đoạn chủ yếu của kẻ thù khi xâm lược Việt Nam. • Thực hiện đánh nhanh, thắng nhanh, kết hợp tiến công quân sự từ bên ngoài vào với hành động bạo loạn lật đổ từ bên trong; đồng thời kết hợp với các biện pháp phi vũ trang. Chủ nghĩa đế quốc và các thế lực thù địch luôn coi Việt Nam là một trọng điểm chống phá quyết liệt. Chúng muốn rửa nỗi nhục thất bại trong chiến tranh trƣớc đây bằng cách “thắng trong hòa bình”, “triệt tiêu kẻ thù cũ” bằng các biện pháp phi vũ trang. Muốn hạ bệ Việt Nam - biểu tƣợng của chủ nghĩa anh hùng cách mạng, lƣơng tri, phẩm giá của nhân loại. - Hiện nay chúng triệt để lợi dụng vấn đề dân tộc, tôn giáo, dân chủ, nhân quyền để tạo cớ can thiệp vào công việc nội bộ của nƣớc ta. Áp đặt giá trị dân chủ, nhân quyền phƣơng tây, coi nhân quyền cao hơn chủ quyền, xuyên tạc tình hình, can thiệp vào công việc nội bộ của nƣớc ta. Sử dụng vấn đề dân tộc, tôn giáo, dân chủ, nhân quyền làm con bài chính trị buộc ta phải tuân theo quĩ đạo của chúng, dần dần chi phối ta, biến nƣớc ta thành một nƣớc lệ thuộc, độc lập một cách giả hiệu. Hiện nay cuộc đấu tranh giai cấp, dân tộc đang diễn ra gay gắt thì kinh tế càng gắn chặt với chính trị. Vì vậy, không có quan hệ kinh tế nào mà đằng sau nó lại không có sự đan xen, ẩn chứa lợi ích giai cấp, lợi ích dân tộc. Toàn cầu hóa trong điều kiện chủ nghĩa tƣ bản chi phối, khống chế thì đi liền với kinh tế bao giờ cũng gắn với những vấn đề chính trị. Nó thƣờng núp dƣới chiêu bài “dân chủ’, “nhân quyền”, “tôn giáo”, “dân tộc” liên quan trực tiếp đến quốc phòng, an ninh, đến sự ổn định chính trị. • Lực lượng tham gia với quân đông, vũ khí trang bị hiện đại. • Khi tiến công thường trong giai đoạn đầu sẽ bao vây, phong toả, sau sử dụng hoả lực đánh bất ngờ, ồ ạt. Giai đoạn thực hành thôn tính lãnh thổ có thể

7

đồng thời hỗ trợ bạo loạn lật đổ ở bên trong của các lực lượng phản động và sử dụng các biện pháp chính trị, ngoại giao để lừa bịp dư luận. Quan điểm của phương Tây: ✓ Can dự xã hội hiệu quả hơn can dự lãnh thổ ✓ Dân chủ đi tới đâu, đô la đi tới đó ✓ Mọi quan hệ đều gắn với vấn đề dân chủ, nhân quyền Áp dụng tiêu chuẩn kép (hai mặt) về dân chủ, nhân quyền trong quan hệ quốc tế, xuất khẩu giá trị dân chủ, nhân quyền sang các nƣớc hòng gây mất ổn định chính trị, tạo cớ can thiệp, lật đổ. Một số trào lưu “dân chủ” hiện nay dưới sự đạo diễn của phương Tây: ✓ Cách mạng nhung ✓ Cách mạng da cam (màu). Thực chất là thay đổi giới lãnh đạo có tư tưởng thân phương Tây, tuân theo quĩ đạo của Mỹ. Trong tuyên bố bình thường hóa quan hệ Việt Nam – Hoa Kỳ ngày 11/7/1995, tổng thống Mỹ B-Clintơn nói: “việc bình thường hóa quan hệ của chúng ta với Việt Nam không phải là kết thúc nỗ lực của chúng ta. Chúng ta sẽ tiếp tục phấn đấu cho đến khi nào chúng ta có được những câu trả lời mà chúng ta có thể có… Tôi tin tưởng rằng, việc bình thường hóa và tăng cường các cuộc tiếp xúc giữa người Mỹ và người Việt Nam sẽ thúc đẩy sự nghiệp tự do ở Việt Nam như đã từng diễn ra ở Liên Xô và Đông Âu trước đây”. Thực chất của việc thúc đẩy dân chủ tự do, dân chủ của Mỹ là xóa bỏ chế độ xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam. Mọi quan hệ kinh tế, văn hóa, ngoại giao… đều nhằm mục tiêu trên. Chúng đang lợi dụng vấn đề khủng bố và chống khủng bố để tạo cớ đưa quân xâm lược, bất chấp liên hợp quốc. ✓ Chính sách cường quyền, bá chủ của Mỹ đã sinh ra chủ nghĩa khủng bố và hoạt động khủng bố. ✓ Mỹ là nơi nuôi dưỡ ng, ủng hộ khủng bố kể cả trùm khủng bố Binlađen. ✓ Còn chủ nghĩa đế quốc sẽ còn chủ nghĩa khủng bố, cuộc đấu tranh chống khủng bố chỉ kết thúc khi không còn nguyên nhân sinh ra nó. ✓ Sau khi Liên Xô và Đông Âu tan rã, lợi dụng ngọn cờ chống khủng bố, Mỹ vươn lên làm bá chủ thế giới, biến thế giới đa cực thành một cực hòng lãnh đạo thế giới đi theo trật tự của Mỹ. ✓ Thực chất của cái gọi là “cuộc chiến chống khủng bố” của Mỹ là mở rộng ảnh hưởng, xác lập vị trị thống trị thế giới của một siêu cường quốc. ✓ Mục đích các cuộc chiến tranh mang danh chống khủng bố là nguồn l...


Similar Free PDFs