Exam 1 November 2020, questions and answers PDF

Title Exam 1 November 2020, questions and answers
Course Quản lý (Management)
Institution Trường Đại học Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh
Pages 13
File Size 242.3 KB
File Type PDF
Total Downloads 62
Total Views 477

Summary

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠOTRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ THÀNH PHỐ HỒ CHÍNH MINH-----------------------------------------TIỂU LUẬN MÔN QUẢN TRỊ HỌCĐỀ TÀI:PHÂN TÍCH NHỮNG ẢNH HƯỞNG CỦA MÔI TRƯỜNGTỔNG QUÁT ĐẾN HOẠT ĐỘNG CỦA VINAMILKLớp học phần: 20D1MANTên: Lê Thiên TrangLớp: KNMssv: 31181025569PHẦN A: GIỚI THIỆU...


Description

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ THÀNH PHỐ HỒ CHÍNH MINH -----------------------------------------

TIỂU LUẬN MÔN QUẢN TRỊ HỌC ĐỀ TÀI: PHÂN TÍCH NHỮNG ẢNH HƯỞNG CỦA MÔI TRƯỜNG TỔNG QUÁT ĐẾN HOẠT ĐỘNG CỦA VINAMILK

Lớp học phần: 20D1MAN50200103 Tên: Lê Thiên Trang Lớp: KN002 Mssv: 31181025569

PHẦN A: GIỚI THIỆU VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN SỮA VIỆT NAM: 1.1 Giới thiệu sơ lược: Vinamilk – tên gọi tắt của công ty cổ phần sữa Việt Nam (Vietnam Dairy Products Joint Stock Company), là một công ty chuyên sản xuất, kinh doanh sữa và các sản phẩm về sữa cũng như thiết bị máy móc liên quan tại Việt Nam. Tính về số lượng và doanh số, Vinamilk được xem là nhà sản xuất sữa hàng đầu Việt Nam. Danh mục sản phẩm của Vinamilk gồm: các sản phẩm chủ lực như sữa bột và sữa nước, các sản phẩm có giá trị cộng thêm như sữa đặc, yogurt uống và yogurt ăn, phó mát và kem. Các sản phẩm của Vinamilk luôn đa dạng về hương vị và bao bì nhằm mang đến cho thị trường và người tiêu dùng nhiều sự lựa chọn. Từ khi bắt đầu đi vào hoạt động năm 1976, công ty đã xây dựng hệ thống phân phối rộng nhất Việt Nam và làm đòn bẩy để giới thiệu các sản phẩm mới như nước ép, sữa đậu nành, café và nước uống đóng chai cho thị trường. Vinamilk là doanh nghiệp hàng đầu của ngành chế biến sữa, hiện đang chiếm lĩnh 75% thị phần sữa tại Việt Nam. Hiện tại Vinamilk tập trung các hoạt động kinh doanh tại thị trường đang tăng trưởng mạnh tại Việt Nam, theo Euromonitor là tăng trưởng bình quân 7,85%. Đa phần các sản phẩm được sản xuất tại 9 nhà máy với tổng công suất vào khoảng 570.406 tấn sữa mỗi năm. Ngoài việc sở hữu mạng lưới phân phối trên cả nước ( 183 nhà phân phối, gần 94000 địa điểm bán hàng phủ đều 64 tỉnh thành), công ty còn xuất khẩu sang các nước khác như Mỹ, Pháp, Úc, Ba Lan, Philipines, Campuchia,… 1.2. Lịch sử hình thành và phát triển

Qúa trình hình thành và phát triển của Vinamilk gồm 3 giai đoạn: giai đoạn 1 (1976 – 1986 ), giai đoạn 2 (1986 – 2005), giai đoạn 3 ( 2005 – Nay ).  Giai đoạn 1 (1976 – 1986 ): Sau khi ba nhà máy Sữa cũ bị chính phủ quốc hữu hóa: Nhà máy sữa Trường Thọ ( tiền thân là nhà máy Consuvina), nhà máy sữa Thống Nhất ( tiền thân là nhá máy Foremost Diaries Vietnam S.A.L), nhà máy sữa bột Dielac. Năm 1976, Công ty sữa Việt Nam có tên là Công ty sữa – Cà phê miền Nam. Đến năm 1986, Công ty được chuyển giao về bộ công nghiệp thực phẩm và đổi tên thành xí nghiệp liên hiệp sữa – bánh kẹo. Lúc này, công ty sở hữu thêm hai nhà máy trực thuộc là nhà máy kẹo Lubico và nhà máy bột dinh dưỡng Bích Chi. Về thành tích ghi nhận trong giai đoạn này, năm 1985 công ty được Nhà nước trao tặng Huân chương Lao động hạng III.  Giai đoạn 2 (1986 – 2005 ): Có thể nói thời kỳ 1986 – 1997 là giai đoạn khó khăn trong sản xuất kinh doanh của đất nước, cơ chế quan liêu bao cấp nặng nề đã làm giảm nhịp độ phát triển của nền kinh tế. Thức hiện đường lối đổi mới của nhà nước, công ty đã chủ động lập phương án sữa chửa và phát triển các cơ sở sản xuất kinh doanh trên toàn quốc: năm 1988, công ty tiến hành khôi phục nhà máy sữa Dielac, sử dụng hoàn toàn kỹ sư tỏng nước với kinh phí 200.000 USD và tiết kiệm được 2,5 triệu USD so với phương án ban đầu là thuê kỹ sư nước ngoài. Xí nghiệp liên hiệp sữa – bánh kẹo chính thức đổi tên thành Công ty sữa Việt Nam ( Vinamilk) vào tháng 3 năm 1992. Với chiến lược phát triển, mở rộng và đáp ứng nhu cầu thị trường ở Miền Bắc Việt Nam. Tháng 3 năm 1994, Vinamilk đã xây dựng thêm nhà máy sữa ở Hà Nội và đi vào hoạt động sau 2 năm xây dựng, nâng tổng số nhà máy trực thuộc lên 4 nhà máy.

Năm 1996, Vinamilk liên doanh với Công ty cổ phần Đông lạnh Quy Nhơn để thành lập Xí nghiệp liên doanh sữa Bình Định. Việc liên doanh này đã giúp cho công ty thâm nhập thành công vào thị trường Miền Trung Việt Nam. Tháng 3 năm 2001, Nhà máy sữa Cần Thơ được xây dựng tại Thành phố Cần Thơ nhằm đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng tại khu vực Đồng Bằng sông Cửu Long và đồng thời xây dựng Xí nghiệp Kho vận tại Thành phố Hồ Chí Minh ( tháng 3/ 2003). Và cũng trong năm 2003, công ty đã khánh thành nhà máy sữa Bình Định vào tháng 5 và nhà máy sữa Sài Gòn vào tháng 6. Trong năm 2005, mua số cổ phần còn lại của Công ty liên doanh sữa Bình Định và xây dựng thêm nhà máy sữa Nghệ An vào tháng 6; nhà máy sữa Tiên Sơn vào tháng 12. Với việc đạt nhiều thành tựu trong cơ chế mới, năm 1991 công ty vinh dự được nhà nước trao tặng Huân chương lao động hạng II, Huân chương lao động hạng I năm 1996 , Danh hiệu Anh hùng lao động năm 2000 và Huân chương Độc lập hạng III năm 2005.  Giai đoạn 3 (2005 – Nay ): Ngày 19 tháng 1 năm 2006, Vinamilk niêm yết trên thị trường chứng khoán Thành phố Hồ Chí Minh, khi đó vốn của Tổng công ty Đầu tư và Kinh doanh Nhà nước chiếm 50,1% vốn điều lệ của công ty. Cũng trong năm 2006, mở phòng khám An Khang tại Thành phố Hồ Chí Minh và tháng 6 – phòng khám cũng cấp dịch vụ tư vấn dinh dưỡng, khám phụ khoa, nhi khoa, khám sức khỏe và cũng là phòng khám đầu tiên quản trị bằng hệ thống thông tin điện tử. Năm 2007, mua 55% cổ phần chi phối của Công ty sữa Sơn Lam vào tháng 9. Năm 2009, phát triển lên đến 135.000 đại lý phân phối, 9 nhà máy sữa và nhiều trang trại nuôi bò sữa tại Nghệ An và Tuyên Quang.

Năm 2010 – 2012, xây dựng thêm nhà máy sữa bột và sữa nước ở Bình Dương với tổng vốn đầu tư 220 triệu USD. Năm 2011, đưa nhà máy sữa Đà Nẵng đi vào hoạt động với vốn đầu tư 30 triệu USD. Năm 2013, đưa nhà máy sữa Việt Nam (Mega) tại Bình Dương đi vào hoạt động với công suất 400 triệu lít sữa/ năm. Năm 2016, khánh thành nhà máy sữa Angkormilk tại Campuchia. Năm 2017, khánh thành trang trại Vinamilk Organic Đà Lạt – trang trại bò sữa hữu cơ đầu tiên tại Việt Nam. Từ năm 2017 đến nay ta có thể thấy Vinamilk vẫn không ngừng phát triển, không ngừng khẳng định thương hiệu qua việc đạt rất nheieuf dnah hiệu và phần thưởng như: Top 100 Doanh nghiệp vừa và nhỏ ở Châu Á do Forbes Asia bình chọn (2010), Top 50 Doanh nghiệp ó doanh thu lớn nhất thế giới (2016), 300 công ty năng động nhất Châu Á (2016),v.v.. Bên cạnh đó, Công ty luôn tuân thủ các thủ tục công bố thực phẩm đúng theo quy định và đảm bảo những sản phẩm của mình luôn đạt chất lượng tốt nhất cho sức khẻo của người tiêu dùng và thân thiện với môi trường. 1.3. Tầm nhìn – Sứ mệnh – Gía trị cốt lõi

 Tầm nhìn: “ Trở thành biểu tượng niềm tin hàng đầu Việt Nam về sản phẩm dinh dưỡng và sức khỏe phục vụ cuộc sống con người”

 Sứ mệnh: “Vinamilk cam kết mang đến cho cộng đồng nguồn dinh dưỡng và chất lượng cao cấp hàng đầu bằng chính sự trân trọng, tình yêu và trách nhiệm cao của mình với cuộc sống con người và xã hội”

 Giá trị cốt lõi:  Chính trực: Liêm chính, trung thực trong ứng xử và trong tất cả các giao dịch.

 Tôn trọng: Tôn trọng bản thân, tôn tọng đồng nghiệp, tôn trọng công ty, tôn trọng đối tác. Hợp tác trong sự tôn trọng.

 Công bằng: Công bằng với nhân viên, khách hàng, nhà cung cấp và các bên liên quan khác.

 Đạo đức: Tôn trọng các tiêu chuẩn đã được thiết lập và hành động một cách đạo đức.

 Tuân thủ: Tuân thủ Luật pháp, Bộ quy tắc ứng xử và các quy chế, chính sách, quy định của công ty. PHẦN B: LÝ THUYẾT VỀ CÁC YẾU TỐ CỦA MÔI TRƯỜNG TỔNG QUÁT Môi trường tổng quát ( hay còn gọi là môi trường vĩ mô) là các yếu tố bên ngoài tổ chức như: kinh tế, xã hội, luật pháp – chính trị, đạo đức, quốc tế, tự nhiên và công nghệ; có tác động gián tiếp làm cho nhà quản trị khó kiểm soát được. 1.1. Yếu tố kinh tế: Yếu tố kinh tế là yếu tố quan trọng nhất trong môi trường tổng quát, nó tác động mạnh mẽ đến môi trường bên trong của các loại hình khác nhau. Có rất nhiều yếu tố ảnh hưởng đến môi trường kinh tế ảnh hưởng đến hoạt động của một doanh nghiệp như tốc độ tăng trưởng kinh tế, giá cả thị trường, lãi suất, tỷ giá hối đoái, lạm phát, chính sách tài chính và chính sách thuế của nhà nước,… Những biến động trong nền kinh tế có thể vừa mang lại cơ hội vừa mang lại rủi ro cho nhà quản trị. 1.2. Yếu tố luật pháp – chính trị: Yếu tố này có ảnh hưởng càng ngày càng lớn đến việc điều chỉnh các hoạt động của doanh nghiệp. Doanh nghiệp phải tuân theo các quy định mà luật pháp đưa ra, quy định nào được phép hoặc không được phép hoặc những ràng buộc đòi hỏi doanh nghiệp phải tuân thủ theo. Các yếu tố luật pháp, chính trị và điều tiết vừa mang lại cơ hội nhưng cũng mang lại nguy cơ cho doanh nghiệp. Chẳng hạn như khi nhà nước thực hiện một số chương trình miễn giảm thuế nhằm tạo

cơ hội cho một số doanh nghiệp tồn tại và tăng trưởng; Ngược lại, việc tăng thuế sẽ đe dọa đến lợi nhuận của doanh nghiệp. 1.3. Yếu tố văn hóa, xã hội: Môi trường văn hóa – xã hội là bao gồm những giá trị, những chuẩn mực được chấp nhận và tôn trọng bởi một xã hội hoặc một nền văn hóa cụ thể. Các khía cạnh hình thành nên môi trường văn hóa – xã hội có tác động rất lớn đến hoạt động kinh doanh như: giá trị đạo đức, thẩm mỹ, lối sống, nghề nghiệp; những phong tục tập quán, truyền thống của từng vùng, miền; trình độ nhận thức, học vấn của xã hội,…Là một nhà quản trị cần phải nắm vững được hai khuynh hướng: đầu tiên là giữ vững tinh hoa văn hóa dân tộc, thứ hai là biết hòa nhập với các nền văn hóa khác để đưa ra những sản phẩm phù hợp với từng nền văn hóa khác nhau. 1.4. Yếu tố kỹ thuật công nghệ: Cac yếu tố công nghệ ngày càng trở nên quan trọng trong thời đại công nghệ phát triển như hiện nay, nó chứa đựng nhiều cơ hội và đe dọa đến nhiều doanh nghiệp. Nó quyết định rất lớn đến môi trường cạnh tranh, tác động đến hai yếu tố cơ bản tạo nên khả năng cạnh tranh của một sản phẩm trên thị trường đó là chất lượng và giá bán. Khi một công nghệ mới xuất hiện thì sản phẩm sử dụng công nghệ mới sẽ tăng ưu thế cạnh tranh trên thị trường và đe dọa đến các sản phẩm truyền thống; sự bùng nổ của công nghệ mới sẽ làm cho công nghệ hiện tại nhanh chóng trở nên lỗi thời và tạo ra áp lực cho các đối thủ trong ngành phải tăng cường đổi mới công nghệ. Do đó, kỹ thuật và công nghệ mới sẽ giúp cho các cơ sở sản xuất trang bị cho cơ sở sản xuất kỹ thuật và là tiền đề để các doanh nghiệp ổn định và nâng cao khả năng cạnh tranh của mình. 1.5. Yếu tố đạo đức: Đạo đức kinh doanh được xem là một khía cạnh quan trọng trong môi trường kinh doanh, là giới hạn ngăn chặn những hành vi xấu và thúc đẩy những hành vi tốt. Những quan điểm về đạo đức ảnh hưởng

đến thái độ của các nhà quản trị đối xử với nhau trên thương trường, đến nhân viên, khách hàng. Doanh nghiệp nào cũng đều phải đặt ra một khuôn khổ đạo đức nhất định trong nguyên tắc điều hành.

PHẦN C: NHỮNG ẢNH HƯỞNG CỦA MÔI TRƯỜNG TỔNG QUÁT ĐẾN HOẠT ĐỘNG CỦA VINAMILK

1.1. Yếu tố kinh tế: Toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế đã giúp cho nền kinh tế Việt Nam ngày càng phát triển. Việt Nam bắt đầu gia nhập WTO là động lực thúc đẩy cho Vinamilk mở rộng thị trường không chỉ trong nội địa ( nhờ mức sống người dân được cải thiện) mà còn cả nước ngoài, tạo điều kiện cho Vinamilk học hỏi thêm nhiều kinh nghiệm về các công nghệ sản xuất và chế biến sữa trên thế giới. Mặc dù việc gia nhập WTO mang lại cơ hội cho Việt Nam lẫn Vinamilk ( như tiến sĩ Carl Thayer đã nói “ Mối lợi lớn nhất là các mặt hàng xuất khẩu của Việt Nam sẽ không còn bị phân biệt đối xử…” ) nhưng vẫn không thể tránh khỏi những thách thức. Các nhà máy sản xuất sữa có chấp lượng thấp, lạc hậu về kỹ thuật hay những nhà máy có quy mô nhỏ sẽ rất khó đương đầu với những tập đoàn sữa lớn mạnh trên thế giới như Lactalis, Abbott,… Mô hình quản lý chăn nuôi bò sữa ở nước ta vẫn còn nhiều thiếu sót, chua đạt được hiệu quả tối ưu và nhiều nguồn nguyên nguyên liệu phục vụ cho việc sản xuất vẫn còn khan hiếm bắt buộc công ty phải nhập khẩu từ nước ngoài về khiến cho sản phẩm đầu ra bán với giá rất cao, khiến người tiêu dùng e ngại về việc có nên tin dùng sản phẩm nội địa với mức giá cao như vậy không? Bên cạnh đó, tâm lý sính ngoại của người Việt vẫn còn rất cao, học sẵn sàng bỏ ra một số tiền lớn với mức giá có thể trên 200% để mua sữa nhập. 1.2. Yếu tố tự nhiên:

Các yếu tố tự nhiên như vị trí địa lý, khí hậu, đất đai, nguồn tài nguyên,môi trường không khí, nước,… có tác động đáng kể đến hoạt động của công ty. Nền công nghiệp nước ta ngày càng phát triển, nhà máy xuất hiện ở mọi nơi, điều này đe dọa đến nền sinh thái của môi trường tự nhiên như ô nhiễm sông, hồ, nạn phá rừng chặt cây dễ dẫn đến lũ lụt, hạn hán… Do đó, sự biến đổi của tự nhiên đã làm cho một số nguyên liệu trở nên khan hiếm, thiếu hụt dẫn đến việc giá nguyên liệu bị tăng lên với giá cao ngất ngưỡng. Khí hậu ở Việt Nam là khí hậu nhiệt đới gió mùa nóng ẩm, tuy nhiên cũng có những vùng có khí hậu ôn hòa hơn phù hợp với việc chăn nuôi bò sữa như Lào Cai, Sa Pa, Đà Lạt,… Nhiệt độ quá thấp hoặc quá cao ( dưới 5 độ C, trên 21 độ C hoặc 27 độ C) làm cho sản lượng sữa bị giảm đáng kể, chất lượng cỏ cho bò ăn cũng giảm chất lượng. Với điều kiện khí hậu nước ta dễ dẫn đến việc bò sữa kén ăn, tiêu hóa chậm, giảm khả năng sinh sản và cho sữa. Đồng thời ,nhiệt độ nóng ẩm và sự thay đổi khí hậu toàn cầu sẽ ảnh hưởng đến quá trình bảo quản thức ăn và là nguyên nhân gây ra bệnh cho bò sữa. Không chỉ ảnh hưởng đến bò sữa mà quá trình sản xuất và chế biến sản phẩm cũng bị ảnh hưởng bởi nhiệt độ chẳng hạn như quá trình lên men sữa chua, bảo quản sữa bò,… khiến cho chất lượng bị giảm. 1.3. Yếu tố công nghệ: Hiện nay trên thế giới đã có rất nhiều công ty cải tiến từ qui trình sản xuất,đóng gói đến bảo quản bằng những thiết bị, máy móc tiên tiến nhất. Vinamilk cũng không ngoại lệ, trong suốt thời gian qua Vinamilk đã không ngừng nghiên cứu, cải tiến hoạt động sản xuất. Chẳng hạn như: - Phát triển từ công nghệ “gõ” sang công nghệ “ thổi khí” để sản xuất sữa bột. - Đầu tư sử dụng công nghệ sản xuất vỏ lon 2 mảnh.

- Sử dụng công nghệ chiết rót vô trùng và công nghệ tiệt trùng UTH để giữ được hương vị của sữa trong vòng 6 tháng. - Đầu tư xây dựng hệ thống xử lý nước thải hiện đại - … Với công nghệ và trang thiết bị hiện đại, Vinamilk đã mang đến cho thị trường những sản phẩm đạt chuẩn về mặt chất lượng lẫn vệ sinh. Không những vậy còn giúp cho Vinamilk khẳng định được thương hiệu của mình và tăng sự tin cậy của người tin dùng đối với các sản phẩm của công ty, từ đó giúp doanh thu của công ty tăng trưởng mạnh hơn. 1.4. Yếu tố văn hóa, xã hội: Đại đa số người Việt thường có thói quen sử dụng các sản phẩm đồ ngọt, các sản phẩm đóng hộp và các sản phẩm liên quan đến sữa. Trong thời buổi hiện nay thì không khó để người tiêu dùng tiếp cận đến các nguồn thông tin như qua các trang abso điện tử, tivi, loa đài, hình ảnh quảng cáo, băng rôn có ở khắp mọi nơi,…Điều này khiến cho con người cảm thấy nhu cầu tiêu dùng của mình ngày càng cao và mong muốn được thỏa mãn. Người Việt ta từ xưa đến nay luôn hướng về cội nguồn, hướng về những giá trị văn hóa, truyền thống tốt đẹp; luôn nhớ về các ngày lễ cổ truyền, thể hiện tấm lòng nhân ái,…những điều này như ăn sâu vào mỗi người dân Việt Nam. Chính vì thế mà Vinamilk đã cho ra đời các hình ảnh, các đoạn video quảng cáo hết sức gần gũi như hình ảnh chú bò trên đồng cỏ thể hiện những giá trị lao động hay hình ảnh quảng cáo với nội dung ý nghĩa “ sáu triệu ly sữa cho trẻ em nghèo, và thực hiện nhiều chiến dịch quyên góp, từ thiện khác…. Từ đây, Vinamilk đã tạo cho người tiêu dùng sự tin tưởng và thúc đẩy mua hàng nhiều hơn. 1.5. Yếu tố luật pháp – chính trị: Chính trị có ý nghĩa rất lớn đối với nền kinh tế Việt Nam. Khi tình hình chính trị ổn định, kinh tế tăng trưởng và kéo theo đó mức sống của người dân cũng được nâng cao do vấn nạn thiếu việc làm được

giải quyết, giúp người lao động tăng thu nhập; từ đó, nhu cầu tiêu dùng của họ cũng tăng theo. Bên cạnh đó, các doanh nghiệp Việt nam nói chung và Vinamilk nói riêng cũng sẽ nhận được những tác động tích cực trong việc tạo lập và triển khai các chiến lược phát triển của mình. Vinamilk luôn cam kết thực hiện đúng những quy định mà Nhà nức đã đặt ra như sản xuất phải gắn liền với bảo vệ môi trường, sản phẩm phải đảm bảochất lượng, đảm bảo sức khỏe người tiêu dùng; tuân thủ, thực hiện tốt các luật về lao động, kinh tế, cạnh tranh lành mạnh,… Và nhờ những chính sách ưu đãi của nhà nước về việc khuyến khích nuôi bò sữa ở các vùng cao nguyên, đồi núi, các vùng kinh tế mới; Vinamilk đã tạo ra thêm nguồn nguyên liệu cho công ty, giảm bớt tình trạng khan hiếm nguyên liệu phải nhập khẩu với giá đắt đỏ.

PHẦN D: NHỮNG GIẢI PHÁP GIÚP VINAMILK THÍCH ỨNG VỚI NHỮNG ẢNH HƯỞNG CỦA MÔI TRƯỜNG TỔNG QUÁT Những giải pháp giúp Vinamilk thích ứng với sự ảnh hưởng của môi trường tổng quát: - Thứ nhất, công ty cần nghiên cứu kỹ thị trường trong nước lẫn thị trường ngoài nước. Nghiên cứu thị trường theo chu kỳ 6 tháng một lần để biết đối thủ của mình làm gì, khách hàng cần gì, mình có những lợi thế nào r...


Similar Free PDFs