Final - For reference PDF

Title Final - For reference
Author Anh Trường Tạ
Course Chủ nghĩa xã hội khoa học
Institution Trường Đại học Ngoại thương
Pages 37
File Size 1 MB
File Type PDF
Total Downloads 82
Total Views 183

Summary

For reference...


Description

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG CƠ SỞ II – TP. HỒ CHÍ MINH -------***-------

ĐỀ CƯƠNG NGHIÊN CỨU KHOA HỌC Chuyên ngành: Kinh tế đối ngoại

ĐỀ TÀI:

CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN QUYẾT ĐỊNH SỬ DỤNG DỊCH VỤ ĐẶT ĐỒ ĂN TRỰC TUYẾN QUA ỨNG DỤNG DI ĐỘNG CỦA GIỚI TRẺ TRÊN ĐỊA BÀN TP. HỒ CHÍ MINH Nhóm sinh viên thực hiện: Nguyễn Thị Minh Phương – MSSV: 2011156089 Phan Nguyễn Thiên Trang – MSSV: 2011155631 Đặng Thế Trường – MSSV: 2011155650 Nguyễn Đoàn Mỹ Uyên – MSSV: 2011156115 Lê Nhã Uyên – MSSV: 2011156116 Mã lớp: K59CLC5

TP. Hồ Chí Minh, tháng 10 năm 2020

MỤC LỤC CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU……………………………………1 1.1 Tính cấp thiết của đề tài………………………………………………………………..1 1.2 Tổng quan tình hình nghiên cứu và tính mới…………………………………………2 1.2.1 Tổng quan.………………………………………………………………………………..……..2 1.2.1.1

Tình

hình

nghiên

cứu

nước

ngoài

…...

……………………………………………………..2 1.2.1.2 Tình hình nghiên cứu trong nước…………………………………………………………..7 1.2.2 Tính mới……………………………………………………………………………….8 1.3

Mục

tiêu

nghiên

cứu…………………………………………………………………….9 1.4 Câu hỏi nghiên cứu……………………………………………………………………..9 1.5 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu…………………………………………………….10 1.5.1 Đối tượng nghiên cứu………………………………………………………………………..10 1.5.2 Phạm vi nghiên cứu……………………………………………………………………….....10 1.6 Phương pháp nghiên cứu……………………………………………………………...10 1.6.1 Phương pháp nghiên cứu định tính……………………………………………………….10 1.6.2 Phương pháp nghiên cứu định lượng……………………………………………………..11 1.7 Cấu trúc của đề tài…………………………………………………………………….11 CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU…………………..13 2.1

Các

khái

niệm

chính…………………………………………………………………...13 2.1.1 Khái niệm dịch vụ…………………………………………………………………………….13 2.1.2 Khái niệm dịch vụ điện tử…………………………………………………………………...13 2.1.3

Dịch

vụ

đặt



giao

đồ

ăn

trực

tuyến………………………………………………...........13 2.1.4 Ứng dụng di động đặt đồ ăn trực tuyến…………………………………………………...15 2.2 Cơ sở lý thuyết về hành vi tiêu dùng và quyết định mua sắm (sử dụng)…………..15 2.2.1



thuyết

về

hành

vi

tiêu

dùng……………………………………………………….16 2.2.2 Mô hình về hành vi tiêu dùng………………………………………………………..16

2.2.3 Mô hình quá trình ra quyết định mua sắm (sử dụng)………………………………16 2.2.3.1 Trình bày mô hình…………………………………………………………………..16 2.2.3.2 Các yếu tố ảnh hưởng đến quá trình ra quyết định theo Philip Kotler…………......18 2.3 Các mô hình lý thuyết đánh giá quyết định sử dụng dịch vụ đặt và giao món ăn truyền thống qua ứng dụng di động……………………………………………………...19 2.3.1 Mô hình thuyết hành động hợp lí (TRA – Theory of Reasoned Action)…………...19 2.3.2 Mô hình chấp nhận công nghệ (TAM – Technology Acceptance Model)………….20 2.3.3 Mô hình nghiên cứu và sử dụng công nghệ………………………………………...22 2.4 Mô hình nghiên cứu…………………………………………………………………...23 2.4.1 Nghiên cứu tham khảo………………………………………………………………23 2.4.2 Mô hình và giả thuyết nghiên cứu…………………………………………………..23 2.4.2.1 Mô hình nghiên cứu các yếu tổ ảnh hưởng đến quyết định sử dụng dịch vụ đặt và giao món trực tuyến thông qua ứng dụng di động………………………………………….23 2.4.2.2 Giả thuyết nghiên cứu………………………………………………………………24 CHƯƠNG 3: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU………………………………………...28 3.1 Phương pháp nghiên cứu định tính…………………………………………………..28 3.2 Phương pháp nghiên cứu định lượng………………………………………………...28 CHƯƠNG 4: KẾ HOẠCH NGHIÊN CỨU……………………………………………...29 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO.……………………………………………….. 31

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT

STT

Từ viết tắt

Tiếng Anh

Tiếng Việt

1

BMI

Body Mass Index

Chỉ số khối cơ thể

2

EFA

Exploratory Factor Analysis

Phân tích nhân tố khám phá

3

FC

Facilitating Conditions

Điều kiện thuận lợi

4

FDA

Food Delivery Application

Ứng dụng đặt món

5

NCS

6

OFDS

Online Food Delivery System

7

PE

Performance Expectancy

Hiệu suất kì vọng

8

PEU

Perceived Ease of Use

Tính dễ sử dụng cảm nhận

9

PU

Perceived Usefulness

Tính hữu ích cảm nhận

10

PV

Price Value

Giá trị giá cả

11

SC

Social Influence

Ảnh hưởng xã hội

12

TAM

Technology Acceptance Model

13

ThS

14

TRA

15

UTAUT

Nghiên cứu sinh Hệ thống giao đồ ăn trực tuyến

Mô hình chấp nhận công nghệ Thạc sĩ

Theory of Reasoned Action

Thuyết hành động hợp lý

Unified Theory of Acceptance and Use of Thuyết chấp nhận và sử dụng Teachnology

công nghệ

1

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU 1.1 Tính cấp thiết của đề tài Cùng với ứng dụng rộng rãi của công nghệ thông tin hiện đại và sự phủ sóng Internet, thương mại điện tử (TMĐT) trên thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng đã và đang có những bước chuyển biến mạnh mẽ, xâm nhập vào mọi lĩnh vực kinh doanh như: trang bán lẻ, trang mua theo nhóm, diễn đàn rao vặt, chợ mua bán trực tuyến và đặc biệt là các ứng dụng đặt đồ ăn trực tuyến. Giao nhận đồ ăn trực tuyến là mảng kinh doanh đang thu hút hàng tỉ đô la Mỹ đầu tư trên khắp thế giới, từ các quỹ đầu tư mạo hiểm đang muốn tạo nên một công ty tầm cỡ như GrubHub và Just Eat. Ở Việt Nam, nền tảng này cũng đang không ngừng nở rộ và mọc lên nhanh chóng. Qua số liệu thống kê của một số tổ chức, thị trường đặt món trực tuyến ở Việt Nam hiện đang rất tiềm năng. Theo thống kê từ Hiệp hội các nhà bán lẻ Việt Nam, năm 2017, mới chỉ có 30% số người dân thành thị sử dụng các dịch vụ đặt món trực tuyến tại Hà Nội và TP.HCM nhưng trong 6 tháng đầu năm 2018, con số này đã lên tới hơn 70%. Như vậy, chỉ trong một năm, lượng người dùng dịch vụ này đã tăng tới 40%, một tốc độ quá nhanh, mặc dù mới chỉ giới hạn ở khu vực thành thị, nơi tập trung lượng dân văn phòng lớn. Theo công ty nghiên cứu thị trường và dữ liệu người tiêu dùng Statista, doanh thu trong mảng giao nhận thực phẩm trực tuyến tại Việt Nam đạt 146 triệu USD năm 2019. Trong đó, mảng giao đồ ăn trực tiếp từ nhà hàng cho khách đạt 127 triệu USD, với 7,3 triệu người dùng, trong khi giao dịch qua cổng ứng dụng (platform to consumers) là 19 triệu USD, tương đương 1,2 triệu người dùng và tăng trưởng 68,8% hằng năm. Theo một kết quả nghiên cứu mới được GCOMM công bố, 5 ứng dụng đặt đồ ăn trực tuyến phổ biến nhất tại thị trường Việt Nam gồm GrabFood, Delivery Now (Foody), GoFood, Lala và Lixi, theo thứ tự mức độ phổ biến. GrabFood, dịch vụ giao đồ ăn của Grab, được thành lập tại Việt Nam sau khi có mặt tại Indonesia và Thái Lan. Theo số liệu do Grab công bố, GrabFood đang đạt mức tăng trưởng ấn tượng (81% thị phần) tại TP.HCM và Hà Nội, đồng thời đã cung cấp dịch vụ cho 15 tỉnh thành trên khắp đất nước sau một năm. Bên cạnh đó, tháng 7/2017, nhà sáng lập của Foody từng chia sẻ Now có gần 10.000 đơn hàng mỗi ngày. Con số ở thời điểm hiện tại có thể đã cao hơn nhiều. Đặc biệt, trong bối cảnh đại dịch toàn cầu COVID-19 đang hoành hành, khi người dân bắt buộc phải ở nhà và thực hiện cách ly xã hội thì các dịch vụ giao đồ ăn trực tuyến

2

càng trở nên phổ biến hơn bao giờ hết. Thị trường gọi món trực tuyến tại Việt Nam chứng kiến nhiều sự phát triển vượt bậc do tác động của giãn cách xã hội, cụ thể, một khảo sát được thực hiện gần đây của Nielsen đã chỉ ra COVID-19 khiến hơn 50% người Việt giảm việc mua trực tiếp ở các cửa hàng. Theo Statista, doanh thu của Việt Nam trong thị trường giao đồ ăn lên tới 274 triệu đô la Mỹ vào năm 2020, được hỗ trợ bởi tốc độ tăng trưởng kép hàng năm là 16,5% trong giai đoạn 2020 - 2024, dẫn đến khối lượng thị trường là 505 triệu đô la Mỹ vào năm 2024. Mức trung bình doanh thu trên mỗi người dùng hiện lên tới 37,41 đô la Mỹ và con số này được dự đoán sẽ tăng thêm khi thị trường trưởng thành. Chưa kể, theo nghiên cứu của Kantar TNS, thị trường này sẽ tăng lên tới 449 triệu USD vào năm 2023. Nếu như trước đây khách hàng sử dụng ứng dụng để đặt món vì không còn lựa chọn nào khác trong thời gian giãn cách xã hội thì giờ đây họ đã bắt đầu nhận thấy sự tiện ích của loại hình dịch vụ này. Sự giãn cách đảm bảo an toàn giữa người mua và người giao hàng đã giúp cho người sử dụng dịch vụ này cảm thấy yên tâm hơn và tiếp tục sử dụng. Sau khi khảo sát một số chủ quán ăn vừa bán tại chỗ vừa liên kết với các ứng dụng giao đồ ăn trực tuyến, sau thời gian giãn cách xã hội, mặc dù lượng khách đã quay trở lại ăn tại quán dần tăng lên nhưng trên các ứng dụng đặt món vẫn duy trì tốt. Trạng thái “bình thường mới” mà dịch bệnh Covid-19 thiết lập nên đã góp phần hình thành, duy trì thói quen ăn uống thông qua đặt hàng trực tuyến này của một số người dùng. Vì thế, một số quán đã thay đổi cách bán hàng, đẩy mạnh phát triển dịch vụ này. Xuất phát từ thực tế sự phổ biến và đa dạng của các nền tảng mua sắm đồ ăn trực tuyến trên, tác giả đã chọn đề tài: “Các yếu tố ảnh hưởng tới quyết định sử dụng dịch vụ đặt đồ ăn trực tuyến qua ứng dụng di động của giới trẻ trên địa bàn TP. Hồ Chí Minh” nhằm giúp người dùng trẻ có thể cân nhắc lựa chọn dịch vụ đặt và giao đồ ăn phù hợp về chất lượng cũng như tính kinh tế, đồng thời qua đó giúp các doanh nghiệp liên quan cải thiện và nâng cao khả năng cung cấp dịch vụ. 1.2 Tổng quan tình hình nghiên cứu và tính mới 1.2.1 Tổng quan 1.2.1.1 Tình hình nghiên cứu nước ngoài Thương mại điện tử đã và đang mang đến nhiều thay đổi đáng kể cho xã hội, thay đổi hình thức kinh doanh truyền thống bằng cách tạo ra một phương thức kinh doanh mới phù hợp với cuộc sống hiện đại, nổi bật là thị trường gọi món trực tuyến. Thị trường này đã phát

3

triển từ rất lâu tại các nước như Mỹ, Đức, Thổ Nhĩ Kỳ,… theo Carsten Hirschberg (2016). Charlene Lim, Miranda Mirosa và Phil Bremer (2020) trong nghiên cứu về tổng quan nền tảng dịch vụ giao, đặt đồ ăn trực tuyến và ảnh hưởng của chúng đến khả năng duy trì bền vững đã chỉ ra rằng sự lớn mạnh của thị trường gọi món trực tuyến là một xu hướng toàn cầu, có rất nhiều quốc gia trên thế giới có ít nhất một nền tảng lớn ở mảng này và Trung Quốc đang dẫn đầu về thị phần trên thị trường đặt và giao món ăn trực tuyến, sau đó là Mỹ với thị trường đang phát triển mạnh tại Ấn Độ và Braxin. Theo Matthew Keeble, Jean Adams, Gary Sacks, Lana Vanderlee, Christine M. White, David Hammond và Thomas Burgoine (2020), đến hiện tại, các thương hiệu nổi bật trên thị trường gọi món trực tuyến như Just Eat và Uber Eats, đã có mặt tại hơn 13 quốc gia, Deliveroo xuất hiện ở 12 quốc gia, Grubhub được thiết lập ở rất nhiều các thành phố dọc nước Mỹ. Tại Việt Nam, loại hình này được đưa vào áp dụng lần đầu tiên với sự ra đời của Vietnammm.com vào tháng 2 năm 2011, tiếp đó hàng loạt các website, ứng dụng hỗ trợ giao đồ ăn trực tuyến được giới thiệu với người dân, trong đó phải kể đến các tên tuổi như Delivery Now, GrabFood, GoFood,… Trên thế giới đã có nhiều công trình nghiên cứu, bài phân tích liên quan đến thị trường đặt đồ ăn trực tuyến. Trong nghiên cứu “Technology at the table: An overview of Food Delivery Apps” của tác giả Catarina Jardim Ribeiro (2018) thông qua phương pháp định tính và định lượng, bài nghiên cứu phân tích tình hình tổng quan của các ứng dụng giao đồ ăn trực tuyến và thu được những kết quả nhất định: thể hiện được sự phổ biến của các ứng dụng đặt đồ ăn trực tuyến, chỉ ra được sự tiện lợi và sự chính xác khi giao hàng là yếu tố quan trọng nhất đề làm hài lòng khách hàng và cả những yếu tố làm người dùng thất vọng: đồ ăn nhận được không đạt chất lượng, thời gian giao hàng chậm,… và phân tích thành công mối quan hệ giữa sự hài lòng, lòng trung thành và tin tưởng giữa hai bên trong thương mại điện tử. Tuy nhiên tác giả chưa đi sâu vào phân tích những mặt chưa tốt và hạn chế của phương thức thanh toán trực tuyến cũng như chưa đưa ra được giải pháp cho các vấn đề hiện tại của các ứng dụng đặt đồ ăn trực tuyến. Anita Vinaik, Richa Goel, Seema Sahai, Vikas Garg (2019) trong nghiên cứu “The study of Interest of consumers in mobile food ordering apps” đã đi sâu vào tìm hiểu tâm lí của người dùng và lựa chọn của họ khi sử dụng các ứng dụng đặt đồ ăn trên điện thoại. Với phương pháp giả thuyết và điều tra bảng hỏi, nhóm tác giả đã chỉ ra được sự phổ biến của việc đặt đồ ăn cũng như các yếu tố thỏa mãn sự hài lòng của khách hàng: sự tiện lợi, phục

4

vụ chu đáo, thanh toán dễ dàng, giao hàng chính xác và cả những yếu tố làm cho một số người không muốn đặt đồ ăn trực tuyến: lo ngại thông tin cá nhân bị rò rỉ, chứng sợ công nghệ,… Về mặt hạn chế, nghiên cứu chỉ được thực hiện tại Ấn Độ nên chưa có thể áp dụng rộng rãi và chưa đưa ra những giải pháp thiết thực cho các vấn đề đã nêu trong bài. Theo Ardhana M Prabhash (2020), với việc sử dụng loạt các phương pháp nghiên cứu: phương pháp phân tích tổng kết kinh nghiệm, phương pháp điều tra bảng hỏi, phương pháp quan sát khoa học và nghiên cứu tài liệu, nghiên cứu “The consumer perception on trực tuyến food delivery system among youth in Kerala” đã nêu được các yếu tố thu hút giới trẻ cũng như thuận lợi và hạn chế của việc giao đồ ăn trực tuyến. Tác giả đã phân tích rõ tình hình của việc đặt đồ ăn trực tuyến: thị trường chung, sản phẩm ưa chuộng, thái độ của người dùng, lứa tuổi, đối tượng sử dụng chính và các phương thức giảm giá. Mặt tốt của ứng dụng đặt đồ ăn là sự tiện lợi và thanh toán đơn giản trong khi mặt chưa tốt là làm cho người dùng lo ngại về phương thức thanh toán trực tuyến, sợ thông tin cá nhân bị lạm dụng và việc thiếu hiểu biết dẫn đến việc giao hàng trực tuyến chưa hoàn toàn được chấp thuận. Quy mô của nghiên cứu không đủ lớn (chỉ ở Kerala) để áp dụng vào thực tiễn và thất bại trong việc đưa ra giải pháp cho các vấn đề tồn đọng. Nghiên cứu “Consumer's Perception on Trực tuyến Food Ordering” của Suryadev Singh Rathore và Mahik Chaudhary (2018) chú trọng tìm hiểu những yếu tố ảnh hưởng đến người tiêu dùng cũng như yêu cầu của họ khi đặt hàng trực tuyến áp dụng phương pháp phân tích tổng kết kinh nghiệm và điều tra bảng hỏi. Qua kết quả nghiên cứu, có thể thấy giá cả, sự kiện giảm giá, khuyến mãi đặc biệt, sự thuận tiện và việc giao hàng chính xác là các yếu tố gây ảnh hưởng lớn nhất đến sự thỏa mãn của khách hàng. Tác giả cũng đã phân tích rõ tình hình chung của việc đặt hàng trực tuyến: phương thức này khá phổ biến, người trẻ thì chuộng phương thức này hơn người lớn tuổi, chủ yếu đặt hàng vào mỗi tuần và thường đặt thức ăn nhanh. Tuy nhiên nghiên cứu không đề cập đến mặt hạn chế, các yếu tố không được lòng khách hàng và giải pháp hữu ích cho các ứng dụng đặt đồ ăn trực tuyến. Theo Rajeshwari Patil (2018) với nghiên cứu “Customers’ Expectation and Satisfaction with trực tuyến food ordering portals with special reference to PCMC region in Pune” tìm hiểu chủ yếu về nhu cầu và sự hài lòng của khách hàng và những yếu tố tác động dựa trên phương pháp giả thuyết, nghiên cứu khám phá và nghiên cứu mô tả. Tác giả đã chỉ ra được sự phổ biến của các ứng dụng theo giới tính, lứa tuổi; lí do có những người không sử dụng dịch vụ này: cảm giác không an toàn, không đáng tin cậy và phí vận chuyển; và

5

những lợi ích mà người dùng mong đợi: sự tiện lợi, dịch vụ dễ dàng và nhanh chóng và những lí do khác. Ngoài ra nghiên cứu còn đưa ra những giải pháp thiết thực: phát triển dịch vụ hơn, luôn để tâm đến giá cả dựa trên nhu cầu và khả năng tài chính của khách hàng, luôn truyền tải sự uy tín, tiện lợi và giao hàng đúng hạn. Một lí do làm nghiên cứu này chưa thành công là quy mô chỉ hạn chế ở thành phố Pune không thể áp dụng rộng rãi vì vậy cần có những nghiên cứu sau này để bổ sung. Nghiên cứu “Key Success Factors of Trực tuyến Food Ordering Service” (Zulkarnain Kedah, 2015) phân tích các yếu tố quan trọng dẫn đến sự thành công của các web đặt đồ ăn trực tuyến cụ thể là uy tín của website, sự hài lòng và trung thành của khách hàng thông qua các phương pháp nghiên cứu: định tính, giả thuyết và nghiên cứu tài liệu. Kết quả rút ra được từ nghiên cứu là: thông tin đáng tin cậy, thiết kế của website, an ninh và phương thức thanh toán an toàn tạo nên sự uy tín của trang web; dịch vụ chu đáo, giao hàng đúng hạn và chất lượng đồ ăn được giao sẽ làm hài lòng khách hàng và dẫn tới lòng trung thành của khách hàng. Điểm trừ của nghiên cứu là không hề đề xuất phương pháp cụ thể để làm tốt các yếu tố đã nêu và việc phân tích hai yếu tố sự hài lòng và lòng trung thành vẫn còn sơ sài, chưa đầy đủ. Trong nghiên cứu “The Effect of Mobile Food Delivery Application Usage Factors on Customer Satisfaction and Intention to Reuse” (Ye-Eun Song, Sang-Hoon Jeon, Min-Sun Jeon, 2017), bằng các phương pháp giả thuyết, điều tra bảng hỏi, phân tích số liệu, bài nghiên cứu chỉ ra rằng thông tin đáng tin cậy, chất lượng của sản phẩm, phương thức thanh toán tiện lợi và dễ dàng, giá cả hợp lí và an ninh vững chắc sẽ thỏa mãn khách hàng và có được lòng trung thành của người dùng. Nhóm tác giả còn đưa ra các giải pháp để các ứng dụng đặt đồ ăn phát triển: chủ sở hữu các ứng dụng phải luôn cập nhật thông tin một cách chính xác và nhanh chóng, quảng cáo và nhận xét chất lượng đồ ăn, sửa chữa nhanh chóng lỗi mà ứng dụng gặp phải và giúp việc thanh toán ngày càng tiện lợi hơn. Bài nghiên cứu này bị hạn chế ở đối tượng và khu vực khảo sát ở Hàn Quốc nên sẽ rất khó để được ứng dụng ở nhiều nước khác. Nghiên cứu “Customer buying decision process using online platform for online food delivery in Thailand” của Mr. Thanakrit Kitthanadeachaorn (2016) đã cho thấy rằng đa số cảm nhận của người sử dụng dịch vụ gọi món trực tuyến đều mang tính tích cực bởi sự tiện ích mà nó đem lại. Quá trình lựa chọn ứng dụng hỗ trợ đặt đồ ăn trực tuyến của người dùng cũng chịu sự tác động bởi nhiều yếu tố, bao gồm những nhận xét trực tuyến từ những người

6

dùng trước, quá trình đăng kí và đặt món có phức tạp không, sự đa dạng của món ăn có trên ứng dụng, dịch vụ chăm sóc và phí vận chuyển có hợp lý không… Trong đó chất lượng dịch vụ chăm sóc người dùng và giá cả và trải nghiệm trước đó của khách hàng là các nhân tố ảnh hưởng lớn nhất. Nghiên cứu cũng có mặt hạn chế về phương pháp nghiên cứu, cụ thể chỉ sử dụng phương pháp định tính và quy mô dữ liệu chỉ giới hạn tại Băng Cốc nên có thể gây sai lệch lựa chọn mẫu. Jyotishman Das (2018) đã chỉ ra trong nghiên cứu “Consumer perception towards “trực tuyến food ordering and delivery services”: An empirical study” của mình rằng tốc độ giao hàng, dịch vụ chăm sóc khách hàng, khuyến mãi và lựa chọn nhà hàng, cửa hàng là những yếu tố ảnh hưởng lớn tới quyết định sử dụng ứng dụng hỗ trợ gọi món trực tuyến nào. Zomato và Swiggy là các ứng dụng được ưa thích nhất vì đều làm tốt cả bốn nhân tố được đề cập so với những ứng dụng khác trên thị trường. Nghiên cứu sử dụng phương pháp định lượng và nghiên cứu bảng hỏi với người dân đến từ nhiều khu vực tại Pune và xem xét chủ yếu 4 ứng dụng là Zomato, Swiggy, Foodpanda và Uber Eats. Nhưng vì quy mô thu thập dữ liệu còn hạn hẹp nên giá trị nghiên cứu có thể không áp dụng được tại các vùng miền khác của Ấn Độ. Nghiên cứu “Use of Trực tuyến Food Delivery Services to Order Food Prepared Away-From-Home and Associated Sociodemographic Characteristics: A Cross-Sectional, Multi-Country Analysis” của Matthew Keeble, Jean Adams, Gary Sacks, Lana Vanderlee, Christine M. White, David Hammond và Thomas Burgoine (2020) về mức độ phổ biến và tần suất sử dụng dịch vụ giao đồ ăn trực tuyến, mối quan hệ giữa nền tảng dịch vụ này và các yếu tố nhân khẩu học tại các nước Úc, Canada, Mexico, Vương quốc Anh và Mỹ cho thấy, các dịch vụ giao đồ ăn trực tuyến được sử dụng ít nhất 1 lần 1 tuần; Khi xem xét các nhân tố bao gồm giới tính, độ tuổi, sắc tộc, học thức, BMI,... đã cho thấy khách hàng sử dụng loại hì...


Similar Free PDFs