GK KTE Your description is too short, please give your document a clear description PDF

Title GK KTE Your description is too short, please give your document a clear description
Course Pháp luật kinh doanh quốc tế
Institution Trường Đại học Ngoại thương
Pages 15
File Size 493.4 KB
File Type PDF
Total Downloads 512
Total Views 660

Summary

11/9/TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNGVIỆN KINH TẾ VÀ KINH DOANH QUỐC TẾHà Nôi, tháng 9, năm 2020BÀI THI GIỮA HỌC PHẦNTên học phần : Kinh tế kinh doanhGiai đoạn I học kỳ I năm học 2021-Họ và tên sinh viên : Nguyễn Hồng VânNgày sinh : 12/01/Mã sinh viên : 2014510097Số thứ tự : 121Lớp tín chỉ : KTE312(GD1-H...


Description

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG VIỆN KINH TẾ VÀ KINH DOANH QUỐC TẾ

11/9/2021

BÀI THI GIỮA HỌC PHẦN Tên học phần : Kinh tế kinh doanh Giai đoạn I học kỳ I năm học 2021-2022

Họ và tên sinh viên : Nguyễn Hồng Vân Ngày sinh : 12/01/2002 Mã sinh viên : 2014510097 Số thứ tự : 121 Lớp tín chỉ : KTE312(GD1-HK2021).5 Giảng viên : Vũ Thành Toàn

Hà Nôi, tháng 9, năm 2020

PHẦN BÀI LÀM Câu 1. Phân tích các mục tiêu của doanh nghiệp? Cho biết ý nghĩa của việc nghiên cứu? 1. Phân tích các mục tiêu của doanh nghiệp Mục tiêu là biểu hiện mục đích của doanh nghiệp, là những mốc cụ thể được phát triển từng bước, Một mục tiêu là một câu hỏi cần có lời giải đáp trong một khoảng thời gian nhất định. Yêu cầu đặt ra với mục tiêu là: Mục tiêu đạt được cần thỏa mãn cả về số lượng và chất lượng, đồng thời với việc xác định được các phương tiện thực hiện. Mục tiêu của doanh nghiệp phải luôn bám sát từng giai đoạn phát triển của doanh nghiệp. Các mục tiêu kinh doanh được doanh nghiệp hướng tới đó là: tối đa hóa lợi nhuận; tối đa hóa doanh thu; tối đa hóa lợi ích quản lý và tự thỏa mãn. (1) Tối đa hóa lợi nhuận Theo lý thuyết truyền thống về doanh nghiệp và thị trường, đây là mục tiêu quan trọng nhất của doanh nghiệp. Doanh nghiệp là một tổ chức kinh tế thực hiện quá trình sản xuất nhằm tìm kiếm lợi nhuận. Các doanh nghiệp tìm cách xác định kết hợp giá cả sản lượng đem lại lợi nhuận tối đa. Tiêu chí này không những tổng hợp phản ánh hiệu quả của hoạt động sản xuất kinh doanh mà còn là một yếu tố sống còn của mọi doanh nghiệp. Không có lợi nhuận thì chắc chắn công ty sẽ phá sản. Lợi nhuận tác động thẳng đến mọi hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Ảnh hưởng trực tiếp đến tình hình tài chính và là điều kiện tối quan trọng trong việc đảm bảo khả năng tài chính của doanh nghiệp. Khi mà doanh nghiệp ăn nên làm ra, lợi nhuận cao thì đương nhiên khả năng thanh toán cao và ngược lại. Vai trò chính của lợi nhuận: duy trì sự tồn tại trong dài hạn của doanh nghiệp; là nguồn tài chính quan trọng cho các khoản đầu tư trong tương lai; chi trả thù lao, thưởng cho các bên liên đới; là phương tiện đánh giá tính hiệu quả trong hoạt động sản xuất, kinh doanh và đầu tư của doanh nghiệp. Theo mô hình giả định tối đa hóa lợi nhuận, doanh nghiệp biết được: 

Chi phí và sản lượng: doanh nghiệp được giả định sản xuất một loại sản phẩm tiêu chuẩn hóa và các chi phí sản xuất biết trước.



Các điều kiện của cầu: Giả định doanh nghiệp biết được thông tin về sản lượng sản phẩm mà doanh nghiệp có thể bán ở tại mỗi mức giá. Cầu phụ thuộc vào 2 nhóm nhân tố ảnh hưởng: hành vi của người tiêu dùng ( họ sẽ xác định tổng cầu đối với sản phẩm của doanh nghiệp) và các hành vi của các đối thủ cạnh tranh.

Tối đa hóa lợi nhuận và quyết định cung của doanh nghiệp Các công ty thử nghiệm. Họ sản xuất một số lượng lớn hơn hoặc thấp hơn một chút và quan sát cách nó ảnh hưởng đến lợi nhuận. Về mặt kinh tế, cách tiếp cận thực tế này để tối đa hóa lợi nhuận có nghĩa là xem xét những thay đổi trong sản xuất ảnh hưởng như thế nào đến doanh thu và chi phí. Một công ty cạnh tranh hoàn hảo phải đối mặt với một đường cầu

co giãn hoàn hảo đối với sản phẩm của mình, nghĩa là, đường cầu của công ty đó là một đường nằm ngang được vẽ tại mức giá thị trường. Điều này cũng có nghĩa là đường doanh thu cận biên của công ty giống với đường cầu của công ty. Mỗi khi người tiêu dùng yêu cầu thêm một đơn vị, công ty sẽ bán thêm một đơn vị và doanh thu tăng đúng một lượng bằng giá thị trường: ( Q )=¿ TR( Q)−TC(Q ) π¿

Trong đó π : lợi nhuận + + TR: doanh thu + TC: chi phí Tất cả các sản lượng này đều phụ thuộc vào Q  Tổng doanh thu (TR) được hiểu là số tiền thu được do tiêu thụ sản phẩm hàng hóa hay dịch vụ của doanh nghiệp trong một thời kỳ. TR = P. Q  Doanh thu biên (MR) là phần doanh thu tăng thêm do sản xuất và tiêu thụ thêm một đơn vị sản phẩm. Do vậy: + Doanh thu biên (MR) : MR =

∆ TR dTR = ∆Q dQ

+ Chúng ta có thể xem xét kỹ hơn công thức trên để thấy rõ mối quan hệ giữa doanh thu biên và giá cả. Dựa vào công thức tính MR, ta có thể viết lại như sau: MR =

∆ TR dTR = dQ ∆Q

=

d (P. Q) dP = Q +P dQ dQ

Nhận xét 

Nếu số lượng hàng hóa mà doanh nghiệp bán ra không ảnh hưởng gì đến giá thị trường (điều này xuất hiện trong thị trường cạnh tranh hoàn hảo) khi đó doanh thu biên bằng giá:



MR=P Nếu doanh nghiệp bán ra thêm sản phẩm làm giảm giá cả thị trường (đây là đặc điểm của thị trường độc quyền) thì doanh thu biên nhỏ hơn giá: dP Điều này có thể đạt được khi đạo hàm lợi nhuận bằng 0. Ngoài ra điều kiện đủ: π '' ( Q )< 0 dπ dTR dTC =0 =¿ MR − MC =0 ≤¿ MR = MC − = dQ dQ dQ

Nguyên tắc tối đa hóa lợi nhuận:

  Khi MR( Q) > MC (Q ) , đầu ra sẽ tăng.  Khi MR( Q) < MC (Q ) , thì sẽ giảm sản xuất  Như vậy tối đa hóa lợi nhuận tại: MR(Q)= MC ( Q) ,

 Doanh thu bình quân (AR) được hiểu là doanh thu tính bình quân cho một đơn vị sản phẩm hàng hóa hay dịch vụ tiêu thụ: AR =

-Lợi nhuận đơn vị (g) được hiểu là lợi nhuận bình quân cho một đơn vị sản phẩm tiêu thụ của doanh nghiệp:



q=

TR Q

π (q) Q

=

PQ−TC TR−TC = Q Q

= P–

AC AC =

FC + VC FC VC = AFC + AVC = + q q q

AFC là chi phí cố định trung bình. AVC là chi phí biến đổi trung bình, AC là chi phí trung bình để sản xuất ra một sản phẩm

 Giá P > SAC: có lợi nhuận;  Giá P ∈ ( SAVC 1 ; SAC1 ¿ : lỗ nhưng trong ngắn hạn chấp nhận được vì được đền bù vào phần chi phí cố định;  Giá P < SAVC 1 : Doanh nghiệp ngừng sản xuất.

 Nếu P ≥ LAC 1 : => sản xuất tại Q*;  Nếu P < LAC 1 => đóng cửa .



Nếu giá bán bằng hay lớn hơn LAC 1 , thì doanh nghiệp không bị thua lỗ và tiếp tục sản xuất sản lượng q*.

 Tại mức giá bằng với LAC1 , ta gọi là mức giá hòa vốn.  Nếu giá thấp hơn LAC 1 , thì doanh nghiệp sẽ ngừng hoạt động và rời khỏi ngành. Điểm khác biệt so với quyết định cung trong ngắn hạn là doanh nghiệp sẽ đóng cửa trong dài hạn khi bị lỗ. Trong dài hạn, doanh nghiệp đã chọn công nghệ sản xuất có chi phí thấp nhất ở mỗi mức sản lượng mà vẫn bị thua lỗ nên tốt hơn là nên đóng cửa. Trong khi đó, trong ngắn hạn, doanh nghiệp chỉ quyết định tạm thời ngưng sản xuất khi giá thấp hơn SAVC và sẽ tiếp tục ở lại trong ngành và cung ứng nếu điều kiện thị trường khả quan hơn. Quyết định cung ứng trong ngắn hạn của doanh nghiệp

Lợi nhuận chịu ảnh hưởng của yếu tố thời gian   

DN có thể sẵn sàng hi sinh lựa chọn lợi nhuận thấp trong ngắn hạn để đạt được lợi nhuận trong dài hạn. Mặt khác, đồng tiền mất giá theo thời gian. Nếu chỉ tối đa hóa lợi nhuận mà không xét đến tỷ lệ chiết khấu (giảm giá) của đồng tiền đối với lợi nhuận, như vậy, thực chất, lợi nhuận thu được là không cao, không đáp ứng được mục tiêu của DN.

(2) Tối đa hóa doanh thu Tối đa hóa doanh thu có nghĩa là tạo ra doanh thu bán hàng nhiều nhất có thể mà không khiến doanh nghiệp thua lỗ. Đó là một cách tiếp cận kinh doanh khá logic. Xét cho cùng, các doanh nghiệp thường muốn tạo ra càng nhiều doanh thu càng tốt, với chi phí càng thấp càng tốt để tạo ra lợi nhuận lớn hơn. Ví dụ về tối đa hóa doanh thu Giả sử một chủ nhà hàng nghĩ ra một loại đồ uống mới. Ông biết khách hàng sẽ thích nó, nhưng cần tìm ra cách để khiến họ dùng thử để đưa sản phẩm này đến với càng nhiều khách hàng càng tốt mà không mất tiền. Đây là một cơ hội tuyệt vời để ông ta sử dụng tối đa hóa doanh thu. Ví dụ, ông ta có thể cung cấp đồ uống mới cho khách hàng với giá rẻ, chấp nhận lỗ cho đến khi họ thích sản phẩm mới. Sau này, ông ta dần dần tăng giá thức uống đó cho đến khi thu được lợi nhuận từ nó.

Việc áp dụng mô hình tối đa hóa doanh thu bán hàng sẽ giúp nâng cao danh tiếng chung của công ty và do đó tạo ra lợi nhuận cao hơn trong dài hạn; dù trong ngắn hạn lợi nhuận không được tối đa hóa. Xét cho cùng, khi nhân viên cảm thấy họ đang làm việc cho một công ty thành công (do doanh thu tăng), họ có xu hướng cung cấp sản phẩm và dịch vụ với số lượng và chất lượng cao hơn. Doanh thu tăng khiến cho lợi nhuận tăng, cho phép công ty tăng thu nhập cho nhân viên. Chúng ta có thể nhận thấy rằng:   

Doanh thu bán hàng thường là mục tiêu ngắn hạn hơn so với lợi nhuận Thù lao, tiền thưởng cho người quản lý thường gắn với doanh thu Góp phần tăng quy mô công ty, lợi nhuận trong ngắn hạn và kỳ vọng của nhà đầu tư TR= P.q P= a+bq TR= aq+ bq2 => TR' =a+ 2 bq

Nguyên tắc tối đa hóa doanh thu: Doanh thu là 1 hằng số theo giá cả và sản lượng ⇨ Mức sản lượng mà doanh nghiệp tối đa hóa doanh thu phải thỏa mãn điều kiện: TRmax ⬄ MR=0

¿

Q :tối đa hóa lợi nhuận Q S :tối đa hóa doanh thu

Nhược điểm của tối đa hóa doanh thu Nhược điểm của tối đa hóa doanh thu thường bắt nguồn từ cổ đông. Các cổ đông có xu hướng tập trung vào lợi nhuận, nhưng đó không phải là trọng tâm chính của mô hình tối đa

hóa doanh thu bán hàng của Baumol. Và khi tỉ suất lợi nhuận của công ty thấp, có thể công ty sẽ có ít tiền hơn để trả cổ tức. Quy mô của công ty cũng ảnh hưởng đến việc hiệu quả của mô hình tối đa hóa doanh thu bán hàng. Ví dụ, qui mô kinh doanh thường có mối quan hệ với lương nhân viên. Nếu một công ty không thể tăng lương nhân viên do những giới hạn bởi qui mô công ty, việc áp dụng lí thuyết này sẽ thất bại trong việc tăng thu nhập cho nhân viên. Ưu điểm của tối đa hóa doanh thu Đương nhiên, có một số số lợi thế từ việc tối đa hóa doanh thu mà không tập chung vào lợi nhuận, nếu không, các chủ doanh nghiệp sẽ không bao giờ sử dụng chiến lược này. Tối đa hóa doanh thu là một cách đơn giản để tăng lượng khách hang của bạn. Bằng cách có mức giá thấp đáng kinh ngạc, bạn có thể thu hút những khách hàng thường không chi tiền cho sản phẩm của bạn hoặc thu hút họ khỏi các đối thủ cạnh tranh có giá cao hơn. Tối đa hóa doanh thu cũng là một các hữu ích để tránh các vấn đề chuỗi cung ứng của bạn, nhanh chóng tăng dòng tiền và cải thiện hoạt động kinh doanh tổng thể của bạn. Bạn có thể sử dụng chiến lược này để bán bớt hàng tồn kho dư thừa, có thể giúp loại bỏ những sản phẩm không bán chạy, loại bỏ hàng hóa theo mùa và nhường chỗ những sản phẩm bạn muốn bán để thu lợi nhuận lớn hơn. Giải pháp quản lý hàng tồn kho có thể giúp bạn xác định sản phẩm nào phù hợp nhất với phương pháp này, cho phép bạn theo dõi lưỡng hàng tồn kho đang xuất đi và biết bạn còn bao nhiêu chỗ cho hàng hóa mới. (3) Tối đa hóa lợi ích quản lý của doanh nghiệp Quản lý doanh nghiệp là dùng mọi biện pháp để hoạch định, tổ chức – triển khai, kiểm tra –giám sát và điều chỉnh mọi hoạt động của công ty. Trong đó bao gồm sử dụng tất cả các nguồn lực hiện có để đạt được những mục tiêu của doanh nghiệp trong từng giai đoạn nhất định. Khi lợi ích quản lý được tối đa hóa: giúp thúc đẩy tăng trưởng kinh doanh được thiết kế và phát triển dễ dàng hơn; việc xây dựng một môi trường làm việc tích cực trở nên dễ dàng hơn, việc phát triển đội ngũ lãnh đạo hiệu quả trở nên dễ dàng hơn. Oliver Williamson đưa ra khái niệm “sự ưa thích chi tiêu” để xây dựng mô hình tối đa hóa lợi ích quản lý. Theo Williamson, mục tiêu của người quản lý là tối đa hóa lời ích của chính họ và người quản lý đạt được điều đó bằng cách chi tiêu cho những việc không cần thiết cho công việc nhưng lại thỏa mãn mục đích riêng tư. Williamson xác định 3 loại tiêu chi tiêu cơ bản sau: 

Chi tiêu tuyển thêm biên chế vượt quá mức cần thiết để vận hành doanh nghiệp (S). Điều này làm tăng quyền lực, uy tĩn và lợi ích của người quản lý khi họ cho là quản lý nhiều người sẽ thích hơn.



Chi thêm tiền “bổng lộc” cho người quản lý (M). Đó là việc tiêu dùng xa xỉ như ô tô sang trọng, quần áo, tiệc tùng,…



Lợi nhuận tự do, là lợi nhuận sau thuế ca hơn lượng tối thiểu cần thiết cho các cổ đông. Phần đó sẵn có để người quản lý chi tiêu cho các hoạt động nhằm mục tiêu riêng tư của họ.

Hàm lợi ích của người quản lý: U = U (S, M, I D ) Trong mô hình này, Williamson đã đưa ra 4 khái niệm chính về lợi nhuận trong mô hình của mình: 

Lợi nhuận thực tế (π) : π=R−C–S Trong đó R là tổng doanh thu, C là chi phí sản xuất và S là chi phí nhân sự.



Lợi nhuận được báo cáo ( π r ) : =π–M Trong đó π là lợi nhuận thực tế và M là mức độ buông lỏng trong quản lý. πr



Lợi nhuận tối thiểu ( π 0 ) : Đó là số lợi nhuận sau thuế được khấu trừ phải được trả cho các cổ đông của công ty, dưới hình thức cổ tức, để họ hài lòng. Nếu không thể chia sẻ mức lợi nhuận tối thiểu cho các cổ đông, họ có thể dùng đến việc bán số lượng lớn cổ phần của mình, điều này sẽ chuyển quyền sở hữu sang tay người khác khiến công ty có nguy cơ bị thâu tóm hoàn toàn. Vì các cổ đông có quyền biểu quyết, họ cũng có thể bỏ phiếu cho việc thay đổi cấp quản lý cao nhất. Do đó an ninh công việc của người quản lý cũng bị đe dọa. Lý tưởng nhất là lợi nhuận được báo cáo phải bằng hoặc lớn hơn lợi nhuận tối thiểu cộng với thuế, vì chỉ sau khi trả hết lợi nhuận tối thiểu thì lợi nhuận bổ sung mới có thể được sử dụng để tăng tiện ích quản lý hơn nữa: π r ≥ π 0 + T



Lợi nhuận tùy ý ( π D ): Về cơ bản, nó là toàn bộ số lợi nhuận còn lại sau lợi nhuận tối thiểu và thuế được sử dụng để tăng tiện ích của người quản lý, nghĩa là, để thanh toán các tài sản quản lý cũng như cho phép họ đầu tư tùy ý: πD = π −



π0 − T

Tuy nhiên, những gì xuất hiện trong chức năng tiện ích quản lý là các khoản đầu tư tùy ý ( I D ) chứ không phải lợi nhuận tùy ý: ID

= πr − π0 − T

Vì vậy, điều rất quan trọng là phải phân biệt giữa hai loại vì trong mô hình, chúng ta sẽ phải tối đa hóa chức năng tiện ích quản lý với giới hạn lợi nhuận. Như vậy có thể thấy rằng sự khác biệt trong lợi nhuận tùy ý và đầu tư tùy ý phát sinh do sự buông lỏng quản lí. Điều này có thể được biểu diễn bằng phương trình sau: πD

= ID

+M

Để biểu diễn mô hình một cách đơn giản, sự buông lỏng quản lý được cho là bằng 0.Do đó không có sự khác biệt giữa lợi nhuận thực tế và lợi nhuận được báo cáo, và lợi nhuận tùy ý bằng đầu tư tùy ý. Hàm tiện ích của người quản lý trở thành: U = U(S, I D ) . Trong đó S là chi tiêu cho nhân viên và I D là đầu tư tùy ý. Có một sự đánh đổi giữa hai biến số này. Tăng một trong hai sẽ mang lại cho người quản lý mức độ hài lòng cao hơn. Tại bất kỳ thời điểm nào, số lượng của cả hai biến này kết hợp là như nhau, do đó, sự tăng lên của một biến sẽ tự động yêu cầu giảm biến kia. Do đó, người quản lý phải lựa chọn sự kết hợp chính xác của hai biến số này để đạt được một mức độ thỏa dụng mong muốn nhất định. (4) Tự thỏa mãn Doanh nghiệp luôn hướng tới sự tự thỏa mãn cho cá nhân các nhân viên trong công ty nói riêng và cho toàn tổ chức nói chung Sự thỏa mãn đem lại trạng thái cảm xúc tích cực. Trên thực tế, việc điều hành một doanh nghiệp lớn là rất phức tạp trong điều kiện không chắc chắn và thông tin không hoàn hảo. Chính vì vậy mà mục tiêu của doanhnghiệp không phải là tối đa hóa lợi nhuận mà chỉ cố gắng đạt được những kết quả nhất định về doanh thu, tỷ trọng thị trường, tăng trưởng. Đó là hành vi tự thỏa mãn. Tuy hiên hành vi thỏa mãn này cũng không có gì là không nhất quán với tối đa hóa lợi nhuận hay giá trị của doanh nghiệp. Nếu có đầy đủ thông tin, các doanh nghiệp cũng tiếp cận theo các mục tiêu lợi nhuận. Hiện nay, cũng có nhiều doanh nghiệp được thành lập không vì mục đích lợi nhuận mà là mong muốn cống hiến hết mình cho mọi người và xã hội, như các doanh nghiệp xã hội và tổ chức từ hiện... Đôi khi doanh nghiệp được thành lập vì lợi ích cộng đồng: các hoạt động từ thiện, các lợi ích xã hội, ...hay đơn giản là nhu cầu muốn hoạt động kinh doanh của cá nhân, tổ chức. Hoặc đơn giản là nhiều người họ nhiều tiền, muốn làm gì đó để giúp người hoặc đơn giản là thỏa mãn ham muốn cá nhân mở công ty kinh doanh mặc dù chưa chắc có lãi…. Nói chung, ham muốn của con người là vô hạn, một số doanh nghiệp hay cá nhân đôi khi kinh doanh chỉ nhằm mục đích thỏa mãn nhu cầu của mình là đủ, không quan tâm đến lãi lỗ...Tất cả những hành vi đó đều nhằm đáp ứng mục tiêu tự thỏa mãn của doanh nghiệp. 2. Ý nghĩa của việc nghiên cứu Việc xác định và nghiên cứu các mục tiêu trên của doanh nghiệp có một ý nghĩa rất quan trọng đối với việc lựa chọn chiến lược của doanh nghiệp, nó là cơ sở đầu tiên của quy trình chiến lược trong doanh nghiệp. Tất cả các quyết định chiến lược bắt nguồn từ các mục tiêu mà doanh nghiệp đặt ra và hướng tới này. Mỗi mục tiêu đều có một vai trò nhất định cho sự tồn tại và phát triển của doanh

nghiệp. Kế hoạch thiết lập là nhằm mục đích mà doanh nghiệp mong muốn. Cho nên, phải định hình đúng và cụ thể mục tiêu thì việc thiết lập kế hoạch mới đúng hướng và mang lại kết quả mong muốn. Việc đề ra các mục tiêu này giúp doanh nghiệp định hướng đúng đắn việc phân tích các điều kiện môi trường. Mục tiêu là rất cần thiết cho sự thành công của doanh nghiệp vì nó chỉ ra chiều hướng, những ưu điểm mà doanh nghiệp cần lưu ý để tổ chức và kiểm soát hoạt động của chính mình. Việc doanh nghiệp hiểu rõ và phân tích hoàn hảo các mục tiêu giúp doanh nghiệp phát huy được điểm mạnh của mình, nắm bắt tận dụng được các cơ hội kinh doanh. Biết rõ điểm mạnh và điểm yếu, doanh nghiệp sẽ thiết lập mục tiêu một các rõ ràng hơn từ các mục tiêu chung, đồng thời có biện pháp chủ động đối phó với những nguy cơ và mối đe dọa trên thương trường kinh doanh. Cụ thể và không rời xa thực tế. Điều này sẽ giúp doanh nghiệp phát huy điểm mạnh để trở nên thành công hơn. Doanh nghiệp tìm ra giải pháp và vượt qua sự trì trệ. Rất nhiều doanh nghiệp thất bại vì họ không vượt qua được sức ì và sự trì trệ của mình. Việc nghiên cứu rõ ràng, chi tiết các mục tiêu, tạo ra lợi nhuận, doanh thu cao, tối đa hóa được lợi ích quản lý và đạt được một phần nào đó sự tự thỏa mãn của doanh nghiệp nói chung và của nhân viên trong công ty nói riêng thúc đẩy nguồn năng lượng tích cực của các cả nhân và cả tổ chức trong doanh nghiệp, hạn chế và chấm dứt sự trì trệ đang tồn tại gây cản trở đến sự phát triển của doanh nghiệp. Từ đó dẫn đến những đích đến thành công mới cho doanh nghiệp. Việc nghiên cứu các mục tiêu của doanh nghiệp, góp phần giúp doanh nghiệp đưa ra những chương trình hành động tổng quát, lựa chọn các phương án hành động, triển khai phân bổ nguồn lực để thực hiện các mục tiêu đó. Hiểu rõ và xác định chính xác các mục tiêu kinh doanh đóng vai trò định hướng hoạt động trong dài hạn của doanh nghiệp, nó là cơ sở vững chắc cho việc triển khai các hoạt động tác nghiệp. Sự thiếu vắng mục tiêu kinh doanh hoặc các mục tiêu không được nghiên cứu ró ràng, không có luận cứ vững chắc sẽ làm cho hoạt động của doanh nghiệp mất phương hướn, có nhiều vấn đề này sinh chỉ thấy trước mất mà không gắn được với dài hạn hoặc chỉ thấy cục bộ mà không thấy được vai trò cục bộ trong toàn bộ hoạt động của doanh nghiệp. Câu 2: Phân tích những ưu điểm và nhược điểm của mục tiêu tối đa hóa lợi nhuận? Cho biết ý nghĩa của việc nghiên cứu. 1. Ưu điểm của mục tiêu tối đa hóa lợi nhuận  Tồn tại kinh tế: Nền tảng của lý thuyết tối đa hóa lợi nhuận là yếu tố bắt buộc với sự tồn tạu kinh tế của bất kì công ty hay doanh nghiệp nào.  Tiêu chuẩn hiệu suất: lợi nhuận xác định tiêu chuẩn hoạt động của bất kì doanh nghiệp hoặc công ty nào. Khi một doanh nghiệp không thể tạo ra lợi nhuận, nó sẽ không hoàn thành mục tiêu chính và gây rủi ro cho sự tồn tại của nó.







  

Kinh tế và phúc lợi xã hội: Lý thuyết tối đa hóa lợi nhuận gián tiếp đóng vai trò nào đó đối với sự phát triển kinh tế xã hội. Khi một doanh nghiệp tạo ra lợi nhuận, nó sử dụng và phân bổ nguồn lực một các hợp lý, từ đó dẫn đến việc thanh toán vốn, tài sản cố định, lao động và tổ chức. Bằng cách này, phúc lợi kinh tế và xã hội được thực hiện. Là kiến thức thực tiễn, không phải kiến thức khoa học. Trong việc ra quyết định, các doanh nghiệp áp dụng các phương pháp sai và thử lại, sử dụng tối đa kinh nghiệm và sự hiểu biết đã đưa ra quyết định, thích ứng với thị trường và điều tiết chính sách. Là ràng b...


Similar Free PDFs