haha jjujn kádha hsajdk klkakskdj jhjdh PDF

Title haha jjujn kádha hsajdk klkakskdj jhjdh
Author Phương Huỳnh
Course Nguyen Dang Phuong Huynh
Institution Trường Đại Học Nội Vụ Hà Nội
Pages 21
File Size 377.1 KB
File Type PDF
Total Downloads 483
Total Views 864

Summary

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NỘI VỤ HÀ NỘIKHOA/TRUNG TÂM: PHÁP LUẬT HÀNH CHÍNHTÊN ĐỀ TÀI: GIẢI PHÁP NÂNG CAO VAI TRÒ CỦA TỔ CHỨC ĐẠIDIỆN NGƯỜI LAO ĐỘNG TẠI CƠ SỞ THEO QUY ĐỊNH CỦA BỘLUẬT LAO ĐỘNG 2019BÀI TẬP LỚN KẾT THÚC HỌC PHẦNHọc phần: Luật Lao ĐộngMã phách:.....................Hà Nội – 2022MỞ ĐẦULý do chọn đề...


Description

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NỘI VỤ HÀ NỘI KHOA/TRUNG TÂM: PHÁP LUẬT HÀNH CHÍNH

TÊN ĐỀ TÀI: GIẢI PHÁP NÂNG CAO VAI TRÒ CỦA TỔ CHỨC ĐẠI DIỆN NGƯỜI LAO ĐỘNG TẠI CƠ SỞ THEO QUY ĐỊNH CỦA BỘ LUẬT LAO ĐỘNG 2019

BÀI TẬP LỚN KẾT THÚC HỌC PHẦN

Học phần: Luật Lao Động Mã phách:……………......

Hà Nội – 2022

MỞ ĐẦU Lý do chọn đề tài: - Từ xưa cho tới nay, quan hệ giữa người lao động và người sử dụng lao động thường ngầm hiểu là "quan hệ không cân sức". Trong nội tại mối quan hệ này luôn tiềm ẩn những nguy cơ phát sinh mâu thuẫn, tranh chấp về quyền và lợi ích. Hầu như trong nhiều tranh chấp, người lao động luôn nằm ở thế yếu ,khó có thể tự dùng sức lực nhỏ bé để đòi lại quyền lợi hợp pháp cho bản thân mình. Chính bởi sự không cân sức này khiến cho nhiều người lao động bị bất công, bóc lột điều này đòi hỏi buộc phải có sự can thiệp của bên thứ ba trong việc bảo vệ quyền lợi của những người lao động gặp khó khăn nói riêng và tập thể người lao động nói chung. Trong đó, cần phải kể tới sự xuất hiện của các tổ chức đại diện người lao động - đã cơ bản thực hiện được việc bảo vệ quyền lợi của người lao động, ngăn chặn những bất bình đẳng trong quan hệ lao động với chủ sử dụng lao động. Pháp luật lao động hiện hành đã có các quy định trú trọng đến việc bảo vệ quyền và lợi ích của người lao động rất nhiều. Trong quy định của Bộ luật Lao động 2019 thì đa phần các quy định đều nghiêng về việc bảo vệ người lao động trong quá trình tham gia vào quan hệ lao động. Do đó, để đưa tổ chức đại diện này lại gần với thực tế thì pháp luật này đã có những quy định cụ thể về quyền và nghĩa vụ của tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở. Xuất phát từ những đều trên, cũng chính là lý do tôi chọn chủ đề này.

-

-

-

Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu: a.Mục đích: Nhằm làm sáng tỏ các vấn đề lý luận pháp luật và thực trạng các giải pháp, các quy định pháp luật về tổ chức đại diện người lao động. b.Nhiệm vụ: Nghiên cứu những vấn đề lý luận về tổ chức đại diện người lao động dưới góc độ pháp luật . Phân tích và đánh giá thực trạng pháp luật Việt Nam hiện hành về tổ chức đại diện người lao động từ đó rút ra những nhận xét, nhằm tạo cơ sở cho quá trình hoàn thiện pháp luật. Đề xuất các kiến nghị hoàn thiện pháp luật về tổ chức đại diện người lao động trong điều kiện kinh tế, chính trị xã hội Việt Nam.

-

-

-

Đối tượng và phạm vi nghiên cứu: a.Đối tượng: Đối tượng nghiên cứu là các vấn đề lý luận và quy định pháp luật về tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở theo Bộ Luật Lao Động năm 2019, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 1/1/2021 thay thế Bộ Luật Lao Động năm 2012; Nghị định số 145/2020/NĐ-CP của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Bộ Luật Lao Động về điều kiện lao động và quan hệ lao động ..vvv; và các văn bản pháp luật có liên quan. b.Phạm vi: Về nội dung nghiên cứu: Phạm vi nghiên cứu của đề tài là vấn đề tổ chức đại diện người lao động trên phương diện pháp lý, chủ yếu thuộc lĩnh vực pháp luật lao động. Cụ thể, tập trung nghiên cứu những vấn đề lý luận pháp luật và thực tiễn áp dụng pháp luật về tổ chức đại diện người lao động trong quan hệ lao động ở Việt Nam hiện nay. Về thời gian nghiên cứu: Kể từ giai đoạn năm 2016 đến năm 2021 Về không gian nghiên cứu: Trên phạm vi lãnh thổ Việt Nam.

Phương pháp nghiên cứu: - Dựa trên phương pháp luận của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh về pháp luật, các quan điểm của Đảng, Nhà nước về quan hệ lao động. - Phương pháp thu thập thông tin ,phương pháp tổng hợp - phân tích, phương pháp thống kê, phương pháp điều tra xã hội. Ngoài ra, còn sử dụng các phương pháp: diễn dịch, quy nạp, so sánh, logic... để nghiên cứu và làm sáng tỏ nội dung bài tập lớn Ý nghĩa của việc nghiên cứu đề tài: - Làm rõ những vấn đề lý luận cơ bản về tổ chức đại diện người lao động và pháp luật về tổ chức đại diện người lao động. Phân tích thực trạng quy định pháp luật Việt Nam hiện hành về tổ chức đại diện người lao động ; từ đó đưa ra các nhận xét, đánh giá toàn diện về thực trạng pháp luật về tổ chức đại diện người lao động ở nước ta và chỉ ra những vấn đề cần tiếp tục sửa đổi, bổ sung để nâng cao hiệu quả hoạt động của tổ chức tổ chức đại diện người lao động. Đưa ra các yêu cầu và hướng

hoàn thiện pháp luật về tổ chức đại diện người lao động ở Việt Nam trong xu thế toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế.

NỘI DUNG CHƯƠNG 1: MỘT SỐ LÝ LUẬN PHÁP LUẬT VỀ TỔ CHỨC ĐẠI DIỆN NGƯỜI LAO ĐỘNG TẠI CƠ SỞ 1.1. Khái quát về tổ chức đại diện người lao động 1.1.1. Khái niệm, đặc trưng về tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở: - Tổ chức đại diện người lao động là tổ chức có chức năng đại diện người lao động trong việc bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người lao động khi những quyền lợi này bị xâm phạm hoặc không được đáp ứng theo quy định pháp luật. Nói tới tổ chức đại diện người lao động, cần làm rõ các khái niệm sau: - Thứ nhất, Công đoàn là gì? Công đoàn, từ lâu đã được biết đến là tổ chức chính trị - xã hội của giai cấp công nhân và người lao động. Công đoàn được thành lập trên nguyên tắc tự nguyện và là một thành viên trong hệ thống chính trị của xã hội Việt Nam đặt dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam. Công đoàn thực hiện nhiệm vụ chủ yếu là đại diện, chăm lo và bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của người lao động (gồm cả cán bộ, công chức, viên chức và những đối tượng lao động khác). Bên cạnh đó, Công đoàn còn tham gia vào việc quản lý nhà nước, quản lý kinh tế - xã hội, thanh tra, kiểm tra, giám sát hoạt động của cơ quan nhà nước, tổ chức, đơn vị, doanh nghiệp; tuyên truyền, vận động người lao động học tập nâng cao trình độ, kỹ năng nghề nghiệp, chấp hành nghiêm các quy định pháp luật, góp phần xây dựng và bảo vệ đất nước trong mọi giai đoạn. Hệ thống tổ chức công đoàn hiện nay gồm các cấp sau: - Cấp trung ương: Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam; - Cấp tỉnh, ngành trung ương gồm: Liên đoàn lao động tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương; công đoàn ngành trung ương và tương đương; - Cấp trên trực tiếp cơ sở gồm: Liên đoàn lao động huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh (gọi chung là Liên đoàn lao động cấp huyện); Công đoàn ngành địa phương; Công đoàn các khu công nghiệp, khu chế xuất, khu kinh tế, khu công nghệ cao (gọi chung là công đoàn các khu công nghiệp); Công đoàn tổng công ty, Công đoàn cấp trên trực tiếp cơ sở khác;

- Cấp cơ sở gồm: Công đoàn cơ sở, nghiệp đoàn cơ sở (gọi chung là công đoàn cơ sở) - Thứ hai, tổ chức của người lao động tại doanh nghiệp là gì? Tương tự với công đoàn, tổ chức của người lao động tại doanh nghiệp cũng có chức năng đại diện cho người lao động trong việc bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp hoặc các công việc khác theo quy định của pháp luật. Đây là quy định mới được thêm vào trong Bộ luật Lao động năm 2019 góp phần làm đa dạng cách thức thành lập tổ chức và phương thức bảo vệ quyền lợi cho người lao động. Tuy nhiên, khác với công đoàn, tổ chức này không nằm trong hệ thống chính trị của xã hội Việt Nam mà chỉ là tổ chức do người lao động thành lập theo trình tự, thủ tục luật định. Tổ chức của người lao động tại doanh nghiệp chỉ có ở cấp cơ sở - cấp doanh nghiệp, không có hệ thống các cấp như tổ chức công đoàn. - Như vậy, tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở là cũng là tổ chức đại diện của người lao động nhưng chỉ bao gồm hai loại sau: Công đoàn cấp cơ sở và Tổ chức của người lao động tại doanh nghiệp. - Tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở là tổ chức được thành lập trên cơ sở tự nguyện của người lao động tại một đơn vị sử dụng lao động nhằm mục đích bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của người lao động trong quan hệ lao động thông qua thương lượng tập thể hoặc các hình thức khác theo quy định của pháp luật về lao động. Tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở bao gồm công đoàn cơ sở và tổ chức của người lao động tại doanh nghiệp. ( Khoản 3, Điều 3, BLLĐ 2019 ) 1.1.2. Phân loại về tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở: - Tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở bao gồm công đoàn cơ sở và tổ chức của người lao động tại doanh nghiệp. 1.1.2.1. Công đoàn cơ sở: - Công đoàn, từ lâu đã được biết đến là tổ chức chính trị – xã hội của giai cấp công nhân; và người lao động. Công đoàn được thành lập trên nguyên tắc tự nguyện; và là một thành viên trong hệ thống chính trị của xã hội Việt Nam đặt dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam. Công đoàn thực hiện nhiệm vụ chủ yếu là đại diện; chăm lo và bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của người lao động (gồm cả cán bộ, công chức, viên chức; và những đối tượng lao động khác). - Bên cạnh đó, Công đoàn còn tham gia vào việc quản lý nhà nước, quản lý kinh tế – xã hội; thanh tra, kiểm tra, giám sát hoạt động của cơ quan

nhà nước, tổ chức, đơn vị, doanh nghiệp; tuyên truyền, vận động người lao động học tập nâng cao trình độ; kỹ năng nghề nghiệp; chấp hành nghiêm các quy định pháp luật; góp phần xây dựng và bảo vệ đất nước trong mọi giai đoạn. - Công đoàn cơ sở thuộc hệ thống tổ chức Công đoàn Việt Nam. Việc thành lập, giải thể, tổ chức và hoạt động của Công đoàn cơ sở được thực hiện theo quy định của Luật Công đoàn. 1.1.2.2. Tổ chức của người lao động tại doanh nghiệp: - Tổ chức của người lao động tại doanh nghiệp cũng có chức năng đại diện cho người lao động trong việc bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp; hoặc các công việc khác theo quy định của pháp luật. - Tổ chức này không nằm trong hệ thống chính trị của xã hội Việt Nam; mà chỉ là tổ chức do người lao động thành lập theo trình tự, thủ tục luật định. Tổ chức của người lao động tại doanh nghiệp chỉ có ở cấp cơ sở – cấp doanh nghiệp; không có hệ thống các cấp như tổ chức công đoàn. - Tổ chức của người lao động tại doanh nghiệp được thành lập và hoạt động hợp pháp sau khi cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp đăng ký.  Công đoàn cơ sở và tổ chức của người lao động tại doanh nghiệp bình đẳng với nhau về quyền và nghĩa vụ trong việc đại diện bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của người lao động trong quan hệ lao động. 1.1.3. Vai trò của tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở: - Tổ chức bồi dưỡng kỹ năng thương lượng tập thể cho người tham gia thương lượng tập thể. - Tham dự phiên họp thương lượng tập thể; nếu có đề nghị của một trong hai bên thương lượng tập thể. - Cung cấp, trao đổi các thông tin liên quan đến thương lượng tập thể. - Trường hợp nhận được đề nghị bằng văn bản của một trong hai bên thương lượng tập thể; Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam, Liên đoàn Lao động tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; tổ chức công đoàn cấp trên trực tiếp cơ sở; tổ chức đại diện người sử dụng lao động ở Trung ương và địa phương; Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội; Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, cấp huyện có trách nhiệm cử cán bộ tham dự phiên họp thương lượng tập thể. - Cán bộ được cơ quan, tổ chức cử tham dự phiên họp thương lượng tập thể có trách nhiệm cung cấp thông tin liên quan đến nội dung thương lượng; hướng dẫn pháp luật về lao động cho người tham gia thương lượng tập thể. - Theo đó, trách nhiệm của các chủ thể không chỉ dừng lại ở việc tổ chức bồi dưỡng kỹ năng thương lượng tập thể cho người tham gia thương

lượng đạt được kết quả; mà còn có trách nhiệm tham gia phiên họp nếu có yêu cầu của một trong hai bên.

1.2. Khái quát pháp luật về tổ chức đại diện người lao động : 1.2.1. Khái niệm pháp luật về tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở : - Như vậy, pháp luật về tổ chức đại diện người lao động là một chế định trong hệ thống pháp luật quốc tế hoặc trong từng quốc gia nhất định, bao gồm các quy phạm pháp luật do cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành, điều chỉnh các quan hệ xã hội phát sinh trong quá trình thành lập, tổ chức hoạt động, quyền và nghĩa vụ cũng như việc quy định về các điều kiện cần thiết bảo đảm cho hoạt động của tổ chức đại diện người lao động. 1.2.2. Nội dung pháp luật về tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở: - Thứ nhất, Quy định pháp luật về thành lập tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở. - Thứ hai, Quyền hạn và trách nhiệm của tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở.

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG PHÁP LUẬT VÀ THỰC TIỄN ÁP DỤNG PHÁP LUẬT VỀ TỔ CHỨC ĐẠI DIỆN NGƯỜI LAO ĐỘNG TẠI CƠ SỞ 2.1. Thực trạng pháp luật về tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở: 2.1.1. Quy định pháp luật về tổ chức đại diện người sử lao động tại cơ sở: 2.1.1.1. Quy định về việc thành lập tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở: a.Quy trình thành lập công đoàn cơ sở: - Theo hướng dẫn tại Hướng dẫn 03/HD-TLD năm 2020, quy trình thành lập công đoàn cơ sở được thực hiện qua các bước sau: Bước 1: Lập Ban vận động thành lập công đoàn cơ sở. Chi tiết công việc như sau: - Người lao động là đoàn viên hoặc chưa là đoàn viên công đoàn tiến hành vận động người lao động khác gia nhập công đoàn, liên kết thành lập công đoàn cơ sở thông qua hình thức tổ chức ban vận động;

- Các thành viên ban vận động cử trưởng ban vận động và liên hệ công đoàn cấp trên gần nhất để được hướng dẫn, giúp đỡ, hỗ trợ; - Khi có 05 người trở lên tự nguyện liên kết thành lập công đoàn cơ sở trưởng ban vận động liên hệ công đoàn cấp trên để được giúp đỡ công tác chuẩn bị và tổ chức đại hội thành lập công đoàn cơ sở. Bước 2: Tổ chức đại hội thành lập công đoàn cơ sở. Nội dung đại hội, thành phần tham dự đại hội được thực hiện theo khoản 12.2 mục 12 Trình tự, thủ tục thành lập, giải thể công đoàn cơ sở. Bước 3: Lập hồ sơ đề nghị công nhận công đoàn cơ sở - Trong vòng 15 ngày làm việc kể từ khi kết thúc đại hội, ban chấp hành phải lập hồ sơ đề nghị công đoàn cấp trên xem xét, công nhận việc thành lập công đoàn cơ sở. Thành phần hồ sơ thực hiện theo hướng dẫn tại khoản 12.3 Hướng dẫn số 03. Bước 4. Nhận thông báo của công đoàn cấp trên trực tiếp cơ sở về việc thành lập công đoàn cơ sở - Trường hợp đủ điều kiện, đúng quy định pháp luật, ban hành quyết định công nhận đoàn viên, công đoàn cơ sở, ban chấm hành và các chức danh của ban chấp hành theo quy định; - Trường hợp không đủ điều kiện sẽ thông báo bằng văn bản cho người lao động đồng thời hướng dẫn thực hiện đúng quy trình, thủ tục. b.Quy trình thành lập tổ chức của người lao động tại doanh nghiệp: - Do là điểm mới trong Bộ luật Lao động nên hiện nay vẫn chưa có văn bản hướng dẫn chi tiết về quy trình thành lập tổ chức của người lao động tại doanh nghiệp. Điều 172 Bộ luật Lao động năm 2019 chỉ quy định như sau: - Tổ chức của người lao động tại doanh nghiệp sẽ được thành lập theo trình tự, thủ tục luật định và được đăng ký tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền (Có thể là cơ quan quản lý nhà nước về lao động); - Một trong các hồ sơ để thành lập tổ chức là phải có Điều lệ hoạt động. Bản điều lệ này được hướng dẫn tại Điều 174 Bộ luật Lao động năm 2109; - Ngoài ra, tổ chức của người lao động tại doanh nghiệp có thể gia nhập Công đoàn Việt nam. Trường hợp tổ chức của người lao động tại doanh nghiệp gia nhập Công đoàn Việt Nam thì thực hiện theo quy định của Luật Công đoàn. 2.1.1.2. Về cơ cấu tổ chức của đại diện người lao động tại cơ sở:

- Bộ luật Lao động năm 2019 quy định có hai loại hình tổ chức đại diện đó là tổ chức công đoàn và tổ chức của người lao động tại doanh nghiệp. Cơ cấu tổ chức của tổ chức công đoàn được xác định theo Luật Công đoàn năm 2012. - Cơ cấu tổ chức của tổ chức đại diện người lao động tại doanh nghiệp được quy định trong điều lệ tổ chức của người lao động tại doanh nghiệp. Theo đó, tổ chức đại diện của người lao động tại doanh nghiệp sẽ bao gồm: Ban lãnh đạo và thành viên. Ban lãnh đạo do thành viên của tổ chức của người lao động tại doanh nghiệp bầu. Trong điều lệ tổ chức của người lao động tại doanh nghiệp phải nêu rõ nhiệm kỳ, người đại diện của tổ chức. Do nằm ngoài hệ thống Liên đoàn Lao động Việt Nam nên tổ chức đại diện người lao động tại doanh nghiệp sẽ không chịu sự chỉ đạo của Liên đoàn Lao động Việt Nam trừ trường hợp tổ chức của người lao động tại doanh nghiệp gia nhập công đoàn Việt Nam thì thực hiện theo quy định của Luật Công đoàn năm 2012. - Như vậy, khi Bộ Luật Lao động năm 2019 có hiệu lực, người lao động sẽ chính thức được thành lập các tổ chức đại diện cho mình, thay vì chỉ được lựa chọn tham gia vào tổ chức công đoàn như lâu nay. Đây là điểm mới quan trọng trong Bộ luật Lao động năm 2019, thể hiện việc nội luật hóa các cam kết của Việt Nam trong các hiệp định thương mại tự do thế hệ mới đã ký kết. 2.1.1.3. Quy định về quyền hạn và trách nhiệm của tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở: a.Quyền hạn: - Thương lượng tập thể với người sử dụng lao động, đối thoại tại nơi làm việc, tổ chức và lãnh đạo đình công, được tham khảo ý kiến xây dựng và giám sát việc thực hiện thang lương, bảng lương, mức lao động, quy chế trả lương, quy chế thưởng, nội quy lao động và những vấn đề liên quan đến quyền, lợi ích của người lao động là thành viên của mình. Đại diện cho người lao động trong quá trình giải quyết khiếu nại, tranh chấp lao động cá nhân khi được người lao động ủy quyền. - Tiếp nhận hỗ trợ kỹ thuật của cơ quan, tổ chức đăng ký hoạt động hợp pháp tại Việt Nam nhằm tìm hiểu: Pháp luật về lao động; Trình tự, thủ tục thành lập tổ chức đại diện người lao động và việc tiến hành các hoạt động đại diện trong quan hệ lao động sau khi được cấp đăng ký. - Được người sử dụng lao động bố trí nơi làm việc và được cung cấp thông tin, bảo đảm các điều kiện cần thiết cho hoạt động của tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở & các quyền và nghĩa vụ khác theo quy định của pháp luật.

b. Quyền của thành viên ban lãnh đạo tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở: - Tiếp cận người lao động tại nơi làm việc trong quá trình thực hiện các nhiệm vụ của tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở. Việc thực hiện quyền này phải bảo đảm không ảnh hưởng đến hoạt động bình thường của người sử dụng lao động. - Tiếp cận người sử dụng lao động để thực hiện các nhiệm vụ đại diện của tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở. - Được sử dụng thời gian làm việc để thực hiện công việc của tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở mà vẫn được người sử dụng lao động trả lương. Thời gian tối thiểu người sử dụng lao động dành cho toàn bộ thành viên ban lãnh đạo của tổ chức đại diện người lao động để thực hiện nhiệm vụ đại diện do Chính phủ quy định trên cơ sở số lượng thành viên của tổ chức. Tổ chức đại diện người lao động và người sử dụng lao động thỏa thuận về thời gian tăng thêm so với thời gian tối thiểu do pháp luật quy định và cách thức sử dụng thời gian làm việc của thành viên ban lãnh đạo của tổ chức đại diện người lao động phù hợp với điều kiện thực tế. - Được hưởng các bảo đảm khác trong quan hệ lao động và trong việc thực hiện chức năng đại diện theo quy định của pháp luật. c. Trách nhiệm của tổ chức đại diện người lao động: - Thành lập, gia nhập tổ chức đại diện người lao động là quyền của người lao động. Về phía người sử dụng lao động, không được cản trở, gây khó khăn khi người lao động tiến hành các hoạt động hợp pháp nhằm thực hiện quyền này của họ. - Khi tổ chức đại diện của người lao động tại cơ sở được thành lập hợp pháp, người sử dụng lao động phải công nhận và tôn trọng các quyền của tổ chức đã được luật quy định. - Khi đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động, chuyển làm công việc khác hoặc kỷ luật sa thải đổi với người lao động là thành viên ban lãnh đạo của tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở phải thoả thuận bằng văn bản với ban lãnh đạo của tổ chức. Trường hợp không thỏa thuận được, hai bên phải báo cáo với cơ quan chuyên môn về lao động thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh và thực hiện theo quy định pháp luật. - Nếu hợp đồng lao động đã giao kết với người lao động là thành viên ban lãnh đạo của tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở đã hết hạn mà họ vẫn

còn trong nhiệm kỳ, phải gia hạn hợp đồng lao động cho tới khi hết nhiệm kỳ của người đó. - Các hành vi bị nghiêm cấm: - Điều 175 Bộ luật Lao động 2019 quy định, nghiêm cấm người sử dụng lao động có các hành vi sau liên quan đến việc thành lập, gia nhập và hoạt động của tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở: + Phân biệt đối xử đối với người lao động, thành viên ban lãnh đạo của tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở vì lý do thành lập, gia nhập hoặc hoạt động tổ chức đại diện người lao động. + Can thiệp, thao túng quá trình thành lập, bầu cử, xây dựng kế hoạch công tác và tổ chức thực hiện các hoạt động của tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở, bao gồm cả việc hỗ trợ tài chính hoặc các biện pháp kinh tế khác nhằm làm vô hiệu h...


Similar Free PDFs