KẾ HOẠCH Marketing CHUỖI PHÚC LONG Coffee AND TEA TẠI THỊ TRƯỜNG Malaysia PDF

Title KẾ HOẠCH Marketing CHUỖI PHÚC LONG Coffee AND TEA TẠI THỊ TRƯỜNG Malaysia
Author Thinh Lam
Course Marketing quốc tế
Institution Trường Đại học Ngoại thương
Pages 48
File Size 1.6 MB
File Type PDF
Total Downloads 3
Total Views 142

Summary

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNGCƠ SỞ II TẠI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH---------***--------BÀI LÀM NHÓMMôn: Marketing quốc tếKẾ HOẠCH MARKETINGCHUỖI PHÚC LONG COFFEE AND TEATẠI THỊ TRƯỜNG MALAYSIANhóm: 01Lớp: K59EGiảng viên hướng dẫn: Phạm Thị Châu QuyênTP, tháng 4 năm 2022LỜI MỞ ĐẦUMột văn hóa Việt lâu đời R...


Description

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG CƠ SỞ II TẠI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH ---------***-------BÀI LÀM NHÓM

Môn: Marketing quốc tế KẾ HOẠCH MARKETING CHUỖI PHÚC LONG COFFEE AND TEA TẠI THỊ TRƯỜNG MALAYSIA Nhóm: 01 Lớp: K59E Giảng viên hướng dẫn: Phạm Thị Châu Quyên

TP.HCM, tháng 4 năm 2022

1

LỜI MỞ ĐẦU Một văn hóa Việt lâu đời Ra ngoài biển lớn biết thời biết ta Mang một nét đẹp đậm đà Cũng đừng quên nhớ tinh hoa xứ người. Dẫu cùng khu vực mười mươi Không tìm điểm khác chớ cười được ngay Phúc Long tương lai mai này Dày công xây dựng sánh vai toàn cầu. Phúc Long là thương hiệu Việt Nam tiên phong với nhiều ý tưởng sáng tạo đi đầu trong ngành trà và cà phê. Câu chuyện của Phúc Long được bắt đầu vào năm 1968 tại cao nguyên chè danh tiếng Bảo Lộc (Lâm Đồng) với kỳ vọng mang đến những sản phẩm trà và cà phê chất lượng. Trải qua thời gian hơn 50 năm chắt chiu tinh hoa từ những búp trà xanh và hạt cà phê thượng hạng cùng mong muốn mang lại cho khách hàng những trải nghiệm giá trị nhất khi thưởng thức, có thể nói giờ đây, Phúc Long đã có một chỗ đứng vững chắc trên thị trường như lời khẳng định cho đẳng cấp và chất lượng của một thương hiệu lâu đời đến từ Việt Nam. Sở hữu đồi chè ở Thái Nguyên vào năm 2007, Phúc Long nuôi dưỡng hoài bão mang lá trà Việt Nam vươn ra thị trường quốc tế bằng cách xây dựng nhà máy chế biến trà ngay tại Thái Nguyên. Phúc Long mong muốn thông qua việc đặt nhà máy ngay tại vùng nguyên liệu, nhãn hàng có thể duy trì được cái “chất” của trà Thái một cách trọn vẹn, đồng thời vẫn đảm bảo được những tiêu chuẩn nghiêm ngặt khi xuất khẩu. Cũng từ đây, Trà Phúc Long đã đáp ứng đầy đủ tiêu chuẩn để có mặt tại các thị trường khó tính như: Mỹ, Nhật Bản, Indonesia, Philippines…

2

Với phương châm “Chất lượng khởi nguồn từ đam mê”, chiến lượng truyền thông từ đầu của Phúc Long là mang đến những trải nghiệm được chắt lọc từ sự cần mẫn, tìm tòi, không ngừng học hỏi và sáng tạo bằng tất cả đam mê và sự thấu hiểu người tiêu dùng. Ra đời hơn nửa thế kỷ là vậy, Phúc Long đã và đang viết tiếp câu chuyện của một thương hiệu Việt giàu truyền thống, kết nối tinh túy của nhiều thập niên kinh nghiệm và không ngừng phát triển, làm mới mình trong bước chuyển thời gian để trở thành thương hiệu luôn gắn bó với nhiều thế hệ khách hàng. Trở lại với câu chuyện mang chuỗi cửa hàng Phúc Long ra thị trường quốc tế. Vào tháng 7 năm 2021, Phúc Long mở cửa hàng đầu tiên ở nước ngoài của mình tại Garden Grove, bang California, Mỹ. Cửa hàng mang đậm âm hưởng truyền thống của Việt Nam với sân gạch đỏ, nhà mái ngói, trên tường khắc họa lại hình ảnh đồi chè, nơi tạo ra nguyên liệu chính cho đồ uống tại đây. Không dừng lại tại đó, Phúc Long tiếp tục lên kế hoạch “lấn sân” sang thị trường Malaysia, một thị trường Đông Nam Á đầy tiềm năng. Đây là một bước chuyển mình có ý nghĩa rất lớn đối với thương hiệu Phúc Long, bởi từ đây, Phúc Long đang mang không chỉ là một thương hiệu, một mô hình kinh doanh ra nước ngoài mà còn mang những giá trị, những sản phẩm gắn liền với văn hóa và con người Việt Nam đến tay bạn bè quốc tế. Song, tại Đông Nam Á có rất nhiều quốc gia tiềm năng với thị trường không quá khác biệt so với Việt Nam. Vậy tại sao Phúc Long lại muốn nhắm tới Malaysia như ngòi nổ đầu tiên cho sự phát triển của thương hiệu tại khu vực này? Malaysia có những yếu tố quan trọng nào dẫn đến quyết định trên và cần một chiến lược Marketing như thế nào để thương hiệu có thể thành công tại thị trường Đông Nam Á này? Bài viết được thực hiện bởi Nhóm 01 - lớp K59E, hy vọng có thể giải đáp được những câu hỏi trên và đề xuất cho Phúc Long một kế hoạch Marketing phù hợp với thị trường Malaysia.

3

CHƯƠNG I : TÌNH HÌNH DOANH NGHIỆP CÔNG TY CỔ PHẦN PHÚC LONG HERITAGE 1.1 Tổng quan về Phúc Long 1.1.1 Giới thiệu về doanh nghiệp -

Lịch sử hình thành

Kể từ khi hình thành năm 1968 đến 2018, Phúc Long đã cố gắng mở rộng mô hình kinh doanh, nắm giữ các đầu mối và duy trì điểm đặc trưng của sản phẩm mà mình cung cấp. Đến nay, có hơn 80 hệ thống cửa hàng trải dài từ Nam ra Bắc (siêu thị, cửa hàng tiện lợi, kênh thương mại điện tử…) Với phương châm “Chất lượng khởi nguồn từ đam mê”, Phúc Long xây dựng câu chuyện của một thương hiệu Việt giàu truyền thống, kết nối tinh túy của nhiều thập niên kinh nghiệm và không ngừng chắt lọc, làm mới mình trong bước chuyển thời gian để trở thành thương hiệu luôn gắn bó với nhiều thế hệ khách hàng.

-

Tầm nhìn

Phúc Long mong muốn tạo nên một thương hiệu Việt chuyên sản xuất và xuất khẩu trà, cà phê với đẳng cấp và chất lượng được thể hiện trong từng sản phẩm, qua đó phát triển bền vững và từng bước khẳng định vị thế trên thị trường quốc tế. -

Sứ mệnh

Trở thành người tiên phong của thời đại với những ý tưởng sáng tạo đi đầu trong ngành trà và cà phê.

4

Cùng đưa thương hiệu tỏa sáng, tạo động lực cho nhau, cùng biến ý tưởng thành hiện thực bằng tinh thần gắn kết, tương tác, biết lắng nghe và tôn trọng. Để tạo niềm vui và tình cảm cho khách hàng, mỗi chúng ta phải thường xuyên liên tục tỏa sáng. Không được để cho năng lực của bản thân bị ngủ quên, không ngừng thách thức khó khăn, phải luôn luôn tự đổi mới bản thân. Tạo ra giá trị cao bằng sự thấu hiểu, đồng cảm và những đề xuất có giá trị thật sự, thỏa mãn sự hài lòng cho khách hàng. -

Giá trị cốt lõi

Đối với khách hàng: Cam kết cung cấp sản phẩm chất lượng và dịch vụ tốt nhất. Đối với nhân viên: Xây dựng môi trường làm việc chuyên nghiệp, năng động, sáng tạo và nhân văn, tạo điều kiện thu nhập cao và cơ hội phát triển công bằng. Đối với xã hội: Hài hòa lợi ích doanh nghiệp với lợi ích xã hội, đóng góp tích cực vào các hoạt động hướng về cộng đồng, thể hiện tinh thần trách nhiệm đối với xã hội. 1.1.2 Giới thiệu sản phẩm của Phúc Long Sản xuất, xuất khẩu, kinh doanh các sản phẩm trà và cà phê thành phẩm (đóng gói). Kinh doanh dịch vụ ăn uống tại hệ thống cửa hàng: Các loại thức ăn, thức uống; Các loại bánh ngọt, bánh mặn; Dịch vụ giao hàng tận nơi. ●

Trà

Hành trình của tách trà đậm vị: Nguồn gốc tinh khiết quyết định hương vị tươi nguyên, Đậm vị trà truyền thống, Tôn trọng nguyên bản cho tách trà đậm vị Đậm vị trà truyền thống: Phúc Long luôn giữ gìn những hợp chất đặc biệt từ lá trà để làm nên tách trà đậm vị như Theanine (năng lượng tỉnh táo), Carbohydrate (vị ngọt), Polyphenols (vị chát) là thành phần đặc biệt có nhiều trong lá trà non, Caffein (vị đắng) và Enzyme (men). Các sản phẩm trà -

Trà hộp: Trà túi lọc, Trà túi tam giác, Trà hộp giấy, Lễ hộp, Trà hộp

xám,… 5

-

Trà gói: Trà Thái Nguyên, Trà gói cao cấp, Trà vạn lý hương, Trà đen,…

-

Trà lon: Trà lon giấy cao cấp, Trà lon thiếc,…



Cà phê

Hành trình tách cà phê đậm vị: Tinh khiết từ nguồn gốc, Giữ gìn đặc tính thượng hạng của hạt cà phê, Tôn trọng nguyên bản cho tách cà phê đậm vị Đậm vị hạt cà phê xay: Phúc Long luôn chú trọng bốn đặc tính từ trái cà phê: Hương thơm, độ đậm đà, Acid (vị chua) và hậu vị Các sản phẩm cà phê: Cà Phê Set, Cà phê phin nhôm, Cà phê mùi, Cà phê hạt,… 1.1.3 Chiến lược kinh doanh ●

Thận trọng gây dựng danh tiếng trên thị trường

Thời gian đầu khi Phúc Long vẫn tập trung định vị thương hiệu chuyên phục vụ các sản phẩm về trà đặc trưng Năm 2012, Phúc Long lấn sân sang thị trường F&B đã giúp Phúc Long có bước chuyển mình thực sự rõ rệt. Đến năm 2015, đánh dấu mốc 10 cửa hàng tại TP Hồ Chí Minh. Khác với hình thức nhượng quyền thương hiệu như Highland Coffee, dường như động thái của hãng này thiên về hướng tự phát triển, nâng cấp chuỗi chuyên nghiệp, bài bản, mở rộng thêm tại thị trường Hà Nội với 10 cửa hàng. ●

Những nước đi khó đoán

Phần lớn những địa điểm mà Phúc Long “chọn mặt gửi vàng” đều là những vị trí đắc địa, thuận tiện, mật độ dân cư cao… Đồng nghĩa với đó là giá thành cũng hoàn toàn không rẻ. Tuy nhiên, một sự thật là việc định giá của Phúc Long có phần “dễ chịu hơn” các đối thủ như Highland Coffee, Starbucks… Thêm một điểm nữa là việc cạnh tranh về vị trí, khi không hiếm thấy việc Phúc Long đứng cạnh đối thủ cạnh tranh của mình. Nhận định ban đầu với chiến lược giá mềm hơn, không gian sang trọng, Phúc Long ghi điểm với thực khách nhiều hơn, họ chấp nhận “thiệt” về lợi nhuận để có thể phủ thị trường, kéo gần lại khoảng cách với những đối thủ đi trước. Xét về đường dài, khách hàng vẫn luôn là điểm mấu chốt về điều này thì Phúc Long đã và đang hoàn thiện trải nghiệm khá tốt ●

Lợi thế cạnh tranh của Phúc Long 6

Phúc Long có là lợi thế của một thương hiệu thuần Việt ghi dấu ấn đối với khách hàng bằng việc đẩy mạnh những sản phẩm trà và cafe. Bên cạnh đó với những sản phẩm phát triển thêm, định vị về giá không khiến khách hàng quá băn khoăn, và sẵn sàng trải nghiệm dùng thử. 1.2. Thực trạng Marketing của Phúc Long 1.2.1. Thị trường và khách hàng mục tiêu Mục tiêu của Phúc Long là mang lại cho người Việt một sản phẩm trà chất lượng, được làm từ nguyên liệu thuần Việt. Thị trường mục tiêu của Phúc Long là người tiêu dùng các loại thức uống từ trà và cà phê hay các thực phẩm ngọt khác ở mức giá trung bình. Các sản phẩm được phân phối đi khắp các tỉnh thành trên toàn quốc. Hiện nay, các nhà máy đang được đầu tư mạnh mẽ cả về cơ sở vật chất và nhân lực, sẵn sàng nguồn cung cho nhu cầu trong nước và quốc tế. Các cửa hàng Phúc Long xuất hiện khắp các con phố đắc địa. Hình ảnh thương hiệu mới đã và đang được đón nhận rộng rãi. Dễ dàng nhận thấy, hệ thống Phúc Long giờ đây đã có thể sánh ngang với nhiều chuỗi thức uống nổi tiếng trên thị trường hiện tại. Đối tượng phục vụ của Phúc Long rất đa dạng: từ nhân viên văn phòng, khách du lịch cho đến học sinh sinh viên nên giá cả ở mức tầm trung, phù hợp với túi tiền của hầu hết mọi người. 1.2.2. Chiến lược marketing của Phúc Long và mức độ hiệu quả a)

Price:

Phúc Long xây dựng thực đơn khá đa dạng chủ yếu từ trà và cà phê. Mặc dù là thương hiệu nổi tiếng nhưng giá cả các đồ uống của Phúc Long được cho là nằm ở tầm trung, thấp hơn Trung Nguyên, Starbucks, Tea Leaf,... Một ly trà ở đây dao động từ 30.000 đồng đến 45.000 đồng, chỉ bằng 50% đến 70% giá của các đối thủ. Giá bán “dễ chịu” là một trong những cách giúp Phúc Long đưa thương hiệu của mình đến mọi đối tượng tiêu dùng một cách nhanh nhất, từ học sinh sinh viên đến các khách hàng đã đi làm hoặc người lớn tuổi.

7

b)

Product:

Ngoài trà sữa, Phúc Long còn phục vụ các loại nước trái cây, cà phê và cả bánh ngọt, đáp ứng đa dạng nhu cầu của khách hàng. Thực đơn với hơn 63 hương vị trà sữa khác nhau mang đậm hương vị truyền thống Việt Nam kết hợp với phong cách thưởng thức hiện đại tạo cho khách hàng sự đa dạng trong việc lựa chọn theo khẩu vị của bản thân. Phúc Long luôn tập trung phát triển sản phẩm của mình tốt nhất, vị trà của Phúc Long là độc nhất, duy nhất nhưng vẫn giữ được nét đặc trưng của hương vị trà Việt Nam. Sản phẩm của Phúc Long kết hợp hai yếu tố: độc đáo và khác biệt; trà sữa béo vị sữa nhưng vẫn đậm đà vị trà và giá bán phù hợp với túi tiền, khẩu vị của đại đa số người dân. c)

Place:

Phúc Long không ngại chi tiền để đặt cửa hàng của mình ở những khu vực “đắc địa”, tập trung đông người qua lại. Các sản phẩm của Phúc Long không chỉ được trưng bày và bày bán tại hệ thống các cửa hàng trên mà còn được trưng bày tại các siêu thị, trung tâm thương mại và một số cửa hàng tiện lợi. Với sự ảnh hưởng của đại dịch Covid-19 trong những năm trở lại đây, ngoài những cửa hàng offline truyền thống, Phúc Long còn tập trung phát triển mở rộng những kênh bán hàng Online và liên kết với các app giao đồ ăn như Shopee Food, Grabfood, Baemin,... d)

Promotion:

Ngoài phục vụ thức uống đơn thuần, Phúc Long còn tổ chức thêm nhiều hoạt động để giữ chân và thu hút thêm nhiều khách hàng bằng việc tặng thẻ VIP, tặng mã giảm, voucher,... Trong các dịp đặc biệt như ngày lễ, Tết, ngoài tặng kèm những vật phẩm như sổ tay, bình nước,..., Phúc Long còn trang trí không gian quán theo chủ đề tạo sự thoải mái, mới mẻ cho khách hàng khi ghé qua. Với những chiến lược Marketing của mình, Phúc Long đang dần tiến đến vị trí Top of mind trong lòng người Việt. Năm 2019, chuỗi ghi nhận doanh thu khoảng 779 tỷ đồng, tăng 65% so với 2018 và gấp gần 3 lần so với kết quả năm 2016 (Theo Vnexpress). Điều này giúp Phúc Long trở thành người dẫn đầu về doanh thu, vượt trội hơn hẳn các đối thủ khác trong ngành trà sữa như 8

Tocotoco, Gong Cha, Koi Cafe, Bobapop hay Dingtea, Sharetea. Kết quả kinh doanh ấn tượng giúp Phúc Long lọt top 4 thương hiệu F&B có doanh thu cao nhất thị trường. Trong danh sách này có thể kể đến Highlands Coffee (doanh thu 2.199 tỷ đồng năm 2019), The Coffee House (863 tỷ đồng) và Starbucks (783 tỷ đồng). 1.3. Đánh giá chiến lược của Phúc Long và định hướng phát triển trong thời gian tới 1.3.1. Đánh giá chiến lược Mặc dù đi sau những cái tên “lão làng” đã chiếm đóng thị trường như Trung Nguyên, Highlands, Starbucks,... nhưng với những chiến lược khôn ngoan, nắm bắt đúng insight của khách hàng, Phúc Long đã thể hiện được sự năng động, sáng tạo, là một đối thủ đáng gờm trong ngành hàng này. Phúc Long đã thành công trong việc định vị thương hiệu trong lòng khách hàng cũng như khẳng định thương hiệu Việt trong mắt những bạn bè quốc tế khác. Các chiến lược của Phúc Long đặc biệt nhắm vào giới trẻ, phù hợp với cơ cấu dân số “vàng” của Việt Nam hiện nay với người trẻ chiếm đa số và đã nhận được những phản hồi tích cực. Đối với khách hàng cũ, Phúc Long tích cực đưa ra những ưu đãi như thẻ thành viên, mã giảm, voucher; thường xuyên thay đổi không gian bày trí tạo sự gần gũi, môi trường thân thiện, cho thấy mình là một người bạn thân thiết với khách hàng. Hơn nữa, Phúc Long không ngừng sáng tạo khi cho ra những mô hình mới phù hợp với thời đại, tình hình xã hội như kiosk hay co-working space. Đây là những minh chứng cho tham vọng muốn chinh phục nhiều hơn các đối tượng khách hàng và tăng thêm độ nhận diện cho thương hiệu của mình. Bên cạnh đó, chiến lược về giá của Phúc Long còn thu hút thêm một lượng lớn khách hàng trung niên từ mọi lĩnh vực. Các chiến dịch của Phúc Long đã phát huy tác dụng và khá thành công khi thương hiệu đang trở nên rất phổ biến tại Việt Nam, có thể dễ dàng bắt gặp các cửa hàng cửa Phúc Long khắp các vị trí đắc địa trong thành phố.

9

1.3.2. Định hướng phát triển Thứ nhất, mục tiêu của Phúc Long là trong vòng 18-24 tháng tiếp theo (kể từ giữa năm 2021) mở 1.000 kiosk. Ngoài ra, chiến lược của Phúc Long còn là xuất khẩu. Sau khi được rót vốn bởi Masan, Phúc Long càng có thêm điều kiện thuận lợi để phát triển. Với mạng lưới hơn 2.200 cửa hàng VinMart+ trên toàn quốc, các sản phẩm trà và cà phê Phúc Long sẽ có thêm kênh phân phối vô cùng lớn để tiếp cận thêm người tiêu dùng. Thứ hai, năm 2021, Phúc Long đã mở cửa hàng đầu tiên tại Mỹ, chính thức theo sau các tên tuổi khác như Trung Nguyên, Cộng Cà phê hay Highlands Coffee “mang chuông đi đánh xứ người”. Đây là bàn đạp cho Phúc Long đưa thương hiệu chuỗi bán lẻ trà và cà phê của mình tiếp tục vươn mình ra Thế giới. Với những cơ hội trên, Phúc Long hoàn toàn có thể mở rộng thêm kênh phân phối của mình bằng việc tiến hành xuất khẩu sang các nước khác cùng với sự góp sức của Masan, đặc biệt là khu vực Đông Nam Á - nơi có khí hậu và văn hoá ẩm thực có nhiều nét tương đồng với Việt Nam, cũng góp phần tăng độ nhận diện về thương hiệu và quảng bá hương vị trà Việt Nam sang các nước láng giềng và bạn bè quốc tế. 1.3.3. Định hướng tương lai Một thị trường tiềm năng ở Đông Nam Á mà Phúc Long có thể khai thác là Malaysia - đất nước có mối quan hệ ngày càng phát triển với Việt Nam. Phúc Long Malaysia lấy động lực tăng trưởng bền vững tại thị trường được thiết lập dựa trên các yếu tố bao gồm “Đổi mới - Lấy người tiêu dùng làm trọng tâm”, “Chuyển đổi số” và “Giữ vững vị trà Việt”. Cả 3 yếu tố này đều hỗ trợ và thúc đẩy cho định hướng phát triển bền vững của Phúc Long khi xâm nhập vào thị trường Malaysia. Thứ nhất, Phúc Long tại Malaysia lựa chọn định hướng “Đổi mới - Lấy người tiêu dùng làm trọng tâm” làm yếu tố quan trọng đầu tiên trong hành trình phát triển bền vững tại Malaysia. Thích ứng các điều kiện, yếu tố địa phương luôn là một thách thức vô cùng lớn với các công ty đa quốc gia khi thâm nhập vào một 10

thị trường mới. Khi Phúc Long thích nghi hóa được với thị trường Malaysia sẽ góp phần xây dựng thương hiệu vững mạnh tại đất nước này như cách Phúc Long đã làm tại thị trường Việt Nam khi tạo nên một hương vị phù hợp với khẩu vị, thị trường Việt Nam, thích nghi tốt và chiếm được lòng tin của khách hàng. Thứ hai, Phúc Long có định hướng và kế hoạch thực hiện “Chuyển đổi số” cho toàn bộ cơ chế vận hành của doanh nghiệp từ các khâu vận chuyển, sản xuất, quản lý và xúc tiến tiêu thụ, Đảm bảo quá trình vận hành mượt mà và thuận tiện hơn, thúc đẩy sự phát triển bền vững của Phúc Long tại Malaysia. Bên cạnh đó, sự bùng nổ của thương mại điện tử cũng là cơ hội để Phúc Long mở rộng kênh bán hàng trên các trang thương mại điện tử của Malaysia như ShopeeFood, GrabFood, FoodPanda, EASI,.. Thứ ba, mặc dù có sự thích nghi hóa với thị trường Malaysia nhưng Phúc Long vẫn luôn giữ vững cốt lõi của các món đồ uống của mình, đậm vị trà, mang chất Việt. Đây chính là điểm tạo nên sự khác biệt của Phúc Long tại thị trường Malaysia, tạo nên hình ảnh thương hiệu riêng trong mắt người tiêu dùng.

CHƯƠNG 2: THỊ TRƯỜNG MALAYSIA 2.1. Tổng quát thị trường trà và cà phê ở ASEAN Đông Nam Á hiện đang đứng thứ 3 ở khu vực Châu Á về dân số (theo số liệu từ Liên Hợp Quốc). Trong đó Malaysia có tới 33.077.335. Chiếm 4,8% dân số khu vực. Khí hậu ấm áp và đất đai màu mỡ của khu vực ASEAN rất thích hợp cho việc trồng trà. Thị trường tiêu thụ cũng được coi là ổn định, điều này làm cho ngành trà nội địa của khu vực trở nên quan trọng không kém. Đầu tư vào ngành trà của ASEAN vẫn tích cực. (Cổng thông tin Asean Việt Nam). Doanh thu từ mảng trà đạt 30.550,6 triệu USD vào năm 2021. Thị trường dự kiến sẽ tăng trưởng hàng năm 4,50% (CAGR 2022-2025). Trong phân khúc trà, khối lượng dự kiến đạt 478,6 triệu vào năm 2025. Thị trường trà dự kiến tăng

11

trưởng 1,9% vào năm 2023, trong phân khúc trà, khối lượng dự kiến đạt 478,6 triệu vào năm 2025. Thị trường trà dự kiến sẽ tăng trưởng sản lượng 1,9% vào năm 2023. Ta thấy rằng doanh thu và sản lượng của thị trường trà ở Đông Nam Á tăng qua qua các năm và dự đoán sẽ tăng nữa trong những năm tới đã cho thấy rằng Đông Nam Á là thị trường đầy béo bở đối với doanh nghiệp kinh doanh về loại thức uống này. Trà thay thế rượu như thức uống được xã hội lựa chọn ở các nước Hồi giáo Đông Nam Á. Malaysia, nơi các nghệ nhân giỏi nhất thế giới pha trà. (A history of tea, the world's most consumed beverage By GREG RODGERS)

Mức tiêu dùng trà bình quân đầu người năm 2015 (Nguồn: Marketresearch.com) Theo Marketresearch, Thái Lan có mức tiêu dùng bình quân đầu người ở 5 nước tiêu biểu nhất trong khu vực Asean (54.22 USD/người), tiếp theo đó là Malaysia (49.55 USD/người), đứng vị thứ 3 và 4 lần lượt là Việt Nam và Indonesia, và cuối cùng nhỏ nhất là Philippines. Tuy nhiên mức độ tăng trưởng dự kiến đến năm 2025 ở Thái Lan , chỉ số CAGR là 3.56%/ năm còn ở Malaysia 4.22%/năm. (Theo marketresearch.com)

12

Mức tiêu thụ cà phê bình quân hằng năm năm 2014 Nguồn: Euromonitor World Bank Theo Euromonitor World Bank, năm thị trường tiêu biểu trong khu vực ASEAN là Việt Nam, Malaysia, Thái Lan, Indonesia và Philippines. Nhờ vào mức doanh thu bán hàng vượt trội so với các quốc gia khác. Năm nước này tạo nên tổng giá trị thị trường vào khoảng 6,5 triệu USD năm 2014, trong đó đứng đầu là Việt Nam, theo sau là Malaysia. Như vậy ta thấy rằng trong những năm gần đây, thị trường kinh doanh quán cà phê trong khu vực ASEAN đang trên đà tăng trưởng, cùng với nhiều tiềm năng được khai thác bởi các thương hiệu trong nước và nước ngoài. Như vậy ta thấy rằng Malaysia là thị trường kinh doanh trà và cafe tiềm năng với quy mô lớn, mức tiêu thụ cao và tiềm năng tăng trưởng cao. 2.2. Thị trường Malaysia Vào 04/04/2022, dân số của Malaysia là 33.084.026 người theo số liệu cập nhật mới nhất U...


Similar Free PDFs