Kinh nghiệm các quốc giá thoát khỏi MIT PDF

Title Kinh nghiệm các quốc giá thoát khỏi MIT
Author Thảo Anh
Course Dự thảo báo cáo
Institution Trường Đại học Tiền Giang
Pages 3
File Size 85.9 KB
File Type PDF
Total Downloads 36
Total Views 153

Summary

Nhật:Nhật Bản được biết đến trên thế giới là một quốc gia thịnh vượng, phát triển và người dân nơi đây có thu nhập trung bình cao. Thế nhưng, trong quá khứ, quốc gia này cũng đã từng phải đấu tranh để thoát khỏi bẫy thu nhập trung bình. Vào khoảng thập niên 50 của thế kỉ 20, dân số, cơ cấu kinh tế, ...


Description

Nhật: Nhật Bản được biết đến trên thế giới là một quốc gia thịnh vượng, phát triển và người dân nơi đây có thu nhập trung bình cao. Thế nhưng, trong quá khứ, quốc gia này cũng đã từng phải đấu tranh để thoát khỏi bẫy thu nhập trung bình. Vào khoảng thập niên 50 của thế kỉ 20, dân số, cơ cấu kinh tế, cơ cấu dân cư, cơ cấu lao động của Nhật Bản khá tương đồng với Việt Nam, nông nghiệp vẫn chiếm phần lớn số lao động, năng suất lao động thấp. Tuy nhiên chỉ sau gần 20 năm (19551973), Nhật Bản đã có tốc độ phát triển GDP bình quân hàng năm khoảng 10% và chính thức thoát khỏi MIT. Vậy, quốc gia Nam Á này đã làm như thế nào? Không chỉ vậy, Nhật Bản cũng đã tăng cường nhập khẩu công nghệ cao, rút ngắn khoảng cách với các nước phương Tây, từng bước công nghiệp hóa, nâng cao năng suất, rồi sau đó xuất khẩu lại công nghệ ra thế giới. Nhật Bản cũng đồng thời tái cơ cấu nguồn lực: Tập trung nguồn lực với những ngành nghề tạo ra năng suất cao, giá trị cao thay vì những ngành có giá trị thấp như nông nghiệp đồng thời tăng quy mô sản xuất của nhiều ngành nghề, tạo ra giá trị cao, năng suất cao cho hàng hóa. Từ đó, Nhật Bản được xem là một trong những quốc gia thành công nhất trong việc thoát khỏi bẫy thu nhập trung bình và đây được xem là quốc gia có kinh nghiệm hàng đầu trên thế giới về tăng năng suất chỉ trong vòng 20 năm. Sau nội chiến Triều Tiên (1950-1953), Hàn Quốc là một trong những nước nghèo nhất thế giới, có nhiều đặc điểm tương đồng với những quốc gia kém phát triển khác như: chịu sự tàn phá nặng nề của chiến tranh, thu nhập thấp, nguồn tài nguyên nghèo nàn, phụ thuộc chủ yếu vào viện trợ nước ngoài và đặc biệt nước này còn chịu sự chia cắt giữa hai miền Bắc - Nam. Thậm chí sau khi trải qua giai đoạn tái thiết sau chiến tranh (1953- 1960), thu nhập bình quân đầu người của Hàn Quốc cũng chỉ ở mức 80 USD (năm 1960). Tuy nhiên, sau năm 1963 – dưới sự lãnh đạo của Tổng thống Park Chun Hee, Hàn Quốc đã vươn lên phát triển mạnh mẽ, nhanh chóng đứng ngang hàng với các quốc gia giàu có trên thế giới. Cụ thể, Hàn Quốc có mức thu nhập trung bình thấp năm 1969, đạt được mức thu nhập trung bình cao năm 1988 và vươn lên ngưỡng các nước có thu nhập cao năm 1995 (theo Felipe, 2012). Như vậy, chỉ trong vòng hơn ba thập kỷ, Hàn Quốc đã

đạt được bước nhảy vọt thần kỳ, đưa quốc gia nhanh chóng thoát khỏi bẫy thu nhập trung bình nhờ vào cải cách tạo dựng “Làng mới”. So sánh với các quốc gia phát triển khác, chúng ta cũng có thể thấy sự phát triển kinh tế của Hàn Quốc diễn ra rất nhanh chóng. Theo phân tích của Cơ quan nghiên cứu Mc Kinsey, Hàn Quốc chỉ cần 25 năm (1970-1995) để nâng mức thu nhập bình quân đầu người từ 2.500 USD lên 12.600 USD; trong khi đó, Đức cần tới 80 năm, Pháp là 89 năm và Mỹ là 97 năm. Có thể nói, Hàn Quốc đã thành công vang dội tron quá trình thoát kén, vượt qua bẫy thu nhập trung bình. Theo số liệu của Ngân hàng thế giới (WB) năm 1966 Nhật Bản vẫn là nước có thu nhập trung bình, còn Hàn Quốc đạt ngưỡng GDP 1.000 USD/người/năm vào năm 1977. Nhưng đến 2020, GDP bình quân đầu người của Nhật Bản là 44.810 USD, Hàn Quốc là 43.520 USD. Trong khi đa số các quốc gia đạt mức thu nhập trung bình vào năm 1960, vẫn có thu nhập trung bình vào năm 2008. Chỉ có một số ít là thoát được bẫy thu nhập trung bình và trở thành quốc gia có thu nhập cao. Tại châu Á, một số trường hợp điển hình như Nhật Bản, Hàn Quốc, Singapore,...đã thoát khỏi MIT và sau đây là kinh nghiệp “vượt bẫy” của họ. Singapore: Chương trình Nhân tài Năm 1965, sau khi độc lập khỏi Malaysia, Singapore đã phải đối mặt với những vấn đề xuất phát từ việc chỉ có thị trường nội địa nhỏ với tỷ lệ thất nghiệp và nghèo đói cao, 70% hộ gia đình Singapore phải sống trong điều kiện và hoàn cảnh vô cùng tồi tệ và một phần ba người dân phải sống nhờ trong các khu ổ chuột ở ngoại ô thành phố. Tỷ lệ thất nghiệp trung bình rơi vào khoảng 14%, GDP bình quân đầu người là 516 USD và một nửa dân số không biết chữ. Năm 1987 dưới thời Lý Quang Diệu khoảng 80% người dân Singapore hiện có thể được coi là thành viên thuộc tầng lớp trung lưu, tỷ lệ lạm phát và thất nghiệp của Singapore đều được duy trì ở mức thấp, nền kinh tế Đông Nam Á này từng bước phát triển với điểm đầu là từ một nước nghèo, đến quốc gia có thu nhập trung bình và hiện tại là cường quốc kinh tế thế giới với GDP/người/năm là 58.000 USD (Theo World Bank).

Vậy, vấn đề được đặt ra là Singapore đã làm như thế nào để đạt được những thành tựu ấn tượng trên? Từ những năm 80 đến nay, Singapore đã bắt đầu chú trọng đầu tư phát triển một xã hội với tầng lớp trung lưu chiếm đa số. Nhân tố chính của thành công này là giáo dục, hay còn được gọi là “Chương trình Nhân tài”. Chính phủ Singapore coi giáo dục là một sự đầu tư thích đáng cho người dân của họ, do đó đã nhấn mạnh vào sự phát triển của giáo dục và nguồn nhân lực. Số liệu thống kê cho thấy các quỹ dành cho giáo dục chiếm ít nhất 12% ngân sách quốc gia thường niên, và thậm chí có thể lên đến 35%, cao thứ hai trong tổng chi tiêu chính phủ hàng năm. Bên cạnh đó, Chính phủ Singapore còn hỗ trợ hầu như toàn bộ giáo dục cấp một, cấp hai và cấp ba. Ngoài ra, chính phủ cũng khuyến khích tư duy sáng tạo và phản bác của học sinh và cho phép các trường tư thục tự đưa ra chương trình giảng dạy. Nhờ giáo dục đại học và đào tạo nghề, người dân Singapore ngày càng giỏi tay nghề và chuyên nghiệp hơn, giúp họ có nhiều cơ hội việc làm và gia tăng thu nhập nhanh chóng. Những cá nhân này đã dần trở thành lực lượng nòng cốt hình thành nên tầng lớp trung lưu trong xã hội. Song song với đào tạo, Chính phủ Singapore cũng đưa ra các chính sách ưu đãi và biện pháp hợp lý để thu hút các chuyên gia nước ngoài đến làm việc và sinh sống tại Singapore. Các chuyên gia trong và ngoài nước cùng nhau liên tục đóng góp trí tuệ và kỹ năng cho nền kinh tế Singapore. Đây là ba tấm gương thành công trong việc thoát bẫy thu nhập trung bình và thúc đẩy sự phát triển của nền kinh tế và xây dựng một xã hội ngày càng phát triển, nhất là về mặt thu nhập, mà Việt Nam nên học hỏi. Cả ba quốc gia Đông Á này mặc dù có những biện pháp khác nhau. Song, họ đều lựa chọn chung một con đường. Đó là phát triển kinh tế thông qua hàng loạt các biện pháp như giáo dục, thương mại, đầu tư và đổi mới, nhằm tăng thu nhập cho người dân và tái cân bằng tài sản xã hội bằng cách thu hẹp khoảng cách giàu nghèo....


Similar Free PDFs