Kinh Tế Chính Trị - Vấn Đề Thất Nghiệp Ở Đô Tuổi Thanh Niên PDF

Title Kinh Tế Chính Trị - Vấn Đề Thất Nghiệp Ở Đô Tuổi Thanh Niên
Course Kinh tế Chính trị Mác-Lê Nin
Institution Đại học Kinh tế Quốc dân
Pages 13
File Size 233.6 KB
File Type PDF
Total Downloads 55
Total Views 144

Summary

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂNBÀI TẬP LỚNHỌC PHẦN KINH TẾ CHÍNH TRỊ MÁC - LÊNINĐỀ TÀI: LÍ LUẬN CỦA CHỦ NGHĨA MARX – LENIN VỀ THẤT NGHIỆP& LIÊN HỆ THỰC TRẠNG THẤT NGHIỆP Ở ĐỘ TUỔI THANH NIÊNTẠI VIỆT NAMHà Nội, 3/LỜI MỞ ĐẦUThất nghiệp đang trở thành tình trạng nan giải của nhiều nước trên thế giớ...


Description

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN

BÀI TẬP LỚN HỌC PHẦN KINH TẾ CHÍNH TRỊ MÁC - LÊNIN ĐỀ TÀI: LÍ LUẬN CỦA CHỦ NGHĨA MARX – LENIN VỀ THẤT NGHIỆP & LIÊN HỆ THỰC TRẠNG THẤT NGHIỆP Ở ĐỘ TUỔI THANH NIÊN TẠI VIỆT NAM

Hà Nội, 3/2021

LỜI MỞ ĐẦU Thất nghiệp đang trở thành tình trạng nan giải của nhiều nước trên thế giới. Ở Việt Nam, tình trạng đó mới nảy sinh từ khi đất nước chuyển sang nền kinh tế thị trường. Mặc dù so với thế giới, tỷ lệ thất nghiệp ở nước ta trong những năm qua vẫn đang là con số khiêm tốn, nhưng vấn đề nảy sinh từ tình trạng thất nghiệp cao ở thanh niên đang ngày càng gia tăng. Đặc biệt trong thời điểm đất nước vẫn đang ở trong thời kỳ cơ cấu dân số vàng thì thất nghiệp ở thanh niên thực sự là một vấn nạn xã hội, là một thách thức của phát triển, làm mất đi các cơ hội được làm việc, cống hiến và quyền được phát triển của thanh niên, làm thương tinh thần và trói buồn những người đang nuôi nhiều khát vọng tốt đẹp cho tương lai tươi sáng của mình và đất nước. Tình trạng thất nghiệp nói chung và thất nghiệp ở độ tuổi thanh niên nói riêng sẽ ảnh hưởng rất nhiều đến tình hình phát triển kinh tế - xã hội của đất nước. Tuy vậy, vấn đề thất nghiệp không tự nhiên xuất hiện mà luôn có những căn nguyên đằng sau nó. Để đi sâu vào hiểu thêm vấn đề, ta cần tìm hiểu thực trạng, nguyên nhân và giải pháp của nó. Qua việc tìm hiểu những lí luận của chủ nghĩa Marx – Lenin về thất nghiệp, ta có thể vận dụng nó để phân tích rõ hơn về tình hình thất nghiệp của lao động ở độ tuổi thanh niên tại Việt Nam, đồng thời đề xuất tìm ra một số giải pháp cho vấn đề.

MỤC LỤC LỜI MỞ ĐẦU...................................................................................................................2 1. Lí luận của chủ nghĩa Marx – Lenin về thất nghiệp..................................................4 2. Phân loại thất nghiệp...................................................................................................6 3. Thực trạng thất nghiệp ở Việt Nam............................................................................7 4. Một số nguyên nhân lí giải tình trạng thất nghiệp của thanh niên tại Việt Nam....9 4.1. Nguyên nhân chủ quan.............................................................................................9 4.2. Nguyên nhân khách quan.......................................................................................10 4.2.1. Về phía cơ sở đào tạo......................................................................................10 4.2.2. Về phía nhà tuyển dụng...................................................................................10 4.2.3. Tác động tiêu cực của dịch covid-19 đến tình hình lao động...........................11 5. Giải pháp đối với tình trạng thất nghiệp của thanh niên tại Việt Nam..............11 KẾT LUẬN.....................................................................................................................13 TÀI LIỆU THAM KHẢO.............................................................................................13

1. Lí luận của chủ nghĩa Marx – Lenin về thất nghiệp Về định nghĩa, thất nghiệp là tình trạng những người trong độ tuổi lao động, có khả năng lao động, có nhu cầu việc làm, đang không có việc làm. Hoặc đơn giản hơn, thất nghiệp có thể được hiểu là tình trạng người lao động muốn có việc làm, nhưng không có việc làm. Theo quan điểm của chủ nghĩa Marx – Lenin, thất nghiệp có thể được lí giải bởi quá trình tích lũy tư bản. Về định nghĩa, tích lũy tư bản là sự chuyển hóa một phần giá trị thặng dư thành tư bản. Còn về bản chất, đó là quá trình sản xuất mở rộng tư bản chủ nghĩa thông qua việc chuyển hóa giá trị thặng dư thành tư bản phụ thêm để mở rộng hoạt động sản xuất kinh doanh thông qua việc mua thêm hàng hóa sức lao động, mở mang nhà xưởng, mua thêm nguyên vật liệu, trang bị thêm máy móc thiết bị,… Theo quy luật chung của tích lũy tư bản chủ nghĩa, quá trình tích lũy tư bản là quá trình tăng cấu tạo hữu cơ của tư bản. Tư bản vốn tồn tại dưới dạng vật chất và giá trị. Cấu tạo của tư bản gồm có cấu tạo kĩ thuật và cấu tạo giá trị. Trong đó: cấu tạo kĩ thuật của tư bản là tỷ lệ giữa khối lượng tư liệu sản xuất với số lượng lao động cần thiết để sử dụng các tư liệu sản xuất đó. Nó biểu hiện dưới các hình thức của số lượng máy móc, nguyên liệu, năng lượng do một công nhân sử dụng trong một thời gian nào đó. Còn cấu tạo giá trị của tư bản là tỷ lệ mà theo đó tư bản phân thành tư bản bất biến (hay giá trị của tư liệu sản xuất) và tư bản khả biến (giá trị của sức lao động) cần thiết để tiến hành sản xuất. Cấu tạo kĩ thuật thay đổi sẽ làm cho cấu tạo giá trị thay đổi, C.Mác đã dùng phạm trù cấu tạo hữu cơ của tư bản để chỉ mối quan hệ đó. Cấu tạo hữu cơ của tư bản là cấu tạo giá trị được quyết định bởi cấu tạo kĩ thuật và phản ánh sự biến đổi của cấu tạo kĩ thuật của tư bản. Do tác động thường xuyên của tiến bộ khoa học và công nghệ, cấu tạo hữu cơ của tư bản cũng không ngừng biến đổi theo hướng ngày càng tăng lên. Điều này biểu hiện ở chỗ: bộ phận tư bản bất biến (c) tăng nhanh hơn bộ phận tư bản khả biến (v), tư bản bất biến tăng tuyệt đối và tăng tương đối, còn tư bản khả biến thì có thể tăng tuyệt đối, nhưng lại giảm xuống một cách tương đối. C.Mác lí luận rằng chính sự biến đổi này trong chủ nghĩa tư bản là nguyên nhân dẫn đến nạn nhân khẩu thừa tương đối (đội quân thất nghiệp).

Chúng ta đều biết, lợi nhuận chính là mục tiêu, động cơ và động lực của hoạt động sản xuất và kinh doanh trong nền kinh tế thị trường. C.Mác từng khái quát rằng: “giá trị thặng dư, được quan niệm là con đẻ của toàn bộ tư bản ứng trước, mang hình thái chuyển hóa là lợi nhuận”. Như vậy, để tối đa hóa lợi nhuận và tăng doanh thu, doanh nghiệp sẽ tìm cách gia tăng giá trị thặng dư và sử dụng giá trị thặng dư đó để thúc đẩy quá trình tích lũy tư bản và phát triển quy mô sản xuất. Việc đẩy mạnh tích lũy tư bản của các nhà tư bản đóng vai trò trực tiếp và gián tiếp dẫn đến nguyên nhân tạo ra thất nghiệp. Theo đó, với khối lượng giá trị thặng dư nhất định thì quy mô tích lũy tư bản phụ thuộc vào tỷ lệ phân chia giữa tích lũy và tiêu dùng. Nếu tỷ lệ tích lũy và tiêu dùng đã được xác định, thì quy mô tích lũy tư bản phụ thuộc vào khối lượng giá trị thặng dư. Các nhân tố chủ yếu ảnh hưởng tới khối lượng giá trị thặng dư có thể lí giải trực tiếp cho thất nghiệp bao gồm: Thứ nhất, trình độ khai thác sức lao động. Thông thường, muốn tăng khối lượng giá trị thặng dư, nhà tư bản phải đầu tư tăng thêm máy móc, thiết bị và công nhân. Tuy nhiên, phần lớn nhà tư bản có thể không tăng thêm công nhân mà sử dụng các phương pháp cắt xén tiền công, tăng ca tăng kíp, tăng cường độ lao động; đồng thời tận dụng triệt để số máy móc hiện có. Qua đó, giá trị thặng dư tăng lên, quy mô sản xuất của doanh nghiệp cũng mở rộng tuy nhiên không đồng nghĩa với việc nhiều việc làm hơn được tạo ra hay nhà tư bản lựa chọn thuê thêm công nhân mà ngược lại còn có dẫn đến trình độ bóc lột của nhà tư bản tăng cao hơn. Thứ hai, năng suất lao động xã hội. Năng suất lao động xã hội tăng thì giá cả tư liệu sản xuất và tư liệu tiêu dùng giảm. Sự giảm này đem lại hai hệ quả cho tích lũy: một là, với khối lượng giá trị thặng dư không đổi, phần dành cho tích lũy có thể lấn sang phần tiêu dùng, trong khi sự tiêu dùng của nhà tư bản không giản mà vẫn có thể bằng hoặc cao hơn trước; hai là, một lượng giá trị thặng dư nhất định dành cho tích lũy cũng có thể chuyển hóa thành một khối lượng tư liệu sản xuất và sức lao động phụ thêm nhiều hơn trước. Sự tiến bộ của khoa học và công nghệ đã đóng góp một phần to lớn trong quá trình làm tăng năng suất lao động xã hội. Nhưng nếu doanh nghiệp vận dụng đầu tư vào máy móc và sử dụng chúng một cách hiệu quả hơn, thì hệ quả là ít công nhân hơn được yêu cầu sử dụng để sản xuất một số lượng sản phẩm nhất định. Như vậy, việc sử dụng máy móc một cách có hiệu quả của nhà tư bản sẽ làm giảm số lượng việc làm của công nhân trong sản xuất.

Điều này không đồng nghĩa với việc số lượng việc làm sẽ liên tục giảm. Một số ngành cụ thể sẽ tìm được thị trường mới và mở rộng; các ngành công nghiệp mới được tạo ra cũng có thể đáp ứng nhu cầu việc làm của công nhân. Như vậy, nhu cầu về lao động tăng hay giảm sẽ phụ thuộc vào những thay đổi trong chu kỳ kinh doanh. Tuy nhiên, điều đó có nghĩa là chủ nghĩa tư bản có khuynh hướng dẫn dắt người lao động ra khỏi sản xuất. Như vậy, có thể kết luận rằng: quá trình tích lũy tư bản là quá trình bần cùng hóa giai cấp vô sản. Cấu tạo tư bản ngày càng tăng, làm cho cầu tương đối về sức lao động có xu hướng ngày càng giảm. Đây chính là nguyên nhân chủ yếu gây ra nạn nhân khẩu thừa tương đối (thất nghiệp). 2. Phân loại thất nghiệp Nhân khẩu thừa (nạn thất nghiệp ngày nay) từng được phân thành 3 hình thái cơ bản chính như sau:  Nhân khẩu thừa lưu động: là loại lao động bị sa thải ở xí nghiệp này, nhưng lại tìm được việc làm ở xí nghiệp khác. Nói chung, số này chỉ mất việc làm từng lúc.  Nhân khẩu thừa tiềm tàng: là nhân khẩu thừa trong nông nghiệp – đó là những người nghèo ở nông thôn, thiếu việc làm và cũng không thể tìm được việc làm trong công nghiệp, phải sống vất vưởng.  Nhân khẩu thừa ngừng trệ: là những người hầu như thường xuyên thất nghiệp, thỉnh thoảng mới tìm được việc làm tạm thời với tiền công rẻ mạt, sống lang thang, tạo thành tầng lớp dưới đáy xã hội. Tuy nhiên, trong nền kinh tế hiện đại, tình trạng thất nghiệp lại được phân loại một cách đa dạng và bài bản hơn, gồm có:  Thất nghiệp cổ điển: là dạng thất nghiệp liên quan tới loại việc làm mà tiền công thực tế trả cho người làm công việc đó cao hơn mức tiền công thực tế bình quân của thị trường lao động chung, khiến cho lượng cung về lao động đối với công việc này cao hơn lượng cầu. Dạng thất nghiệp này còn được gọi là thất nghiệp tiền công thực tế.  Thất nghiệp cơ cấu: là loại thất nghiệp tạm thời do người lao động đang chờ để tìm được việc làm mà họ kỳ vọng chứ không phải không thể tìm được việc làm nào.

 Thất nghiệp chu kỳ: là loại thất nghiệp liên quan đến chu kỳ kinh tế tại pha mà tổng cầu thấp hơn tổng cung dẫn tới doanh nghiệp phải thu hẹp sản xuất và phải giảm thuê mướn lao động. Dạng thất nghiệp này còn được gọi là thất nghiệp Keynes vì Keynes là người đề xướng thuyết về tổng cầu-tổng cung.  Thất nghiệp ma sát: là dạng thất nghiệp do người lao động và người thuê mướn lao động không tìm được nhau vì những lý do như khác biệt về địa lý, thiếu thông tin,  Thất nghiệp trá hình: là dạng thất nghiệp của những người lao động không được sử dụng đúng hoặc không được sử dụng hết kỹ năng. Thuộc loại này bao gồm cả những người làm nghề nông trong thời điểm nông nhàn (đôi khi những người này được tách riêng thành những người thất nghiệp theo thời vụ).  Thất nghiệp ẩn: là dạng thất nghiệp không được báo cáo. 3. Thực trạng thất nghiệp ở Việt Nam Theo Tổng Cục Thống Kê Việt Nam, người thất nghiệp được định nghĩa là những người từ đủ 15 tuổi trở lên mà trong thời kỳ tham chiếu hội đủ các yếu tố sau: hiện không làm việc; đang tìm kiếm việc làm; sẵn sàng làm việc. Trong đó, người thất nghiệp ở độ tuổi thanh niên được áp dụng với đối tượng là người thất nghiệp từ 15 đến 24 tuổi. Số người thất nghiệp còn gồm những người hiện không có việc làm và sẵn sàng làm việc nhưng trong thời kỳ tham chiếu không tìm được việc do:  Đã chắc chắn có một công việc hoặc một hoạt động sản xuất kinh doanh để bắt đầu sau thời kỳ tham chiếu;  Phải tạm nghỉ (không được nhận tiền lương, tiền công hoặc không chắc chắn quay lại làm công việc cũ) do cơ sở bị thu hẹp hoặc ngừng sản xuất;  Đang trong thời gian nghỉ thời vụ;  Bận việc đột xuất của gia đình hoặc ốm đau tạm thời. Tỷ lệ thất nghiệp là chỉ tiêu biểu hiện tỷ lệ so sánh số người thất nghiệp với lực lượng lao động. Năm

Tỷ lệ thất nghiệp lao động trong độ tuổi tại Việt Nam

Tỷ lệ thất nghiệp của thanh niên Việt Nam

2017

2,24%

7,51%

2018

2,19%

7,06%

2019

2,16%

6,39%

2020

2,48%

7,10%

(Theo số liệu của Tổng Cục Thống Kê Việt Nam)

Số liệu của Tổng cục Thống kê cho thấy, tỷ lệ thất nghiệp ở thanh niên nước ta thực tế thường giữ ở mức cao hơn gấp 3 lần so với tỷ lệ này đối với người trong độ tuổi lao động, trở thành nhóm độ tuổi có tỷ lệ thất nghiệp cao nhất tại Việt Nam. Tỷ lệ thất nghiệp ở thanh niên từ 15 – 24 tuổi đã giữ ở mức giảm liên tục từ giai đoạn năm 2017 – 2019, tuy nhiên lại có dấu hiệu tăng trở lại trong năm 2020. Tỷ lệ thất nghiệp ở thanh niên Việt Nam hiện được xác định cao xấp xỉ với các nước ở khu vực Đông Nam Á và Thái Bình Dương và còn có thể có xu hướng tiếp tục gia tăng trong điều kiện sản xuất kinh doanh trong nước và toàn cầu đang gặp khó khăn trước bối cảnh đại dịch Covid-19. Tính đến quý 4/2020, cả nước có 1.155,8 nghìn người trong độ tuổi thất nghiệp, giảm 60,2 nghìn người so với quý trước nhưng vẫn tăng 95,8 nghìn người so với cùng kỳ năm trước, trong số đó, thanh nhiên chiếm 35,55% tổng số người thất nghiệp.

Năm

Tỷ lệ thất nghiệp của thanh niên

2017

7,51%

2018

2019

2020

7,06%

6,39%

7,10%

Tỷ lệ thất nghiệp thanh niên theo khu vực Thành thị

11,75%

Nông thôn

5,87%

Thành thị

10,56%

Nông thôn

5,73%

Thành thị

10,24%

Nông thôn

4,83%

Thành thị

10,63%

Nông thôn

5,45%

(Theo số liệu của Tổng Cục Thống Kê Việt Nam)

Về cơ cấu, tỷ lệ thất nghiệp thanh niên ở thành thị luôn chiếm tỷ trọng cao hơn và luôn giữ ở mức gần gấp đôi so với tỷ lệ của thanh niên ở nông thôn. Lí giải cho việc tỷ lệ thất nghiệp của thanh niên ở khu vực nông thôn đang còn thấp so với thành thị là bởi tại khu vực này còn có nhiều việc làm ở khu vực nông nghiệp và những việc làm tự tạo, việc làm phi chính thức. Tính đến năm 2020, số thanh niên không có việc làm và không tham gia học tập hoặc đào tạo (NEET-Youth not in employment, education or training) là 1,47 triệu người (chiếm 11,5% tổng số thanh niên). Tỷ lệ NEET ở khu vực thành thị cao hơn 0,8 điểm phần trăm so với khu vực nông thôn, ở nữ thanh niên cao hơn 3,5 điểm phần trăm so với nam thanh niên Những số liệu trên còn chưa tính đến một vấn đề đang tồn tại trong việc làm ở Việt Nam là, không ít thanh niên đã phải chấp nhận nhận làm những công việc đòi hỏi về học vấn và kỹ năng thấp hơn trình độ có được của bản thân với thu nhập cũng thấp hơn khả năng có thể, để duy trì một cuộc sống với chi tiêu dè dặt. 4. Một số nguyên nhân lí giải tình trạng thất nghiệp của thanh niên tại Việt Nam 4.1. Nguyên nhân chủ quan Nguyên nhân thất nghiệp của lực lượng lao động ở độ tuổi thanh niên (từ 15 – 24 tuổi) tại Việt Nam thứ nhất có thể kể đến là do lực lượng lao động ở độ tuổi thanh niên có chất lượng còn thấp:  Theo đánh giá của Ngân hàng Thế giới, chất lượng nguồn nhân lực của Việt Nam đạt mức 3,79 điểm (trong thang điểm 10), xếp hạng thứ 11 trong số 12 quốc gia được khảo sát tại châu Á.  Nguồn nhân lực thanh niên nước ta còn yếu về chất lượng, thiếu năng động và sáng tạo, tác phong lao động công nghiệp...  Ngoài ra, thể lực của lao động thanh niên Việt Nam ở mức trung bình kém, chưa đáp ứng được cường độ làm việc và những yêu cầu trong sử dụng máy móc thiết bị theo tiêu chuẩn quốc tế.  Công tác chăm sóc sức khỏe và an toàn nghề nghiệp chưa tốt; bên cạnh đó, kỷ luật lao động còn kém so với nhiều quốc gia trong khu vực.  Một bộ phận lớn lao động thanh niên hiện nay chưa được tập huấn về kỷ luật lao động công nghiệp, tùy tiện về giờ giấc và hành vi.

 Người lao động trẻ chưa được trang bị các kiến thức và kỹ năng làm việc theo nhóm, thiếu khả năng hợp tác và gánh chịu rủi ro, ngại phát huy sáng kiến và chia sẻ kinh nghiệm làm việc. Mặc dù trong những năm qua, tỉ lệ người lao động trẻ được đào tạo, có văn bằng chứng chỉ tại Việt Nam đang có xu hướng tăng dần, trình độ chuyên môn kĩ thuật và tay nghề của lao động thanh niên ở nước ta ngày càng được cải thiện. Người lao động trẻ vẫn gặp khó khăn trong quá trình tìm việc làm dù đã được đào tạo bài bản. Theo đó, tính đến quý 4 năm 2020, tỷ lệ thất nghiệp đối với người lao động có trình độ chuyên môn ở bậc trung cấp là 4,8%, bậc cao đẳng là 6,2% và bậc đại học trở lên là 4,8%. 4.2. Nguyên nhân khách quan 4.2.1. Về phía cơ sở đào tạo Tại Việt Nam, số lượng các trường và quy mô đào tạo bậc cao đẳng trở lên tăng nhanh nhưng các điều kiện đảm bảo chất lượng chưa được quan tâm tương xứng; ở một số cơ sở đào tạo, quy mô tuyển sinh và chất lượng đào tạo chưa đáp ứng được với nhu cầu của thị trường lao động. Còn về chất lượng giáo dục nghề nghiệp, dựa trên báo cáo này của Diễn đàn kinh tế thế giới (WEF) vào năm 2019 tại đánh giá về trụ cột kỹ năng: chất lượng đào tạo nghề tại Việt Nam chỉ xếp thứ 102/141. So với các mục còn lại trong trụ cột kỹ năng (gồm kỹ năng của học sinh, sinh viên sau khi tốt nghiệp, mức độ đào tạo nhân viên và mức độ dễ dàng tìm kiếm lao động lành nghề...), chỉ tiêu chất lượng đào tạo nghề nghiệp của Việt Nam đang có dấu hiệu tăng mạnh. Tuy nhiên, chất lượng đào tạo nghề của Việt Nam hiện vẫn chỉ đứng thứ 8 (sau Lào, trên Campuchia và Myanmar). Theo các chuyên gia, giáo dục nghề nghiệp Việt Nam phải thay đổi rất nhiều mới có được năng lực cạnh tranh ngay tại các quốc gia Đông Nam Á. 4.2.2. Về phía nhà tuyển dụng Hiện nay, tình trạng lao động trẻ mặc dù đã qua đào tạo ở trình độ chuyên môn cao đẳng, đại học trở lên vẫn không thể tìm được việc làm khi ra trường ngày càng trở nên phổ biến. Một phần lí do có thể kể đến là bởi: nhiều nhà tuyển dụng luôn có những yêu cầu về kinh nghiệm thực tế đối với các ứng viên. Đây là nhu cầu chính đáng của các nhà tuyển dụng khi họ cần giảm thiểu chi phí đào tạo cho nhân viên mới thiếu kinh nghiệm. Tuy nhiên, điều này đã tạo nên một thực tế là: khó có sinh viên mới ra trường nào có thể đáp ứng được nhu cầu của nhà tuyển dụng. Vô hình chung, tạo nên khó khăn cho nhà

tuyển dụng khi không thể tiếp cận được với lượng lớn ứng viên tiềm năng và cả những người lao động trẻ có năng lực tốt, đáp ứng đầy đủ nhu cầu của nhà tuyển dụng, tuy nhiên, việc thiếu kinh nghiệm lại là rào cản đến với công việc. 4.2.3. Tác động tiêu cực của dịch covid-19 đến tình hình lao động Theo báo cáo của Tổng cục thống kê, tính đến tháng 12 năm 2020, cả nước có 32,1 triệu người từ 15 tuổi trở lên bị ảnh hưởng tiêu cực bởi dịch Covid-19 bao gồm người bị mất việc làm, phải nghỉ giãn việc/nghỉ luân phiên, giảm giờ làm, giảm thu nhập,… Trong đó, 69,2% người bị giảm thu nhập, 39,9% phải giảm giờ làm/nghỉ giãn việc/nghỉ luân phiên và khoảng 14,0% buộc phải tạm nghỉ hoặc tạm ngừng hoạt động sản xuất kinh doanh. Đây cũng chính là nguyên nhân khiến tỷ lệ thất nghiệp thanh niên tại Việt Nam có dấu hiệu tăng trở lại trong năm 2020 sau 3 năm giảm liên tiếp từ 2017 – 2019. 5. Giải pháp đối với tình trạng thất nghiệp của thanh niên tại Việt Nam Thứ nhất, lao động trẻ (từ 15 – 24 tuổi) tại Việt Nam cần chủ động hơn để làm chủ tương lai của mình. Họ cần sự có sự đầu tư về thời gian và nghiêm túc trong việc chọn lựa nghề nghiệp. Tránh việc coi thường và bỏ qua cơ hội tham gia quá trình đào tạo bài bản để nâng cao trình độ chuyên môn kĩ thuật của bản thân. Đồng thời cũng không nên học đại trà, học theo trào lưu mà không có sự chủ động trong việc lựa chọn, dẫn đến việc học tập không hiệu quả và kiến thức còn nhiều thiếu sót. Bên cạnh đó, lao động ở độ tuổi thanh niên cũng cần chủ động trau dồi ngoại ngữ, kỹ năng mềm và kỹ năng sử dụng công nghệ thông tin khi còn ở trên ghế nhà trường. Trong môi trường kinh doanh quốc tế như hiện nay, ngoại ngữ đã trở thành một trong những điều kiện tuyển dụng đầu tiên hoặc mang tính ưu tiên cho rất nhiều ngành nghề trong xã hội. Bên cạnh đó, kỹ năng mềm và kỹ năng sử dụng công nghệ thông tin cũng ngày càng trở nên thiết yếu và là nền tảng để phát triển sự nghiệp của lao động trẻ trong thời điểm diễn ra cuộc cách mạng công nghiệp 4.0. Do đó, để tránh gặp phải những khó khăn trong tìm kiếm việc làm, lao động thanh niên cần nỗ lực cải thiện chất lượng lao động qua việc chuẩn bị kĩ càng về kỹ năng chuyên môn nghiệp vụ cũng như những kỹ năng bổ sung cần thiết kể đế...


Similar Free PDFs