Tiểu luận Kinh Tế Chính Trị Tiểu luận Kinh Tế Chính TrTiểu luận Kinh Tế Chính Tr PDF

Title Tiểu luận Kinh Tế Chính Trị Tiểu luận Kinh Tế Chính TrTiểu luận Kinh Tế Chính Tr
Course Kinh tế chính trị
Institution Trường Đại học Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh
Pages 26
File Size 384.7 KB
File Type PDF
Total Downloads 360
Total Views 643

Summary

BỘ GIÁO DỤC ĐÀO TẠOTRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH---o0o--- KHOA: KHOA HỌC XÃ HỘIBÀI TIỂU LUẬNTIỂU LUẬN TRÌNH BÀY MÔN Kinh tế Chính trị Mác – LêninĐề tài số 6:VẤN ĐỀ HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ Ở VIỆT NAMGIẢNG VIÊN HƯỚNG DẪN: TS NGUYỄN KHÁNH VÂNNHÓM SINH VIÊN THỰC HIỆN: NHÓM 6 ---------NĂM THỰC ...


Description

BỘ GIÁO DỤC ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH ---o0o--KHOA: KHOA HỌC XÃ HỘI

BÀI TIỂU LUẬN TIỂU LUẬN TRÌNH BÀY MÔN Kinh tế Chính trị Mác – Lênin

Đề tài số 6: VẤN ĐỀ HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ Ở VIỆT NAM

GIẢNG VIÊN HƯỚNG DẪN: TS NGUYỄN KHÁNH VÂN NHÓM SINH VIÊN THỰC HIỆN: NHÓM 6 ---------NĂM THỰC HIỆN: NĂM 2022---------

DANH SÁCH THÀNH VIÊN NHÓM 6

STT

1

Họ và tên MSSV

31211020714

1

Thảo Vy

4

31211023015

1

Ngọc

Phan Ngô Phương Mai 31211026347 Lư Kiều 6

Phương Vy 31211026734

7

KMC0 1

KMC0 1

KMC0 1

KMC0

31211022816

1

Kim 31211026735

hoàn

Ký tên

 Nghiên cứu phần III.1 đến III.3.

100%

 Soạn phần kết luận.  Nghiên cứu phần III.4.  Tổng hợp, thiết kế

100%

tiểu luận.  Nghiên cứu phần III.6.

100%

 Soạn lời mở đầu.  Nghiên cứu phần III.6.

100%

 Soạn lời mở đầu.  Nghiên cứu phần III.1 đến III.2.  Kiểm tra, hoàn thiện

100%

bài, in.  Nghiên cứu phần I.1

Đoàn Vân Anh

Đặng Thiên 8

1

KMC0

31211026731

5

KMC0

Trần Đức Tài

Nguyễn Như

Nhiệm vụ

thành KMC0

31211025033

3

Lớp

Trần Khánh Vy

Nguyễn Thái 2

Mức độ

KMC0 1

và I.2.  Kiểm tra, hoàn thiện

100%

bài, in.  Nghiên cứu phần II.2.

100%

 Soạn phần kết luận.  Nghiên cứu phần III.5.  Tổng hợp, thiết kế

100%

tiểu luận.

2

NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN

ĐIỂM SỐ

3

MỤC LỤ

4

PHẦN MỘT: LỜI MỞ ĐẦU..............................................................................................6 PHẦN HAI: NỘI DUNG TIỂU LUẬN.............................................................................7 I. Khái niệm và nội dung hội nhập kinh tế quốc tế......................................................7 1. Khái niệm về hội nhập kinh tế quốc tế:..............................................................7 2. Nội dung hội nhập kinh tế quốc tế......................................................................9 II. Tác động của hội nhập kinh tế quốc tế...................................................................10 1. Tác động tích cực của hội nhập kinh tế............................................................10 2. Tác động tiêu cực của hội nhập kinh tế quốc tế................................................13 III. Phương hướng nâng cao hiệu quả hội nhập kinh tế quốc tế trong sự phát triển của Việt Nam..................................................................................................................16 1. Nhận thức sâu sắc về thời cơ, thách thức do hội nhập kinh tế mang lại...........16 2. Xây dựng chiến lược hội nhập kinh tế phù hợp................................................17 3. Tích cực chủ động tham gia vào các liên kết kinh tế quốc tế và thực hiện đầy đủ các cam kết của Việt Nam trong các liên kết quốc tế và khu vực....................18 4. Hoàn thiện thể chế kinh tế và luật pháp............................................................19 5. Nâng cao năng lực cạnh tranh quốc tế của nền kinh tế.....................................20 6. Xây dựng nền kinh tế độc lập, tự chủ của Việt Nam:.......................................21 PHẦN BA: KẾT LUẬN....................................................................................................25 Tài liệu tham khảo...............................................................................................................27

5

LỜI MỞ ĐẦU Kinh tế thế giới ngày càng bước chân trên con đường mở rộng, hình thành mối liên kết chặt chẽ không chỉ giữa các thành phố tỉnh nhỏ trên quy mô cả nước mà đó là giữa các quốc gia trên quy mô toàn thế giới. Tính liên kết ấy thể hiện qua: các nước phát triển cần thị trường, cần nguồn cung cấp nguyên, nhiên liệu và nguồn nhân công rẻ trong khi các nước chậm phát triển và đang phát triển lại cần vốn, cần công nghệ, cần kỹ năng quản lý và thị trường. Do đó, toàn cầu hoá và hội nhập kinh tế trở thành vấn đề của thời đại để mọi quốc gia cùng đồng hành trên con đường cùng phát triển thịnh vượng. Con đường hội nhập đó mở ra cánh cửa diệu kỳ cho nền kinh tế Việt Nam từng bước khởi sắc đi lên, tiêu biểu là việc hình thành tổ chức thương mại thế giới vào năm 2007 đã tạo nên nút thắt trọng yếu trong mối quan hệ hợp tác phát triển với nhiều quốc gia trong khu vực và thế giới, là một trong những định hướng quan trọng để tranh thủ ngoại lực, khai thác nội lực, đẩy nhanh quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa, xây dựng nền kinh tế độc lập tự chủ, thực hiện mục tiêu dân giàu nước mạnh, xã hội dân chủ công bằng văn minh và ngày càng củng cố định hướng XHCN, nâng cao sức cạnh tranh và khẳng định vị thế của Việt Nam. Hội nhập kinh tế quốc tế là một chủ trương lớn của Đảng và là một bộ phận quan trọng, xuyên suốt của công cuộc đổi mới. Nhận thức và hiểu rõ về tầm quan trọng của việc hội nhập kinh tế trên sân chơi toàn cầu, nhóm chúng em đã cùng thảo luận để chọn đề tài tiểu luận “VẤN ĐỀ HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ CỦA VIỆT NAM”.

6

NỘI DUNG TIỂU LUẬN I.

Khái niệm và nội dung hội nhập kinh tế quốc tế. 1. Khái niệm về hội nhập kinh tế quốc tế: - Hội nhập kinh tế quốc tế của một quốc gia là quá trình quốc gia đó hội nhập nền kinh tế của mình với nền kinh tế thế giới trên cơ sở chia sẻ lợi ích và tuân thủ các chuẩn mực quốc tế chung. - Tính tất yếu khách quan của hội nhập kinh tế quốc tế:  Thứ nhất, do xu thế khách quan trong bối cảnh toàn cầu hóa kinh tế. o Toàn cầu hóa là một thuật ngữ được sử dụng để mô tả những thay đổi xã hội và kinh tế thế giới bởi sự gia tăng kết nối và trao đổi giữa các quốc gia, tổ chức hoặc cá nhân ở các góc độ khác nhau: văn hóa, kinh tế,... trên phạm vi toàn cầu. o Trong đó, kinh tế toàn cầu hóa là xu thế nổi bật nhất, vừa là trung tâm, nền tảng, vừa là động lực của toàn cầu hóa trên các lĩnh vực khác.  Toàn cầu hóa kinh tế là gia tăng hoạt động kinh tế xuyên biên giới quốc gia và khu vực.  Tạo ra sự phụ thuộc lẫn nhau giữa các nền kinh tế trong quá trình phát triển theo hướng kinh tế mới - một nền kinh tế thế giới thống nhất.  Bối cảnh toàn cầu hoá kinh tế, khu vực hoá kinh tế và hội nhập kinh tế quốc tế trở thành tất yếu khách quan. o Toàn cầu hoá kinh tế kéo các nước vào sự phân công lao động quốc tế. o Liên kết sản xuất.

7

o Trao đổi quốc tế ngày càng chặt chẽ đã làm cho nền kinh tế của các nước trở thành một bộ phận hữu cơ bền vững và không thể nào tách rời nền kinh tế toàn cầu.  Hội nhập kinh tế quốc tế giúp các quốc gia giải quyết những vấn đề toàn cầu đã, đang và sẽ xuất hiện ngày càng nhiều đồng thời giúp các quốc gia tận dụng được các thành tựu của cách mạng công nghiệp, biến nó thành động lực cho sự phát triển.  Thứ hai, hội nhập kinh tế là một phương thức phát triển tiêu biểu của các nước, đặc biệt là các nước đang phát triển, kém phát triển hiện nay.  Cơ hội: o Tiếp cận và sử dụng các nguồn lực bên ngoài như tài chính, khoa học công nghệ và kinh nghiệm từ các quốc gia phát triển.  Rút ngắn thời gian phát triển, thu hẹp khoảng cách với các cường quốc và khắc phục nguy cơ tụt hậu ngày càng rõ ràng. o Cơ hội việc làm mới và cải thiện mức thu nhập tương đối của các bộ phận dân cư.  Hội nhập kinh tế quốc tế cũng có tác động tích cực đến hoạt động kinh tế vĩ mô. o Thúc đẩy công nghiệp hóa. o Tăng tích lũy, cải thiện thâm hụt ngân sách. o Tạo niềm tin vào sự hỗ trợ của quốc tế.  Tuy nhiên, cần lưu ý: o Chủ nghĩa tư bản hiện đại với lợi thế về vốn và công nghệ,đang tích cực thực hiện ý định chiến lược.

8

o Biến toàn cầu hóa thành tự do hóa kinh tế và áp đặt chính trị vào quỹ đạo tư bản.  Điều này làm cho các nước đang phát triển và các nước kém phát triển phải đối mặt trước những rủi ro và thách thức như tăng phụ thuộc vào nợ nước ngoài, sự mâu thuẫn trong trao đổi thương mại giữa các nước đang phát triển,...  Do đó, các nước đang phát triển và các nước kém phát triển cần có những chiến lược khôn ngoan để tìm ra cách ứng phó phù hợp với quá trình toàn cầu hóa nhiều mặt và nghịch lý. 2. Nội dung hội nhập kinh tế quốc tế. - Thứ nhất, chuẩn bị các điều kiện để thực hiện hội nhập hiệu quả và thành công.  Hội nhập là tất yếu, nhưng đối với Việt Nam, hội nhập không phải bằng mọi giá. Quá trình tích hợp này cần phải xem xét lộ trình và cách tiếp cận tối ưu. Quá trình này đòi hỏi sự chuẩn bị các điều kiện bên trong nền kinh tế cũng như các mối quan hệ quốc tế phù hợp. - Thứ hai, thực hiện đa dạng các hình thức, các mức độ hội nhập kinh tế quốc tế.  Hội nhập kinh tế quốc tế có thể diễn ra ở nhiều cấp độ, do đó, hội nhập kinh tế quốc tế có thể phân loại nông hay sâu, tùy vào mức độ tham gia của một nước vào các mối quan hệ kinh tế đối ngoại, các tổ chức kinh tế quốc tế hoặc khu vực...  Theo đó, quá trình hội nhập kinh tế quốc tế được chia thành các cấp độ cơ bản từ thấp đến cao là: Thỏa thuận thương mại ưu đãi (BTA), Khu vực mậu dịch tự do (FTA), Liên minh thuế quan (CU), Thị trường chung (hay thị trường duy nhất), Liên minh kinh tế - tiền tệ,...

9

 Theo quan điểm hình thức, hội nhập kinh tế quốc tế là toàn bộ hoạt động kinh tế của một quốc gia ở nước ngoài, bao gồm nhiều hình thức khác nhau (hợp tác quốc tế, dịch vụ ngoại hối,...). II.

Tác động của hội nhập kinh tế quốc tế 1. Tác động tích cực của hội nhập kinh tế - Cơ hội và điều kiện thuận lợi để khai thác tối ưu lợi thế quốc gia trong phân công lao động. - Chuyển dịch cơ cấu sản xuất và cơ cấu xuất nhập khẩu theo hướng hiệu quả hơn. - Tạo điều kiện và tăng cường phát triển các quan hệ thương mại và thu hút đầu tư nước ngoài.tạo dựng cơ sở lâu dài cho việc thiết lập và phát triển các quan hệ song phương, khu vực, và đa phương. - Hình thành cơ cấu kinh tế quốc tế mới: Tạo ưu thế về quy mô, nguồn lực phát triển, tạo việc làm, cải thiện thu nhập cho dân cư và gia tăng phúc lợi xã hội. - Tăng tính cạnh tranh cùng phát triển: Kích thích ứng dụng thành tựu khoa học công nghệ, đổi mới cơ cấu kinh tế, cơ chế quản lý kinh tế; học hỏi kinh nghiệm quản lý từ các nước tiên tiến. - Giúp hoàn thiện hệ thống chính sách, pháp luật: Có hoạch định phù hợp với luật pháp, thông lệ quốc tế; từ đó tăng tính chủ động, tích cực trong hội nhập kinh tế quốc tế. - Tác động tích cực của Hội Nhập đến Việt Nam:  Thúc đẩy thương mại. o Kim ngạch xuất nhập khẩu VN-ASEAN tăng trung bình 15,3% hàng năm.  Xuất khẩu tăng kéo theo số lượng việc làm được tạo ra sẽ nhiều hơn.

10

o Xuất khẩu thủy sản có số lượng đơn hàng tăng khoảng 10%.  So với trước khi Hiệp định EVFTA có hiệu lực. o Giá gạo Việt xuất khẩu của Việt Nam vào thị trường EU đã tăng phổ biến từ 80-200 USD/tấn. o Kim ngạch thương mại hai chiều giữa Việt Nam và quốc Anh đạt 1,024 tỷ USD, tăng 20,05% so với cùng kỳ năm ngoái. o Hình thành mối quan hệ tích cực với các tổ chức tài chính tiền tệ quốc tế như Ngân hàng Phát triển Á Châu, Quỹ Tiền tệ thế giới, Ngân hàng thế giới.  Giải quyết tốt vấn đề nợ của Việt Nam: o Giải quyết thông qua câu lạc bộ Paris, London và đàm phán song phương.  Điều đó góp phần ổn định cán cân thu chi ngân sách tập trung nguồn lực cho các chương trình phát triển kinh tế xã hội trong nước. o Tiếp thu khoa học công nghệ tiên tiến, đào tạo cán bộ quản lý.  Tạo cơ sở vật chất kỹ thuật cho công cuộc xây dựng CNXH. o Nhiều hiệp định thương mại được ký kết mang đến cơ hội tiềm tàng cho Việt Nam.  Hướng đến trong đó cắt giảm sâu và hạn chế hàng rào thuế quan, tăng tính đối ngoại giữa các quốc gia.

11

 Hiệp định thương mại tự do (FTA) bước vào giai đoạn cắt giảm thuế sâu, đặc biệt các FTA với Hoa Kỳ, EU có hiệu lực, sẽ thúc đẩy xuất khẩu mạnh hơn, đem đến nhiều cơ hội mở rộng thị trường cho hàng hóa của Việt Nam, đồng thời giúp đa dạng hóa thị trường nhập khẩu, tránh phụ thuộc vào các thị trường nguyên liệu truyền thống. - Tính riêng trong giai đoạn 2007-2010, là giai đoạn sau khi gia nhập WTO, xuất khẩu tăng bình quân 14% năm, nhập khẩu tăng bình quân 11% năm. - Đến năm 2011, theo số liệu của Tổng cục Thống kê, kim ngạch hàng hóa xuất khẩu đạt 96,3 tỷ USD là là mức cao nhất từ trước tới nay, tăng 33,3% so với kỷ lục đạt được trong năm 2010. Đồng thời, mức nhập siêu của năm 2011 là mức thấp nhất trong vòng 05 năm qua. - Cơ cấu mặt hàng xuất khẩu của Việt Nam giai đoạn 2001-2010 đã có sự chuyển dịch khá tích cực theo hướng tăng dần tỷ trọng nhóm hàng chế biến và giảm dần hàng xuất khẩu thô. Trong đó, tỷ trọng của nhóm hàng nông, lâm, thuỷ sản giảm dần từ 29,37% năm 2001 xuống còn 23,3% vào năm 2010; nhóm hàng công nghiệp nhẹ và tiểu thủ công nghiệp đã tăng mạnh từ 35,72% vào năm 2001, lên 48,9% năm 2010; nhóm hàng nhiên liệu khoáng sản giảm từ 34,92% năm 2001 xuống còn 27,8% năm 2010. - Thị trường ngoài nước ngày càng mở rộng, đa dạng. Số lượng thị trường xuất khẩu đã tăng gấp hơn 1,4 lần sau 10 năm, từ 160 thị trường lên trên 230 thị trường. Cơ cấu thị trường xuất, nhập khẩu đã có sự chuyển dịch theo hướng giảm dần lệ thuộc vào thị trường Châu Á.

12

2. Tác động tiêu cực của hội nhập kinh tế quốc tế - Dẫn đến phân phối không công bằng lợi ích và rủi ro cho các nước và các nhóm khác nhau trong xã hội  Do vậy có nguy cơ làm tăng khoảng cách giàu - nghèo và bất bình đẳng xã hội. Tham gia hội nhập quốc tế, chúng ta không thể không chịu ảnh hưởng của sự “phân phối” lợi ích toàn cầu không đồng đều, đặc biệt là đối với những nước có nền kinh tế phát triển ở trình độ thấp như nước ta thì việc phải chịu thua thiệt trong “phân phối” lợi ích toàn cầu là điều khó tránh khỏi. Không những thế, sự “phân phối” không đồng đều cũng có thể diễn ra ngay trên đất nước ta, cụ thể là một bộ phận dân cư sẽ được hưởng lợi ít hơn, từ đó có thể dẫn đến nguy cơ thất nghiệp, gia tăng sự phân hóa giàu nghèo; có thể dẫn đến nguy cơ “rạn nứt” trong xã hội, thách thức sự ổn định và đồng thuận về chính trị - xã hội, ảnh hưởng đến việc củng cố, xây dựng tiềm lực và thế trận quốc phòng toàn dân, an ninh nhân dân, nhất là “thế trận lòng dân” trong sự nghiệp bảo vệ Tổ quốc. - Làm gia tăng nguy cơ bản sắc dân tộc và văn hóa truyền thống Việt Nam bị xói mòn trước sự “xâm lăng” của văn hóa nước ngoài.  Hội nhập quốc tế là thời cơ, đồng thời cũng là những thách thức to lớn đối với bảo vệ, giữ gìn, phát huy, phát triển các giá trị truyền thống, bản sắc dân tộc. Một mặt, khi hội nhập quốc tế, nhân dân ta có cơ hội tiếp cận, giao lưu với những giá trị văn hóa tiêu biểu của nhiều quốc gia trên thế giới, tiếp thu tinh hoa, trí tuệ, tiến bộ của nhân loại, từ đó có sự tiếp biến, kế thừa và phát huy những truyền thống cao quý, tốt đẹp của dân tộc, thúc đẩy tiềm năng sáng tạo trong nước, làm phong phú, sâu

13

sắc thêm bản sắc dân tộc; mặt khác, quá trình này dễ dẫn đến tình trạng bị lai căng, đồng hóa, chứa đựng nguy cơ băng hoại những giá trị truyền thống, làm mất cốt cách và diện mạo tinh thần của quốc gia, xói mòn bản sắc dân tộc, tiềm ẩn những bất ổn về an ninh chính trị, trật tự, an toàn xã hội. - Làm gia tăng sự phụ thuộc của nền kinh tế quốc gia vào thị trường bên ngoài.  Khiến nền kinh tế của quốc gia đó dễ bị tổn thương. Hội nhập quốc tế sâu rộng hơn, những biến động trên thị trường tài chính, tiền tệ, thị trường hàng hóa quốc tế, xung đột, tranh chấp sẽ tác động nhanh hơn, mạnh hơn đến nền kinh tế, ảnh hưởng tiêu cực đến sự ổn định và phát triển bền vững của quốc gia. - Tăng nguy cơ của tình trạng khủng bố quốc tế, buôn lậu, tội phạm xuyên quốc gia, dịch bệnh, nhập cư bất hợp pháp,... - Tạo ra một số thách thức đối với quyền lực Nhà nước, chủ quyền quốc gia và phát sinh nhiều vấn đề phức tạp đối với việc duy trì an ninh và ổn định trật tự, an toàn xã hội.  Khu vực châu Á - Thái Bình Dương, trong đó có khu vực Đông Nam Á phát triển năng động, nhưng cũng là khu vực có sự cạnh tranh, tranh giành ảnh hưởng mạnh mẽ, kìm chế lẫn nhau giữa các nước lớn, đặc biệt là Mỹ và Trung Quốc. Đặc biệt là tranh chấp chủ quyền Biển Đông giữa các nước trong khu vực hết sức căng thẳng, có nguy cơ gây mất ổn định khu vực. Giữ vững chủ quyền biển, đảo của đất nước, đồng thời phải giữ vững môi trường hòa bình, ổn định để phát triển kinh tế đất nước là thách thức lớn đối với Việt Nam. - Làm gia tăng sự cạnh tranh gay gắt khiến nhiều doanh nghiệp và ngành kinh tế nước ta gặp khó khăn trong phát triển, thậm chí là phá sản, gây nhiều hậu quả bất lợi về mặt kinh tế - xã hội. Các sản

14

phẩm và doanh nghiệp của ta sẽ phải cạnh tranh với sản phẩm và doanh nghiệp nước ngoài không chỉ trên thị trường quốc tế mà ngay trên thị trường nội địa. Trong khi các doanh nghiệp Việt Nam phổ biến là doanh nghiệp nhỏ và vừa, trình độ công nghệ thấp, năng lực tài chính hạn chế, phải cạnh tranh với những doanh nghiệp lớn, công nghệ cao, tiềm lực tài chính hùng hậu, có những sản phẩm có thương hiệu nổi tiếng trên thế giới. - Các nước đang phát triển phải đối mặt với nguy cơ chuyển dịch cơ cấu kinh tế tự nhiên bất lợi, do thiên hướng tập trung vào các ngành sử dụng nhiều tài nguyên, nhiều sức lao động, nhưng có giá trị gia tăng thấp. Có vị trí bất lợi và thua thiệt trong chuỗi giá trị toàn cầu. Do vậy, dễ trở thành bãi thải công nghiệp khi để các nhà đầu tư nước ngoài lợi dụng các chính sách ưu đãi, khai thác tài nguyên, nguồn lao động giá rẻ của đất nước, khi hết thời hạn ưu đãi, không còn có thể khai thác tài nguyên và tận dụng lao động rẻ, họ sẽ bỏ đi, để lại nhiều gánh nặng mà đất nước phải giải quyết…  Tóm lại, hội nhập kinh tế quốc tế hiện nay vừa có khả năng tạo ra những cơ hội thuận lợi cho sự phát triển kinh tế, vừa có thể dẫn đến những nguy cơ to lớn mà hậu quả của chúng là rất khó lường. Vì vậy, tranh thủ thời cơ, vượt qua thách thức trong hội nhập kinh tế là vấn đề cần phải đặc biệt quan trọng. III. Phương hướng nâng cao hiệu quả hội nhập kinh tế quốc tế trong sự phát triển của Việt Nam 1. Nhận thức sâu sắc về thời cơ, thách thức do hội nhập kinh tế mang lại - Nhận thức tầm quan trọng của hội nhập kinh tế quốc tế có ảnh hưởng to lớn đến cốt lõi của hội nhập. Bởi lẽ hội nhập kinh tế quốc tế được xem là cơ sở lý luận, thực tiễn quan trọng để xây dựng chủ trương chính sách phù hợp.

15

- Với Việt Nam, hội nhập không phải là một cái danh thời thượng mà đó thực chất là cách để thúc đẩy, phát triển nước ta hiện nay.  Xét về mặt tích cực, hội nhập kinh tế đem lại những lợi ích giúp thúc đẩy xuất khẩu, thu hút vốn đầu tư nước ngoài, tăng trưởng nền kinh tế, việc làm và phát triển văn hóa, giáo dục. Về tiêu cực, gây ra một số trở ngại cho thị trường trong nước như nhập khẩu phát triển mạnh, chịu sức ép cạnh tranh từ doanh nghiệp nước ngoài, nhiều ngành trong nước bị ảnh hưởng (nông sản, sắt thép,...). Qua đó từ hai khía cạnh trên, Nhà nước cần nhận thức đưa ra các đối sách phù hợp khắc chế mặt tiêu cực, phù hợp với thực tiễn.  Với Nhà Nước: o Chủ thể tham gia hội nhập kinh tế là Nhà nước. Nhà nước là người dẫn dắt, hỗ trợ các chủ thể tham gia. Song hội nhập toàn diện là hội nhập toàn xã hội trong đó hội nhập được xem là sự nghiệp, sự phát triển trong tương lai cho toàn xã hội.  Hạn chế: o Hội nhập kinh tế còn một số hạn chế do phần đông cán bộ còn một số khuyết điểm về kinh nghiệm và các tác động khác từ các nguyên do khác tác động. Do đó cần có sự chuẩn bị phù hợp, biến thách thức thành cơ hội để ta tiến lên phía trước. 2. Xây dựng chiến lược hội nhập kinh tế phù hợp - Đầu tiên cần xác định:  Đúng bối cảnh quốc tế, xu hướng vận động chính trị thế giới, tác động toàn cầu hóa, của cách mạng công nghiệp đối với nước ta.  Đặc biệt chú ý đến sự tương quan giữa giữa các trung tâm và đa trung tâm, tác động của cách mạng CN 4.0 lên nền kinh tế.

16

- Bối cảnh hiện nay:  Hiệp định thương mại tự do (FTA), hiệp định đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP), hiệp định Đối tác toàn diện và tiến bộ ...


Similar Free PDFs