LUẬT KINH TẾ - BTL LUẬT KINH TẾ PDF

Title LUẬT KINH TẾ - BTL LUẬT KINH TẾ
Author Linh Đgphuong
Course Kinh tế chính trị
Institution Trường Đại học Kinh tế, Đại học Quốc gia Hà Nội
Pages 11
File Size 184.8 KB
File Type PDF
Total Downloads 211
Total Views 290

Summary

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ - ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘIKHOA TÀI CHÍNH – NGÂN HÀNGBÀI TIỂU LUẬNHọc phần: LUẬT KINH TẾHọ và tên: Đồng Phương Linh Mã sinh viên: 20050028 Lớp: CLC 1 Khoa: Tài chính – Ngân hàng Khoá: QH–2020 EHÀ N I, 2021ỘSố thứ tự 36 – Đề chẵn Hãy phân tích nguyên tắc áp dụng Luật Doanh nghiệp...


Description

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ - ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI KHOA TÀI CHÍNH – NGÂN HÀNG

BÀI TIỂU LUẬN Học phần: LUẬT KINH TẾ Họ và tên: Đồng Phương Linh Mã sinh viên: 20050028 Lớp: CLC 1 Khoa: Tài chính – Ngân hàng Khoá: QH–2020 E

HÀ NỘI, 2021

1

Số thứ tự 36 – Đề chẵn Hãy phân tích nguyên tắc áp dụng Luật Doanh nghiệp 2020, và pháp luật liên quan trong việc thành lập và quản lý hoạt động một Công ty kinh doanh dịch vụ khám chữa bệnh tư nhân?

Trả lời :  Dựa trên cơ sở pháp lý - Luật doanh nghiệp số 59/2020/QH14 được Quốc hội thông qua ngày 17/6/2020. - Nghị định số 01/2021/NĐ-CP của Chính phủ ban hành ngày 04/01/2021 về đăng ký doanh nghiệp có căn cứ theo Căn cứ Luật Doanh nghiệp ngày 17 tháng 6 năm 2020, Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 22 tháng 11 năm 2019 và một số điều luật khác,.. - Luật khám, chữa bệnh số 40/2009/QH12 được Quốc hội thông qua ngày 23/11/2009.  Các hình thức tổ chức của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh bao gồm (Điều 41 của Luật khám, chữa bệnh số 40/2009/QH12 - a) Bệnh viện; - b) Cơ sở giám định y khoa; - c) Phòng khám đa khoa; - d) Phòng khám chuyên khoa, bác sỹ gia đình; - đ) Phòng chẩn trị y học cổ truyền; - e) Nhà hộ sinh; - g) Cơ sở chẩn đoán; - h) Cơ sở dịch vụ y tế; - i) Trạm y tế cấp xã và tương đương; - k) Các hình thức tổ chức khám bệnh, chữa bệnh khác.  Trình tự thực hiện thủ tục thành lập công ty kinh doanh dịch vụ khám chữa bệnh: - Bước 1 : Thành lập doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ khám chữa bệnh tư nhân. 2

- Bước 2 : Xin Giấy phép kinh doanh dịch vụ khám chữa bệnh (Giấy phép hoạt động đối với cơ sở khám bệnh, chữa bệnh) Bước 1: Thành lập doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ khám chữa bệnh tư nhân:  Ngành nghề kinh doanh : Công ty kinh doanh dịch vụ khám chữa bệnh khi thành lập phải có ngành nghề kinh doanh dịch vụ khám chữa bệnh.  Tên doanh nghiệp: - Điều 37 Luật Doanh nghiệp 2020: + Tên tiếng Việt của doanh nghiệp bao gồm hai thành tố theo thứ tự sau đây: + Loại hình doanh nghiệp và Tên riêng. + Loại hình doanh nghiệp được viết là “doanh nghiệp tư nhân”, “DNTN” hoặc “doanh nghiệp TN” đối với doanh nghiệp tư nhân. + Tên riêng được viết bằng các chữ cái trong bảng chữ cái tiếng Việt, các chữ F, J, Z, W, chữ số và ký hiệu. + Tên doanh nghiệp phải được gắn tại trụ sở chính, chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh của doanh nghiệp. Tên doanh nghiệp phải được in hoặc viết trên các giấy tờ giao dịch, hồ sơ tài liệu và ấn phẩm do doanh nghiệp phát hành. - Điều 38 Luật Doanh nghiệp 2020: Những điều cấm trong đặt tên doanh nghiệp: + Đặt tên trùng hoặc tên gây nhầm lẫn với tên của doanh nghiệp đã đăng ký được quy định tại Điều 41 của Luật này. + Sử dụng tên cơ quan nhà nước, đơn vị lực lượng vũ trang nhân dân, tên của tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức chính trị xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp để làm toàn bộ hoặc một phần tên riêng của doanh nghiệp, trừ trường hợp có sự chấp thuận của cơ quan, đơn vị hoặc tổ chức đó. + Sử dụng từ ngữ, ký hiệu vi phạm truyền thống lịch sử, văn hóa, đạo đức và thuần phong mỹ tục của dân tộc. - Điều 41 Luật Doanh nghiệp 2020: + Tên trùng là tên tiếng Việt của doanh nghiệp đề nghị đăng ký được viết hoàn toàn giống với tên tiếng Việt của doanh nghiệp đã đăng ký. 3

+ Các trường hợp được coi là tên gây nhầm lẫn với tên của doanh nghiệp đã đăng ký bao gồm: a) Tên tiếng Việt của doanh nghiệp đề nghị đăng ký được đọc giống tên doanh nghiệp đã đăng ký; b) Tên viết tắt của doanh nghiệp đề nghị đăng ký trùng với tên viết tắt của doanh nghiệp đã đăng ký; c) Tên bằng tiếng nước ngoài của doanh nghiệp đề nghị đăng ký trùng với tên bằng tiếng nước ngoài của doanh nghiệp đã đăng ký; d) Tên riêng của doanh nghiệp đề nghị đăng ký chỉ khác với tên riêng của doanh nghiệp cùng loại đã đăng ký bởi một số tự nhiên, một số thứ tự hoặc một chữ cái trong bảng chữ cái tiếng Việt, chữ F, J, Z, W được viết liền hoặc cách ngay sau tên riêng của doanh nghiệp đó; đ) Tên riêng của doanh nghiệp đề nghị đăng ký chỉ khác với tên riêng của doanh nghiệp cùng loại đã đăng ký bởi một ký hiệu “&” hoặc “và”, “.”, “,”, “+”, “-”, “_”; e) Tên riêng của doanh nghiệp đề nghị đăng ký chỉ khác với tên riêng của doanh nghiệp cùng loại đã đăng ký bởi từ “tân” ngay trước hoặc từ “mới” được viết liền hoặc cách ngay sau hoặc trước tên riêng của doanh nghiệp đã đăng ký; g) Tên riêng của doanh nghiệp đề nghị đăng ký chỉ khác với tên riêng của doanh nghiệp cùng loại đã đăng ký bởi một cụm từ “miền Bắc”, “miền Nam”, “miền Trung”, “miền Tây”, “miền Đông”; h) Tên riêng của doanh nghiệp trùng với tên riêng của doanh nghiệp đã đăng ký. Các trường hợp quy định tại các điểm d, đ, e, g và h khoản 2 Điều này không áp dụng đối với công ty con của công ty đã đăng ký.  Trụ sở của công ty (căn cứ theo Điều 42 Luật Doanh nghiệp 2020): - Trụ sở chính của doanh nghiệp đặt trên lãnh thổ Việt Nam, là địa chỉ liên lạc của doanh nghiệp và được xác định theo địa giới đơn vị hành chính; có số điện thoại, số fax và thư điện tử (nếu có).

 Vốn điều lệ của doanh nghiệp: 4

- Mỗi công ty khi thành lập đều phải có một số vốn điều lệ nhất định. Đối với ngành nghề kinh doanh có điều kiện về vốn thì doanh nghiệp cần phải đáp ứng số vốn tối thiểu đó. - Kinh doanh dịch vụ khám chữa bệnh là ngành nghề không có điều kiện về vốn pháp định nên các thành viên công ty không phải đăng ký vốn pháp định mà chỉ cần đăng ký vốn điều lệ. Số vốn điều lệ cũng không bắt buộc tối thiểu bao nhiêu nên các thành viên có thể dựa vào năng lực tài chính của mình mà đăng ký vốn điều lệ cho phù hợp - Hình thức góp vốn vào công ty tùy thuộc vào thành viên góp vốn là cá nhân hay doanh nghiệp. Nếu thành viên góp vốn là doanh nghiệp thì hình thức góp vốn không được bằng tiền mặt mà phải bằng các hình thức: séc, ủy nhiệm chi hoặc phương thức thanh toán không sử dụng tiền mặt khác phù hợp quy định pháp luật. Còn nếu thành viên góp vốn là cá nhân thì có thể lựa chọn một trong hai hình thức để góp vốn vào công ty là tiền mặt hoặc chuyển khoản.  Thành viên của doanh nghiệp: - Thành viên công ty hay cổ đông của công ty là những người góp vốn điều lệ cho công ty. Họ cũng chính là chủ sở hữu hay đồng sở hữu công ty. - Thành viên công ty có thể là cá nhân hoặc tổ chức.  Trình tự thủ tục: - Bước 1: Chuẩn bị bộ hồ sơ thành lập công ty kinh doanh dịch vụ khám chữa bệnh - Bước 2: Nộp hồ sơ lên phòng đăng ký kinh doanh- Sở kế hoạch đầu tư tỉnh/thành phố nơi công ty dự định đặt trụ sở - Trong thời gian 03 ngày làm việc (kể từ ngày tiếp nhận hồ sơ hợp lệ) Cơ quan đăng ký kinh doanh cấp Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh cho doanh nghiệp. Trường hợp từ chối cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp thì phải thông báo bằng văn bản cho người thành lập doanh nghiệp biết. Thông báo phải nêu rõ lý do và các yêu cầu sửa đổi, bổ sung hồ sơ. - Bước 3: Nhận kết thủ tục thành lập công ty kinh doanh dịch vụ khám chữa bệnh 5

- Bước 4: Khắc con dấu tròn của doanh nghiệp - Bước 5: Thông báo mẫu con dấu với cơ quan đăng ký kinh doanh - Thành phần hồ sơ + Giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp + Điều lệ công ty + Bản sao hợp lệ các giấy tờ sau đây: Một trong các giấy tờ chứng thực cá nhân của chủ sở hữu công ty đối với trường hợp chủ sở hữu công ty là cá nhân; Quyết định thành lập hoặc Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc giấy tờ tương đương khác, Điều lệ hoặc tài liệu tương đương khác của chủ sở hữu công ty đối với trường hợp chủ sở hữu công ty là tổ chức Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư đối với trường hợp doanh nghiệp được thành lập bởi nhà đầu tư nước ngoài hoặc tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài Danh sách thành viên (đối với công ty cổ phần, công ty TNHH hai thành viên trở lên) - Thẩm quyền : Phòng đăng ký kinh doanh - Sở kế hoạch và đầu tư tỉnh/thành phố nơi công ty dự định đặt trụ sở - Thời gian : Từ 03 - 05 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ  Điều kiện hoạt động (căn cứ theo Điều 42 Luật khám, chữa bệnh số 40/2009/QH12): - Có quyết định thành lập của cơ quan nhà nước có thẩm quyền đối với cơ sở khám bệnh, chữa bệnh do Nhà nước thành lập hoặc giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc giấy phép đầu tư theo quy định của pháp luật đối với cơ sở khám bệnh, chữa bệnh khác. - Có giấy phép hoạt động do Bộ trưởng Bộ Y tế, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng hoặc Giám đốc Sở Y tế cấp. Bước 2 : Xin Giấy phép kinh doanh dịch vụ khám chữa bệnh (Giấy phép hoạt động đối với cơ sở khám bệnh, chữa bệnh) căn cứ theo Luật khám, chữa bệnh số 40/2009/QH12 được Quốc hội thông qua ngày 23/11/2009 6

 Điều 43. Điều kiện cấp giấy phép hoạt động đối với cơ sở khám bệnh, chữa bệnh - Cơ sở khám bệnh, chữa bệnh được cấp giấy phép hoạt động phải có đủ các điều kiện sau đây: - a) Đáp ứng các quy định của quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về cơ sở khám bệnh, chữa bệnh do Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành. - b) Có đủ người hành nghề phù hợp với phạm vi hoạt động chuyên môn; - c) Người chịu trách nhiệm chuyên môn kỹ thuật của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh phải có thời gian hành nghề khám bệnh, chữa bệnh ít nhất là 36 tháng. - Trường hợp đăng ký thành lập phòng khám chuyên khoa hoặc bác sỹ gia đình thì ngoài các điều kiện quy định tại khoản 1 Điều này, người đứng đầu cơ sở phải là người hành nghề có bằng cấp chuyên môn phù hợp với loại hình hành nghề. - Bộ trưởng Bộ Y tế, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng quy định chi tiết điều kiện cấp giấy phép hoạt động quy định tại Điều này đối với từng hình thức tổ chức của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh theo thẩm quyền quản lý.  Điều 44. Giấy phép hoạt động đối với cơ sở khám bệnh, chữa bệnh - 1. Giấy phép hoạt động được cấp một lần cho cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có đủ điều kiện theo quy định tại Điều 43 của Luật này. - 2. Nội dung của giấy phép hoạt động bao gồm: a) Tên, hình thức tổ chức, địa điểm hoạt động; b) Phạm vi hoạt động chuyên môn; c) Thời gian làm việc hằng ngày. - 3. Cơ sở khám bệnh, chữa bệnh khi thay đổi quy mô, phạm vi hoạt động chuyên môn phải làm thủ tục đề nghị điều chỉnh giấy phép hoạt động; trường hợp thay đổi hình thức tổ chức, chia tách, hợp nhất, sáp nhập hoặc thay đổi địa điểm phải làm thủ tục đề nghị cấp giấy phép hoạt động. - 4. Trường hợp giấy phép hoạt động bị mất hoặc bị hư hỏng hoặc bị thu hồi theo quy định tại điểm a khoản 1 Điều 48 của Luật này, cơ sở khám bệnh, chữa bệnh được cấp lại giấy phép hoạt động. - 5. Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành mẫu giấy phép hoạt động. - 6. Chính phủ quy định lộ trình cấp giấy phép hoạt động để bảo đảm đến ngày 01 tháng 01 năm 2016, tất cả cơ sở khám bệnh, chữa bệnh của Nhà 7

nước đang hoạt động vào thời điểm Luật này có hiệu lực phải có giấy phép hoạt động.

Tháng 8/2018, ông Nguyễn Đức Tuân gửi hồ sơ tới Phòng đăng ký kinh doanh tỉnh Lạng Sơn để đăng ký thành lập doanh nghiệp tư nhân nhưng nhận được thông báo không được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp vì tên doanh nghiệp của ông hoàn toàn trùng với tên của một doanh nghiệp đã đăng ký trước đó và đang hoạt động tại Đăk Lăk. Hãy bình luận đúng/sai đối với Thông báo của Phòng đăng ký kinh doanh tỉnh Lạng Sơn?

Trả lời: Thông báo của của Phòng đăng ký kinh doanh tỉnh Lạng Sơn là đúng vì  Dựa trên cơ sở pháp lý : - Luật doanh nghiệp số 59/2020/QH14 được Quốc hội thông qua ngày 17/6/2020. - Nghị định số 01/2021/NĐ-CP của Chính phủ ban hành ngày 04/01/2021 về đăng ký doanh nghiệp có căn cứ theo Căn cứ Luật Doanh nghiệp ngày 17 tháng 6 năm 2020, Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 22 tháng 11 năm 2019 và một số điều luật khác,.. - Các văn bản pháp luật hướng dẫ khác có liên quan.  Theo quy định tại Luật doanh nghiệp về việc đặt tên của doanh nghiệp có những điều sau: - Điều 37. Tên doanh nghiệp : Căn cứ vào quy định tại Điều này và các điều 38, 39 và 41 của Luật này, Cơ quan đăng ký kinh doanh có quyền từ chối chấp thuận tên dự kiến đăng ký của doanh nghiệp. - Điều 38. Những điều cấm trong đặt tên doanh nghiệp: 8

Đặt tên trùng hoặc tên gây nhầm lẫn với tên của doanh nghiệp đã đăng ký được quy định tại Điều 41 của Luật này. - Điều 41. Tên trùng và tên gây nhầm lẫn 1. Tên trùng là tên tiếng Việt của doanh nghiệp đề nghị đăng ký được viết hoàn toàn giống với tên tiếng Việt của doanh nghiệp đã đăng ký. 2. Các trường hợp được coi là tên gây nhầm lẫn với tên của doanh nghiệp đã đăng ký bao gồm: a) Tên tiếng Việt của doanh nghiệp đề nghị đăng ký được đọc giống tên doanh nghiệp đã đăng ký; b) Tên viết tắt của doanh nghiệp đề nghị đăng ký trùng với tên viết tắt của doanh nghiệp đã đăng ký; c) Tên bằng tiếng nước ngoài của doanh nghiệp đề nghị đăng ký trùng với tên bằng tiếng nước ngoài của doanh nghiệp đã đăng ký; d) Tên riêng của doanh nghiệp đề nghị đăng ký chỉ khác với tên riêng của doanh nghiệp cùng loại đã đăng ký bởi một số tự nhiên, một số thứ tự hoặc một chữ cái trong bảng chữ cái tiếng Việt, chữ F, J, Z, W được viết liền hoặc cách ngay sau tên riêng của doanh nghiệp đó; đ) Tên riêng của doanh nghiệp đề nghị đăng ký chỉ khác với tên riêng của doanh nghiệp cùng loại đã đăng ký bởi một ký hiệu “&” hoặc “và”, “.”, “,”, “+”, “-”, “_”; e) Tên riêng của doanh nghiệp đề nghị đăng ký chỉ khác với tên riêng của doanh nghiệp cùng loại đã đăng ký bởi từ “tân” ngay trước hoặc từ “mới” được viết liền hoặc cách ngay sau hoặc trước tên riêng của doanh nghiệp đã đăng ký; 9

g) Tên riêng của doanh nghiệp đề nghị đăng ký chỉ khác với tên riêng của doanh nghiệp cùng loại đã đăng ký bởi một cụm từ “miền Bắc”, “miền Nam”, “miền Trung”, “miền Tây”, “miền Đông”; h) Tên riêng của doanh nghiệp trùng với tên riêng của doanh nghiệp đã đăng ký. 3. Các trường hợp quy định tại các điểm d, đ, e, g và h khoản 2 Điều này không áp dụng đối với công ty con của công ty đã đăng ký.  Theo Điều 18 Nghị định số 01/2021/NĐ-CP: - 1. Người thành lập doanh nghiệp hoặc doanh nghiệp không được đăng ký tên doanh nghiệp trùng hoặc gây nhầm lẫn với tên của doanh nghiệp khác đã đăng ký trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về đăng ký doanh nghiệp trên phạm vi toàn quốc, trừ những doanh nghiệp đã giải thể hoặc đã có quyết định có hiệu lực của Tòa án tuyên bố doanh nghiệp bị phá sản. - 2. Phòng Đăng ký kinh doanh có quyền chấp thuận hoặc từ chối tên dự kiến đăng ký của doanh nghiệp theo quy định của pháp luật. Để tránh tên doanh nghiệp bị trùng, nhầm và vi phạm quy định về đặt tên doanh nghiệp, ý kiến Phòng Đăng ký kinh doanh là quyết định cuối cùng. Trường hợp không đồng ý với quyết định của Phòng Đăng ký kinh doanh, doanh nghiệp có thể khởi kiện theo quy định của pháp luật về tố tụng hành chính.  Vậy nên, thông báo của Phòng đăng ký kinh doanh tỉnh Lạng Sơn là hoàn toàn đúng. Theo pháp luật hai doanh nghiệp dù khác tỉnh nhưng không được trùng tên với nhau. 1. Câu hỏi trắc nghiệm 1:B 2. Câu hỏi trắc nghiệm 2:C 10

3. Câu hỏi trắc nghiệm 3:D 4. Câu hỏi trắc nghiệm 4:D

11...


Similar Free PDFs