BTL Kinh tế thương mại PDF

Title BTL Kinh tế thương mại
Author Phùng Quang
Course Kinh tế chính trị
Institution Trường Đại học Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh
Pages 14
File Size 151.6 KB
File Type PDF
Total Downloads 502
Total Views 970

Summary

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂNBài tiểu luận Kinh tế thương mạiHọ và tên: Phùng Mạnh QuangMã sinh viên: 11203303Đề bài:Câu 1: Trình bày hệ thống thị trường giải quyết các vấn đề về kinh doanh thương mại hiện nay như thế nào? Cho ví dụ minh họaCâu 2: Trình bày về đặc trưng của kinh tế thị trường, đặc...


Description

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN

Bài tiểu luận Kinh tế thương mại Họ và tên: Phùng Mạnh Quang Mã sinh viên: 11203303

Đề bài: Câu 1: Trình bày hệ thống thị trường giải quyết các vấn đề về kinh doanh thương mại hiện nay như thế nào? Cho ví dụ minh họa Câu 2: Trình bày về đặc trưng của kinh tế thị trường, đặc biết là đặc trưng mọi hoạt động mua bán đều liên quan đến giá cả thị trường, có tác động tới tăng trưởng kinh tế như thế nào?

BÀI LÀM

Câu 1: Năm 2021 đánh dấu 35 năm đất nước ta chuyển từ nền kinh tế tập trung, quan liêu bao cấp sang nền kinh tế thị trường. Kể từ sự chuyển đổi sáng suốt của Đảng và Nhà nước, Việt Nam ta đã đạt được nhiều thành tựu đáng tự hào, đặc biệt là trong lĩnh vực thương mại. Tuy vậy, bên cạnh những kết quả tích cực, vẫn còn nhiều vấn đề kinh doanh thương mại cần phải giải quyết. Hiện nay, hệ thống thị trường giải quyết các vấn đề này như thế nào? I. Các khái niệm cơ bản * Kinh tế thị trường là cách tổ chức nền kinh tế - xã hội, trong đó các quan hệ kinh tế của cá nhân, các doanh nghiệp đều biểu hiện qua mua bán hàng hóa, dịch vụ trên thị trường và thái độ cư xử của mọi thành viên, chủ thể kinh tế là hướng vào việc tìm kiếm lợi ích của chính mình theo sự dẫn dắt giá cả của thị trường. * Hệ thống thị trường là một tập hợp các nội dung, thành phần, các yếu tố cấu thành, ảnh hưởng, chi phối hoạt động của thị trường. Theo quan niệm hiện đại, hệ thống thị trường bao gồm: - Các quy luật vận động của thị trường, các quy luật chung như quy luật quan hệ sản xuất phù hợp với trình độ phát triển của lực lượng sản xuất, quy luật giá trị,...,

các quy luật riêng của nền kinh tế như: quy luật cung cầu, .... - Hệ thống chính sách quản lý của Nhà nước về kinh tế, quản lý thị trường. - Môi trường sản xuất kinh doanh - Hệ thống cấu thành nền kinh tế các loại hình kinh tế, các quan hệ sở hữu tư liệu sản xuất - Các thành phần kinh tế: các chủ thể kinh tế, doanh nghiệp, cơ sở sản xuất, hợp tác xã, đại lý, cửa hàng phân phối,...

* Kinh doanh thương mại là sự đầu tư tiền của, công sức của một cá nhân hay một tổ chức vào việc mua bán hàng hoá đó nhằm mục đích kiếm lợi nhuận. - Kinh doanh thương mại đóng vai trò là khâu trung gian giữa một bên là sản xuất, phân phối và một bên là tiêu dùng. Đối với lĩnh vực sản xuất, sự xuất hiện của các doanh nghiệp kinh doanh thương mại trên thị trường với vai trò cung ứng các yếu tố đầu vào cho sản xuất sẽ đàm bảo cho quá trình sản xuất diễn ra thường xuyên, liên tục, nhịp nhàng. Còn đối với lĩnh vực tiêu dùng, mọi tầng lớp dân cư sẽ dễ dàng, thuận lợi trong việc thoả mãn nhu cầu về hàng hoá tiêu dùng nhờ sự xuất hiện của hàng loạt các cửa hàng, các siêu thị, trung tâm mua sắm…

II. Hệ thống thị trường giải quyết các vấn đề về kinh doanh thương mại hiện nay như thế nào? 1. Vấn đề đầu tiên đặt ra đó là hoạt động kinh doanh thương mại bảo đảm được việc có lợi nhuận - Lợi nhuận luôn là mục tiêu hàng đầu, là động lực để hoạt động kinh doanh thương mại. Lợi nhuận được biểu hiện qua giá trị thặng dư thu được từ việc sử dụng hiệu quả các nguồn lực, tận dụng điều kiện của môi trường kinh doanh - Hiện nay, với nền kinh tế thị trường, hệ thống thị trường được mở rộng rất nhiều, không thiếu gì người mua người bán. Vậy nên nhờ có hệ thống thị trường thoải mái, không phụ thuộc nhiều vào Nhà nước như trước mà các doanh nghiệp có thể mua từ nơi sản xuất rồi mang bán, thoải mái trong việc lưu thông hàng hóa. Chính nhờ ưu điểm này mà vấn đề lợi nhuận đã được giải quyết. 2. Vấn đề thứ 2 của kinh doanh thương mại đó là vị thế - Vị thế cũng là một mục tiêu hướng tới của các doanh nghiệp. Để đạt được lợi nhuận cao đương nhiên các doanh nghiệp phải có 1 vị thế trong đó - Hệ thống thị trường luôn tạo ra cơ hội cho những sáng tạo năng động, đem đến cho doanh nghiệp các bài học kinh nghiệm trong việc mua bán hàng hóa dịch vụ. Để rồi thông qua những bài học đó các doanh nghiệp có thể

hoạt động kinh doanh hiệu quả cà có một chỗ đứng trên thị trường 3. Vấn đề tiếp theo là an toàn - Rõ ràng trong hệ thống thị trường, cạnh tranh giữa người mua với nhau, giữa người bán với nhau và giữa người mua với người bán là rất khốc liệt. Tuy nhiên, hệ thống thị trường có hệ thống luật pháp hệ thống các chính sách ổn định rõ ràng nên phần nào đó đảm bảo được vấn đề an toàn cho các doanh nghiệp kinh doanh thương mại 4. Một vấn đề khá được quan tâm nữa là phát triển kinh doanh bền vững - Trên thị trường cạnh tranh khốc liệt, hệ thống thị trường luôn đòi hỏi các doanh nghiệp phát triển kinh doanh một cách lâu dài bền vững - Hệ thống thị trường đã tạo ra những điều kiện tốt nhất có thể như: môi trường sản xuất kinh doanh sôi động, vô vàn người bán và người mua; các hệ thống chính sách quản lý rõ ràng của nhà nước,…. Đây chính là điều kiện tốt nhất có thể của thị trường để doanh nghiệp phát triển bền vững. Phần quan trọng còn lại là lãnh đạo luôn phải quan tâm tới việc xây dựng các chính sách chiến lược kinh doanh, phát triển mọi mặt trong quá trình sản xuất kinh doanh

5. Vấn đề cuối cùng của kinh doanh thương mại là kết nối sản xuất với tiêu dùng , cầu nối lưu thông hàng hóa trong nước và quốc tế - Thị trường hoạt động của các doanh nghiệp kinh doanh thương mại là rất lớn nên yêu cầu đặt ra cho họ là kết nối sản xuất với tiêu dùng - Điều này lại chính là đặc điểm nổi trội của hệ thống thị trường. Hệ thống thị trường có rất nhiều nên mua bên bán, có đấy đủ hệ thống pháp luật để đảm bảo hoạt động kinh doanh diễn ra hiệu quả => Như vậy hệ thống thị trường đã giải quyết được nhiều vấn đề lớn của kinh doanh thương mại hiện nay. Mặc dù không tránh khỏi những điểm yếu nhưng căn bản hệ thống thị trường đã mang lại nhiều lợi ích cho các doanh nghiệp hoạt động kinh doanh thương mại Ví dụ minh họa: Công ty cổ phần Thế giới di động là 1 công ty kinh doanh có tiếng tại Việt Nam - Thời kì mới thành lập công ty hoạt động chủ yếu ở khu vực miền Nam. Nhưng hiện nay công ty đã có được thương hiệu được nhiều người khắp cả nước biết đến - Việc phát triển của công ty hiện nay có sự đóng góp không nhỏ của hệ thống thị trường. Hệ thống thị trường với các đặc điểm có hệ thống chính sách quản lý, pháp

luật ổn định, có môi trường kinh tế năng động vô vàn người mua và người bán,… Chính điều này đã một phần giúp cho Thế giới di động mở rộng thị trường, khẳng định thương hiệu trong những năm qua - Sau nhiều năm kể từ khi thành lập, vị thế và thương hiệu của Thế giới di động đã tăng lên rõ ràng khi nói về mua bán điện thoại và các phụ kiện . Lợi nhuận thu được của công ty là khá cao trong những năm vừa qua. Thế giới di động cũng đã phát triển bền vững và đáp ứng tốt với vị trí cầu nối giữa sản xuất và tiêu dùng.

Câu 2 : Đặc trưng của nền kinh tế thị trường: - Kinh tế thị trường dựa trên cơ sở một nền sản xuất hàng hóa phát triển. Kinh tế thị trường không thể ra đời và phát triển trên nền tảng của một nền sản xuất hiện vật, tự cung tự cấp. Phát triển sản xuất hàng hóa, thực hiện tự do lưu thông hàng hóa vừa là tiền đề vừa là động lực cho phát triển kinh tế thị trường. Thủ tiêu sản xuất hàng hóa đồng nghĩa thủ tiêu kinh tế thị trường. Phát triển kinh tế hàng hóa tất yếu dẫn tới kinh tế thị trường thực chất.

- Mỗi cá nhân mỗi đơn vị kinh tế được tự do tổ chức hoạt động theo đúng pháp luật và sự quản lý, điều tiết của Nhà nước. Trên thị trường, mỗi người mỗi tổ chức là một chủ thể độc lập và tự chủ hoàn toàn. Về phương diện xã hội, tính tự do cá nhân được đề cao, nhân cách và cá tính được tôn trọng. - Khách hàng giữ vị trí trung tâm trong nền kinh tế thị trường, họ là vua là thượng đế của người bán, người bán phải chiều chuộng, lôi kéo người mua. Khơi dậy và thỏa mãn mọi yêu cầu của tiêu dùng là quan tâm hàng đầu, là sống còn của người sản xuất kinh doanh. - Cạnh tranh là quy luật của kinh tế thị trường. Sự cạnh tranh này là động lực quan trọng của phát triển kinh tế xã hội. Ba loại cạnh tranh trong kinh tế thị trường cùng tồn tại: cạnh tranh giữa những người bán, cạnh tranh giữa những người mua, cạnh tranh giữa người mua và người bán. - Tiền tệ hóa tất cả quan hệ kinh tế. Tiền tệ trở thành thước đo hiệu quả của các hoạt động kinh doanh. Quan hệ hàng hóa tiền tệ trở thành quan hệ thống trị tuyệt đối - Đa dạng hóa sở hữu, đa thành phần kinh tế: thực hiện mở cửa nền kinh tế - Đặc trưng quan trọng đó là mọi hoạt động mua bán đều liên quan đến giá cả thị trường

* Đặc trưng của kinh tế thị trường, đặc biệt là đặc trưng mọi hoạt động mua bán đều liên quan đến giá cả tác động tới tăng trưởng kinh tế: - Nền kinh tế thị trường là nền kinh tế phát triển hàng hóa, thực hiện tự do lưu thông . Chính vì vậy, sản phẩm dịch vụ không phải chịu hoàn toàn bởi sự kiểm soát của Nhà nước giống như thời kỳ bao cấp. Các doanh nghiệp sản xuất hàng hóa nhiều hơn, người dân tiêu dùng nhiều hơn. Và nền kinh tế tăng trưởng nhanh chóng - Đặc trưng khách hàng là mục tiêu hướng đến của doanh nghiệp đã khiến cho doanh nghiệp sáng tạo, năng động hơn để thỏa mãn mọi nhu cầu của khách hàng. Khi hàng hóa được thỏa mãn, được bán ra nhiều hơn thì kinh tế cũng phát triển theo. Lâu dài trở thành sự tăng trưởng kinh tế - Kinh tế thị trường có sự cạnh tranh khốc liệt. Vì vậy mà thúc đẩy cả người bán và người mua năng động, cố gắng hơn. Người bán cố gắng trong việc thu hút khách hàng, người mua cố gắng cạnh tranh mua được những sản phẩm tốt; tạo động lực cho tăng trưởng, phát triển kinh tế - Nền KTTT có thước đo là tiền tệ. Tiền tệ làm cho giao lưu , thương mại trong nước và ngoài nước dễ dàng hơn, nền kinh tế cũng tăng trưởng mạnh mẽ - Thực hiện mở cửa nền kinh tế cũng góp phần lớn vào tăng trưởng kinh tế Việt Nam

* Đặc biệt là đặc trưng mọi hoạt đông mua bán đều liên quan đến giá cả thị trường - Trong nền kinh tế thị trường, mọi hoạt động mua bán đều liên quan đến giá cả thị trường. Giá cả được dùng để xác định giá trị của hàng hóa, sản phẩm, dịch vụ - Khác với nền kinh tế quan liêu bao cấp với sản lượng và giá cả đều do Nhà nước quyết định. Nhà nước nắm cả đầu vào và đầu ra. Nền kinh tế chỉ huy nay khiến cho phân phối bình quân giống nhay và không tạo ra động lực để kinh doanh hay sẩn xuất + Không những vậy nền kinh tế trước năm 1986 không thể đáp ứng nhu cầu sản phẩm ngay và luôn. Bởi hàng hóa được quyết định theo chỉ huy của Nhà nước nên nó không thể đáp ứng nhu cầu cấp thiết của mọi người - Nền kinh tế thị trường sau năm 1986 thì hoàn toàn khác biệt. Giá cả là do thị trường quyết định thông qua quan hệ cung cầu - Thứ nhất, sự thay đổi của giá cả luôn tác động đến hành vi của người tiêu dùng. Khi mức giá tăng lên, người tiêu dùng có xu hướng cắt giảm nhu cầu tiêu dùng của mình. Ngược lại, khi mức giá hạ xuống, người tiêu dùng được khuyến khích gia tăng mức sử dụng hàng hoá. Giá hàng hoá cao sẽ khiến cho người tiêu dùng phải cân nhắc nhiều hơn mỗi khi ra quyết định mua sắm, đồng

thời có ý thức tiết kiệm hơn trong việc tiêu dùng hàng hoá. Ngược lại, khi giá một loại hàng hoá được xem là quá thấp, người tiêu dùng sẽ có khuynh hướng sử dụng hàng hoá một cách hào phóng hơn. - Thứ hai, sự biến động của giá cả cũng luôn ảnh hưởng đến hành vi của những người sản xuất. Giá hàng hoá tăng cao sẽ khuyến khích người sản xuất gia tăng sản lượng hàng hoá. Giá hàng hoá hạ xuống thấp lại tạo ra áp lực buộc những người này phải cắt giảm sản lượng. - Thứ ba, hệ thống giá cả được coi như một kênh thông tin hữu ích trong việc ra quyết định. Trong nền kinh tế thị trường, sự lên xuống linh hoạt của hệ thống giá cả chính là một kênh thông tin hữu ích về tình hình thị trường để những người sản xuất và tiêu dùng ra quyết định. Khi giá của một loại hàng hoá đang tăng, nó có thể là một tín hiệu cho thấy sự thiếu hụt hàng hoá trên thị trường (do nhu cầu về hàng hoá gia tăng hay do nguồn cung hàng hoá thiếu hụt). Trong trường hợp này, việc mở rộng sản xuất hay hạn chế tiêu dùng là thích hợp không chỉ với cá nhân những người sản xuất, tiêu dùng mà cả với xã hội nói chung. Còn khi giá của một loại hàng hoá đang đi xuống, đó sẽ là thông điệp của thị trường về sự dư thừa tương đối của hàng hoá. Dựa trên thông điệp này, phản ứng cắt

giảm lượng hàng hoá cung ứng của người sản xuất hay mở rộng tiêu dùng của người tiêu thụ được thực hiện. - Thứ tư, trong quan hệ giữa các thị trường với nhau, sự vận động của hệ thống giá cả còn tạo ra một cơ chế phân bổ nguồn lực hữu hiệu. Dựa vào sự lên xuống của các mức giá, nguồn lực được phân bổ cho các ngành kinh tế khác nhau theo hướng: ở ngành nào mà giá tương đối của hàng hoá (so với giá của các hàng hoá khác) càng cao (chứng tỏ nhu cầu tương đối của xã hội về hàng hoá này càng lớn), thì ở đó càng thu hút được nhiều nguồn lực của xã hội và ngược lại. - Thứ năm, vai trò cung cấp thông tin nhằm tạo ra một cơ chế phân bổ nguồn lực của giá cả là yếu tố cực kì quan trọng đối với nền kinh tế. Nó làm cho giá cả trở thành tín hiệu có khả năng kết nối các quyết định riêng rẽ của hàng nghìn, hàng triệu cá nhân khác nhau trong nền kinh tế với nhau nhằm tạo ra sự cân đối hay ăn khớp với nhau giữa cung và cầu, giữa sản xuất và tiêu dùng. Sự vận động của giá cả hướng về mức giá cân bằng nói lên khả năng tự vận hành, tự điều chỉnh của nền kinh tế thị trường. => Như vậy, giá cả lên xuống như một bàn tay vô hình điều tiết lợi ích của mọi người, chỉ huy hành động của

người sản xuất, điều tiết hành vi của người tiêu dùng, góp phần phân bổ các nguồn lực - Giá cả giúp gia tăng sản xuất, gia tăng tiêu dùng và giảm sản xuất giảm tiêu dùng khi cần thiết. Nó giúp cho thỏa mãn lợi ích của cả người sản xuất và tiêu dùng. Chính điều này góp phần lớn trong việc tăng trưởng kinh tế của nước ta

Tài liệu tham khảo - Giáo trình Kinh tế thương mại - Giáo trình Kinh doanh thương mại...


Similar Free PDFs