Lschtkt - Grade: B+ PDF

Title Lschtkt - Grade: B+
Author Anh Phạm
Course Chủ Nghĩa xã hội Khoa học
Institution Học viện Tài chính
Pages 13
File Size 431.1 KB
File Type PDF
Total Downloads 50
Total Views 123

Summary

BỘ TÀI CHÍNHHỌC VIỆN TÀI CHÍNHKHOA KẾ TOÁN----------TIỂU LUẬNMÔN HỌC: LỊCH SỬ CÁC HỌC THUYẾTKINH TẾĐỀ TÀI: BIỂU KINH TẾ CỦA F.Ý NGHĨA CỦA BIỂU KINH TẾ. CÁC ĐÃKẾ THỪA VÀ PHÁT TRIỂN LÝ THUYẾT NÀYNHƯ THẾ NÀO?Quảng Ninh – 2021Họ và tên: Phạm Hồng AnhMã Sinh viên: 21CLKhóa/Lớp: (tín chỉ) CQ59/21.07(...


Description

BỘ TÀI CHÍNH HỌC VIỆN TÀI CHÍNH KHOA KẾ TOÁN ----------

TIỂU LUẬN MÔN HỌC: LỊCH SỬ CÁC HỌC THUYẾT KINH TẾ ĐỀ TÀI: BIỂU KINH TẾ CỦA F.QUESNAY. Ý NGHĨA CỦA BIỂU KINH TẾ. C.MÁC ĐÃ KẾ THỪA VÀ PHÁT TRIỂN LÝ THUYẾT NÀY NHƯ THẾ NÀO?

Quảng Ninh – 2021

Họ và tên: Phạm Hồng Anh Mã Sinh viên: 21CL73403010157 Khóa/Lớp: (tín ch ỉ) CQ59/21.07.LT1 (Niên chế) STT: 04 ID phòng thi: 581-058-2406 HT thi: Ngày thi: 12/18/2021 Ca thi: 8h30

BÀI THI MÔN: L ỊCH SỬ CÁC HỌC THUYẾT KINH TẾ Hình thức thi: Tiểu luận Mã đề thi: 01

Thời gian làm bài: 3 ngày

ĐỀ BÀI: BIỂU KINH TẾ CỦA F.QUESNAY. Ý NGHĨA CỦA BIỂU KINH TẾ. C.MÁC ĐÃ KẾ THỪA VÀ PHÁT TRIỂN LÝ THUY ẾT NÀY NHƯ THẾ NÀO?

MỤC LỤC A. LỜI MỞ ĐẦU…………………………………………………………………..1 B. NỘI DUNG……………………………………………………………………...1 I. BIỂU KINH TẾ CỦA F.QUESNAY ………………………………………..1 1. Nội dung…………………………………………………………………….1 2. Những kết luận của C.Mác rút ra từ nghiên c ứu biểu kinh tế của CCcF.Quesnay……………………………………………………………………..3 II. Ý NGHĨA CỦA BIỂU KINH TẾ CỦA F.QUESNAY …………………...4 1. Ý nghĩa……………………………………………………………………...4 III. SỰ KẾ THỪA VÀ PHÁT TRI ỂN CỦA C.MÁC DỰA TRÊN LÝ t

THUYẾT CỦA F.QUESNAY…………………………………………...…….4 1. Sự kế thừa.…………………...…………………………………………......4 2. Sự phát triển………………………………………………………………..5 I IV. PHƯƠNG HƯỚNG VÀ NHỮNG GIẢI PHÁP CHỦ YẾU ĐỂ THÚC

ĐẨY QUÁ TRÌNH TÁI SẢN XUẤT TƯ BẢN XÃ HỘI Ở NƯỚC TA TRONG GIAI ĐOẠN HIỆN NAY…………………………………………………………..5 1. Quan điểm của Đảng và định hướng XHCN trong việc xây dựng nền kinh tế nhiều thành phần……………………………………………………………….5 2. Những giải pháp chủ yếu, gợi ý chính sách………………………………6 3. Giải pháp đồi với các thành phần kinh tế………………………………...7 C. KẾT LUẬN……………………………………………………………………..8

A. LỜI MỞ ĐẦU Thế giới đang đối mặt với những biến đổi về cấu trúc và các hoạt động tái sản xuất xã hội trong bối cảnh hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng. Trên tất cả các cấp độ, sự biến đổi cơ cấu kinh tế luôn đi liền với sự biến đổi cấu trúc xã hội . Ở Việt Nam, lý luận về tái sản xuất xã hội là cơ sở khoa học để xác định các hiện tượng và quy luật xã hội. Lý luận này đã từng được không ít những nhà kinh tế nổi tiếng đề cập. Trong đó, tiêu biểu là “Biểu kinh tế” của F.Quesnay. Lý thuyết này mang một ý nghĩa to lớn trong việc phát triển tư tưởng kinh tế. Tuy nhiên, ý nghĩa thực tiễn của “Biểu kinh tế” của F.Quesnay chỉ đến C.Mác mới tìm ra và chính sau này, ông đã kế thừa và phát triển lý luận của F.Quesnay vào lý luận tái sản xuất của mình. Nhận thức được tầm quan trọng của vấn đề này, sau đây chúng ta sẽ cùng phân tích đề tài: “Biểu kinh tế của F.Quesnay. Ý nghĩa của biểu kinh tế. C.Mác đã kế thừa và phát triển lý thuyết này như thế nào?”. Bài tiểu luận này sẽ đưa ra nội dung và ý nghĩa “Biểu kinh tế” của F.Quesnay cũng như những kế thừa và phát triển của C.Mác dựa trên lý thuyết này. B. NỘI DUNG I. BIẾU KINH TẾ CỦA F.QUESNAY 1. Nội Dung - Để phân tích “Biểu kinh tế”, F.Quesnay đã đưa ra các giả định: + Nghiên cứu tái sản xuất giản đơn + Trừu tượng hóa sự biến động của giá cả + Không xét đến ngoại thương. + Xã hội chỉ có 3 giai cấp cơ bản: Giai cấp sản xuất: những người làm việc trong ngành NN Giai cấp không sản xuất: những người làm việc trong ngành CN và ThN 1

Giai cấp sở hữu: người được thụ sản phẩm thuần túy (chủ đất) - Căn cứ phân chia sản phẩm xã hội: F.Quesnay chia sản phẩm xã hội ra thành SPNN và SPCN. Giả định, tổng sản phẩm xã hội là 7 tỷ và được chia thành: 5 tỷ SPNN và 2 tỷ SPCN 5 tỷ SPNN được phân thành các bộ phận: + Tiền ứng trước đầu tiên (khấu hao tư bản cố định)

: 1 tỷ

+ Tiền ứng trước hàng năm (tiền lương, tiền giống...)

: 2 tỷ .

+ Sản phẩm thuần túy

: 2 tỷ

2 tỉ SPCN phân chia thành các bộ phận: + Tiền bù đắp TLSH cho công nhân và nhà tư bản

: 1 tỷ

+ Tiền bù đắp nguyên liệu đã hao phí

:1 tỷ

+ Để lưu thông 7 tỷ sản phẩm cần có 2 tỷ tiền (tiền nằm trong tay địa chủ). - Sự trao đổi sản phẩm xã hội được thực hiện thông qua 5 hành vi của 3 giai cấp cơ bản trong xã hội như sau: + Hành vi 1: GCSH (địa chủ) dùng 1 tỷ tiền mua TLSH của TBNN Kết quả: GCSH còn 1 tỷ tiền mặt và có 1 tỷ TLSH. TBNN có 1 tỷ tiền mặt và còn 4 tỷ nông phẩm. + Hành vi 2: GCSH (địa chủ) dùng 1 tỷ tiền mặt còn lại mua TLSH của TBCN Kết quả: GCSH có 2 tỷ tiền đã chuyển thành 2 tỷ TLSH. TBCN có 1 tỷ tiền mặt và còn 1 tỷ sản phẩm. + Hành vi 3: TBCN dùng 1 tỷ tiền vừa bán hàng thu về mua TLSH của TBNN Kết quả: TBCN có 1 tỷ tư liệu sinh hoạt và còn 1 tỷ hàng hóa. TBNN có 2 tỷ tiền mặt và còn 3 tỷ n ông phẩm. 2

+ Hành vi 4: TBNN dùng 1 tỷ tiền mua máy móc, CCSX của nhà TBCN Kết quả: TBNN có 1 tỷ tiền mặt, 1 tỷ TLSX và còn 3 tỷ nông phẩm. TBCN có 1 tỷ tiền mặt, 1 tỷ TLSH. + Hành vi 5: TBCN dùng 1 tỷ tiền mua hàng hóa của TBNN (mua nguyên liệu cho sản xuất CN). Kết quả: TBNN có 2 tỷ tiền mặt,1 tỷ tư liệu sản xuất và còn 2 tỷ nông phẩm (để nuôi CN và nhà TBNN). TBCN có 1 tỷ TLSH và 1 tỷ nguyên liệu.

(Sơ đồ biểu kinh tế của F.Quesnay) 2. Những kết luận của C.Mác rút ra t ừ nghiên cứu biểu kinh tế của F.Quesnay - Những điểm thành công của biểu kinh tế: + F.Quesnay người đầu tiên đặt vấn đề và nghiên cứu tái s ản xuất. + Quá trình nghiên cứu tái sản xuất giản đơn đúng đắn. + F.Quesnay đã phân tích sự vận động của tổng sản phẩm xã hội cả về hai mặt giá trị và hiện vật. + F.Quesnay biết trừu tượng hóa sự biến động giá và không xét ngoại thương. 3

+ F.Quesnay biết xuất phát từ quy luật lưu thông tiền tệ để nghiên cứu - Điểm hạn chế của biểu kinh tế: + F.Quesnay chưa thấy được cơ sở tái sản xuất mở rộng trong NN, đánh giá sai vai trò của sản xuất CN + CN không có khấu hao tư bản cố định, không có sản phẩm thuần túy. + CN không có tiêu dùng sản phẩm nội bộ nên không thể có tái sản xuất giản đơn. + NN có 2 tỷ sản phẩm thuần túy đều chuyển hóa thành địa tô nộp cho chủ đất (TBNN không thu được giá trị thặng dư). II. Ý NGHĨA CỦA BIỂU KINH TẾ 1. Ý nghĩa - Biểu kinh tế có một ý nghĩa lớn trong việc phát triển tư tưởng kinh tế bởi kể từ khi loài người ra đời đến thế kỉ XVIII, chỉ có 3 phát m inh quan trọng: phát minh ra tiền, phát minh ra máy in và phát minh ra Biểu kinh tế. - Lần đầu tiên trong lý luận kinh tế ông đã đề cập đến quá trình tái sản xuất, dù là tái sản xuất giản đơn, ông đã chỉ ra được sự vận động của sản phẩm cả về mặt hiện vật và giá trị. - F.Quesnay đã chỉ ra sự vận động quay trở về với người chủ sở hữu ban đầu của nó thông qua biểu kinh tế. Đó là điều kiện cần thiết để thực hiện tái sản xuất. III. SỰ KẾ THỪA VÀ PHÁT TRIỂN CỦA C.MÁC DỰA TRÊN LÝ THUYẾT CỦA F.QUESNAY 1. Sự kế thừa của C.Mác - Nghiên cứu những quy luật vận động nội tại của các nền kinh tế - vận dụng nguyên lý kinh tế - chính trị, C.Mác đã kế thừa quá trình tái sản xuất giản đơn của F.Quesnay - F.Quesnay đã phân tích sự vận động của tổng sản phẩm xã hội cả về hai mặt giá 4

trị và hiện vật và tiếp tục được C.Mác kế thừa về sau. 2. Sự phát triển - C.Mác chia nền sản xuất thành hai khu vực:

+ Các nhà kinh tế trước C.Mác chưa ai phát hiện ra lý luận tuần hoàn và chu chuyển tư bản. C.Mác nghiên cứu sự vận động của tư bản cả về mặt chất và mặt lượng, từ đó xây dựng lý luận tuần hoàn và chu chuyển của tư bản. Theo C.Mác, quá trình tuần hoàn tư bản chính là quá trình vận động của tư bản qua ba giai đoạn, mang ba hình thái, thực hiện ba chức năng để trở về với hình thái ban đầu với một khối lượng lớn hơn, và quá trình này được lặp đi lặp lại một cách có định kỳ. + Khu vực I: Sản xuất tư liệu sản xuất + Khu vực II: sản xuất tư liệu tiêu dùng - C.Mác tính tổng sản phẩm trên cả hai mặt: + Về mặt giá trị: tổng sản phẩm xã hội được cấu thành bởi 3 bộ phận: c + v + m + Về mặt hiện vật: tổng sản phẩm xã hội xét về công dụng kinh tế bao gồm TLSX và TLTD - C.Mác đã rút ra điều kiện thực hiện tổng sản phẩm xã hội của tái sản xuất giản đơn và tái sản xuất mở rộng. - C.Mác đã vạch ra tính chất chu kỳ tính tất yếu của khủng hoảng kinh tế IV. PHƯƠNG HƯỚNG VÀ NHỮNG GIẢI PHÁP, CHÍNH SÁCH ĐỂ THÚC ĐẨY QUÁ TRÌNH TÁI SẢN XUẤT TƯ BẢN XÃ HỘI Ở NƯỚC TA TRONG GIAI ĐOẠN HIỆN NAY 1. Quan điểm của Đảng và định hướng XHCN trong việc xây dựng nền kinh tế nhiều thành phần - Nhất quán trong các chính sách phát triển nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần

5

- Mở rộng hình thức liên doanh giữa kinh tế Nhà nước với thành phần kinh tế khác

- Xác lập, củng cố và nâng cao độ vị thế làm chủ của người lao động trong nền sản xuất xã hội. Công bằng xã hội được thực hiện ngày một tốt hơn - Nhiều hình thức phân phối, lấy phân phối cần được thực hiện - Phân phối và phân phối lại hợp lý các thu nhập , không để diễn ra chênh lệch quá

đáng về mức sống và trình độ phát triển giữa các khu vực, các tầng lớp trong xã hội - Hiệu lực quản lý vĩ mô của Nhà nước cần tăng cường mạnh mẽ hơn 2. Những giải pháp chủ yếu, gợi ý chính sách - Thứ nhất, Chính sách tài chính, tiền tệ và đầu tư + Lý thuyết tái sản xuất của C.Mác chỉ rõ nền kinh tế phải bảo đảm cân đối về giá trị và hiện vật. Vì thế, khi đẩy mạnh công nghiệp hóa – hiện đại hóa, chuyển đổi mô hình tăng trưởng ở Việt Nam, Nhà nước cần tính đến sự cân đối về nguồn lực cho đầu tư và huy động nguồn lực cho phát triển nhằm chuyển đổi mô hình tăng trưởng kinh tế theo chiều sâu. Đối với chính sách tiền tệ, cần bảo đảm ổn định kinh tế vĩ mô, tạo điều kiện cho các chủ thể kinh doanh trong tiếp cận nguồn vốn. Cần phải tính đến sự cân đối giữa các dự á n đối với nguồn lực đầu tư từ ngân sách nhà nước - Thứ hai, Chính sách phát triển nguồn nhân lực + C.Mác đã đề cập tới cân đối giữa các yếu tố sản xuất khi phân tích mô hình tái sản xuất: giữa TLSX và sức lao động để sản xuất ra tổng sản phẩm xã hội . Vì vậy, chính sách của nước ta trong giai đoạn kế tiếp cần đầu tư mạnh vào vốn con người với chất lượng và cơ cấu hợp lý, tạo động lực cơ bản cho sự phát triển và chuyển đổi mô hình tăng trưởng kinh tế sang chiều sâu. - Thứ ba, Chính sách khoa học – công nghệ + Trong điều kiện phát triển mới của cách mạng khoa học – công nghệ, chính sách của Nhà nước phải tính đến sự thay đổi của những cân đối lớn của nền kinh tế: đó là 6

sự cân đối giữa các khu vực và nội bộ từng khu vực. + T rọng điểm của giai đoạn sau là điều chỉnh cơ cấu ngành nghề trụ cột của nền kinh tế, mối quan hệ giữa ngành nghề truyền thống với ngành nghề kỹ thuật cao cần được xử lý. Như vậy, Nhà nước cần đầu tư có trọng điểm vào lĩnh vực công nghệ mà nước ta đang có lợi thế đồng thời đẩy mạnh chuyển giao kết quả cho các doanh nghiệp. Ngoài ra, cần khuyến khích hoạt động nghiên cứu và phát triển của doanh nghiệp… Cần làm tốt công tác dự báo về xu hướng thay đổi những cân đối lớn của nền kinh tế của cả Việt Nam và thế giới. 3. Giải pháp đối với các thành phần kinh tế 3.1. Đối với kinh tế nhà nước - Việc xây dựng các doanh nghiệp Nhà nước ở những ngành, lĩnh vực trọng yếu của nền kinh tế cần tập trung đầu tư một cách hiệu quả - Củng cố phát triển doanh nghiệp nhà nước trong các ngành theo hướng liên kết hợp tác, cổ phần hóa một số doanh nghiệp với các hình thức và mức độ phù hợp 3.2. Đối với kinh tế hợp tác - Không ngừng đổi mới và phát triển các hình thức HTX trong nông – lâm – ngư nghiệp, tiểu thủ công nghiệp - HTX mua bán - HTX tín dụng - ThN dịch vụ ở các thành thị và nông thôn - Nhân dân được bàn giao quyền sử dụng đất lâu dài 3.3. Đối với kinh tế tư bản Nhà nước - Khuyến khích sử dụng các hình thức khác nhau của CNTB Nhà nước, áp dụng các phương thức góp vốn liên doanh giữa Nhà nước và các nhà kinh doanh tư nhân - Môi trường đầu tư cần được cải thiện cũng như năng lực quản lý cần được nâng cao để thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài có hiệu quả, bảo vệ lợi ích hợp pháp của người lao động trong các xí nghiệp hợp tác liên doanh. 7

3.4. Đối với kinh tế cá thể tiểu chủ - Nhà nước có chính sách giúp đỡ hộ trợ họ về vốn, công nghệ thông tin dịch vụ - Nhà nước chủ trương phát triển kỹ thuật cá thể trong các ngành nghề thành thị và nông thôn hướng dẫn vận động kinh tế có thể để từng bước đi vào làm ăn - Thống nhất hợp tác trên nguyên tắc tự nguyện 3.5. Đối với kinh tế tư bản tư nhân - Khuyến khích các chủ doanh nghiệp tư nhân dành cổ phần ưu đãi để bán cho công nhân viên chức làm việc trực tiếp tại doanh nghiệp , trên nguyên tắc thoả thuận, nhà nước góp vốn cùng tư nhân đầu tư phát triển. Cần có quy chế về tổ chức cụ thể để thực hiện đầy đủ chức năng kiểm kê, kiểm soát của mình - Cần phát triển các tổ chức như Đảng, công đoàn... các tổ chức chính trị xã hội của quần chúng trong các doanh nghiệp tư nhân và doanh nghiệp hợp tác liên doanh với nước ngoài - Chủ động tạo điều kiện, môi trường pháp lý cho hoạt động cạnh tranh hợp pháp. C. KẾT LUẬN Biểu kinh tế của F.Quesnay đã đặt những viên gạch đầu tiên trong vi ệc xây dựng lý luận về tái sản xuất. Ông đã đem lạ i cống hiến khoa học đáng giá, song cũng còn nhiều hạn chế bởi tư tưởng trọng nông. Trên những thành tựu đó C.Mác đã kế thừa và phát tri ển làm cho lý luận tái s ản xuất được hoàn thiện và khoa học. Biểu kinh tế cho ta một cách nhìn khách quan khoa h ọc trong nhận th ức c ả về lý luận và thực tiễn. N ền kinh tế nước ta đang trong quá trình hội nhập với nền kinh tế thế giới, với đường lối đổi m ới toàn diện, đồng bộ, triệt để trên tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội. Tiếp tục đổi mới, xây dựng và phát triển thể chế cơ chế thị trường định hướng XHCN. Từ đó thúc đẩy phát triển đất nước dân giàu nước mạnh, công bằng, dân ch ủ, văn minh, nâng cao vị thế c ủa Việt Nam trên trường quốc tế. 8

DANH M ỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Giáo trình lịch sử các học thuyết kinh tế - Tác giả: PGS.TS Hà Quý Tình – PGS. TS Vũ Thị Vinh – NXB Tài Chính 2017 2. Hướng dẫn Ôn tập Lịch sử các học thuyết kinh tế - NXB Tài Chính 2019 3. Tạp chí Lý luận chính trị: Tái sản xuất xã hội tại Việt Nam: từ lý thuyết đến thực tiễn – Tác giả: ThS Nguyễn Thị Lan Tái sản xuất xã hội tại Việt Nam: từ lý thuyết đến thực tiễn (lyluanchinhtri.vn) 4. Tạp chí Lý luận chính trị: Lý thuyết tái sản xuất của C.Mác nhìn từ mô hình tăng trưởng kinh tế của Việt Nam – Tác giả: TS Trần Hoa Phượng Lý thuyết tái sản xuất của C.Mác nhìn từ mô hình tăng trưởng kinh tế của Việt Nam (lyluanchinhtri.vn)

DANH MỤC HÌNH ẢNH 1. Sơ đồ biểu kinh tế của F.Quesnay – nguồn: Trang 49 – Giáo trình lịch sử các học thuyết kinh tế - Tác giả: PGS.TS Hà Quý Tình – PGS. TS Vũ Thị Vinh – NXB Tài Chính 2017

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT 1. NN: nông nghiệp 2. CN: công nghiệp 3. ThN: thương nghiệp 4. TLSH: tư liệu sinh hoạt 5. TBNN: tư bản nông nghiệp 6. TBCN: tư bản công nghiệp 7. GCSH: giai cấp sở hữu 8. CCLĐ: công cụ lao động 9. LLSX: lực lượng sản xuất 10. NSLĐ: năng suất lao động 11. TLSX: tư liệu sản xuất 12. TLTD: tư liệu tiêu dùng 13. XHCN: xã hội chủ nghĩa 14. ĐCSVN: Đảng Cộng sản Việt Nam 15. HTX: hợp tác xã...


Similar Free PDFs