LUẬT KHIẾU NẠI TỐ CÁO PDF

Title LUẬT KHIẾU NẠI TỐ CÁO
Author Mai Nguyễn
Course Nhap mon luat hoc
Institution Trường Đại học Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh
Pages 10
File Size 327.7 KB
File Type PDF
Total Downloads 601
Total Views 699

Summary

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠOĐẠI HỌC UEH - TRƯỜNG KINH TẾ, LUẬT VÀ QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC  BÀI TIỂU LUẬNMôn: LUẬT KHIẾU NẠI TỐ CÁOChủ Đề: “Thực trạng và hướng hoàn thiện pháp luậttố cáo và giải quyết tố cáo”GVHD TS. Lê Na SVTH Nguyễn Thị Xuân Mai MSSV 31191025014 Lớp DH45PMThành phố Hồ Chí Minh, tháng 12 năm ...


Description

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐẠI HỌC UEH - TRƯỜNG KINH TẾ, LUẬT VÀ QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC 

BÀI TIỂU LUẬN Môn: LUẬT KHIẾU NẠI TỐ CÁO Chủ Đề: “Thực trạng và hướng hoàn thiện pháp luật tố cáo và giải quyết tố cáo” GVHD SVTH MSSV Lớp

TS. Lê Na Nguyễn Thị Xuân Mai 31191025014 DH45PM001

Thành phố Hồ Chí Minh, tháng 12 năm 2021

MỤC LỤC I. 1. 2. 3. II.

MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ TỐ CÁO Định nghĩa Quyền tố cáo Giải quyết tố cáo THỰC TRẠNG THI HÀNH PHÁP LUẬT TỐ CÁO VÀ GIẢI QUYẾT TỐ CÁO III. MỘT SỐ BẤT CẬP CỦA QUY ĐỊNH PHÁP LUẬT VỀ TỐ CÁO VÀ GIẢI QUYẾT TỐ CÁO 1. Thủ tục tố cáo và giải quyết tố cáo 2. Quyền, nghĩa vụ của người tố cáo, người bị tố cáo, người giải quyết tố cáo IV. HƯỚNG HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT TỐ CÁO VÀ GIẢI QUYẾT TỐ CÁO TÀI LIỆU THAM KHẢO

3 3 3 3 3 4 4 6 6 10

2

I. MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ TỐ CÁO 1. Định nghĩa Căn cứ vào Khoản 1 Điều 2 Luật tố cáo 2018, quy định về tố cáo nhƣ sau: “Tố cáo là việc cá nhân theo thủ tục quy định của Luật này báo cho cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền biết về hành vi vi phạm pháp luật của bất kỳ cơ quan, tổ chức, cá nhân nào gây thiệt hại hoặc đe dọa gây thiệt hại đến lợi ích của Nhà nƣớc, quyền và lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân, bao gồm: a) Tố cáo hành vi vi phạm pháp luật trong việc thực hiện nhiệm vụ, công vụ; b) Tố cáo hành vi vi phạm pháp luật về quản lý nhà nƣớc trong các lĩnh vực.” 2. Quyền tố cáo Căn cứ vào Điều 30 Hiến pháp 2013 quy định: “1. Mọi ngƣời có quyền khiếu nại, tố cáo với cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền về những việc làm trái pháp luật của cơ quan, tổ chức, cá nhân. 2. Cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền phải tiếp nhận, giải quyết khiếu nại, tố cáo. Ngƣời bị thiệt hại có quyền đƣợc bồi thƣờng về vật chất, tinh thần và phục hồi danh dự theo quy định của pháp luật. 3. Nghiêm cấm việc trả thù ngƣời khiếu nại, tố cáo hoặc lợi dụng quyền khiếu nại, tố cáo để vu khống, vu cáo làm hại ngƣời khác.” 3. Giải quyết tố cáo Căn cứ và Khoản 7 Điều 2 Luật tố cáo 2018, giải quyết tố cáo đƣợc quy định nhƣ sau: “Giải quyết tố cáo là việc tiếp nhận, xác minh, kết luận, về nội dung tố cáo và việc xử lý tố cáo của ngƣời giải quyết tố cáo.” II. THỰC TRẠNG THI HÀNH PHÁP LUẬT TỐ CÁO VÀ GIẢI QUYẾT TỐ CÁO Sau hơn 10 năm kể từ khi Nghị định 136/2006/NĐ-CP đƣợc ban hành cùng với các văn bản hƣớng dẫn quy định chi tiết về “Hƣớng dẫn thi hành Luật khiếu nại, tố cáo” đã trở thành một trong những cơ sở pháp lý quan trọng nhất để khuyến khích ngƣời dân tích cực tham gia vào quá trình điều tra phát hiện hành vi vi phạm luật và tăng cƣờng trách nhiệm giải quyết tố cáo của các cơ quan nhà nƣớc. Tại các thời điểm trƣớc bầu cử đại biểu Quốc hội, đại biểu Hội đồng nhân dân, đại hội Đảng hoặc liên quan đến việc bổ nhiệm cán bộ cấp cơ sở thì tình hình tố cáo gay g ắt, phức tạp lại xảy ra thƣờng xuyên. Có nơi còn xảy ra những vụ khiếu nại, tố cáo đông ngƣời, diễn ra trên địa bàn nhiều xã rất phức tạp, kéo dài. Nội dung tố cáo chủ yếu là về: “Một số cán bộ đảng viên lợi dụng chức vụ “



3

quyền hạn để tham ô, nhận hối lộ,..., tiếp tay cho buôn lậu, làm ăn phi pháp; bao che, không xử lý vi phạm của cấp dƣới; ngoài ra còn có các tố cáo về mất dân chủ, không công bằng trong thực hiện các chủ trƣơng, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nƣớc, nhất là trong công tác cán bộ, về lối sống tha hóa, tham nhũng của một số cán bộ, đảng viên sa sút phẩm chất đạo đức.” Trong những năm vừa qua, Chính phủ đã tăng cƣờng hƣớng dẫn đôn đốc, chỉ đạo công tác tiếp dân và giải quyết khiếu nại, tố cáo; đồng thời cũng đã ban hành nhiều nghị định, chỉ thị và nhiều công điện về vấn đề này. Công tác triển khai ở các bộ, ngành, địa phƣơng nhìn chung đƣợc đánh giá và đã đạt đƣợc nhiều thành tựu đáng ghi nhận. Nhiều đơn vị thực hiện triển khai có hiệu quả, một số tỉnh tập trung rà soát, xem xét, giải quyết dứt điểm các vụ việc tồn đọng thuộc thẩm quyền. Các bộ, ban, ngành, Trung ƣơng cùng các tỉnh, thành phố đã đƣa ra các biện pháp cụ thể nhằm nâng cao hiệu quả công tác giải quyết, xử lý đơn thƣ tố cáo. Ngoài những thành tựu đạt đƣợc thì vẫn còn một số vụ việc tố cáo chƣa đƣợc thụ lý giải quyết theo quy định của pháp lu ật, ảnh hƣởng đến quyền và lợi ích của công dân, tổ chức. Việc xử lý không nghiêm túc hay nhiều tố cáo không đƣợc giải quyết đúng thời hạn quy định của pháp luật làm cho vụ tố cáo bị kéo dài, có trƣờng hợp bao che ngƣời bị tố cáo. Tại nhiều nơi, công tác thanh tra, kiểm tra trách nhiệm của thủ trƣởng các cấp, các ngành trong việc thực hiện pháp luật khiếu nại, tố cáo chƣa đƣợc quan tâm đúng mức: “Việc xử lý đơn tố cáo nặc danh, mạo danh ở các địa phƣơng còn khác nhau, còn nhầm lẫn giữa đơn tố cáo và đơn khiếu nại. Việc tiếp nhận, giải quyết đơn tố cáo chƣa phản ánh đúng hành vi vi phạm pháp luật của cán bộ, công chức. Khi xử lý còn nể nang, thiếu kiên quyết, nặng về xử lý nội bộ, xử lý không nghiêm, không công bằng, làm giảm lòng tin của ngƣời dân vào cơ quan nhà nƣớc và tính nghiêm minh của pháp luật”. “











III. MỘT SỐ BẤT CẬP CỦA QUY ĐỊNH PHÁP LUẬT VỀ TỐ CÁO VÀ GIẢI QUYẾT TỐ CÁO 1. Thủ tục tố cáo và giải quyết tố cáo Trong Luật Tố cáo 2018 đƣa ra những quy định về các thủ tục, trình tự thực hiện của các cơ quan có trách nhiệm giải quyết tố cáo. Một số hạn chế của Luật này liên quan đến các quy định về thủ cho công dân thì chƣa đƣợc quy định cụ thể khi ngƣời dân muốn thực hiện quyền tố cáo. Trong các cuộc hội thảo khoa học có liên quan đến khiếu nại, tố cáo và chống tham nhũng, một câu hỏi luôn đƣợc đề cập r ất nhiều đó là vì sao luật pháp lại đƣa ra quy định là không giải quyết đối với các loại tố cáo có họ tên, địa chỉ, bút tích ngƣời tố cáo không đƣợc ghi rõ ràng (Khoản 1 Điều 25 Luật tố cáo 2018), nhƣng các loại tố cáo nhƣ thế này thì trên thực tế lại chiếm số lƣợng khá lớn. Có rất nhiều đơn khiếu nại, tố cáo không ghi cụ thể thông tin ngƣời tố cáo nhƣng nội dung trình bày lại rõ ràng, cung cấp đủ cơ sở để chứng thực thì vẫn đƣợc 4

một số các cơ quan có thẩm quyền xem xét và giải quyết. Ở một vài nƣớc trên thế giới, những loại tố cáo thiếu thông tin, bút tích ngƣời khiếu nại sẽ không đƣợc xem xét vì không thực hiện đúng và đầy đủ các quy định của pháp luật. Trên thực tế, điều này sẽ dẫn đến sự không đồng nhất trong các hoạt động áp dụng luật pháp. Đối với các trƣờng hợp ngƣời tố cáo không nêu rõ thông tin thật về họ tên, địa chỉ thì thƣờng gồm có hai loại chủ yếu là không viết tên, địa chỉ cụ thể hoặc mạo danh, mạo địa chỉ của ngƣời khác để thực hiện việc tố cáo. Điều này gây ra nhiều khó khăn, phức tạp cho các cơ quan có thẩm quyền thực hiện việc xử lý khi can thiệp. Vậy nên, đối với các loại đơn tố cáo không cung cấp rõ tên họ, địa chỉ của ngƣời tố cáo, thực chất vẫn là tố cáo theo định nghĩa trong luật pháp, nhƣng họ đã không tuân thủ đầy đủ những quy định để thực thi một cách đầy đủ. Việc quy định trong Luật tố cáo sẽ không giải quyết những tố cáo mạo danh, giấu tên, không cung cấp địa chỉ đầy đủ sẽ vô tình làm hạn chế việc phát hiện những hành trái pháp luật. Điều đó cho thấy r ằng các cơ quan có thẩm quyền sẽ bỏ lỡ, không kịp thời phát hiện để giải quyết những hành vi vi phạm pháp luật. Trên thực tế, các cơ quan Nhà nƣớc có thẩm quyền thụ lý và giải quyết các loại tố cáo không ghi rõ tên họ hay địa chỉ, điều này xuất phát từ việc bảo vệ lợi ích của Nhà nƣớc, của tập thể và của công dân. Nhìn chung, việc tố cáo nặc danh xuất phát từ nhiều nguyên nhân, đặc biệt là ngƣời bị tố cáo là ngƣời nắm giữ những chức vụ, có địa vị lớn trong xã hội, vì sợ bị trả thù,...Dù trong quy định pháp luật của nƣớc ta đã có những quy định trong việc bảo vệ ngƣời tố cáo nhƣng thực tế về việc áp dụng quy định này thì cần phải xem xét lại và cân nhắc. Những loại thƣ nặc danh, mạo danh nên tránh các vấn đề nhƣ bị áp lực, sức ép của dƣ luận gây chi phối, thiếu đi tính khách quan, sinh ra định kiến hoặc một số thƣ tố cáo có dấu hiệu đã chuyển sang vu cáo, sau đó thì vội bác bỏ toàn bộ thƣ tố cáo mà thiếu đi sự cân nhắc, suy sét kĩ lƣỡng. Những quy định về việc không giải quyết các đơn tố cáo nặc day hay mạo danh thì sẽ dẫn đến việc không đạt đƣợc mục tiêu lớn nhất trong việc giải quyết tố cáo đó là xử lý ngƣời có hành vi vi phạm pháp luật (nếu có). Nhằm giải quyết vấn đề này, các văn bản pháp luật có liên quan cần xác định những quy định cụ thể các trƣờng hợp nào các cơ quan nhà nƣớc sẽ tiếp nhận, xử lý còn trƣờng hợp nào thì không giải quyết. Hơn thế nữa, pháp luật nƣớc ta cần đƣa ra những quy định về thẩm quyền lựa chọn và xác định có giải quyết hay không đối với ngƣời có thẩm quyền xử lý dựa trên nguyên tắc “không có lợi không làm”. Những quyết định có giải quyết các đơn tố cáo nặc danh cần bắt nguồn từ những yêu cầu trong bảo vệ lợi ích công và thỏa mãn các yêu cầu về phòng chống các hành vi vi phạm pháp luật. Đối với việc ghi nhận thụ lý tố cáo, các điều kiện thụ lý hay thời hiệu tố cáo, pháp luật hiện hành cũng chƣa đƣa ra những quy định cụ thể. Thực tế hiện nay, có nhiều cơ quan sử dụng các loại văn bản nhƣ thông báo thụ lý tố cáo, quyết định về thụ lý tố cáo nhƣng nhiều địa phƣơng khác lại sử dụng các quyết định về 5

thẩm tra, xác minh để thông báo về việc thụ lý các đơn tố cáo. Việc không đồng nhất nhƣ thế này làm cho các công tác điều tra xác minh, kết luận và xử lý trách nhiệm g ặp nhiều khó khăn. Bên cạnh đó, có nhiều vấn đề tố cáo về các hành vi vi phạm đã diễn ra từ rất lâu, không còn gây ảnh hƣởng xấu hay nguy hại tới xã hội nhƣng các cơ quan nhà nƣớc vẫn tiến hành thụ lý, xem xét và giải quyết gây ra sự lãng phí, tốn kém. Điều này xảy ra là do pháp luật hiện hành không có quy định rõ về thời hiệu tố cáo. 2. Quyền, nghĩa vụ của người tố cáo, người bị tố cáo, người giải quyết tố cáo Quyền, nghĩa vụ của ngƣời tố cáo, ngƣời bị tố cáo, ngƣời giải quyết tố cáo Luật Tố cáo 2018 đã có quy định về “Quyền, nghĩa vụ của ngƣời tố cáo, ngƣời bị tố cáo và ngƣời giải quyết tố cáo”, song trong quá trình thực hiện quyền tố cáo nhìn chung chƣa tạo đƣợc điều kiện thuận lợi cho ngƣời dân. Căn cứ vào Điều 22 Luật tố cáo 2018: “Công dân có thể tố cáo bằng hình thức gửi đơn hoặc trực tiếp tố cáo với cơ quan, tố chức, cá nhân có thẩm quyền”, vì vậy bỏ lọt nhiều thông tin có giá trị của ngƣời dân về việc phát giác các hành vi vi phạm do pháp luật hiện hành chƣa quy định việc tiếp nhận tố cáo thông qua thƣ điện tử, điện thoại. Kinh nghiệm của một số nƣớc đã quy định cụ thể các hình thức tố cáo nhằm tạo thuận lợi cho ngƣời dân báo cho cơ quan nhà nƣớc có thẩm quyền các hành vi vi phạm pháp luật nói chung cũng nhƣ tham nhũng nói riêng, góp phần tăng hiệu quả công tác đấu tranh chống các hành vi vi phạm pháp luật. Cá nhân hoặc đơn vị nếu bị tố cáo sai, ở mức độ nhẹ thì chƣa có thiệt hại, nhƣng nếu gây ra những hậu quả nghiêm trọng thì rõ ràng cần phải có hình thức xử lý ngƣời tố cáo. Ở mức độ nhẹ thì xử lý hành chính, nghiêm trọng hơn là truy tố trƣớc pháp luật “Tội vu khống theo Điều 122 Bộ Luật hình sự”. Đây là việc làm cần thiết của các cơ quan chức năng, góp phần giữ gìn trật tự chung của xã hội. “







IV. HƯỚNG HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT TỐ CÁO VÀ GIẢI QUYẾT TỐ CÁO Để hoàn thiện pháp luật liên quan tới tố cáo và giải quyết tố cáo, trƣớc hết phải rà soát chi tiết các quy định của pháp luật liên quan tới tố cáo và giải quyết tố cáo. Trong thời gian vừa qua, Nhà nƣớc ta với mục tiêu tạo điều kiện thuận lợi nhất cho ngƣời dân trong việc thực hiện một cách dễ dàng quyền tố cáo, còn đối với các cơ quan hành chính, Nhà nƣớc ta đã cố gắng tạo ra cơ sở pháp lý trong việc giải quyết các tố cáo hành chính. Để đạt đƣợc những mục tiêu đó, Nhà nƣớc đã thực hiện bằng cách ban hành một số chính sách, công văn có nội dung quy 6

phạm pháp luật có liên quan tới tố cáo và giải quyết tố cáo. Bằng cách này, nếu có những tố cáo phát sinh xảy ra, Nhà nƣớc đã có thể góp sức một cách có hiệu quả trong việc giải quyết những vụ việc đó. Bên cạnh đó, những hạn chế và những lỗ hỏng trong quá trình thực hiện là điều không thể tránh khỏi, các quy định pháp luật về tố cáo và giải quyết tố cáo chung quy vẫn còn nhiều sơ hở. Và để giải quyết một cách triệt để và khắc phục tốt các lỗ hỏng này, công cuộc rà soát các quy định trong pháp luật về tố cáo và giải quyết tố cáo cần thiết phải diễn ra, chỉ nhƣ vậy mới phát giác ra những điểm hạn chế còn tồn đọng. Mặt khác, phải kịp thời phát hiện và loại bỏ đi những quy định cũ, quy định không còn hiệu lực, quy định không còn phù hợp với thực tại. Sửa và chỉnh đốn lại các quy định sao cho rành mạch, rõ ràng, dễ hiểu, hạn chế tối đa sự bất đồng nội dung giữa các văn bản cũng là một việc nhất thiết phải làm. Thứ hai, phải tổng kết lại toàn bộ quá trình thi hành pháp luật về tố cáo và giải quyết tố cáo nhƣ thế nào. Việc làm này diễn ra nhằm mục đích đầu tiên là cam kết các quy định pháp luật đang thật sự phù hợp với yêu cầu của thực tiễn, kế đó là phát huy tối đa chức năng của pháp luật. Thêm vào đó, chỉ tổng kết thôi là chƣa đủ, việc đánh giá quá trình đƣa pháp luật vào trong đời sống kinh tế, xã hội cũng cần đƣợc cân nhắc. Quay lại với việc tổng kết, việc tổng k ết này phải đảm bảo đúng và đủ quy trình, tức là phải đảm bảo nêu rõ những ƣu điểm và nhƣợc điểm còn tồn đọng trong các quy định pháp luật, trong đó gồm các quy định trải rộng qua các lĩnh vực nhƣ trách nhiệm, trình tự, những thủ tục rƣờm rà, thẩm quyền giải quyết tố cáo, … Hơn nữa, đi từ những việc vi mô nhƣ xây dựng và phân bổ các văn án cho đến những việc vĩ mô nhƣ quy trình kiểm tra, thúc đẩy cấp dƣới thực hiện, ghi lại rõ ràng cụ thể các k ết quả, những khó khăn, thuận lợi trong việc giải quyết các tố cáo cụ thể thì công cuộc tổng kết này cần phải hết sức tập trung chỉ đạo và điều hành của các cơ quan hành chính. Chƣa dừng lại ở đó, để hoàn thiện pháp luật tố cáo và giải quyết tố cáo, chỉ thay đổi trong cơ quan nhà nƣớc là chƣa đủ mà cũng cần phải thay đổi từ phía ngƣời dân bằng cách tiến hành điều tra thực tiễn các hoạt động tại các địa phƣơng. Việc làm này sẽ giúp khảo sát đƣợc mức độ về nhận thức, trình độ của ngƣời dân từng vùng về pháp luật tố cáo và giải quyết tố cáo. Chốt lại, để hoàn thiện thì cần phải tổng kết và tổng kết thì cần phải đƣợc nghiên cứu tỉ mỉ dựa trên những ƣu và nhƣợc điểm, những cơ sở đánh giá theo nhu cầu của thực tế. Thứ ba, thông qua Lu ật tố cáo cũng là một cách thức để hoàn thiện các quy định về tố cáo và giải quyết tố cáo trong hành chính. Bởi vì, Luật tố cáo sẽ cam kết tính bao quát toàn diện, bao gồm tính đồng bộ, tính tƣơng hợp, sự cụ thể, 7

ngắn gọn và đơn giản. Những nội dung trong văn bản Luật tố cáo đƣợc cụ thể nhƣ sau: - Đối với việc xác định xem ai là ngƣời có thẩm quyền giải quyết, Luật tố cáo sẽ đi theo hƣớng đối tƣợng có hành vi vi phạm. Qua đó, ngƣời có thẩm quyền lúc này có thể là ngƣời đứng đầu một cơ quan quản lí đối tƣợng hay là cơ quan có chức năng quản lí nhà nƣớc. Thêm vào đó, để hạn chế trƣờng hợp nạn tố cáo tràn nan, vƣợt cấp, Luật tố cáo ở đây cũng nên đƣa ra phƣơng án thiết thực trong việc quy định cấp nào sẽ giải quyết tố cáo. - Đối với sự đa dạng trong thực tiễn, cần đƣa ra nhiều sự lựa chọn, hay nôm na là da dạng hóa trong các cách thức thụ lí các đơn tố cáo cho phù hợp. Bên cạnh đó, với sự phát triển ngày càng nhanh chóng và mạnh mẽ của công nghệ, việc siết chặt các quy định qua điện thoại, qua internet, các thủ tục online rất cần phải cân nhắc. Tiếp theo, đối với các trƣờng hợp không nêu họ tên, địa chỉ của ngƣời tố cáo, Luật tố cáo cũng cần cân nhắc ghi nhận cho phép đƣợc tố cáo. Mục đích của hành động này một mặt có thể khuyến khích, cổ vũ công dân nói chung và ngƣời cố cáo nói riêng trong trƣờng hợp mục đích tố cáo có liên quan đến những hành vi tiêu cực hay tham nhũng. Một mặt phải xem xét kĩ càng những đơn tố cáo mà ngƣời g ửi là nặc danh, buộc ngƣời tố cáo phải đƣa ra những bằng chứng xác đáng, cung cấp đầy đủ những thông tin chính xác có liên quan tới mục đích tố cáo, chỉ nhƣ vậy mới đƣợc chấp thuận thụ lí và giải quyết. - Đối với trƣờng hợp đã có đầy đủ kết luận về việc tố cáo, các loại hình thức công khai cần phải mở rộng và đa dạng hơn ví dụ niêm yết lại cơ quan làm việc hoặc trụ sở tiếp công dân, đẩy mạnh thông báo trên các phƣơng tiện truyền thông để có thể dễ dàng tiếp cận với ngƣời dân, hoặc là hình thức công bố công khai cũng cần đƣợc cân nhắc. Ngoài ra, quản lí và giám sát công tác giải quyết tố cáo cũng cần phải ngày một nâng cấp hơn để đảm bảo chất lƣợng giải quyết các vụ việc tố cáo, đảm bảo trách nhiệm của các cơ quan nhà nƣớc, các tổ chức xã hội, đoàn thể và các cơ quan đại diện. Thứ tƣ, để hoàn thiện thì không thể không bỏ qua việc nâng cao chất lƣợng và trình độ xây dựng pháp luật trong việc tổ cáo và giải quyết tố cáo. Để làm đƣợc điều đó, Nhà nƣớc phải thay đổi và làm mới công tác triển khai các văn bản, quy định. Ví dụ nhƣ trong khâu soạn thảo các văn án và quy định, cần chú trọng tuân thủ sự minh bạch, liêm chính, dân chủ của các cơ quan nhà nƣớc. Nhƣ trong Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật năm 2008 có quy định, ta chỉ cần chấp thu ận và tuân thủ theo các nguyên tắc. Bên cạnh đó, cần nhấn mạnh vai trò của các chuyên gia, các nhà khoa học, nâng cao trình độ chuyên môn của họ 8

trong việc tạo lập nên Luật tố cáo, phối hợp chặt chẽ giữa các Bộ, ngành nằm đem lại tính nhất quán và đồng bộ trong khâu soạn thảo văn bản. Tuyên truyền nhằm mục đích kêu gọi sự tham gia của xã hội nhằm hoàn thiện Luật tố cáo sát với thực tiễn, trong đó bao gồm các cơ quan nghiên cứu, các nhà khoa học, các cán bộ thực tiễn, các đối tƣợng,… Thứ năm, để hoàn thiện cũng cần phải có sự học hỏi, trao đổi kinh nghiệm với các các nƣớc khác, qua thảo luận với nhau để rút ra bài học cho việc giải quyết tố cáo hành chính nƣớc ta. Việc làm đƣợc thực hiện dƣới rất nhiều hình thức khác nhau, điển hình trong đó là tổ chức kháo sát, thảo luận về pháp luật có liên quan tới tố cáo và giải quyết tố cáo. Bên cạnh đó, đồng thời cũng nghiên cứu, học hỏi, tham khảo ý kiến của các chuyên gia nƣớc ngoài trong công tác xây dựng và đổi mới. Mục tiêu chung nhất để hoàn thiện các quy định pháp luật về tố cáo và giải quyết tố cáo tại Việt Nam nhằm hƣớng đến một xã hội Việt Nam văn minh, công bằng, góp phần chạm đến các mục tiêu mà Đảng và Nhà nƣớc đã xây dựng trong quá trình phát triển đất nƣớc, đƣa đất nƣớc ngày càng tiệm cận với quốc tế.

9

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. LUẬT KHIẾU NẠI – LUẬT TỐ CÁO – QUY TRÌNH THANH TRA TIẾP CÔNG DÂN VÀ GIẢI QUYẾT ĐƠN THƢ KHIẾU NẠI TỐ CÁO (2014), NXB Lao động – Xã hội. 2. Trƣờng Đại học Luật Hà Nội. Giáo trình thanh tra và giải quyết khiếu nại, tố cáo, NXB Công an Nhân dân, TPHCM. 3. Lê Minh Trƣờng (2010). Thực trạng và hƣớng hoàn thiện pháp luật tố cáo và giải quyết tố cáo, https://luatminhkhue.vn/thuc-trang-va-huong-hoan-thien-phapluat-to-cao-va-giai-quyet-to-cao.aspx (truy cập ngày 28/05/2010).

10...


Similar Free PDFs