Mid-term essay PDF

Title Mid-term essay
Author Tâm NguyễN
Course History of economic theories
Institution Trường Đại học Ngoại thương
Pages 13
File Size 339.8 KB
File Type PDF
Total Downloads 77
Total Views 149

Summary

ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG HÀ NỘITIỂU LUẬN LỊCH SỬ CÁC HỌC THUYẾT KINH TẾSO SÁNH QUAN ĐIỂM KINH TẾ CỦA DAVID RICARDO VÀ JOHNBATES CLARK VỀ VẤN ĐỀ TIỀN LƯƠNGSinh viên thực hiện: Nguyễn Minh TâmMã sinh viên: 1911150066Lớp: Anh 05 - khối 2 - CLCKTKhóa: 58Giảng viên hướng dẫn: Ths. Hoàng HảiHà nội, ngày 19 th...


Description

ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG HÀ NỘI

TIỂU LUẬN LỊCH SỬ CÁC H ỌC THUYẾT KINH TẾ

SO SÁNH QUAN ĐIỂM KINH TẾ CỦA DAVID RICARDO VÀ JOHN BATES CLARK VỀ VẤN ĐỀ TIỀN LƯƠNG

Sinh viên thực hiện: Nguyễn Minh Tâm Mã sinh viên: 1911150066 Lớp: Anh 05 - khối 2 - CLCKT Khóa: 58 Giảng viên hướng dẫn: Ths. Hoàng Hải

Hà nội, ngày 19 tháng 12 năm 2020

Mục lục I. Lời mở đầu ....................................................................................... 2 II.

Về David Ricardo ........................................................................... 3

1

Tiểu sử và sự nghiệp của David Ricardo .................................................................3

2

Phương pháp luận của David Ricardo ....................................................................4

3

Quan điểm và học thuyết của David Ricardo về tiền lương ....................................4

III. Về John Bate Clark......................................................................... 7 1

Tiểu sử và sự nghiệp của John Bate Clark..............................................................7

2

Phương pháp luận của John Bate clark ..................................................................7

3

Quan điểm và học thuyết của John Bate Clark về tiền lương .................................8

IV. So sánh quan điểm của J.B. Clark và D. Ricardo về tiền lương.......... 9 V.

Kết luận ....................................................................................... 11

VI. Kham khảo.................................................................................. 12

Tiểu luận lịch s ử các học thuyết kinh tế

1

I.

Lời mở đầu Trong giới tự nhiên, mọi loại sinh v ật luôn phải đấu tranh để sinh tồn và sinh sản. Con

người cũng không ngoại lệ. Khác với những sinh v ật khác chỉ viết săn bắn hái lượm, con người biết tác động vào giới tự nhiên, làm biến đối giới tự nhiên để phục vụ cho các nhu cầu của mình, hoạt động đó gọi là lao động. Dần dần con người biết chuyên môn hóa trong lao động và trao đổi hàng hóa với nhau. Cùng với sự phát triển của phương thức sản xuất là sự mất đi và thay thế của các hình thái kinh tế - xã hộ i bắt đầu từ cộ ng s ản nguyên thủy tới phổ biến hiện nay là hình thái kinh tế tư bản chủ nghĩa. Dù hình thái kinh tế xã hội, quan hệ sản xuất hay lượng sản xuất có thay đổi thì có một điều luôn không thay đổi đó là con người luôn nhắm đến mục tiêu thỏa mãn các nhu cầu mong mu ố n của mình. Dù là sinh viên ngoại thương thế kỉ 21 hay một thổ dân da đỏ ở châu Mĩ cổ đại đều mỗi ngày lo lăng lao động thế nào để thỏa mãn nhu cầu của mình. Thành quả lao động của người dân da đỏ kia là cái nhà anh ta xây được, những con thú mà anh săn, hay những vật phẩm mà anh ta cướp được sau một trận chiến. Nhưng trong thế giới hiện đại, thành quả lao động của một sinh viên ngoại thương lại là tiền lương, dù anh ta vẫn thỏa mãn nhu cầu của mình bằng những vật phẩm. Trong n ền kinh tế hàm chứa các mối quan hệ sản xu ất phức tạp của con người, tiền phản ánh những mố i quan hệ s ản xu ất đó, tiền chính là hình thái biểu hiện giá trị hàng hóa. Lượng tiền (và những tài sản khác) mà một người đó sở hữu quyết định khả năng thỏa mãn nhu cầu củ a anh ta, quyết định lượng phúc lợi và sự tận hưởng mà anh ta và gia đình anh ta có thể có. Hầu hết con người đều lao động làm thuê và nhận lại thành quả lao động của mình dưới d ạng tiền lương được trả bởi chủ lao động.Vì vậy những vấn đề về tiền lương luôn là vấn đề đáng quan tâm với mỗi người. Có thể thấy, ước muố n chung của số đông người trong xã hội là tìm được công việc trả mức lương cao. Không những thế lợi ích kinh tế luôn gắn liền với những mố i quan h ệ chính trị, sự đối kháng giữa tiền lương của người lao động và lợi nhuận của nhà tư bản chính là mâu thuẫn giữa giai cấp vô sản và giai cấp tư sản, là nguồn gố c tiềm tàng dẫn đến bất ổn xã hội.

Nhận thấy vai trò quan trọng củ a việc nghiên cứu và giải quyết vấn đề tiền lương để định hướng các chính sách kinh tế và hoạt động quản lý của nhà nước , các học giả đã đặc biệt quan đến vấn đề này ngay từ khi những khái niệm sơ khai về kinh tế được hình thành. Cùng với tiến trình vận động của xã hội loài người, các hệ thống quan điểm về kinh tế được sinh ra và phát triển để giúp con người lý giả các hiện tượng và quá trình kinh tế, đưa ra các dự báo kinh tế và chính sách phù hợp để quản lý nền kinh tế. Những quan điểm kinh tế phát sinh trong Tiểu luận lịch s ử các học thuyết kinh tế

2

điều kiện kinh tế xã hội nh ất định, gắn liền với nh ững giai cấp nh ất định, ph ụ c vụ mục đích, quyền lợi cho các giai cấp đó. Khi các điều kiện kinh tế xã hội thay đổi, các hệ thống quan điểm kinh tế bị thay thế bởi hệ thống các quản điểm kinh tế mới phù hợp hơn với điều kiện khách quan khi đó. Do đó qua các thời kì cũng xuất hiện những quan đ iểm khác nhau về vấn đề tiền lương. Để hiểu hơn về s ự khác biết giữa các hệ thống quan điểm kinh tế trong các thời kì khác nhau nói chung, và sự thay đổi quan điểm về tiền lương khi điều kiện kinh tế xã hội thay đổi nói riêng, bài tiểu luận này sẽ tập chun g phân tích sự khác biệt trong quan điểm về tiền lương giữa hai trường phái đối lập là kinh tế chính trị tư sản cổ điển và kinh tế học tân cổ điển. Cụ thể trong trong giới hạn bài viết này chỉ phân tích quan điểm của hai đại biểu nổi bật là David Ricardo củ a kinh tế chính trị tử sản cổ điển Anh và John Bates Clark của trường phái tân cổ điển Mỹ.

II.

Về David Ricardo 1

Tiểu sử và sự nghiệp của David Ricardo

Nhà kinh tế họ c xuất sắc David Ricardo là một trong những hình mẫu quan trong đóng góp cho sự phát triển các lý thuyết kinh tế và xây dụng h ệ thố ng cổ điển củ a kinh tế chính trị Anh. Di sản của ông đã thống trị các tư tưởng kinh tế trong suố t kho ảng thế k ỉ 19. David Ricardo sinh 18/04/1772 và mất 11/11/1823 tại Anh Quốc. Ông là đứa con thứ ba trong một gia đinh người do thái Sephardic ở Netherlands rồi di cư sang anh sau đó. Năm 14 tuổi, ông làm việc cùng với bố ở sở giao dịch chứng khoán london. Khi ở tuổi 21, ông đã bị bố từ bỏ v ới 800 b ảng Anh vì cưới người vợ không theo đạo Do Thái. Sau đó ông tiếp tục làm việc ở sở giao d ịch ch ứng khoán. Với tài năng của mình, sau 12 năm làm việc ông, ông đã kiếm được hàng triệu bảng Anh. Nh ờ đó ông có thể nghỉ việc để tập chung theo đuổi niềm đam mê về nghiên cứu khoa h ọ c. Niềm hứng thú với kinh tế củ a Ricardo bắt đầu khi ông đọc được tác phẩm Wealth of Nations (1776) của nhà kinh tế học Adam Smith. Trong 10 năm liên tục ông chỉ nghiên cứu kinh tế học, tác phẩm được công bố đầu tiên của ông là The High Price of Bullion, a Proof of the Depreciation of Bank Notes (1810). Năm 1819 ông bắt đầu vào nghị viện Anh tham gia đấu tranh trong nghị viện v ề v ấn đề luật lúa mì, lưu thông tiền tệ, dân chủ hóa,.. David Ricardo trở thành người phân tích kinh tế củ a nghị viện. Được lời củ a Tame Mill, ông đã viết cu ốn “Những nguyên lý của kinh tế chính trị và thuế khóa” (1817). Những tác phẩm sau này của ông không chỉ phát triển học thuyết của Adam Smith mà còn chỉ ra những mâu thuẫn của nó. Th ời gian này trung tâm của kinh tế chính trị không phải là vấn đề sản xuất ra củ a cải vật chất mà là sự phân phối nó giữa các giai cấp cơ bản trong xã hội. David Ricardo xác định đúng đối tượng củ a kinh tế chính trị “Nhiệm vụ chính của kinh tế chính trị là xác định Tiểu luận lịch s ử các học thuyết kinh tế

3

các quy luật điều khiển củ a s ự phân phối đó”. Ông đã cố gắng xây dựng và phân tích quy luật phân phối trong n ền kinh tế tư bản chủ nghĩa. Tiền lương cho công nhân, lợi nhuận cho tư bản và địa tô cho chủ đất. Và ông nhấn mạnh rằng, phân phối cho giai cấp này giảm xuống thì phần phân phối củ a giai cấp kia tăng lên.

2

Phương pháp luận của David Ricardo

Trong nghiên cứu của mình, David Ricardo đã nhất quán kết cấu toàn bộ khoa học kinh tế chính trị bằng một nguyên lý thống nhất: thời gian lao động quyết định giá trị, tức là lấy lí luận giá trị lao động làm cơ sở cho toàn bộ h ọ c thuyết kinh tế của ông. Ông đã đứng trên lập trường duy vật để đi tìm quy luật kinh tế, Tư tưởng v ề quy luật khách quan trong sự phát triển kinh tế đã quán triệt trong toàn bộ học thuyết của ông. Đặc trung của chủ nghĩa duy vật máy móc là nặng về phân tích mặt lượng, phân tích trong hoàn cảnh lịch sử hẹp, khi xem xét các phạm trù kinh tế, không thấy sự phát sinh của các phạm trù kinh tế. Nếu A. Smith lẫn lộn giá trị thặng dư và lợi nhuận thì D. Ricardo cũng không thoát khỏi sai lầm đó, ông đã sa vào chủ nghĩa kinh nghiệm, vừa triệt để, vừa không triệt để. Đặc trưng phương pháp luận của ông là muốn trình bày sự v ận độ ng củ a nền s ản xu ất tư bản chủ nghĩa, ông đã tìm hiểu s ự phụ thuộc bên trong của quan hệ s ản xuất tư bản chủ nghĩa và đã sử dụ ng rộng rãi, thành thạo phương pháp trừu tượng hóa để nắm bản ch ất các hiện tượng kinh tế, để nắm quy luật chi ph ối các hiện tượng đó.

3

Quan điểm và học thuy ết của David Ricardo về tiền lương

Tất cả h ệ thống các quản điểm kinh tế bao gồ m cả quan điểm về tiền lương điều được xây dựng dựa trên cơ sở lý thuyết về giát trị. Lý thuyết v ề giá trị đặc biết qua trọ ng với ông vì nó cung cấp công cụ không thể bác bỏ giúp đo lường mức độ phân phối các loại thu nhập. Nhất quán với tầm nhìn của mình, cách mà sản phẩm xã hội được phân phối là câu hỏi quan trọ ng nhất đối với Ricardo, vì nó là yếu tố quyết định lớn nhất tới tốc độ tăng trưởng kinh tế. Ông lý giải rằng, tăng trưởng kinh tế phụ thuộc hoàn toàn vào tỉ lệ lợi nhu ận mà các nhà tư bản có được. Dưới đây là một số quan điểm đáng chú ý của ông: Lao động, theo David Ricardo, cũng như mọi loại hàng hóa khác đều có giá cả tự nhiên và giá cả thị trường. Giá cả tự nhiên là chi phí cần thiết để những người lao động tồ n tại và duy trì lực lượng củ a họ mà không làm tăng lên hoặc giảm đi.

Tiểu luận lịch s ử các học thuyết kinh tế

4

Sức lực của người lao động nuôi sống anh ta, và gia đình để duy trì lực lượng lao động, không phụ thuộc vào lượng tiền anh ta được trả lượng mà vào lượng tư liệu sinh ho ạt cần thiết mà lượng tiền đó mua được. Với sự tăng giá của các loại tự liệu sinh ho ạt cần thiết, giá cả tự nhiên của lao động s ẽ tăng theo, và ngược lại. Cùng với tiến trình của xã hội, giá cả tư nhiện của lao động s ẽ có xu hướng tăng do các sản phẩm nông nghiệp ngày càng đắt đỏ hơn vì khó sản xuất hơn trên những mảnh đất mất dần đi sự màu mỡ. Nhưng sự phát triển trong công nghệ nông nghiệp và sự phát kiến những thị trường mới, tạo hiệu ứng làm giảm giá tư liệu sinh hoạt, từ đó cần b ằng lại xu hướng tăng dần của giá cả tự nhiên của lao động. Ngoại trừ lao động và sản phẩm nông nghiệp, giá cả củ a tất cả các loại hàng hóa đều sẽ giảm dần trong tương lai nhờ có sự phát triển của máy móc, phân công lao động hiệu qu ả hơn, người lao động có tay nghề cao hơn. Giá cả thị trường thường giao độ ng quanh mức giá cả tự nhiên và có xu hướng trở về mức tự nhiên. Sự giao động này bị chi phố i b ởi mố i quan hệ cung cầu trên thị trường lao động. Khi giá cả thị trường của lao động vượt quá mức tự nhiên, người lao động sẽ được lợi, điều kiện số ng củ a họ s ẽ tốt lên và hạnh phúc vì họ có khả năng sở h ữu một lượng lớn tư liệu sinh hoạt và giải trí. Chính sự tăng về thu nhập sẽ làm tăng dân số, sự tăng về lực lượng lao động lại làm tăng lượng cung trên thị trường lao động và từ đó dẫn tới giảm tiền lương. Chính nhờ cơ chế này mà tiền lương tự động cân bằng chính nó về mức giá cả tự nhiên của lao động. Giá cả tự nhiên, mặc dù được đo lường bởi giá cả của các tư liệu sinh hoạt cần thiết, không hoàn toàn cố định và không đổi. Giá cả tự nhiên trong một nước có sự khác nhau giữa các giai đoạn khác nhau, hay giữa cá quốc gia khác nhau cũng có sự khác nhau. Điều này phụ thuộc vào phong tục và lối số ng củ a từng nơi. Quá trình tích lũy tư bản làm lượng tư bản trong xã hội ngày càng tăng, điều này làm xuất hiện nhu cầu cần có thêm người lao động để sử dụng những tư bản này. Sự tăng lên bền vững của tư bản làm nhu cầu thuê người lao động luôn tăng, tiền lương tăng và luôn cao hơn mức tự nhiên, và cuối cùng kích thích tăng dân số. Việc tăng dân số s ẽ dần dẫn tới nhiều hệ quả kinh tế xã hội nghiêm trong bên cạnh việc đời số ng của người công nhân ngày càng nghèo nàn. Trong khi lượng tư bản tăng thì giá trị của nó lại giảm do năng xuất lao động tăng, khi đó sức mua củ a củ a tiền lương của người lao động tăng d ẫn tới giá cả tự nhiên của lao độ ng giảm xuống.

Tiểu luận lịch s ử các học thuyết kinh tế

5

Khi dân số tăng hơn năng lực sản xu ất, nhu c ầu cho tư liệu sinh hoạt tăng, do hiệu xuất giảm dần nên càng cần nhiều lao động cho việc s ản xuất tư liệu sinh hoạt hơn, giá cả của tư liệu sinh hoạt tăng dẫn tới tiền lương thực tế của người công nhân giảm Với việc tăng dân số làm gây áp lực lên các phương tiện sinh hoạt, giải pháp duy nhất là giảm s ố lượng người ho ặc tăng tốc độ tích lũy tư bản. Tiền lương bị chi phối b ởi những quy luật khách quan và do đó chính những quy luật này quản trị phúc lợi của số đông trong bất kì một công đồng nào. Tiền lương không nên bị kiểm soát bởi bất cứ sự can thiệp nào của luật lệ mà nên được đặt trạng thái công bằng và tự do cạnh tranh. Những đạo luật hỗ trợ người nghèo dù nhắm vào việc cải thiện điều kiện s ố ng của người nghèo, thực tế lại làm tổn hại tới cả nhóm người giàu và nghèo, thay vì làm những người nghèo giàu có hơn thì, trên thực tế, làm người giàu nghèo đi.

Đánh giá quan điểm củ a D. Ricardo D. Ricardo đã định giải quy ết việc xác định tiền công theo quy luật giá trị. Nhưng vì ông vẫn theo quan điểm củ a A. Smith cho rằng tiền công là giá cả của lao động, nên ông thấy xác định giá trị của lao động bằng lao động là phi lý. Do đó, ông không bàn đến giá lao động mà nói đến giá trị của tiền công, đến những giá trị tư liệu sinh hoạt cần thiết cho công nhân. Nhu vậy, Ricardo v ẫn còn lẫn lộn hai khái niệm lao động và sức lao động, nhưng ông vẫn xác định đúng tiền công của công nhân. Chịu nhiều ảnh hưởng củ a quy lu ật v ề nhân khẩu của Thomas Robert Malthus, ông cho rằng tiền công cao sẽ làm cho nhân khẩu tăng nhanh, rồ i từ đó đời s ống công nhân xấu đi do tiền lương giảm từ hệ quả củ a việc cung lớn hơn cầu. Một trong những công lao to lớn của ông là đã phân tích được tiền công thực tế và xác định nó như là một phạm trù kinh tế. Ông nhấn mạnh rằng lượng hàng hóa người công nhân mua được bằng tiền công, chưa quyết định địa v ị xã hội của người đó, sự quy ết định tình cảnh của người công nhân phụ thuộc vào mối tương quan giữa tiền lương và lợi nhuận. Trước David Ricardo, tiền công được xem xét một cách không có so sánh, vì vậy người công nhân bị coi như súc vật, còn ở đây ông xem xét họ trong mố i quan h ệ với giai cấp tư sản

Tiểu luận lịch s ử các học thuyết kinh tế

6

III. Về John Bate Clark 1

Tiểu sử và sự nghiệp của John Bate Clark

John Bates Clark sinh 26/01/1847 và mất vào 21/03/1938 tại thành phố New York. Ông là một nhà kinh tế học người Mỹ có tầm ảnh hưởng thuộc trường phái kinh tế học tân cổ điển. Được biết đến là người tìm ra lý thuyết năng xuất giới hạn, ông đã dành nhiều năm sự nghiệp để nghiên cứu sự phân bố thu nh ập củ a một nước tới ch ủ s ở hữu củ a những y ếu tố đầu vào trong sản xuất (Lao động, tư bản bao gồm cả đất đai). Clark tố t nghiệp trường đại h ọ c Brown rồ i chuy ển đến Đức và Thụy Sĩ để tiếp tụ c việc học tập và nghiên cứu. Năm 1895, ông trở lại Mỹ và nhận giảng d ạy tại trường đại họ c Columbia đến năm 1923. Trong những ngày đầu s ự nghiệp, những bài viết nghiên cứu của ông mang âm hưởng của chủ nghĩa xã hội Đức và trực tiếp chỉ trích chế độ chủ nghĩa tư bản. Tuy nhiên sau một thời gian làm việc với tư cách là giáo sư giảng dạy tại Columbia, quan điểm của ông dần thay đổi và chuyển sang ủng h ộ chủ nghĩa tư bản. J.B. Clark là một trong những nhà sáng lập và chủ tịch củ a tổ chức kinh tế họ c Mỹ - American Economic Association (AEA). Mục đích của ông và các nhà đồng sáng lập là thúc đẩy thay đổi tư duy về những chính sách tự do kinh tế. Ông còn là biên tập viên của tờ Political Science Quarterly (1895 – 1911) và là giám đốc kinh tế học và lịch sử củ a tổ chức Carnegie Endowment for International Peace (1911 – 1923). Năm 1947, tổ chức AEA đã xác lập huân chương John Bates Clark để vinh doanh thường niên những nhà kinh tế học dưới 40 tuổi có đóng góp lớn cho lý luận kinh tế. Những năm cuối đời, Clark đã đưa ra luận điểm rằng chiến tranh là mối đe dọa lớn nhất tới vận mệnh của nhân loại. Tác phẩm được công bố cu ối cùng của ông là A Tender of Peace (1935), tác phẩm kêu gọi liên minh các quốc gia hành động mạnh mẽ vì hòa bình.

2

Phương pháp luận của John Bate clark

Cũng giống như những nhà kinh tế học tân cổ điển khác, John Bates Clark dựa vào yếu tố tâm lý chủ quan để giải thích các hiện tượng và quá trình kinh tế - xã hội. Đối lập v ới trường phái tư sản cổ điển và với K. Marx, trường phái tân cổ điển ủng h ộ lý thuyết giá trị - chủ quan. Theo lý luận này, cùng một hàng hóa với người cần nó hay nó có lợi ích nhiều thì giá trị của hàng hóa sẽ lớn và ngược lại. J.B. Clark tập chung vào phần phân tích lĩnh vực trao đổi, lưu thông, cung cầu. Đối tượng nghiên cứu là các đơn vị kinh tế riêng biệt. Ông và các nhà kinh tế thuộc trường phái này chủ trương từ sự phân tích kinh tế trong các xí nghiệp này, rút ra những kết luận chung cho toàn xã hội. Phương pháp phân tích này gọi là phương pháp phân tích vi mô. Tiểu luận lịch s ử các học thuyết kinh tế

7

Phương pháp phân tích kinh tế của Clark áp dụng nhiều kiến thức toán học, ông tích cực sử dụng các công cụ toán học như công thức, đồ thị, mô hình vào phân tích kinh tế. Ông phối hợp các phạm trù toán học với các phạm trù kinh tế để ra các khái niệm kinh tế mới như “lợi ích giới hạn”, “năng xuất giới h ạn”, “sản ph ẩm giới h ạn”… Vì vậy ông còn được gọi là một “Marginalist”. Trường phái “Tân cổ điển” nói chung muốn biến kinh tế chính trị thành hoa học kinh tế thuần túy, không có mối liên hệ với các điều kiện chính trị, xã hội

3

Quan điểm và học thuy ết của John Bate Clark về tiền lương

Quan điểm củ a John Bates Clark Tiền lương quyết định mức độ thoải mái mà người lao động được tận hưởng và lượng văn hóa, sức khỏe và phúc lợi mà con cái anh ta được hưởng. Thêm vào đó, ảnh hưởng củ a tiền lương thấp hay cao còn tích lũy qua các thế hệ, khi người lao động có điều kiện số ng tốt thì con cái anh ta s ẽ có cơ hội đạt được điều kiện tốt hơn trong tương lai. Do đó những định luật củ a tiền lương sẽ quyết định xu hướng đi lên hoặc xuố ng của đời sống lao động của con người. Tổng thu nh ập của xã hội chia làm ba phần, lương của người lao động, lãi xuất cho nhà tư bản và lợi nhu ận dành cho những nhà kinh doanh. Lợi nhu ận là phần thưởng cho những người doanh nhân đã có công trong việc điều phối quá trình sản xuất. Tự do cạnh tranh đã giúp phân chia thu nhập của xã hội, người lao động nhận được những gì mà lao động tạo ra, nhà tư bản nhận được những gì mà tư bản tạo ra, còn lại là thu nhập được tạo ra từ chắc năng điều phối thuộc về những người doanh nhân. Phúc lợi của giai cấp công nhân và thái độ củ a họ đối v ới nh ững giai c ấp khác, do đó quyết định tính ổn định của xã hội, phụ thuộc vào việc thu nhập của họ có tương xứng với những gì mà họ đã tạo ra hay không. Nếu những người lao động bị bóc lột và nhận được ít hơn những gì họ làm ra thì họ s ẽ nổ i dạy cách mạng. Mọi loại tiền lương được đo lường bằng tính hiệu quả lao động, chừng nào người lao động có thể hoàn toàn thay thể cho nhau, mọi người lao động chỉ đáng giá với người thuê lao động tương đương với người cuối cùng được thuê bởi năng xuất củ a mỗi người chỉ b ằng năng xuất của người lao động giới hạn. Do đó, tiền lương có xu hướng bằng v ới sản ph ẩm củ a lao động cận biên. Giá cả tự nhiên của hàng hòa bằng với giá cả tự nhiên của lao động, tức là trong môi trường cạnh tranh hoàn hảo thì người doanh nhân hoàn toàn không có lợi nhuận. Chỉ khi một người doanh nhân tìm ra phươ...


Similar Free PDFs