Môi trường vĩ mô Kinh tế và thể chế pháp lý PDF

Title Môi trường vĩ mô Kinh tế và thể chế pháp lý
Author Duong Nguyen
Course quản trị học
Institution Trường Đại Học Nội Vụ Hà Nội
Pages 21
File Size 727.3 KB
File Type PDF
Total Downloads 288
Total Views 637

Summary

ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNGĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ THÔNG TIN VÀ TRUYỀN THÔNG VIỆT HÀN KHOA KINH TẾ SỐ VÀ THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬBÁO CÁO ĐỀ ÁN 2TÊN ĐỀ ÁN: PHÂN TÍCH MÔI TRƯỜNG KINHDOANH TẠI CÔNG TY UNILEVER VIỆT NAMGiảng viên hướng dẫn : TS. NGUYỄN THỊ KIỀU TRANG Lớp : 20BA Nhóm sinh viên thực hiện : HÀ THỊ KHUYÊN NGUYỄN T...


Description

ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ THÔNG TIN VÀ TRUYỀN THÔNG VIỆT HÀN

KHOA KINH TẾ SỐ VÀ THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ

BÁO CÁO ĐỀ ÁN 2 TÊN ĐỀ ÁN: PHÂN TÍCH MÔI TRƯỜNG KINH DOANH TẠI CÔNG TY UNILEVER VIỆT NAM

Giảng viên hướng dẫn Lớp

: TS. NGUYỄN THỊ KIỀU TRANG : 20BA2

Nhóm sinh viên thực hiện :

HÀ THỊ KHUYÊN NGUYỄN THỊ LAN ANH TRƯƠNG QUANG ĐỨC VÕ THỊ NHƯ HOA

Đà Nẵng, tháng 4 năm 2021

1

MỤC LỤC PHẦN 1: MỞ ĐẦU.....................................................................................................3 1.

Lý do chọn công ty.........................................................................................3

2. Giới thiệu sơ nét về Công ty Unilever nói chung và ngành mỹ phẩm nói riêng 3 3.

Mục tiêu phân tích.........................................................................................5 * Mục tiêu tổng quát:..........................................................................................5 * Mục tiêu cụ thể:................................................................................................5

4.

Kết quả dự kiến của đề án.............................................................................5

PHẦN II: NỘI DUNG.................................................................................................6 1. Phân tích PESTLE.................................................................................................6  Chính trị:........................................................................................................6  Kinh tế vĩ mô:.................................................................................................6  Xã hội:............................................................................................................7  Công nghệ:.....................................................................................................8  Pháp luật:.......................................................................................................9  Môi trường:..................................................................................................10 2.

Phân tích PORTER’S 5 FORCES..............................................................11 Sức mạnh nhà cung cấp:......................................................................................11 Nguy cơ thay thế:................................................................................................11 Đối thủ cạnh tranh tiềm tàng:..............................................................................12 Sức mạnh khách hàng:........................................................................................12 Cạnh tranh giữa các đối thủ trong ngành:............................................................12

3.

Phân tích ma trận SWOT............................................................................13

4.

Một số giải pháp, kiến nghị.........................................................................17 * Giải pháp mở rộng sức ảnh hưởng...............................................................17 *Giải pháp bán hàng, tiếp thị thị trường.........................................................18 *Giải pháp điểm nổi bật của thương hiệu.......................................................18

PHẦN 3: TỔNG KẾT...............................................................................................19 Nguồn tài liệu tham khảo của nhóm:.......................................................................19 NHẬN XÉT...............................................................................................................20

2

PHẦN 1: MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn công ty Hiện nay, Công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng đang là một trong những ngành phát triển nhất ở các nước đang phát triển, trong đó có Việt Nam. Đây là một ngành tạo ra những hàng hóa phục vụ cho đời sống của người dân, góp phần nâng cao đời sống và phục vụ xuất khẩu. Bên cạnh đó thì càng ngày với sự phát triển của xã hội, nhu cầu làm đẹp của con người ngày càng tăng cao, đó cũng là một trong những nguyên nhân thúc đẩy ngành công nghiệp mỹ phẩm ngày càng phát triển và tăng nhanh. Theo đánh giá của giới chuyên môn, công nghiệp mỹ phẩm Việt Nam có tiềm năng rất lớn để phát triển mà chúng ta chưa khai thác hết. Theo Công ty nghiên cứu thị trường Nielsen thì hiện người Việt Nam có mức chi tiêu cho mỹ phẩm vẫn đang thấp hơn nhiều nước trong khu vực(khoảng 10% thị phần) do hiện vẫn còn một số lượng lớn người Việt không có thói quen trang điểm hoặc ít trang điểm. Vậy ra có thể thấy rằng đây là một cơ hội để các ngành mỹ phẩm tập trung khai thác và đầu tư phát triển mạnh. Ngoài ra, hiện nay Việt Nam là một nước có dân số trẻ, có một lượng nhân công dồi dào cộng với nguồn nguyên liệu thiên nhiên phong phú và được hỗ trợ cộng hưởng từ các chuyên gia làm đẹp hàng đầu với nhiều năm kinh nghiệm. Tất cả những sự cộng hưởng trên như một dấu hiệu rõ ràng về việc ngành công nghiệp mỹ phẩm đã đang và sẽ phát triển hơn nữa ở Việt Nam trong những năm tiếp theo. Unilever là một trong những công ty đa quốc gia hàng đầu thế giới đang phát triển mạnh với ngành công nghiệp hàng tiêu dùng. Và ngành mỹ phẩm hiện tại của Unilever chưa thực sự được phát triển hết tiềm năng, đặc biệt là tại Việt Nam. Việt Nam và ngành mỹ phẩm vẫn là một vùng đất màu mỡ để Unilever phát triển hơn nữa trong tương lai. Đó cũng là lý do vì sao nhóm chọn Unilever với ngành mỹ phẩm là đề tài để khai thác trong lần làm đề án này. 2. Giới thiệu sơ nét về Công ty Unilever nói chung và ngành mỹ phẩm nói riêng Unilever là một công ty đa quốc gia hàng đầu thế giới của Anh và Hà Lan với lịch sử hoạt động hơn 20 năm tại hơn 90 quốc gia trên toàn thế giới. Riêng Việt Nam có 2 nhà máy, mỗi ngày sản xuất ra hơn 35 triệu sản phẩm. Công ty này chuyên phân phối và sản xuất các mặt hàng tiêu dùng nhằm đáp ứng những nhu cầu thiết yếu của người tiêu dùng. Là công ty đứng thứ bảy ở Châu Âu và là một trong những công ty đa quốc gia lâu đời nhất, Unilever có sẵn ở hơn 190 quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới. Thước đo thành công của công ty là: Sự hài lòng về môi trường làm việc của người làm. Sứ mệnh của Unilever là nâng cao chất lượng cuộc sống của người Việt Nam bằng những sản phẩm chất lượng. Thực tế hóa điều đó qua chính những sản phẩm của mình, công ty đưa tới quý khách những mặt hàng đảm bảo về sức khỏe, tính thẩm mỹ, sự tiện nghi,..

3

Hình 1: Unilever Việt Nam Bắt đầu triển khai hoạt động kinh doanh tại Việt Nam vào năm 1995, Unilever đã đầu tư với một nhà máy sản xuất hiện đại hơn 300 triệu USD tại thành phố Hồ Chí Minh và tỉnh Bắc Ninh . Thông qua mạng lưới hơn 150 nhà phân phối và hơn 300.000 nhà bán lẻ, Unilever Việt Nam đã tạo cơ hội việc làm trực tiếp cho hơn 1.500 người và tạo ra hơn 15.000 việc làm gián tiếp cho những người làm việc trong các bên thứ ba. Ngày nay, rất nhiều các nhãn hàng của Unilever như OMO, P/S, Clear, Pond's, Knorr, Lifebuoy, Sunsilk, VIM, Sunlight, Rexona… trở thành những cái tên gần gũi với mọi gia đình Việt Nam.

Hình 2: Các sản phẩm của Unilever Theo tờ báo Heroco Bán sỉ thì tính đến nay, Unilverver có hơn 26 nhãn hàng có thương hiệu với nhiều Skus con ở bên trong và được phân loại vào 4 danh mục sản phẩm chính như sau:  Danh mục sản phẩm chăm sóc nhà cửa: CIF, Omo, Viso, Sunlight, Surf, Comfort, Vim

4

 Danh mục sản phẩm chăm sóc , vệ sinh cá nhân: AXE, Closeup, Lux, Pond’s, Sunsilk, …  Danh mục sản phẩm Water Purifier(Máy lọc nước): Unilever Pureit  Danh mục sản phẩm đồ ăn thức uống: Knorr, Trà Lipton, Unilever Food Solutions,…

Hình 3: Danh mục hàng hóa của Unilever

3. Mục tiêu phân tích * Mục tiêu tổng quát: Nghiên cứu và phân tích môi trường kinh doanh của Công ty Unilever trong việc sản xuất mỹ phẩm. * Mục tiêu cụ thể: Phân tích thực trạng môi trường kinh doanh của Công ty Unilever từ đó đưa ra những nguyên nhân về sự biến động trong môi trường kinh doanh. Cùng với đó phân tích sâu hơn và đầy đủ các yếu tố trong môi trường kinh doanh thông qua các công cụ phân tích PESTLE, Forter’ s 5 Forces, SWOT, qua đó gợi ý một số đề xuất liên quan giúp ngành sản xuất mỹ phẩm của Unilever được cải thiện và thích nghi với những thay đổi của môi trường và hoàn thành các mục tiêu đề ra. 4. Kết quả dự kiến của đề án Bằng các công cụ phân tích PESTLE, Porter’ 5 Forces và SWOT phân tích được các yếu tố môi trường kinh doanh của Công ty Unilever trong việc sản xuất mỹ phẩm. 5

Đề xuất liên quan giúp cải thiện và thích nghi với những thay đổi của môi trường và hoàn thành các mục tiêu đã đề ra đối với công ty. PHẦN II: NỘI DUNG 1. Phân tích PESTLE  Chính trị: Cơ chế điều hành của chính phủ luôn thông thoáng với các doanh nghiệp. Sự ổn định về chính trị và sự nhất quán về quan điểm chính sách lớn khiến các nhà đầu tư có cái nhìn lạc quan về thị trường. Bởi vậy, đây là yếu tố thu hút một số lượng lớn đầu tư nước ngoài vào Việt Nam. Mặt khác, nền chính trị ổn định cũng góp phần vào việc thúc đẩy sản xuất của các doanh nghiệp. Doanh nghiệp không phải chịu sức ép về việc bất ổn định chính trị, có các điều kiện cơ sở để phục vụ sản xuất. Chính trị ổn định mang lại nguồn đầu tư vốn nước ngoài đổ vào doanh nghiệp, doanh nghiệp có thể dựa vào nguồn vốn đó để phát triển sản xuất kinh doanh mở rộng thị phần mỹ phẩm. Bên cạnh đó chính sách dân số của chính phủ sẽ khiến cho cơ cấu dân số già, chính sách tiền tệ, chính sách đối ngoại... tác động lớn đến doanh nghiệp. Để có thể sản xuất được mỹ phẩm chính phủ quy định cụ thể điều kiện hoạt động của cơ sở sản xuất mỹ phẩm gồm: Được thành lập hợp pháp và có Giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất mỹ phẩm theo mẫu quy định. Là một trong số những mặt hàng làm giả dễ nhất để ngăn chặn tình trạng kinh doanh, sản xuất mỹ phẩm giả, chính phủ vừa ban hành Nghị định số 98/2020/NĐ-CP. Theo đó, việc buôn bán hàng giả về giá trị sử dụng, công dụng sẽ bị phạt tối đa từ 5070 triệu đồng tùy trường hợp hàng giả tương đương với số lượng của hàng thật có trị giá từ 30 triệu đồng trở lên hoặc thu lợi bất hợp pháp từ 50 triệu đồng trở lên mà không bị truy cứu trách nhiệm hình sự.

 Kinh tế vĩ mô:

 GDP/ Lạm pháp Theo trích dẫn của Tổng cục thống kê thì: Tốc độ phát triển kinh tế của Việt Nam gần đây thuộc hàng cao trong khu vực, thu nhập bình quân đầu người ở mức trung bình. Theo báo cáo tình hình kinh tế xã hội năm 2018, GDP 2018 tăng 7.08%, . Lạm phát kiểm soát dưới 3.6% và chỉ số này cơ bản duy trì ổn định dưới 1.5%. Các cân đối lớn của nền kinh tế được đảm bảo, cán cân thanh toán quốc tế thặng dư cao, nợ công và cân đối ngân sách được kiểm soát đảm 6

bảo các mục tiêu đề ra. Kim ngạch nhập khẩu mỹ phẩm của Việt Nam đã tăng hơn gấp đôi, từ khoảng 355 triệu USD năm 2010 lên hơn 790 triệu USD trong năm 2018. Giá trị nhập khẩu cũng đã cao hơn đáng kể so với giá trị xuất khẩu những năm trước. Theo tờ báo Brands VietNam đưa tin thì: “Theo Mintel, công ty nghiên cứu thị trường có trụ sở tại London, thị trường mỹ phẩm Việt Nam trị giá 2,3 tỷ USD vào cuối năm 2018. Đây là một thị trường đầy tiềm năng, khi mà tầng lớp trung lưu Việt Nam năm 2021 dự kiến khoảng 33 triệu người. Với mức doanh thu thị trường mỹ phẩm không ngừng tăng lên trong 2 thập niên qua, Việt Nam trở thành điểm đến hấp dẫn của nhiều thương hiệu mỹ phẩm ngoại.”  Tỉ giá hối đoái Tương đối ổn định, nhưng tỉ giá VNĐ/USĐ vẫn còn quá cao so với các nước trong khu vực nên ảnh hưởng đến giá nhập khẩu nguyên vật liệu, dẫn đến gia tăng giá thành sản xuất. Bên cạnh việc cho ra những sản phẩm bình dân, phù hợp với mọi nhà hiện nay thì công ty dần cho ra mắt những sản phẩm cao cấp hơn, đồng thời phù hợp với sự phát triển nhanh chóng như hiện nay.



Nguồn nhân lực

Unilever luôn coi trọng các việc phát triển nguồn nhân lực, quan điểm của Unilever là “ Phát triển thông qua con người “ nên công ty luôn quan tâm đến quyền lợi của nhân viên và sẵn sàng hỗ trợ trong công tác. Không chỉ ghi nhận các thành tích ấn tượng trong Kế hoạch phát triển bền vững, người đứng đầu Unilever toàn cầu cũng ghi nhận một điều đặc biệt của Unilever Việt Nam bởi sự đóng góp không nhỏ về vấn đề xây dựng và phát triển, xuất khẩu nguồn nhân lực cũng như các sáng kiến kinh doanh, phối hợp chặt chẽ với các đối tác, các cơ quan Chính phủ để cùng thực hiện các chương trình cộng đồng và gia tăng các lợi ích xã hội, xây dựng chính sách nguồn nhân lực Việt Nam

 Xã hội: Về văn hoá tại Việt Nam Unilever nhận thấy người Việt Nam là những người dễ chấp nhận những gì là mới mẻ, có thái độ chào đón những cái mới miễn là phù hợp với cách sống, cách tư duy của họ. Không có tình trạng phân chia nhóm sản phẩm tiêu dùng, tâm lí chung là sính hàng ngoại. Họ thích tiêu dùng những sản phẩm mới, luôn mới thì càng tốt với chất lượng ngày càng được nâng cao, thậm chí khi họ chưa biết đến một sản phẩm nào đó, vấn đề quảng bá sản phẩm của công ty cũng không gặp quá nhiều khó khăn, bởi người Việt Nam rất tò mò, công ty khi tiến hành khuếch trương, quảng cáo chỉ cần kích thích sự tò mò của họ là sản phẩm ấy cũng sẽ thành công. 7

Các chương trình quảng bá của công ty luôn nhấn mạnh về vai trò chăm sóc, bảo vệ sức khỏe gia đình, sản phẩm cần thiết với mọi nhà, chất lượng tốt thuận tiện luôn là tiêu chí hàng đầu. Ngoài ra Unilever còn nhận thấy sở thích người Việt Nam rất đa dạng, rất phù hợp với các chủng loại sản phẩm phong phú của Unilever. Mặt khác, công ty cũng dự định sẽ tìm và hiểu biết về các vấn đề này nhiều hơn khi công ty thuê những người Việt Nam làm việc và liên doanh với các đối tác là người Việt Nam. Unilever đã cam kết thực hiện trách nhiệm xã hội qua việc thông qua khung Liên Hợp Quốc về kinh doanh và quyền con người Thị trường mỹ phẩm đang có xu hướng tăng trưởng cao do nhu cầu ngày càng đa dạng của người dùng với các sản phẩm làm đẹp, đặc biệt ở Việt Nam với dân số trẻ chiếm đa số và luôn bắt kịp nhanh mọi xu hướng làm đẹp trên thế giới. Thói quen sử dụng mỹ phẩm khác biệt theo từng độ tuổi. Hơn một nửa số người từ 23 tuổi trở lên trang điểm thường xuyên khi đi làm/đi học, đi chơi hoặc tham dự các buổi tiệc. Các sản phẩm chăm sóc da được dùng thường xuyên hơn. 60% những người trong độ tuổi này sử dụng mỹ phẩm chăm sóc da hàng ngày. Đối tượng không dùng trang điểm thường là những người trẻ, không biết cách trang điểm đúng cách hoặc không có thời gian cho trang điểm. Các cửa hàng trong trung tâm thương mại và các cửa hàng bên ngoài của thương hiệu là nơi mua sắm mỹ phẩm phổ biến nhất. Bên cạnh đó, các trang thương mại điện tử cũng dần trở thành một kênh quan trọng với 73% đã từng mua sắm mỹ phẩm tại đây. Chi tiêu cho mỹ phẩm tăng 10% trong nhóm những người sử dụng mỹ phẩm thường xuyên.

 Công nghệ: Unilever liên tục sản xuất các sản phẩm mới và bán chúng trực tuyến tại các địa điểm của thương hiệu tương ứng của họ. Công ty nhấn mạnh vào việc phát triển các phương pháp tiếp thị và bán hàng kỹ thuật số của mình. Unilever cũng có mức độ tự động hóa cao hơn , đặc biệt là so với các đối thủ cạnh tranh; cho phép cung cấp sản phẩm đến các địa điểm cửa hàng một cách nhanh chóng. Nếu không, họ có thể thấy dòng tiền, lợi nhuận âm hoặc ảnh hưởng đến danh tiếng mà họ đã dành rất nhiều thời gian và tiền bạc. 

Internet đã và đang đóng vai trò quan trọng trong quảng bá sản phẩm đến người tiêu dùng, là kênh cung cấp thông tin hiệu quả đến người tiêu dùng và nhà đầu tư. Với sự phát triển của thương mại điện tử, việc bán hàng trên các kênh mạng xã hội như Facebook, Instagram, Tiktok và các nền tảng thương mại điện tử như Shopee, Lazada, Tiki, Sendo… Người bán dễ dàng cung cấp thông tin và định hướng thương hiệu của mình trên Fanpage, Website hay trên gian hàng TMĐT. Người mua được tăng thêm niềm tin và hiểu biết về thương hiệu, từ đó đưa ra lựa chọn mua hàng một cách 8

thông minh hơn. Việc mua hàng và thanh toán trực tuyến đem lại những trải nghiệm tuyệt vời, giúp tiết kiệm thời gian và tiền bạc. Người mua hàng online thông minh sẽ tận dụng những chiến dịch khuyến mãi để mua sắm tiết kiệm hơn.  Tình hình nghiên cứu và phát triển công nghệ của Unilever Việt Nam luôn được chú trọng và đầu tư thoả đáng. Công nghệ khoa học hiện đại, các phần mềm chương trình thiết kế hiện đại nhất. Đặc biệt, công tác R&D rất hiệu quả trong việc khai thác tính truyền thống trong sản phẩm. Công nghệ hiện đại kế thừa từ Unilever toàn cầu, được chuyển giao nhanh chóng và có hiệu quả rõ rệt. Sự hợp tác có tác động đáng kể đối với Unilever và cả những đơn vị sản xuất. Đối với Unilever điều đó có nghĩa là dây chuyền sản xuất hoạt động nhanh chóng, dễ dàng và không tốn nhiều chi phí, kết hợp với việc thành lập xí nghiệp mới. Điều này cho phép công ty nhanh chóng mở rộng số lượng sản phẩm.

 Công nghệ hiện đại mà các sản phẩm của Unilever có thể đưa đến người tiêu dùng với chi phí thấp và thời gian ngắn. Điều này tạo nên uy tín cho dòng sản phẩm cũng như thu hút được lợi nhuận cao cho công ty. Việc chuyển giao công nghệ trực tiếp được tiến hành đối với chuyển giao máy móc và hệ thống công thức cũng như đảm bảo chất lượng và những phân tích. Những nhà quản lý của Unilever cung cấp dịch vụ hỗ trợ thiết thực để giúp những nhà sản xuất tăng tính hiệu quả đồng thời nâng cao chất lượng và vòng đời sản phẩm.  Pháp luật: Mặc dù luật pháp của Việt Nam còn nhiều rắc rối, bất cập gây nhiều sự khó hiểu cho công ty, nhưng công ty thấy rằng việc đầu tư của công ty vào Việt Nam là được sự chào đón của các quan chức địa phương, và phù hợp với luật đầu tư nước ngoài tại đây, cộng thêm là công ty sẽ hiểu biết nhiều hơn về luật đầu tư cũng như môi trường kinh doanh tại Việt Nam nói chung khi công ty tiến hành thuê người bản xứ làm việc cho mình cho nên khi hình thành chiến lược kinh doanh vấn đề chính trị và luật pháp đối với công ty cũng không có vấn đề, trở ngại gì quá lớn.  Theo nghị định 155/2018/NĐ-CP sửa đổi quy định liên quan đến điều kiện đầu tư kinh doanh thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ Y tế. Có giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất mỹ phẩm theo mẫu số 01 quy định tại phụ lục ban hành kèm theo tại Nghị định này. Theo đó, để hoạt động hợp pháp thì cơ sở kinh doanh mỹ phẩm của bạn phải được thành lập hợp pháp, cụ thể là phải có Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp theo quy định của Luật doanh nghiệp 2014.

 Điều 3 – Thông tư 04/2014/TT-BCT quy định về việc công bố mỹ phẩm như sau: Các tổ chức, cá nhân chịu trách nhiệm đưa sản phẩm mỹ phẩm ra thị trường chỉ được phép đưa mỹ phẩm ra lưu thông khi đã được cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền cấp số tiếp nhận Phiếu công bố sản phẩm mỹ phẩm và phải hoàn toàn 9

chịu trách nhiệm về tính an toàn, hiệu quả và chất lượng sản phẩm. Cơ quan nhà nước có thẩm quyền sẽ tiến hành kiểm tra hậu mại khi sản phẩm lưu thông trên thị trường.  Cái duy nhất mà công ty phải đối phó và cẩn thận trong luật pháp khi xây dựng chiến lược là các vấn đề về lao động và chế độ đối với người lao động, bởi chính phủ Việt Nam rất quan tâm tới vấn đề này. Bộ luật thương mại còn nhiều bất lợi cho nhà đầu tư nước ngoài, nhất là chính sách thuế quan và thuế suất cao. Hệ thống pháp luật và các văn bản pháp luật và chính sách điều chỉnh hành vi kinh doanh của doanh nghiệp ngày càng được hoàn thiện.  Môi trường: Unilever thúc đẩy các nguồn tài nguyên bền vững và tái tạo . Sản phẩm của họ được thiết kế để an toàn cho người tiêu dùng ở mọi địa điểm mà họ phân phối. Các vật liệu thân thiện với môi trường, từ bao bì đến thiết kế. Họ muốn được coi là một tổ chức thân thiện với môi trường và đã làm việc trong gần thập kỷ qua để làm điều đó. 

Yếu tố vùng miền sinh sống

Công ty có thể sản xuất ra các sản phẩm chăm sóc cá nhân và gia đình có chất lượng tốt với chi phí thấp, phục vụ được đại đa số người dân Việt Nam. Việt Nam nằm ở vị trí tương đối thuận lợi trong khu vực, có đường bờ biển dài, có nhiều cảng biển lớn thuận lợi cho việc xuất khẩu hàng hoá khi công ty Unilever Việt Nam bắt đầu chú trọng đến việc xuất khẩu trong tương lai gần. Khí hậu nhiệt đới nóng ẩm không phù hợp với một số sản phẩm có xuất xứ từ công ty mẹ ở châu Âu. Khảo sát năm ngoái của Kantar Worldpanel tại bốn thành phố chính là: TP.HCM, H...


Similar Free PDFs