Nguyên lý thống kê kinh tế PDF

Title Nguyên lý thống kê kinh tế
Author Linh Mai
Course nguyên lý thống kê kinh tế
Institution Trường Đại học Sài Gòn
Pages 96
File Size 3.4 MB
File Type PDF
Total Downloads 19
Total Views 236

Summary

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SÀI GÒNBài giảngNGUYÊN LÝ THỐNG KÊ KINH TẾGV Thái Trần Phương Thảo2/MỤC LỤCChương 1: Những vấn đề lý luận chung của thống kê học**1. Khái niệm về thống kê......................................................................................... Một số khái niệm trong thống kê ............


Description

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SÀI GÒN

Bài giảng

NGUYÊN LÝ THỐNG KÊ KINH TẾ GV Thái Trần Phương Thảo

2/2017

MỤC LỤC Chương 1: Những vấn đề lý luận chung của thống kê học 1.1. Khái niệm về thống kê.........................................................................................1 1.2. M ột số khái niệm trong thống kê .......................................................................2 1.3. Khái quát quá trình nghiên cứu thống kê .........................................................4 1.4. Các loại thang đo..................................................................................................5 Chương 2: Quá trình nghiên cứu thống kê 2.1. Điều tra thống kê .................................................................................................8 2.2. Tổng hợp thống kê...............................................................................................12 2.3. Phân tích và dự báo .............................................................................................14 Chương 3: Thống kê và các mức độ của hiện tượng nghiên cứu 3.1. Số tuyệt đối ...........................................................................................................17 3.2. Số tương đối ..........................................................................................................18 3.3. Các chỉ tiêu đo lường khuynh hướng tập trung ................................................20 3.4. Các chỉ tiêu đo lường độ phân tán......................................................................24 Chương 4: Điều tra chọn mẫu 4.1. Khái niệm về điều tra chọn mẫu.........................................................................32 4.2. Các phương pháp chọn mẫu thường..................................................................33 Chương 5: Tương quan hồi quy 5.1. Tương quan...........................................................................................................39 5.2. Hồi quy đơn ..........................................................................................................42 5.3. Hồi quy bội ...........................................................................................................50 Chương 6: Dãy số thời gian 6.1. 6.2. 6.3. 6.4. 6.5.

Khái niệm..............................................................................................................61 Các loại dãy số thời gian......................................................................................61 Các chỉ tiêu mô tả thời gian ................................................................................61 Các phương pháp dự báo ....................................................................................66 Các thành phần của chuỗi thời gian...................................................................69

Chương 7: Chỉ số 7.1. Khái niệm.............................................................................................................76 7.2. Các loại chỉ số .....................................................................................................76 7.3. Hệ thống chỉ số liên hoàn hai nhân tố ...............................................................82

CHƯƠNG 1: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CHUNG CỦA THỐNG KÊ HỌC 1.1. Khái niệm về thống kê Trong thực tế chúng ta thường sử dụng thuật ngữ “thống kê” như để mô tả lại các công việc đã làm trong ngày, các số liệu đã có, các khoản thu, chi...Thuật ngữ này có thể hiểu theo hai nghĩa: Thứ nhất: Thống kê các số liệu đã được thu thập để phản ánh các hiện tượng kinh tế - xã hội, tự nhiên, kỹ thuật. Thứ hai: Thống kê là hệ thống lại quá trình được sử dụng để nghiên cứu các hiện tượng kinh tế - xã hội, tự nhiên, kỹ thuật bao gồm các bước sau: -

Thu thập và xử lý số liệu, điều tra chọn mẫu.

-

Nghiên cứu mối liên hệ giữa các hiện tượng.

-

Dự báo.

-

Nghiên cứu các hiện tượng trong hoàn cảnh không chắc chắn.

-

Ra quyết định trong điều kiện không chắc chắn.

Chúng ta quan sát ví dụ sau: Ví dụ 1. Kết quả chính thức điều tra mức sống hộ gia đình Việt Nam 2002 và kết quả sơ bộ khảo sát mức sống hộ gia đình Việt Nam năm 2004 của Tổng cục Thống kê về tỷ l ệ hộ nghèo cho năm 2002 và 2004 theo chuẩn nghèo được Thủ tướng Chính phủ ban hành áp dụng cho giai đoạn 2006 - 2010 (200 nghìn đồng/người/tháng cho khu vực nông thôn, 260 nghìn đồng/người/tháng cho khu vực thành thị) như sau: (ĐVT:%) Diễn giải Cả nước

Năm 2002

Năm 2004

Số liệu ví dụ 1 cho thấy, tính chung cả nước tỷ

23,0

18,1

lệ hộ nghèo đã giảm từ 23,0% năm 2002 còn 18,1% năm 2004.

Chia theo khu vực Thành thị

10,6

8,6

Nông thôn

26,9

21,2

Đồng bằng sông Hồng

18,2

12,9

Đông Bắc

28,5

23,2

Tây Bắc

54,5

46,1

Bắc Trung Bộ

37,1

29,4

Duyên hải Nam Trung Bộ

23,3

21,3

Tây Nguyên

43,7

29,2

Đông Nam Bộ

8,9

6,1

Đồng bằng sông Cửu

17,5

15,3

Vùng Đồng bằng sông Hồng là một trong những vùng có tỷ lệ số nghèo giảm nhanh nhất, năm 2002 là 18,2%, năm 2004 chỉ còn 12,9%.

Chia theo vùng

Vùng Tây Bắc tỷ lệ hộ nghèo cao nhất, năm 2002 là 54,5%, năm 2004 có giảm nhưng chậm vẫn còn 46,1%. Vùng Đông Nam Bộ có tỷ lệ hộ nghèo ít nhất.

1

Từ ví dụ nêu trên chúng ta có nhận xét sau: - Các số liệu thể hiện trong bảng là các số liệu thống kê. Các số liệu này thu thập được là dựa vào các tài liệu thống kê. - Tài liệu thống kê có được do kết quả tổng hợp của các cơ quan từ xã - huyện - tỉnh - toàn quốc bằng cách ghi chép quá trình diễn biến trong sản xuất, trong đời sống xã hội, văn hoá... và lập các báo cáo hàng năm. - Từ các tài liệu thống kê từng năm, ta có thể tính bình quân rồi so sánh giữa các giai đoạn thời gian khác nhau dựa vào số liệu của từng giai đoạn. - Các số liệu thống kê cho phép đánh giá kết quả (bản chất) của các hiện tượng kinh tế xã hội của một đất nước ở từng năm và xu hướng phát triển của nó qua các năm (theo thời gian). - Các số liệu này cũng gợi mở cho người sử dụng nó các biện pháp thúc đẩy quá trình sản xuất tốt hơn hoặc dự kiến khả năng đạt được trong giai đoạn tới. Tóm lại: Tất cả các công việc từ theo dõi diễn biến các hiện tượng, ghi chép tài liệu – tổng hợp tài liệu ở phạm vi rộng, phân tích rút ra kết luận về bản chất, tính quy luật và đề ra các biện pháp chỉ đạo...là một quá trình nghiên cứu thống kê. Thống kê học là một hệ thống các phương pháp bao gồm thu thập, tổng hợp, trình bày số liệu, tính toán các đặc trưng của đối tượng nghiên cứu nhằm phục vụ cho quá trình phân tích, dự đoán và ra quyết định. Thống kê được chia làm hai lĩnh vực: 

Thống kê mô tả: bao gồm các phương pháp thu thập số liệu, tính toán các đặc trưng đo lường, mô tả và trình bày số liệu.



Thống kê suy diễn: bao gồm các phương pháp như ước lượng, kiểm định, phân tích mối liên hệ, dự đoán...Trên cơ sở các thông tin thu thập từ mẫu giúp ta có những hiểu biết về tổng thể.

1.2. Một số khái niệm dùng trong thống kê 1.2.1. Tổng thể và đơn vị tổng thể a) Tổng thể Tổng thể là tập hợp các đơn vị (hay phần tử) cần được quan sát, thu thập và phân tích theo một hoặc một số đặc trưng nào đó. Ví dụ, muốn tính chiều cao trung bình của sinh viên nam lớp X thì tổng thể sẽ là toàn bộ sinh viên nam lớp X. b) Đơn vị tổng thể Đơn vị cá biệt (hay phần tử) cấu thành nên tổng thể gọi là đơn vị tổng thể. Ví dụ, quay lại ví dụ trên đơn vị tổng thể chính là sinh viên nam. 2

c) Các loại tổng thể * Tổng thể bộc lộ: Tổng thể trong đó bao gồm các đơn vị (hay phân tử) mà ta có thể quan sát hoặc nhận biết trực tiếp được. Ví dụ: Tổng số sinh viên của Trường đại học Sài Gòn năm học 2016-2017. * Tổng thể tiềm ẩn: Tổng thể trong đó bao gồm các đơn vị (hay phân tử) mà ta không thể quan sát hoặc nhận biết trực tiếp được. Ví dụ: Tổng số sinh viên yêu thích các hoạt động đoàn – hội. * Tổng thể đồng chất: Tổng thể trong đó bao gồm các đơn vị (hay phân tử) giống nhau ở một hay một số đặc điểm chủ yếu có liên quan đến mục đích nghiên cứu. Ví dụ: Sản lượng lúa của Việt Nam năm 2015. * Tổng thể không đồng chất: Tổng thể trong đó bao gồm các đơn vị (hay phân tử) không giống nhau ở một hay một số đặc điểm chủ yếu có liên quan đến mục đích nghiên cứu. Ví dụ: Sản lượng các loại cây ăn quả hàng năm. * Tổng thể mẫu: Tổng thể bao gồm một số đơn vị được chọn ra từ tổng thể chung theo một phương pháp lấy mẫu nào đó. Ví dụ: Số sinh viên được chọn tham dự Đại hội Đảng bộ Trường đại học Sài Gòn năm 2016 là 150 người. 1.2.2. Mẫu Mẫu là một số đơn vị được chọn ra từ tổng thể theo một phương pháp lấy mẫu nào đó. Các đặc trưng của mẫu được sử dụng để suy rộng ra các đặc trưng của tổng thể.

1.2.3. Biến (tiêu thức, tiêu chí) Biến là khái niệm dùng để chỉ đặc điểm của đơn vị tổng thể. Ví dụ: nghiên cứu về cộng đồng người Hoa sinh sống tại Quận 5, thành phố Hồ Chí Minh thì tổng thể chính là tập hợp tất cả các người Hoa đang sinh sống tại quận 5, ta có thể nghiên cứu trên các biến như sau: giới tính, độ tuổi, trình đô học vấn, nghề nghiệp, tôn giáo,... Biến được chia làm hai loại 3



Biến định tính (tiêu thức thuộc tính): là biến phản ánh tính chất hay loại hình của đơn vị tổng thể, không có biểu hiện trực tiếp bằng các con số. Ví dụ: giới tính nghề nghiệp, tình trạng hôn nhân, dân tộc, tôn giáo...



Biến định lượng (tiêu thức định lượng): là biến có biểu hiện trực tiếp bằng con số. Ví dụ: tuổi, chiều cao, trọng lượng con người,... o Biến định lượng rời rạc: là biến mà các giá trị có thể có của nó là hữu hạn hay vô hạn đếm được. Ví dụ: số công nhân trong một doanh nghiệp, số sản phẩm sản xuất trong ngày,... o Biến định lượng liên tục: là biến mà các giá trị có thể có của nó có thể lấp kín cả một khoảng trên trục số. Ví dụ: trọng lượng, chiều cao của sinh viên,...

1.2.4. Chỉ tiêu thống kê Chỉ tiêu là các con số phản ánh các đặc điểm, các tính chất cơ bản của tổng thể trong điều kiện thời gian và không gian xác định. Chỉ tiêu có thể chia thành hai loại: 

Chỉ tiêu khối lượng: là chỉ tiêu thể hiện qui mô của tổng thể. Ví dụ: tổng sản phẩm quốc nội (GDP) của Việt Nam năm 2015 đạt 196,2912 tỷ đô, tổng số sinh viên trường đại học Sài Gòn, diện tích đất gieo trồng trên một vùng,..



Chỉ tiêu chất lượng: là chỉ tiêu biểu hiện tính chất mức độ phổ biến, mức độ tốt xấu, quan hệ so sánh trong tổng thể và quan hệ giữa các biến với nhau. Ví dụ: giá thành, hiệu quả sử dụng vốn, tiền lương công nhân, năng suất lao động,...

1.3. Khái quát quá trình nghiên cứu thống kê

4

1.4. Các loại thang đo 1.4.1. Thang đo định danh Thang đo định danh (thang đo danh nghĩa) là loại thang đo dùng cho các biến định tính. Thang đo này dùng các mã số để phân loại các đối tượng và không mang ý nghĩa nào cả mà chỉ để lượng hoá các dữ liệu cần cho nghiên cứu. Người ta thường dùng các chữ số tự nhiên như 1, 2, 3, 4... để làm mã số và giữa các con số này không có quan hệ hơn kém. Ví dụ 2. Giới tính: 0. Nữ; 1.Nam. Dân tộc: 1.Kinh; 2. Hoa. 1.4.2. Thang đo thứ bậc Thang đo thứ bậc thường được sử dụng cho các bi ến định tính và đôi khi cũng áp dụng cho biến định lượng. Trong thang đo này giữa các biểu hiện của biến có quan hệ bậc hơn kém tuy nhiên sự chêch lệch giữa các mức độ không nhất thiết phải bằng nhau. Ví dụ 3. Đánh giá trình độ học vấn: 0. Mù chữ; 1. Cấp 1; 2. Cấp 2; 3. Cấp 3; 4. Cao đẳng; 5. Đại học. Đánh giá kinh nghiệm chuyên môn: 5

1. Kém; 2. Trung bình; 3. Khá; 4. Tốt. 1.4.3. Thang đo khoảng Thang đo khoảng thường dùng cho biến định lượng và đôi khi cũng được áp dụng cho biến định tính. Thang đo khoảng là thang đo thứ bậc có các khoảng cách đều nhau. Ví dụ 4. Thang đo nhiệt độ. Thang đo khoảng cho phép chúng ta đo lường một cách chính xác sự khác nhau giữa hai giá trị bất kì. Còn thang đo thứ thự thì không thể chỉ có thể nói giá trị này hơn giá trị khác. 1.4.4. Thang đo tỷ lệ Thang đo tỷ lệ là loại thang đo dùng cho biến định lượng. Thang đo tỷ l ệ có đầy đủ các đặc tính của thang đo khoảng tức là có thể áp dụng phép tính cộng trừ, ngoài ra nó còn có trị số 0 “thật”. Đây là loại thang đo cao nhất trong các loại thang đo. Ví dụ 5. Trong nghiên cứu kinh tế, chúng ta áp dụng thang đo tỷ lệ cho nhiều loại dữ liệu dạng số thực như giá trị tổng sản phẩm nội địa, thu nhập, năng suất, sản lượng,... Ví dụ 6. Phiếu điều tra tình hình chơi Game Online của thanh thiếu niên với các câu hỏi như sau: STT

Biến

Loại biến Định tính

1

Giới tính của bạn

2

Nghề nghiệp

Thang đo

Định

Định

lượng

danh

a. Học sinh b. Sinh viên c. Khác 3

Tuổi

4

Bạn có chơi game không? a. Có b. Không

5

Bạn chơi game ở đâu a. Ở nhà b. Điểm dịch vụ 6

Thứ bậc

Khoảng cách

Tỷ lệ

6

Chi phí mỗi lần chơi game

7

Loại

game mà

bạn thường chơi 8

Số lần bạn chơi hằng ngày

9

Bạn thường chơi giờ

nào

trong

lần

chơi

ngày 10

Mỗi

trong bao lâu

7

CHƯƠNG 2: QUÁ TRÌNH NGHIÊN CỨU THỐNG KÊ 2.1. Điều tra thống kê 2.1.1. Khái niệm và ý nghĩa Điều tra thống kê là tổ chức, tiến hành việc thu thập tài liệu về các hi ện tượng, quá trình kinh tế xã hội một cách khoa học và theo một kế hoạch thống nhất. Nhiệm vụ của điều tra thống kê là cung cấp tài liệu về các cá thể của tổng thể. Tài liệu điều tra thống kê phải đảm bảo các yêu cầu : chính xác, kịp thời và đầy đủ. - Yêu cầu chính xác có ý nghĩa là tài liệu thống kê phải phản ánh trung thực thực tế. Đây là yêu cầu cơ bản nhất của điều tra thống kê. Do đó, đối với từng tổng thể cụ thể người ta áp dụng phương pháp quan sát, loại điều tra thống kê thích hợp và những người điều tra phải có kiến thức chuyên môn, có trách nhiệm. - Yêu cầu kịp thời có nghĩa là điều tra thống kê phải cung cấp tài liệu đúng lúc cho người sử dụng, nhất là đối với những nhà quản lý. - Yêu cầu đầy đủ có nghĩa là điều tra thống kê phải thu thập đúng nội dung và số lượng cá thể đã được quy định trong văn kiện điều tra. Ví dụ: khi nghiên cứu về tình hình dân số phải tổ chức thu thập số liệu về dân số, giới tính nghề nghiệp, thu nhập của từng hộ gia đình,... 2.1.2. Các loại điều tra Tùy theo tính phức tạp của hi ện tượng kinh tế - xã hội, mục đích nghiên cứu thống kê và khả năng thu thập tài liệu mà người ta áp dụng loại hình điều tra thống kê thích hợp. a) Điều tra thường xuyên và điều tra không thường xuyên Tùy theo yêu cầu phản ánh tình hình các cá thể của tổng thể một cách liên tục hay không liên tục, người ta áp dụng điều tra thường xuyên hay không thường xuyên. - Điều tra thường xuyên : tiến hành thu thập tài li ệu của các cá thể của tổng thể một cách liên tục, theo sát với quá trình phát sinh, phát triển của hiện tượng nghiên cứu. Ví dụ : người ta thường xuyên ghi chép biến động nhân khẩu (sinh, tử, số người chuyển đi, chuyển đến), đăng ký biến động đất đai. Điều tra thường xuyên tạo ra khả năng theo dõi được tỷ mỉ tình hình biến động của hiện tượng theo thời gian, thường dùng trong các đơn vị sản xuất, kinh doanh, lưu thông, dịch vụ. - Điều tra không thường xuyên tiến hành thu thập các tài liệu của các cá thể trong tổng thể không liên tục, không gắn với quá trình phát sinh, phát triển của hiện tượng. Tài li ệu của điều tra không thường xuyên chỉ phản ánh trạng thái của hi ện tượng ở một thời gian nhất định. Chẳng hạn, các cuộc điều tra năng suất, sản lượng cây trồng, điều tra vật tư hàng hóa tồn kho,… là điều tra không thường xuyên. 8

Như vậy, điều tra không thường xuyên đáp ứng cho những trường hợp hiện tượng xảy ra không thường xuyên, cho những trường hợp không cần theo dõi thường xuyên hoặc điều kiện vật chất không cho phép điều tra thường xuyên. b) Điều tra toàn bộ và điều tra không toàn bộ Tùy theo mục đích điều tra phản ánh toàn bộ hay một bộ phận của tổng thể, có thể phân loại điều tra thống kê theo sơ đồ sau :

Điều tra thống kê

Điều tra không toàn bộ

Điều tra toàn bộ

Điều tra chọn mẫu

Điều tra trọng điểm

Điều tra chuyên đề

Trước tiên điều tra thống kê phân thành 02 loại : điều tra toàn bộ, điều tra không toàn bộ - Điều tra toàn bộ : (hay còn gọi là tổng điều tra) tiến hành thu thập tài liệu về toàn bộ các cá thể của tổng thể, không bỏ sót bất cứ cá thể nào. Chẳng hạn, tổng điều tra dân số, tổng điều tra nông nghiệp, nông thôn, tổng kiểm kê đất đai,… là các cuộc điều tra toàn bộ. - Điều tra không toàn bộ : tiến hành thu thập tài liệu của một số cá thể được chọn ra từ tổng thể chung. Tùy theo mục đích nghiên cứu, điều tra không toàn bộ được phân loại như sau : điều tra chọn mẫu, điều tra trọng điểm, điều tra chuyên đề. + Điều tra chọn mẫu chỉ tiến hành điều tra một số cá thể được chọn ra từ tổng thể. Những cá thể được lựa chọn được gọi là mẫu điều tra, phải đại diện được cho tổng thể. Kết quả trên mẫu điều tra được tính toán suy rộng cho toàn bộ tổng thể. Chẳng hạn điều tra năng suất, sản lượng lúa,… + Điều tra trọng điểm chỉ điều tra ở bộ phận chủ yếu của tổng thể, khác với điều tra chọn mẫu điều tra trọng điểm không dùng để đại diện được cho toàn bộ tổng thể, chỉ cho phép nhận thức được tình hình cơ bản của tổng thể. Chẳng hạn, trong nông nghiệp có một số cây trồng tập trung thành vùng chuyên canh, đối với điều tra năng suất, sản lượng người ta tiến hành điều tra trọng điểm ở một số địa điểm cụ thể nào đó. + Điều tra chuyên đề chỉ tiến hành ở một số ít đơn vị, thậm chí chỉ trên một cá thể của tổng thể, nhưng lại đi sâu nghiên cứu rất nhiều đặc điểm của chúng. Mục đích của điều tra chuyên đề là nghiên cứu các nhân tố mới, xu hướng phát triển của hiện tượng, rút ra các bài học cho công tác 9

quản lý, chỉ đạo. c) Báo cáo thống kê định kì và điều tra chuyên môn - Báo cáo thống kê định kỳ : là một hình thức điều tra thống kê thường xuyên, có định kỳ, theo nội dung, phương pháp và chế độ báo cáo thống nhất của cơ quan thẩm quyền quy định. Báo cáo thống kê định kỳ là hình thức tổ chức điều tra theo con đường hành chính bắt buộc, bắt đơn vị báo cáo phải thực hiện đúng quy định, nếu sai là vi phạm kỹ luật báo cáo. - Điều tra chuyên môn là hình thức tổ chức điều tra không thường xuyên, được tiến hành theo một kế hoạch và phương pháp quy định riêng cho mỗi lần điều tra. Chẳng hạn, điều tra dư luận xã hội là hình thức tổ chức điều tra chuyên môn. 2.1.3. Phương pháp và hình thức điều tra a) Dữ liệu thứ cấp và dữ liệu sơ cấp Dữ liệu thứ cấp là dữ liệu thu thập từ những nguồn đã có sẵn, đó chính là dữ liệu đã qua tổng hợp xử lý. Loại dự liệu này có thể thu thập từ những nguồn sau: -

Số liệu nội bộ.

-

Số liệu từ các ấn phẩm của nhà nước.

-

Báo, tạp chí chuyên ngành,..

-

Các công ty chuyên tổ chức thu thập thông tin.

Dữ liệu sơ cấp là dữ liệu thu thập trực tiếp ban đầu từ đối tượng nghiên cứu. Dữ liệu thứ cấp có ưu điểm là thu thập nhanh, rẻ nhưng đôi khi ít chi tiết và ít đáp ứng nhu cầu nghiên cứu. Ngược lại dữ liệu sơ cấp đáp ứng tốt nhu cầu nghiên cứu nhưng phải tốn kém chi phí và thời gian rất nhiều. b) Các phương pháp thu thập dữ liệu Để thu thập dữ liệu ban đầu tùy theo nguồn kinh phí và đặc điểm của đối tượng cần thu thập thông tin, ta có các phương pháp sau đây: -

Quan sát: là phương pháp thu thập dữ liệu bằng cách quan sát hành động, hành vi thái độ của đối tượng được điều tra. Ví dụ: quan sát thái độ của khách hàng khi dùng thử sản phẩm.

-

Gửi thư: phương pháp này nhân viên điều tra gửi bảng câu hỏi đ...


Similar Free PDFs