NH04 nhóm-9 tổ-43 -Lại-Lê-Mỹ-Trâm PDF

Title NH04 nhóm-9 tổ-43 -Lại-Lê-Mỹ-Trâm
Author Trangg Thùy
Course quốc phòng
Institution Trường Đại học Mở Thành phố Hồ Chí Minh
Pages 12
File Size 359.8 KB
File Type PDF
Total Downloads 645
Total Views 691

Summary

SV: LẠI LÊ MỸ TRÂM1BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐẠO TẠOTRƯỜNG ĐẠI HỌC MỞ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINHKHOA: QUẢN TRỊ KINH DOANHBÀI TIỂU LUẬNChuyên đề: CHỦ QUYỀN BIỂN ĐẢO, CÁC VẤN ĐỀ CỦA BIỂN ĐÔNGGiảng viên: NGUYỄN QUANG QUẢNGSinh viên thực hiện: LẠI LÊ MỸ TRÂMMSSV: 2054052071Lớp: NHOM4, DH20DLNăm học: 2021 - 2022SV: L...


Description

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐẠO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC MỞ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH KHOA: QUẢN TRỊ KINH DOANH 

BÀI TIỂU LUẬN Chuyên đề:

CHỦ QUYỀN BIỂN ĐẢO, CÁC VẤN ĐỀ CỦA BIỂN ĐÔNG

Giảng viên:

NGUYỄN QUANG QUẢNG

Sinh viên thực hiện: LẠI LÊ MỸ TRÂM MSSV:

2054052071

Lớp:

NHOM4, DH20DL01 Năm học: 2021 - 2022

SV: LẠI LÊ MỸ TRÂM MSSV: 2054052071

1

MỤC LỤC LỜI CẢM ƠN ....................................................................................................... 3 NHẬN XÉT CỦA GIẢNG VIÊN ........................................................................ 3 CÂU HỎI TIỂU LUẬN ........................................................................................ 3 Bố cục đề tài .......................................................................................................... 3 PHẦN 1: MỞ ĐẦU ............................................................................................... 4 1.1. 1.2.

Tính cấp thiết của đề tài ............................................................................. 4 Mục tiêu nghiên cứu ................................................................................... 4

PHẦN 2: KHÁI NIỆM VỀ ĐƯỜNG CƠ SỞ, VÙNG NỘI THỦY, VÙNG LÃNH HẢI, VÙNG TIẾP GIÁP LÃNH HẢI, VÙNG ĐẶC QUYỀN KINH TẾ VÀ THỀM LỤC ĐỊA VIỆT NAM .......................................................................................... 5 2.1. Khái niệm về đường Cơ sở ............................................................................ 5 2.2. Vị trí của biển Đảo và các vùng Biển Việt Nam ............................................ 6 2.2.1. Khái niệm về vùng Nội thủy ..................................................................... 6 2.2.2. Khái niệm về vùng Lãnh hải ..................................................................... 6 2.2.3. Khái niệm về vùng tiếp giáp Lãnh hải ...................................................... 7 2.2.4. Khái niệm về vùng đặc quyền kinh tế ....................................................... 7 2.2.5. Khái niệm về thềm lục địa Việt Nam ........................................................ 7 PHẦN 3: QUAN ĐIỂM, CHỦ TRƯƠNG, GIẢI PHÁP VÀ PHƯƠNG CHÂM CỦA ĐẢNG VÀ NHÀ NƯỚC TA VỀ CHỦ QUYỀN BIỂN ĐẢO VÀ GIẢI QUYẾT CÁC VẤN ĐỀ BIỂN ĐÔNG TRONG GIAI ĐOẠN HIỆN NAY ........ 8 3.1. Quan điểm của Đảng và Nhà nước ................................................................. 8 3.2. Chủ trương của Đảng và Nhà nước................................................................. 8 3.3. Giải pháp ........................................................................................................ 9 3.4. Phương châm ................................................................................................ 10 PHẦN 4: TRÁCH NHIỆM CỦA SINH VIÊN ................................................... 11

SV: LẠI LÊ MỸ TRÂM MSSV: 2054052071

2

LỜI CẢM ƠN Lời đầu tiên, em xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến giảng viên bộ môn – Thầy Nguyễn Quang Quảng đã truyền đạt những kiến thức quý báu và lời dạy bổ ích, hướng dẫn tận tình, quan tâm giúp đỡ đến cho chúng em trong thời gian học tập vừa qua để em có đủ kiến thức và vận dụng chúng vào bài tiểu luận này. Do chưa có nhiều kinh nghiệm làm đề tài cũng như những hạn chế về kiến thức, trong bài tiểu luận chắc chắn em sẽ không thể nào tránh khỏi những sai sót. Rất mong nhận được sự nhận xét, ý kiến đóng góp, phê bình từ phía Thầy để bài tiểu luận của em có thể hoàn thiện tốt hơn. Lời cuối, em xin kính chúc Thầy nhiều sức khỏe, và hạnh phúc.Em xin chân thành cảm ơn!

NHẬN XÉT CỦA GIẢNG VIÊN

CÂU HỎI TIỂU LUẬN CHỦ QUYỀN BIỂN ĐẢO, CÁC VẤN ĐỀ CỦA BIỂN ĐÔNG  Bố cục đề tài: Phần 1: Mở đầu Phần 2: Khái niệm về đường cơ sở, vùng nội thủy, vùng lãnh hải, vùng tiếp giáp lãnh hải, vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa Việt Nam Phần 3: Quan điểm, chủ trương, giải pháp và phương châm của Đảng và Nhà nước ta về chủ quyền biển đảo và giải quyết các vấn đề biển đông trong giai đoạn hiện nay Phần 4: Trách nhiệm của sinh viên

SV: LẠI LÊ MỸ TRÂM MSSV: 2054052071

3

PHẦN 1: MỞ ĐẦU 1.1.

Tính cấp thiết của đề tài:

Việt Nam là một quốc gia độc lập, có chủ quyền, lãnh thổ Việt Nam là một chỉnh thể thống nhất, bất khả xâm phạm vùng đất quốc gia vưa là đất liền, vừa là đảo, quần đảo kéo dài từ Lũng Cú (Hà Giang) đến Mũi Cà Mau. Với diện tích đất liền là 331.689km2, với đường bờ biển dài 3260km, có diện tích biển gấp 3 lần diện tích đất liền, với hơn 3000 đảo. Lãnh thổ Việt Nam là nơi sinh sống của hơn 98 triệu người năm 2021, thuộc 54 dân tộc anh em đoàn kết trong đại gia đình các dân tộc Việt Nam… Trong bối cảnh hòa nhập quốc tế hiện nay, bên cạnh những thuận lợi, Việt Nam cũng đang phải đối mặt với những nguy cơ, thách thức. Các thế lực thù địch chưa từ bỏ âm mưu can thiệp vào công việc nội bộ, gây mất ổn định chính trị - xã hội, xâm phạm đến chủ quyền biển đảo, biên giới quốc gia chúng ta. Vì vậy xây dựng và bảo vệ chủ quyền biển đảo, biên giới quốc gia là một nội dung đặc biệt quan trọng của nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa. 1.2.

Mục tiêu nghiên cứu:

Để hiểu rõ hơn những kiến thức cơ bản về chủ quyền biển đảo, biên giới quốc gia của Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, những nội dung chủ yếu về xây dựng và bảo vệ chủ quyền biển đảo – biên giới quốc gia của nước ta trong tình hình hiện nay. Qua đây, có thể giúp mỗi chúng ta nâng cao lòng yêu nước và ý thức trách nhiệm công dân, tích cực góp phần xây dựng, bảo vệ và giữ gìn toàn vẹn chủ quyền biển đảo – biên giới quốc gia của Tổ quốc Không phải ngẫu nhiên mà Luật Biển được ban hành sau nhiều năm hình thành và phát triển xã hội của thế giới, đã có nhiều quốc gia đã phải chịu nhiều thiệt thòi do các thế lực mạnh mẽ hơn chiếm lấn phần lãnh hải của đất nước. Nếu không có sự chung tay, đoàn kết giữa các quốc gia đề ra các luật lệ công bằng thì sẽ khiến cho nhiều nơi sẽ bị đối mặt với các cuộc đàn áp nghiêm trọng. Để có được cái nhìn mang tính tổng quát, một góc nhìn cụ thể nhất, em xin được trình bày sau đây

SV: LẠI LÊ MỸ TRÂM MSSV: 2054052071

4

PHẦN 2: KHÁI NIỆM VỀ ĐƯỜNG CƠ SỞ, VÙNG NỘI THỦY, VÙNG LÃNH HẢI, VÙNG TIẾP GIÁP LÃNH HẢI, VÙNG ĐẶC QUYỀN KINH TẾ VÀ THỀM LỤC ĐỊA VIỆT NAM 2.1. Khái niệm về đường Cơ sở:

Đường Cơ sở thường được chia thành: Đường Cơ sở thông thường: là đường sử dụng ngấn nước thủy triều thấp nhất ven bờ biển hoặc hải đảo. Đường Cơ sở thẳng: là đường gãy khúc nối liền các điểm được lựa chọn tại ngấn nước thuỷ triều thấp nhất dọc theo bờ biển và các đảo gần bờ do chính phủ nước ta xác định và công bố. Đường Cơ sở là căn cứ pháp lý để tính chiều rộng vùng nội thủy, vùng lãnh hải, vùng tiếp giáp lãnh hải, vùng đặc quyền kinh tế, thềm lục địa của quốc gia. Đường Cơ sở thẳng áp dụng khi bờ biển quốc gia ven biển bị chia cắt hoặc có chuổi đảo gắn liền và chạy dọc theo bờ biển. Nước ta có chuỗi đảo chạy dọc theo bờ biển được vận dụng để xác định đường cơ sở thẳng. Năm 1982 Chính phủ nước ta ra tuyên bố xác định đường cơ sở thẳng ven bờ lục địa Việt Nam gồm 10 đoạn nối 11 điểm. Trừ điểm A8 nằm trên mũi Đại Lãnh (Khánh Hòa), các điểm còn lại đều nằm trên các đảo. Điểm 0 nằm trên ranh

SV: LẠI LÊ MỸ TRÂM MSSV: 2054052071

5

giới phía Tây Nam của vùng nước lịch sử Việt Nam - Campuchia. Điểm A1: Hòn Nhạn (Kiên Giang); A2: Hòn Đá Lẻ (Cà Mau); A3: Hòn Tài Lớn (Bà Rịa - Vũng Tàu); A4: Hòn Bông Lang (Bà Rịa - Vũng Tàu); A5 Hòn Bảy Cạnh (Bà Rịa - Vũng Tàu); A6: Hòn Hải (nhóm đảo Phú Quý – Bình Thuận); A7: Hòn Đôi (Bình Thuận); A8: Mũi Đại Lãnh (Khánh Hòa); A9: Hòn Ông Căn (Khánh Hòa); A10: Đảo Lý Sơn (Quãng Ngãi); A11: Đảo Cồn Cỏ (Quãng Trị).

2.2. Vị trí của biển Đảo và các vùng Biển Việt Nam:

2.2.1. Khái niệm về vùng Nội thủy: Vùng nội thuỷ: Là vùng biển nằm ở phía trong của đường cơ sở để tính chiều rộng lãnh hải. Vùng nội thuỷ có chế độ pháp lý như lãnh thổ trên đất liền; Các tàu thuyền nước ngoài muốn đi vào, đi qua vùng nội thủy phải xin phép. 2.2.2. Khái niệm về vùng Lãnh hải: Vùng lãnh hải: Là vùng biển phía ngoài đường cơ sở dùng để tính chiều rộng lãnh hải. Lãnh hải có chiều rộng không vượt quá 12 hải lý tính từ đường cơ sở Lãnh hải Việt Nam có chiều rộng 12 hải lý bao gồm lãnh hải của đất liền, lãnh hải của đảo, quần đảo; có chế độ pháp lý như lãnh thổ đất liền; Trong lãnh hải tàu,

SV: LẠI LÊ MỸ TRÂM MSSV: 2054052071

6

thuyền nước ngoài được hưởng quyền qua lại không gây hại và đi theo sự phân luồng của Nhà nước. 2.2.3. Khái niệm về vùng tiếp giáp lãnh hải: Vùng tiếp giáp lãnh hải: Là vùng tiếp liền lãnh hải có chiều rộng 12 hải lý. Nước ta có quyền kiểm soát ngăn ngừa và trừng trị cần thiết ở vùng tiếp giáp lãnh hải nhằm mục đích bảo vệ an ninh, quyền lợi hải quan, thuế, y tế, di cư, nhập cư… 2.2.4. Khái niệm về vùng đặc quyền kinh tế: Vùng đặc quyền kinh tế: Là vùng biển ở phía ngoài lãnh hải và tiếp liền với lãnh hải. Nước ta quy định chiều rộng vùng đặc quyền kinh tế là 200 hải lý tính từ đường cơ sở. Nước ta có chủ quyền hoàn toàn đối với các quyền lợi kinh tế trong vùng đặc quyền kinh tế như: Thăm dò, khai thác, bảo vệ tài nguyên thiên nhiên, thiết lập các công trình nhân tạo, nghiên cứu khoa học, bảo vệ môi trường và các hoạt động kinh tế khác. 2.2.5. Khái niệm về thềm lục địa nước ta: Thềm lục địa nước ta: Gồm đáy biển và lòng đất dưới đáy biển thuộc phần không gian tự nhiên của lục địa Việt Nam, mở rộng ra ngoài lãnh hải Việt Nam cho đến bờ ngoài của rìa lục địa. Việt Nam có quyền chủ quyền và quyền tài phán quốc gia đối với thềm lục địa về mặt: Thăm dò, khai thác, bảo vệ, quản lý các tài nguyên thiên nhiên là đương nhiên. Thềm lục địa của Việt Nam gồm:  Thềm lục địa Vịnh Bắc Bộ  Thềm lục địa khu vực miền Trung Thềm lục địa khu vực phía Nam  Thềm lục địa khu vực Quần đảo Hoàng Sa – Trường Sa

SV: LẠI LÊ MỸ TRÂM MSSV: 2054052071

7

PHẦN 3: QUAN ĐIỂM, CHỦ TRƯƠNG, GIẢI PHÁP VÀ PHƯƠNG CHÂM CỦA ĐẢNG VÀ NHÀ NƯỚC TA VỀ CHỦ QUYỀN BIỂN ĐẢO VÀ GIẢI QUYẾT CÁC VẤN ĐỀ BIỂN ĐÔNG TRONG GIAI ĐOẠN HIỆN NAY 3.1. Quan điểm của Đảng và Nhà nước ta: “Xuất phát từ yêu cầu chiến lược là bảo vệ vững chắc độc lập chủ quyền và lợi ích quốc gia, đồng thời giữ vững môi trường hòa bình ổn định để xây dựng và phát triển đất nước, giữ mối quan hệ hữu nghị, hợp tác với Trung Quốc, các nước ASEAN và các nước khác.” Quan điểm ấy càng cho ta thấy rõ những quan điểm cũng như chiến lược của Đảng và Nhà nước ta đều được rút ra sau quá trình dài xây dựng đất nước, luôn hướng đất nước ta ngày càng phát triển để sánh với nhiều cường quốc lớn, tạo tiếng vang lớn, niềm kiêu hãnh cho đồng bào dân tộc và cũng không quên giữ thái độ hòa nhã, hữu nghị giữa các quốc gia khác để góp phần đẩy mạnh những sự hội nhập, giao thương, hợp tác từ nhiều quốc gia trên thế giới 3.2. Chủ trương của Đảng và Nhà nước ta: Đây là quan điểm, chủ trương thể hiện định hướng chiến lược để toàn Ðảng, toàn dân và toàn quân tập trung triển khai thực hiện có hiệu quả nhiệm vụ quốc phòng, bảo vệ vững chắc vùng biển, đảo của Tổ quốc. Kiên quyết thể hiện quyết tâm dứt khoát, sự đồng thuận cao hơn trong toàn Đảng, toàn dân, toàn quân về yêu cầu bảo vệ chủ quyền, lợi ích của đất nước; kiên quyết giữ vững những vấn đề có tính nguyên tắc, bảo vệ đến cùng lợi ích quốc gia - dân tộc, với quyết tâm cao nhất. Chúng ta xác định, giải quyết tranh chấp trên Biển Đông là vấn đề lâu dài, kiên trì hợp tác tìm kiếm biện pháp hòa bình để giải quyết tranh chấp, bảo vệ lợi ích chính đáng của ta, đồng thời tôn trọng lợi ích chính đáng của các nước trên cơ sở tuân thủ luật pháp quốc tế. Với mục tiêu duy trì hòa bình và ổn định của đất nước, chúng ta theo đuổi chính sách đối ngoại độc lập, đa phương và đa dạng hóa. Chúng ta không đánh nước này chống lại nước khác, không bị bất kì nước lớn nào tác động hay lôi kéo một cách thụ động, nhất là để tránh trở thành quân bài trong tay nước lớn. Ngoài ra, chúng ta đã phát triển quan hệ và hợp tác quốc tế trên biển, góp phần duy trì môi trường phát triển hòa bình, ổn định 3.3. Giải pháp: Về chính trị tư tưởng: Chủ động chuẩn bị về mọi mặt, chú trọng giữ vững duy trì hòa bình, bảo đảm đất nước thích ứng nhanh, ổn định và phát triển là điều kiện tiên quyết để đập tan mọi âm mưu, phản công của các thế lực thù địch và các tác động từ

SV: LẠI LÊ MỸ TRÂM MSSV: 2054052071

8

bên ngoài, giải quyết các tranh chấp bằng các biện pháp hòa bình. Để làm cơ sở đánh giá đúng tình hình trên các đảo, toàn Đảng, toàn dân luôn kiên định bảo vệ đường lối, quan điểm quốc phòng – an ninh, kiên định mục tiêu độc lập dân tộc. Đường lối lãnh đạo và đổi mới của Đảng xã hội chủ nghĩa. Bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng và vai tò lãnh đạo của Việt Nam. Về thông tin tuyên truyền: Tăng cường giáo dục kiến thức quốc phòng – an ninh cho cán bộ, chiến sĩ Hải quân, Bộ đội Biên phòng và nhân dân vùng biển đảo, góp phần nâng cao trình độ, khả năng công tác, giữ vững chủ quyền. Bồi đắp cho người dân lòng yêu nước, tình yêu biển, đảo, ý thức về chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc, đấu tranh có hiệu quả trước các luận điệu xuyên tạc, phá hoại của các thế lực thù địch, đồng thời xây dựng quyết tâm phấn đấu và ý chí vươn lên trong học tập, rèn luyện và sẵn sàng bảo vệ vững chắc độc lập, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ quốc gia. Đẩy mạnh công tác tuyên truyền về vị trí, vai trò và tiềm năng của biển, đảo Việt Nam đối với sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc; phổ biến những cơ sở pháp lý khẳng định chủ quyền của biển, đảo Việt Nam, nhất là đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa nhằm góp phần nâng cao nhận thức về mọi mặt cho nhân dân về tình hình biển, đảo. Về đối ngoại: Đẩy nhanh hiện đại hóa lực lượng hải quân để các lực lượng này đáp ứng ngày càng tốt hơn yêu cầu quốc phòng an ninh, thực thi pháp luật trên biển và bảo vệ vững chắc chủ quyền biển đảo. Chủ động hội nhập hợp tác quốc tế, giữ vững nguyên tắc chiến lược, khôn khéo, linh hoạt, hiểu đúng đối tác theo quan điểm của Đảng, làm sâu sắc hơn quan hệ với các đối tác chiến lược, các nước láng giếng, các nước ASEAN và các nước lớn. Ngoài ra, cần duy trì nghiêm túc chế độ sẵn sàng chiến đấu, tăng cường tuần tra, kiểm soát, nắm bắt tình hình các vùng biển để kịp thời phát hiện, xử lý nguyên nhân, không để bị động, hoang mang. Giải quyết mối quan hệ giữa kinh tế với quốc phòng an ninh, giữa xây dựng lực lượng phát triển biển với lực lượng bảo vệ biển Về pháp lý: Bảo vệ chủ quyền biển và hải đảo đòi hỏi phải có chính sách và hệ thống pháp luật chặt chẽ, phù hợp với luật pháp quốc tế, phù hợp với các cam kết chính sách của Đảng và Nhà nước. Chiến lược phát triển bền vững kinh tế biển Việt Nam cần tiếp tục xây dựng, hoàn thiện chính sách, hệ thống pháp luật để tạo hành lang pháp lý thống nhất trong quản lý, thực thi pháp luật và bảo vệ quyền sở hữu. Tập trung nghiên cứu, xây dựng chính sách phát huy tiềm năng, lợi thế của biển; kết hợp kinh tế với quốc phòng an ninh, bảo vệ biển và hải đảo. Đồng thời, cần hoàn thiện cơ chế chỉ huy, điều hành, phối hợp với các mặt trận khi có tình huống khẩn.

SV: LẠI LÊ MỸ TRÂM MSSV: 2054052071

9

Về quốc phòng – an ninh: Sức mạnh quốc phòng, an ninh giữ vai trò đặc biệt quan trọng. Do vậy, phải xây dựng thế trận quốc phòng vững chắc, an toàn trên biển, bố trí chiến lược sâu rộng, liên hoàn ven bờ - biển - đảo, thế trận chiến tranh nhân dân sẵn sàng khi có xung đột. Xây dựng các lực lượng quản lý, bảo vệ biển, đảo, dự bị động viên, dân quân, tự vệ biển mạnh, có chất lượng tổng hợp và sức chiến đấu cao, trong đó Hải quân là lực lượng nòng cốt, cần tiếp tục được ưu tiên xây dựng tiến lên chính quy, hiện đại, ngang tầm nhiệm vụ. Chỉ có trên cơ sở phát huy cao độ sức mạnh chung của toàn Đảng, toàn dân, toàn quân, trong đó Hải quân làm nòng cốt mới bảo đảm được khả năng bảo vệ chủ quyền, duy trì ổn định lâu dài trên biển. Về kinh tế xã hội: Các biện pháp bảo vệ chủ quyền, quyền chủ quyền, quyền tài phán quốc gia trên các vùng biển, đảo phải được triển khai mạnh mẽ, kiên quyết vì chúng ta có chính nghĩa, song cũng phải hết sức linh hoạt, mềm dẻo, phù hợp với điều kiện, hoàn cảnh, thời điểm cụ thể; lấy bảo vệ vững chắc chủ quyền, lợi ích quốc gia, dân tộc và giữ vững hòa bình, ổn định để đất nước phát triển làm mục tiêu tối thượng. Bảo vệ chủ quyền biển, đảo là trách nhiệm và nghĩa vụ của mọi người dân Việt Nam, cho nên phải phát huy sức mạnh tổng hợp toàn dân tộc, dưới sự lãnh đạo tuyệt đối của Đảng, sự quản lý thống nhất của Nhà nước, có phân công, phân nhiệm rõ ràng cho từng cấp, từng lực lượng. 3.4. Phương châm: * Thực hiện tốt các phương châm “4 tránh, 3 không, 9k, 4 giữ”. Tránh xung đột về quân sự, tránh bị cô lập về kinh tế, tránh cô lập về ngoại giao, tránh bị lệ thuộc về chính trị. Không tham gia bất cứ liên minh quân sự nào, không cho nước ngoài đặt căn cứ quân sự tại Việt Nam, không sử dụng vũ lực hoặc đe dọa vũ lực. Kiên quyết; kiên trì; khôn khéo; không khiêu kích; không mắc mưu khiêu khích; kiềm chế; không để nước ngoài lấn chiếm; không để xảy ra xung đột đụng độ; không chủ động gây chiến tranh. Giữ vững chủ quyền quốc gia; giữ vững mội trường hòa bình, ổn định để phát triển; giữ vững mối quan hệ hữu nghị, hợp tác Việt Nam - Trung Quốc; giữ vững ổn định chính trị trong nước.

SV: LẠI LÊ MỸ TRÂM MSSV: 2054052071

10

PHẦN 4: TRÁCH NHIỆM CỦA SINH VIÊN Mỗi sinh viên cần chủ động, xây dựng kế hoạch phấn đấu, rèn luyện bản thân, có tinh thần trách nhiệm với Đảng, Nhà nước. Đó là nhiệm vụ hết sức quan trọng của mỗi công dân để đảm bảo ổn định và phát triển tốt với những chính sách, sự tuyên truyền của Đảng và Nhà nước ta. Không bị ảnh hưởng bởi những thông tin xuyên tạc, không chính thống từ nhiều nơi. Học tập chính trị, pháp luật, huấn luyện quân sự đầy đủ, tăng cường các công tác tuyên truyền biển đảo Việt Nam. Thực hiện đầy đủ nghiêm túc các chế độ, các nhiệm vụ theo pháp luật đề ra và các chính sách của Đảng và Nhà nước đối với lực lượng dự bị động. Luôn sẵn sàng chủ động chiến đấu trong mọi tình huống khi nước nhà cần hỗ trợ. Chăm chỉ học tập và rèn luyện để góp phần tích cực vào bảo vệ và phát triển Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa trong tình hình mới hiện nay.

SV: LẠI LÊ MỸ TRÂM MSSV: 2054052071

11

PHỤ LỤC 1. Giáo tình giáo dục quốc phòng 2. Slide bài giảng 3. CHỦ TRƯƠNG CỦA ĐẢNG VÀ NHÀ NƯỚC Link: http://tuyengiaokontum.org.vn/ly-luan-chinh-tri/quan-diem-chutruong-cua-dang-ve-cong-tac-bao-ve-chu-quyen-bien-dao-trong-tinh-hinhmoi-3769.html 4. GIẢI PHÁP CỦA ĐẢNG VÀ NHÀ NƯỚC TA VỀ CHỦ QUYỀN BIỂN ĐẢO: VỀ, CHÍNH TRỊ TƯ TƯỞNG, VỀ TUYÊN TRUYỀN Link: https://tinhuyquangtri.vn/tang-cuong-hon-nua-cong-tac-tuyen-truyengiao-duc-ve-bien-dao-cho-thanh-nien-hien-nay 5. GIẢI PHÁP CỦA ĐẢNG VÀ NHÀ NƯỚC TA VỀ CHỦ QUYỀN BIỂN ĐẢO: VỀ ĐỐI NGOẠI, VỀ QUỐC PHÒNG – AN NINH Link: http://tapchiqptd.vn/vi/nghien-cuu-trao-doi/mot-so-giai-phap-bao-vechu-quyen-bien-dao-trong-tinh-hinh-moi/16859.html 6. GIẢI PHÁP CỦA ĐẢNG VÀ NHÀ NƯỚC TA VỀ CHỦ QUYỀN BIỂN ĐẢO: VỀ PHÁP LÝ, VỀ KINH TẾ XÃ HỘI Link: https://tapchicongsan.org.vn/web/guest/tin-tieu-diem//asset_publisher/s5L7xhQiJeKe/content/bao-ve-chu-quyen-bien-ao-cua-t

SV: LẠI LÊ MỸ TRÂM MSSV: 2054052071

12...


Similar Free PDFs