Nhóm Fire Cải tạo đất hoang hóa PDF

Title Nhóm Fire Cải tạo đất hoang hóa
Course Văn hoá doanh nghiệp và đạo đức kinh doanh
Institution Trường Đại học Kinh tế, Đại học Quốc gia Hà Nội
Pages 24
File Size 942.9 KB
File Type PDF
Total Downloads 117
Total Views 526

Summary

Download Nhóm Fire Cải tạo đất hoang hóa PDF


Description

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ

HỌC PHẦN: KINH TẾ PHÁT TRIỂN CHUYÊN SÂU GIẢNG VIÊN: TRẦN PHƯƠNG THẢO MÃ LỚP: 211_INE2012 1 DỰ ÁN: CẢI TẠO ĐẤT HOANG HÓA NHÓM THỰC HIỆN: NHÓM FIRE

THÀNH VIÊN NHÓM FIRE

STT

HỌ VÀ TÊN

MÃ SINH VIÊN

1

Phạm Thị Linh

19050426

2

Lại Thị Sao

19050492

3

Lê Thị Lan Phương

19050478

4

Nguyễn Đức Duy

17001344

5

Phù Văn Khải

19050408

6

Dương Quang Huy

19050403

7

Phạm Minh Vũ

19050554

8

Nguyễn Thành Đạt

19050340

MỤC LỤC TÓM TẮT BÁO CÁO ......................................................................................................... 1 TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI...................................................................................... 1 THỰC TRẠNG HIỆN NAY: ............................................................................................. 2 DỰ ÁN “CẢI TẠO ĐẤT HOANG HÓA” ........................................................................ 2 1. Thông tin dự án: ............................................................................................................ 2 2. Nội dung dự án .............................................................................................................. 4 2.1. Sự cần thiết phải thực hiện dự án........................................................................... 4 2.2. Cơ quan quản lý dự án, cơ quan thực hiện và cơ quan phối hợp ........................... 5 2.3. Các hoạt động chính của dự án .............................................................................. 5 2.4. Thời gian, đối tượng, phạm vi thực hiện tiến độ và địa bàn triển khai dự án ........ 6 2.5. Nhu cầu tổng nguồn vốn và cơ cấu nguồn vốn...................................................... 7 2.6. Đối tượng thụ hưởng của dự án ............................................................................. 7 2.7. Khung logic, hệ thống chỉ số theo dõi dự án ......................................................... 8 2.8. Quản lý chất lượng............................................................................................... 13 2.9. Dự toán ngân sách và quản lý chi phí .................................................................. 15 2.10. Quản lý rủi ro và phương án giải quyết ............................................................. 17 ĐÁNH GIÁ DỰ ÁN ........................................................................................................... 19 1. Tính hợp lý và khả thi của dự án ................................................................................. 19 2. Đánh giá hiệu quả kinh tế - xã hội của dự án .............................................................. 19 3. Các phương thức đánh giá trên phương diện kinh tế .................................................. 20

Kinh tế phát triển chuyền sâu

Nhóm fire

TÓM TẮT BÁO CÁO Hoang hóa ruộng đất là một hiện tượng nóng đã và đang xảy ra tại nhiều địa phương. Lý do là thu nhập từ sản xuất nông nghiệp quá thấp; công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước hình thành các khu công nghiệp đã đem lại nguồn thu nhập và công việc tốt hơn với nhiều người nên họ lựa chọn làm công hơn làm nông; nông nghiệp là ngành dễ bị tổn thương bởi thời tiết… Không chỉ vậy, việc giữ lại mảnh đất của mình với mong muốn đây là tài sản an toàn khi về già của nhiều hộ gia đình nông thôn đã khiến cho mảnh đất đó vốn có thể sử dụng tốt thì giờ bị bỏ hoang không để làm gì. Trong khi đó từ xa xưa, nông nghiệp luôn là một thế mạnh của Việt Nam ta, vừa giúp phát triển kinh tế, vừa đảm bảo an ninh lương thực trong cả nước. Nếu tình trạng này tiếp diễn sẽ có những tác động vĩ mô. Vì thế, nhóm FIRE đã làm việc để đưa ra dự án “Cải tạo đất hoang hóa” giúp hạn chế, khắc phục tình trạng hoang hóa ruộng đất, đảm bảo phân phối cho đúng người, đúng thời điểm, tạo công ăn việc làm và phát triển nông nghiệp bền vững, góp phần gia tăng nền kinh tế của cả đất nước. Hai công việc chính trong dự án đó chính là: Thứ nhất, nhà nước đứng ra thuê “cưỡng chế” đối với mảnh ruộng hoang hóa; thứ hai, phân phối lại ruộng thuê cho các cá nhân, tổ chức có nhu cầu sử dụng ruộng đất để canh tác nông nghiệp. Dự án dự kiến thực hiện trong 20 năm, bắt đầu từ 01/07/2025 đến 01/04/2045 và chia làm 6 giai đoạn và 1 công đoạn kiểm tra bám sát đi xuyên suốt toàn dự án. Để thực hiện được chương trình này, nhóm dự kiến cần các bên liên quan như cơ quan quản lý là Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; cơ quan thực hiện là Chính quyền các cấp từ trung ương đến địa phương; cơ quan phối hợp là các cơ quan trong Bộ máy chính phủ và cuối cùng là sự tham gia của người dân, doanh nghiệp, tổ chức. Về mặt kinh phí, nhóm đã dự trù ở mốc 1,800 tỷ đồng với sai số là 5 tỷ được lấy trực tiếp từ ngân sách nhà nước, các khoản chi phí cụ thể sẽ được trình bày cụ thể trong bài. Thông qua dự án “Cải tạo đất hoang hóa”, nhóm mong muốn các hộ nông dân có ruộng đất bỏ hoang, những người muốn có đất để canh tác nông nghiệp và nhà nước đều có lợi ích, hướng tới mục tiêu dài hạn là phát triển nông nghiệp, nhất là nông nghiệp làm lúa tại Việt Nam để đảm bảo an ninh lương thực quốc gia và xuất khẩu thế giới. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI Nông nghiệp là kế sinh nhai, là ngành nghề giúp ổn định cuộc sống cho phần lớn người nông dân, là nơi tạo tiền đề cho sự phát triển của công nghiệp hóa - hiện đại hóa. Nông nghiệp nói chung và nghề làm ruộng nói riêng là nơi cung cấp phần lớn nhu cầu thực phẩm cả trong và ngoài nước. Đồng thời, cũng là nơi cung cấp nguyên vật liệu cho một số ngành công nghiệp nhẹ như dệt may, công nghiệp thực phẩm và đặc biệt trong đại dịch Covid-19, nông nghiệp đang đóng vai trò “cứu cánh” cho nền kinh tế khi các nhà máy, khu công nghiệp, sân bay đang phải đóng cửa. Từ đó, nông nghiệp trở thành “trụ đỡ” giúp nền kinh tế tăng trưởng và đảm bảo được an sinh xã hội, góp phần ổn định chính trị ở nước ta. Nông nghiệp còn mang lại cho chúng ta nhiều lợi ích lớn cho nền kinh tế như đóng góp vào GDP, Vượt qua khó khăn về đại dịch Covid-19, năm 2020 GDP Việt Nam ở mức tăng trưởng dương, đạt 2,91%, ngành Nông nghiệp đạt tốc độ tăng trưởng GDP khoảng 2,65%. Theo Bộ Nông nghiệp Mỹ (USDA) dự báo trong năm 2021, Việt Nam sẽ tiếp tục đứng thứ hai thế giới về sản lượng gạo xuất khẩu. Tính đến tháng 4 năm 2021, Việt Nam đã xuất khẩu được 1,89 triệu tấn gạo, giảm 10,8% so với cùng kỳ năm ngoái. Về công tác an sinh xã hội, ngành nông nghiệp - tiêu biểu lương thực chính là gạo đã giúp đảm bảo lương thực của quốc gia, cung cấp đủ lương thực cho toàn dân, hỗ trợ gạo trong những tình huống khó khăn cho nhân dân như dịch bệnh, thảm họa, thiên tại,.. Không chỉ tạo việc làm trực tiếp cho người nông dân,

1

Kinh tế phát triển chuyền sâu

Nhóm fire

nông nghiệp còn gián tiếp tạo việc làm cho các cán bộ khuyến nông. Nông nghiệp còn mang lại tiềm năng phát triển cho Việt Nam khi đã tham gia ký kết nhiều Hiệp định Thương mại tự do với các bên. Qua các thông tin ở trên có thể thấy được ngành nông nghiệp - tiêu biểu là lúa gạo tại Việt Nam đem lại những hiệu quả vô cùng to lớn đến kinh tế, đời sống, an sinh xã hội của người dân. Việt Nam nên tận dụng những thế mạnh về địa hình của mình để tham gia sản xuất nông nghiệp, mang lại những giá trị to lớn cho nền kinh tế, đời sống xã hội của toàn dân. THỰC TRẠNG HIỆN NAY: Việt Nam là nước nông nghiệp với hơn 70% dân số là nông dân nguồn thu nhập chính của đại đa số người dân Việt Nam là từ sản xuất nông lâm nghiệp và chính vì vậy đất sản xuất nông nghiệp trở nên vô giá và trở thành vấn đề sống còn đối với người nông dân. Tuy nhiên hiện nay, tình trạng nông dân bỏ ruộng, không canh tác, gây lãng phí tài nguyên đất, ảnh hưởng không nhỏ tới ổn định xã hội và khó khăn lớn cho công tác hoạch định chính sách của các cơ quan nhà nước. Theo thống kê của Cục trồng trọt Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, trong hai năm 2012 và 2013, cả nước đã có 42.785 hộ bỏ không đất canh tác với trên 6.882 ha, có trên 3.407 hộ trả ruộng. Năm 2014, tình trạng này có xu hướng tăng lên. Và tính đến vụ mùa năm 2019 cả nước có tới hơn 58.000ha ruộng bị bỏ hoang trong đó Trung Bộ và đồng bằng Sông Hồng tới gần 39.000ha. Đáng đáng chú ý tại đồng bằng Sông Hồng vùng đất nông nghiệp trù phú từ bao đời nay đang phải đối mặt với tình trạng nông dân bỏ ruộng ngày càng tăng tổng diện tích nông nghiệp bị bỏ hoang rất lớn. Theo ước tính của Cục Kinh tế hợp tác Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tối thiểu trong cả nước sẽ có 6.300 ha đất người dân không còn mặn mà với sản xuất đất nông nghiệp nữa. Nguyên nhân xảy ra tình trạng này được tóm tắt thành sáu nguyên nhân chính như là: thu nhập từ sản xuất nông nghiệp quá thấp so với những ngành nghè khác, sự phát triển của các khu công nghiệp dẫn đến thiếu lao động sản xuất nông nghiệp, do thiên tai, biến đổi khí hậu toàn cầu, do điều kiện thiếu điều sản xuất đất nông nghiệp, do các chính sách của Nhà nước chưa thực sự tối ưu, do các khoản đóng góp liên quan tới đồng ruộng ở nông thôn hiện nay vẫn cao, do phát triển đô thị. DỰ ÁN “CẢI TẠO ĐẤT HOANG HÓA” 1. Thông tin dự án: Chính sách được mô tả dưới đây được tạo dựng dưới hình thức chính sách công, là hạt giống của của toàn dự án, tạo nên sự khác biệt của dự án này so với những dự án đã được được triển khai thực hiện trong vấn đề hoang hóa ruộng đất. Việc tạo dựng chính sách này đi thẳng vào yêu cầu của bài toán hoang hóa ruộng đất và quyết định trực tiếp đến thành công của dự án. * Định hướng giải quyết vấn đề hoang hóa ruộng đất tập trung vào 2 nội dung chính: - Một là, Nhà nước đứng ra thuê “cưỡng chế” đối với mảnh ruộng hoang hóa - Hai là, phân phối ruộng thuê cho các cá nhân, tổ chức có nhu cầu thuê lại ruộng đất để canh tác nông nghiệp ? Tại sao lại là thuê “cưỡng chế”. Tại điều 3 Thông tư số 33/2017/TT-BTNMT ngày 29/9/2017 của Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định chi tiết Nghị định số 01/2017/NĐ-CP ngày 6/1/2017 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số nghị định quy định chi tiết thi hành Luật Đất đai và sửa đổi, bổ sung một số điều của các thông tư hướng dẫn

2

Kinh tế phát triển chuyền sâu

Nhóm fire

thi hành Luật đất đai quy định về việc xác nhận hộ gia đình, cá nhân trực tiếp sản xuất nông nghiệp, có đề cập đến việc đăng ký nhận chuyển nhượng, nhận tặng cho quyền sử dụng đất trồng lúa của hộ gia đình. Tuy nhiên, việc chuyển nhượng này rất ít xảy ra do người nắm giữ quyền sử dụng đất trồng lúa song không thực hiện canh tác “thà để hoang chứ không cho thuê” với rất nhiều nguyên nhân khác nhau như: Những lao động bỏ ruộng nhưng không bỏ đất vì cơ hội việc làm là phi chính thức (osin, cửu vạn, thợ xây, xe ôm…), những ngành nghề không có hợp đồng, không có bảo hiểm, không có tương lai, vì vậy luôn luôn họ phải giữ mảnh đất ở lại không phải vì tâm lý tiểu nông mà là đối với họ, mảnh đấy là điểm an toàn. Ai cũng lo sẽ có ngày đói, ai cũng lo có lúc khủng hoảng, thì họ sẽ trông về đâu, cho nên là người thì đi nhưng đất vẫn để lại. Nhưng đất ở lại không có lao động, không có vốn cho nên không được thâm canh như trước nữa, mảnh đất bây giờ năng suất thấp đi, hệ số quay vòng đất thấp đi nhưng không còn là tư liệu sản xuất mà trở thành vật bảo hiểm. Xuất phát từ tâm lí giữ của ấy, việc thực hiện chuyển nhượng, nhận tặng cho quyền sử dụng đất trồng lúa của hộ gia đình rất khó khăn. Bên cạnh đó, mặc dù nhà nước có nhiều chính sách cho doanh nghiệp nhưng ít doanh nghiệp nào đầu tư vào nông nghiệp khi ruộng đất không tích tụ, và không thể đến từng nhà để thuyết phục họ cho thuê lại ruộng hoang. Như vậy rất cần thiết bên thứ ba là nhà nước mở đường cho vấn đề này. Quyền sử dụng đất trồng lúa của hộ gia đình đã được quy định rất chặt chẽ về luật pháp và cũng có nhiều người vịn vào lý do này để không phản đối việc thu hồi đất của chính quyền. Vì vậy, cách tối ưu nhất là nhà nước đứng ra thuê lại, với hình thức là “cưỡng chế” với mảnh ruộng không canh tác trên 12 tháng. Việc “cưỡng chế” này sẽ trực tiếp đưa ra 2 kết quả chính, đó là: thứ nhất hộ gia đình không muốn cho thuê sẽ phải trực tiếp cải tạo và canh tác để chống đối lại việc thuê “cưỡng chế” đối với ruộng không canh trên 12 tháng; thứ hai là buộc phải cho thuê “cưỡng chế” để chính quyền giao lại cho người có nhu cầu; cả hai kết quả này đều giúp cải thiện tình trạng hoang hóa ruộng đất. ? Tại sao phân phối cho người có nhu cầu mà không phải phân phối theo đầu người cho những hộ đang thực hiện canh tác tại địa phương. Một số hộ đang thực hiện canh tác không có nhu cầu tăng thêm đối với việc sản xuất nông nghiệp (ví dụ như hiện tại những gia đình có lao động chính là công nhân thì nhu cầu sản xuất nông sản chỉ dừng mức đủ ăn và không có nhu cầu canh tác thêm), nếu phân phối lại cho những hộ như này thì tình trạng hoang hóa vẫn có thể tiếp tục xảy ra. Do chính sách phân chia ruộng đất ở các địa phương vốn dĩ đã theo cơ chế bình quân mỗi hộ nên nếu phân phối theo đầu người thì ở một số địa phương số đất thuê “cưỡng chế” (số lượng ruộng hoang tại địa phương ít) có thể không thể đủ để phân phối theo đầu người, từ đó dẫn đến tình trạng không đồng bộ dẫn đến bất bình đẳng giữa các hộ hoặc diện tích đất được chia quá nhỏ để canh tác, sản xuất nên việc phân phối như này sẽ không đi vào giải quyết được vấn đề hoang hóa ruộng đất. Tiếp đến là việc giao đất cho cá nhân, tổ chức có nhu cầu mang tính đảm bảo cao, vì: động lực sản xuất ban đầu cao, sự đầu tư cho đầu vào và cả quá trình sản xuất nông nghiệp lớn: đầu tư trang thiết bị ( máy cấy, máy cày, máy gặt,...), nhân lực, .... * Các ràng buộc được thực hiện giữa các đối tượng thực hiện chính sách ( điều kiện thu mua, hợp đồng các kiểu ….) Ràng buộc 1: Việc thuê “cưỡng chế” giữa chính quyền và hộ gia đình có ruộng hoang. - Điều kiện xảy ra ràng buộc:

3

Kinh tế phát triển chuyền sâu • • • •

Nhóm fire

Thuê: trong đó thuê “cưỡng chế” đối với hộ không đồng ý giao quyền sử dụng đất hoặc chống đối quá trình thực hiện này Thuê đối với ruộng không thực hiện canh tác trên 12 tháng. Thời gian thuê: 5 năm đáo hạn 1 lần Giá nhà nước thuê lại: 200.000 vnd/ 360m^2/ 1 năm

Ràng buộc 2: Giữa chính quyền và các cá nhân, tổ chức có nhu cầu thuê đất với mục đích canh tác nông nghiệp - Về thời gian: yêu cầu tối thiểu 5 năm đối với hộ thuê và 10 năm đối với doanh nghiệp - Giá thuê lại: 100.000 vnd/ 360m^2/ năm. - Về đầu ra: Cần có yêu cầu đầu ra cụ thể để đảm bảo tính chặt chẽ và tối đa hóa hiệu quả đầu ra dự án. - Cơ chế phạt nặng đối với cá nhân, tổ chức không đảm bảo yêu cầu trong hợp đồng * Điểm nổi bật của chính sách - Thúc đẩy người dân cải tạo và trở lại hoạt động sản xuất nông nghiệp đặc biệt là đối với những hộ gia đình không còn tha thiết với việc trồng trọt, bỏ hoang ruộng - Giải quyết triệt để vấn đề bỏ hoang đất bằng chính sách thuê đất và phân phối cho những người nông dân có nhu cầu phát triển nông nghiệp nhưng không có đất - Ổn định thu nhập cho cả hộ sản xuất và không sản xuất. Đối với hộ không sản xuất có thêm nguồn thu từ việc cho thuê, còn đối với hộ sản xuất có được tư liệu sản xuất quan trọng là đất đai - Nhà nước thống nhất về tài chính, khắc phục mâu thuẫn giữa các hộ trong trường hợp giao dịch đất tự phát. 2. Nội dung dự án 2.1. Sự cần thiết phải thực hiện dự án Một số chính sách đã được ban hành Những năm qua, chính sách về nông nghiệp đã có nhiều đổi mới nhằm giảm thiểu tình trạng bỏ ruộng của nông dân. Tuy nhiên theo ông Tạ Hữu Nghĩa, Trưởng phòng Giảm nghèo và An sinh xã hội, Cục Kinh tế hợp tác và Phát triển nông thôn: "Nhưng chúng ta thấy rằng nông nghiệp chưa phát triển đúng với tiềm năng. DN chưa mặn mà đầu tư bởi làm nông nghiệp rủi ro rất cao, nên cần thêm những sự hỗ trợ khác nữa, ưu tiên cho phát triển trang trại theo mô hình hộ gia đình". Như vậy, chúng ta có thể thấy các chính sách còn chưa đủ tốt để các doanh nghiệp và các hộ gia đình có thể yên tâm đầu tư vào nông nghiệp. Hoặc một số mảnh ruộng mảnh ruộng muốn được chuyển đổi mục đích sử dụng sang làm đầm nuôi tôm hoặc trồng cây công nghiệp thì gặp những khó khăn về thủ tục. Đối với doanh nghiệp, chính phủ đã cấp đất, hỗ trợ thuế cho doanh nghiệp thực thi các dự án, tuy nhiên hiện nay có rất nhiều các dự án bị bỏ dở. Một số dự án tận dụng đất nông nghiệp Từ năm 2010, Chính phủ ban hành Chính sách miễn, giảm thuế nông nghiệp với mục đích hỗ trợ nông dân sản xuất với chi phí thấp hơn và khuyến khích người dân sử dụng đất nông nghiệp. Tuy nhiên, do thuế đất được miễn giảm, nên một số lượng người dân lại có xu hướng không sản xuất nông nghiệp,

4

Kinh tế phát triển chuyền sâu

Nhóm fire

bỏ hoang ruộng đất vì thấy sự ràng buộc về thuế là quá rẻ, và họ có xu hướng chuyển ngành nghề sang hướng làm tại các nhà máy. Năm 2008, nông dân bàn giao hơn 3ha ruộng trồng cây cho công ty cơ khí Văn Lâm để xây dựng nhà máy tại Hưng Yên. Nhưng từ đó đến nay, số đất trồng được ban giao đã trở thành đất hoang, cây cỏ mọc um tùm, là nơi trú ngụ của chuột, sâu bệnh, phá hoại mùa màng nhà nông. Tại Đà nẵng 7 năm nay cũng gặp tình trạng giống như Hưng Yên khi hơn 38ha đất ruộng bị bỏ hoang do sau khi tích đất từ nông dân, các công ty trậm chễ triển khai dự án. Khiến cho một số người dân thì không có đất trồng, mà công ty cũng không có triển khai dự án. Ngoài ra, tại Đà Nẵng còn xảy ra tình trạng khu vực không được quy hoạch thì bị phá hủy trầm trọng không có cấy trồng được. Từ năm 2009, Tổng công ty cổ phần Đầu tư phát triển xây dựng (DIC) tổ chức lễ động thổ diện tích đất ruộng 447ha được bàn giao tại Vĩnh Phúc để xây dựng khu đô thị. Tuy nhiên, đến nay các dự án triển khai hầu hết là dang dở và nhiều nơi bỏ hoang, thậm chí chủ dự án đã lặng lẽ rút lui, để lại bao nhiêu điều phiền toái, nhất là chưa thực hiện xong công tác hỗ trợ đền bù cho người dân, còn đất nông nghiệp "bờ xôi ruộng mật" bị phủ lên một lớp sỏi đá hoặc đất đồi bạc màu. 2.2. Cơ quan quản lý dự án, cơ quan thực hiện và cơ quan phối hợp - Cơ quan quản lý dự án: Bộ nông nghiệp và phát triển nông thôn - Cơ quan thực hiện: Chính quyền các cấp từ trung ương đến địa phương - Cơ quan phối hợp: Các cơ quan trong bộ máy chính phủ

2.3. Các hoạt động chính của dự án Hoạt động 1: Khởi động dự án - Lên kế hoạch cho hoạt động hội thảo như tổ chức tại đâu, mời ai, nội dung chính,... - Mở cuộc hội thảo để khởi động chương trình với sự điều hành của Bộ nông nghiệp và phát triển nông thôn cùng với tham gia của của các đại diện cơ quan phối hợp: các cơ quan trong bộ máy chính phủ để nêu ra các vấn đề, thống nhất các vấn đề khi triển khai dự án trong đó đưa ra được định hình cơ bản về chính sách chính cần được triển khai trong dự án Hoạt động 2: Lập kế hoạch, điều tra, khảo sát về hiện trạng hoang hóa ruộng đất và cải tạo ruộng đất nông nghiệp. •

Hoạt động 2.1: Xây dựng bộ phiếu điều tra, lập bảng khảo sát sinh viên

5

Kinh tế phát triển chuyền sâu

Nhóm fire

- Lập bảng khảo sát, phiếu điều về hiện trạng hoang hóa ruộng đất và cải tạo ruộng đất nông nghiệp. - Tham khảo các ý kiến từ các chuyên gia để sửa chữa hoàn thiện bộ câu hỏi thống nhất •

Hoạt động 2.2: Tổ chức triển khai điều tra - Phiếu điều tra được triển khai cấp cơ sở, sau đó được xác minh, tổng hợp tại báo cáo cấp cơ sở

Hoạt động 2.3. Tổng hợp đánh giá về kết quả điều tra phục vụ cho việc triển khai chính sách chính của dự án Các báo cáo thu hồi kết quả sẽ được tập hợp, xử lí dữ liệu theo sự phân công của Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn từ đó đánh giá chính xác về hiện trạng hoang hóa ruộng đất và cải tạo ruộng đất nông nghiệp để đưa ra định hướng phù hợp cho chính sách và hướng đi trong việc triển khai dự án. Hoạt động 3: Lập chính sách •

• •

Hoạt động chi tiết được đề cập tại khung logic của dự án Hoạt động này sẽ do Bộ tư pháp trực tiếp thực hiện dựa trên cơ sở những báo cáo của các bộ ban ngành liên quan và dựa trên thực trạng, tình hình kinh tế - văn hóa - xã hội của đất nước trong quá khứ, hiện tại, tương lai.

Hoạt động 4: Triển khai chính sách • Chính sách này sẽ được triển khai tại các địa điểm thí điểm trướ...


Similar Free PDFs