PHÂN TÍCH QUAN ĐIỂM CỦA TRIẾT HỌC MÁC - Lênin VỀ CON NGƯỜI VÀ BẢN CHẤT CON NGƯỜI. Ý NGHĨA LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA QUAN ĐIỂM TRÊN PDF

Title PHÂN TÍCH QUAN ĐIỂM CỦA TRIẾT HỌC MÁC - Lênin VỀ CON NGƯỜI VÀ BẢN CHẤT CON NGƯỜI. Ý NGHĨA LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA QUAN ĐIỂM TRÊN
Author Hiếu Xuân
Course Kinh tế học quản lý
Institution Trường Đại học Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh
Pages 10
File Size 317.1 KB
File Type PDF
Total Downloads 354
Total Views 579

Summary

Download PHÂN TÍCH QUAN ĐIỂM CỦA TRIẾT HỌC MÁC - Lênin VỀ CON NGƯỜI VÀ BẢN CHẤT CON NGƯỜI. Ý NGHĨA LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA QUAN ĐIỂM TRÊN PDF


Description

BỘ GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO Trường Đại Học UEH Đại học Công Nghệ và Thiết Kế Khoa Lý luận chính trị Bộ môn: Triết học Mác - Lênin ----------

BÀI TIỂU LUẬN KẾT THÚC HỌC PHẦN Bộ môn: Triết học Mác - Lênin Giảng viên hướng dẫn Mã lớp HP Sinh viên thực hiện MSSV Lớp Năm học

: : : : : :

NGUYỄN THỊ THANH HÀ 21C1PHI51002327 ĐÀO THỊ XUÂN HIẾU 31211027175 HT003 2021 – 2022

Thành phố Hồ Chí Minh, tháng 12 năm 2021 ----------

MỤC LỤC VẤN ĐỀ TIỂU LUẬN:.............................................................................................3 NỘI DUNG BÀI TIỂU LUẬN:.................................................................................1 1.

Phân tích về con người và bản chất con người:.............................................1 1.1. 1.2.

2.

Về con người:..........................................................................................1 Về bản chất con người:...........................................................................2

Ý nghĩa lý luận và ý nghĩa thực tiễn:.............................................................3 2.1.

Ý nghĩa lý luận – ý nghĩa phương pháp luận:.........................................3

2.2.

Ý nghĩa thực tiễn – liên hệ thực tiễn:......................................................4

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO...................................................................6

VẤN ĐỀ TIỂU LUẬN: PHÂN TÍCH QUAN ĐIỂM CỦA TRIẾT HỌC MÁC - LÊNIN VỀ CON NGƯỜI VÀ BẢN CHẤT CON NGƯỜI. Ý NGHĨA LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA QUAN ĐIỂM TRÊN.

NỘI DUNG BÀI TIỂU LUẬN: 1. Phân tích về con người và bản chất con người: 1.1.

Về con người:

1.1.1. Con người là chỉnh thể thống nhất giữa sinh học và xã hội: Con người là sản phẩm của giới tự nhiên; là một thực thể sinh vật được xem là có tính xã hội ở trình độ được xem là cao nhất của giới tự nhiên. Có thể nói rằng, con người chính là chủ thể của lịch sử sáng tạo nên các thành tựu của văn hóa, văn minh. Tuy nhiên, là một bộ phận của giới tự nhiên, con người vẫn phải chịu hầu hết các quy luật sinh học, phải đấu tranh để sinh tồn, tồn tại và phát triển. Cùng với đó là con người vẫn trải qua các quy luật di truyền hay tiến hóa và một số các quá trình sinh học tự nhiên. Con người có nhu cầu tự nhiên và chịu sự tác động với tự nhiên1. Con người là một thực thể xã hội, có các hoạt động xã hội, cụ thể là lao động và sản xuất – từ đó con người được xem như thoát khỏi thuần túy của loài vật, con người về mặt sinh học trở thành thực thể có bản năng xã hội. Không chỉ trong sản xuất mà con người mới có quan hệ lẫn nhau, mà trong cả rất nhiều các quan hệ xã hội khác. Chính vậy mà hình thành nên xã hội loài người, con người không thể tách rời khỏi xã hội. Đây chính là một trong các điểm cơ bản làm cho người người khác biệt hoàn toàn với con vật, con người chỉ có thể tồn tại trong xã hội loài người. Con người có sinh hoạt tự nhiên, chịu sự tác động của mọi quy luật xã hội1. Chính vì vậy, theo chủ nghĩa Mác – Lênin, khi định nghĩa, xem xét con người, ta không thể tách rời khỏi hai phương diện sinh học và xã hội của con người. 1.1.2. Con người vừa là sản phẩm của lịch sử vừa là chủ thể của lịch sử2: Con người vừa là sản phẩm của lịch sử vừa là chủ thể của lịch sử, nghe có vẻ rất mâu thuẫn nhưng sự thật là như thế, bởi do lao động và sáng tạo có thể nói là đặc tính tối cao của con người. Chắc chắn rằng, con người và con vật đều có tính lịch sử của mình, tuy nhiên, lịch sử của con người không giống với lịch sử của động vật. Nếu lịch sử của 1 Giáo trình triết học Mác – Lênin (hệ không chuyên), nhà xuất bản chính trị quốc gia sự thật, Hà Nội – 2021 từ tr.291 đến tr.294. 2 Giáo trình triết học Mác – Lênin (hệ không chuyên), nhà xuất bản chính trị quốc gia sự thật, Hà Nội – 2021 từ tr.294 đến tr.296

1

động vật là nguồn gốc, là sự phát triển của chúng cho đến trạng thái hiện nay, có thể chúng không ý thức được hoặc đó không phải là ý muốn của chúng; thì đối với lịch sử con người có thể nói là bao nhiêu con người thì tự tạo ra bấy nhiêu lịch sử của mình một cách có ý thức, họ chính là người chủ động tạo ra lịch sử của mình. Còn đối với động vật, lịch sử không phải do chúng làm ra, mà là chúng tham dự vào một các bản năng. Con người chính là sản phẩm của lịch sử và thậm chí là sản phẩm của thời đại, của một nền văn hóa nhất định. Con người tách khỏi các loại động vật khác, tách khỏi tự nhiên, từ đó trở thành chủ thể hoạt động thực tiễn xã hội là nhờ vào chế tạo công cụ lao động và tham gia vào các hoạt động sản xuất nhờ vào trí óc, tri thức, sự sáng tạo của con người. Đó là thời điểm mà con người tạo nên lịch sử cho mình – có thể được xem là bản chất con người. Tuy nhiên, con người sáng tạo ra lịch sử nhưng không theo ý muốn của mình một cách tùy tiện mà phải phụ thuộc vào hệ thống môi trường tự nhiên mà con người chịu tác động bởi môi trường tự nhiên đó. Con người sáng tạo ra lịch sử dựa vào các điều kiện của quá khứ, của thế hệ đi trước đã để lại. Từ đó mà con người phát triển, kế thừa và cải biến các tiền đề mà người đi trước để lại, thúc đẩy sự phát triển của xã hội. Con người tiếp nhận, hòa hợp với giới tự nhiên nhưng cũng bằng cách đó mà con người cải biến giới tự nhiên để thích ứng và biến đổi chính mình3. Con người tồn tại trong xã hội chính nhờ môi trường xã hội mà từ đó trở thành thực thể của xã hội và mang bản chất xã hội. Môi trường xã hội và con người có mối quan hệ tác động qua lại, chi phối, quy định lẫn nhau. Con người tác động lên xã hội tạo nên lịch sử riêng của mình. Chúng ta là những hiện tượng quá trình cụ thể của tự nhiên hoặc xã hội, có tác động, ảnh hưởng ở một khía cạnh hẹp, cụ thể và xác định ở phương diện tự nhiên hoặc xã hội. 1.2.

Về bản chất con người:

Bản chất con người là tổng hòa các quan hệ xã hội4: 3 Giáo trình triết học Mác – Lênin (hệ không chuyên), nhà xuất bản chính trị quốc gia sự thật, Hà Nội – 2021 từ tr.294 đến tr.297. 4 Giáo trình triết học Mác – Lênin (hệ không chuyên), nhà xuất bản chính trị quốc gia sự thật, Hà Nội – 2021 tr.297

2

Bản chất con người luôn hình thành và thể hiện ở những hiện thực, trong các điều kiện lịch sử cụ thể, khi hoạt động ở những điều kiện lịch sử nhất định. Chính vậy mà trong sinh hoạt xã hội, con người có phát sinh quan hệ với nhau để tồn tại và phát triền. Các quan hệ xã hội này tổng hòa với nhau với vị trí, vai trò khác nhau sẽ tạo nên bản chất con người (có nhiều loại quan hệ xã hội góp phần tạo nên bản chất con người: quan hệ quá khứ, quan hệ hiện tại, quan hệ vật chất, quan hệ tinh thần, quan hệ trực tiếp, quan hệ gián tiếp, quan hệ tất nhiên hoặc ngẫu nhiên, quan hệ bản chất hoặc hiện tượng, quan hệ kinh tế, quan hệ phi kinh tế,…). Chính vậy mà các quan hệ xã hội thay đổi ít hoặc nhiều thì sớm muộn bản chất con người cũng thay đổi theo4. Tóm lại, Triết học Mác – Lênin không tuyệt đối hóa mặt xã hội của con người. Ngược lại, Triết học Mác – Lênin phủ định con người trừu tượng, thoát ly điều kiện, hoàn cảnh lịch sử xã hội. Khẳng định con người luôn cụ thể, sống trong một điều kiện lịch sử cụ thể nhất định. Từ đó kết luận rằng, thông qua tất cả các mối quan hệ xã hội, bản chất con người mới hình thành, bộc lộ và phát triển bản chất của mình. 2. Ý nghĩa lý luận và ý nghĩa thực tiễn: Với quan điểm triết học trên của Mác – Lênin, ta có thể nói rằng: con người không chỉ là chủ thể của hoạt động sản xuất vật chất, đóng vai trò quyết định trong sự phát triển của lực lượng sản xuất, mà còn là chủ thể của quá trình lịch sử, của tiến bộ xã hội. Nhất là khi xã hội loài người phát triển đến nền kinh tế tri thức thì vai trò của con người đặt biệt quan trọng, vì con người tạo ra tri thức chứa dựng những tri thức mới. 2.1. -

Ý nghĩa lý luận – ý nghĩa phương pháp luận5 :

Đầu tiên, về nhận thức, khi đánh giá con người, ta phải đánh giá về phương diện

bản tính tự nhiên lẫn về bản tính xã hội, cùng với đó là coi trọng hơn về việc xem xét con người từ phương diện bản tính xã hội. Đặc biệt, trong việc xây dựng thái độ sống phải biết đến nhu cầu sinh học; cần coi trọng rèn luyện phẩm chất xã hội, tránh rơi vào thái độ sống chạy theo nhu cầu bản năng tầm thường.

5 Tài liệu hướng dẫn ôn tập môn học Triết học Mác – Lênin. Đại học UEH tr.88

3

-

Tiếp đến, trong cuộc sống vừa phải biết phát huy vai trò chủ thể một cách tích cực,

sáng tạo của con gười, vừa phải có ý thức tự giác vượt ra khỏi các tác động tiêu cực của hoàn cảnh lịch sử. -

Cuối cùng, cần chú trọng việc xây dựng môi trường xã hội tốt đẹp với những quan

hệ xã hội tốt đẹp để có thể xây dựng, cải thiện, phát triển những con người tốt đẹo và hoàn thiện nhất. Đặc biệt, luôn chú ý, giải quyết đúng đắn mối quan hệ xã hội – cá nhân, tránh các khuynh hướng đề cao quá mức bản thân hoặc xã hội. 2.2.

Ý nghĩa thực tiễn – liên hệ thực tiễn:

Như em vừa phân tích về quan điểm của Triết học Mác – Lênin về con người và bản chất con người, em nhận thấy được rằng quan niệm trên mang lại rất nhiều ý nghĩa. Em xin phép được trình bày một số các ý nghĩa thực tiễn mà quan điểm trên mang lại như sau: -

Đối với thực tiễn cách mạng Việt Nam, sau những thành công, khuyết điểm; một

trong các bài học mà chúng ta rút ra được đó chính là “sự nghiệp cách mạng là của nhân dân, do nhân dân và vì nhân dân” và tạo nên lịch sử của đất nước, của các vị anh hùng. Hay nói cách khác, nhân dân - con người chính là mấu chốt để làm nên thắng lợi lịch sử; tất cả các hoạt động của Đảng, Nhà nước đều được xuất phát từ lợi ích, nguyện vọng chân chính của nhân dân. Quan liêu, mệnh lệnh, xa rời nhân dân sẽ đưa đến những tổn thất không lường được đối với vận mệnh của đất nước6. -

Trong thời kì quá độ và đi lên quá trình xã hội chủ nghĩa của nước ta. Bất kì ai

trong chúng ta đều nhận thấy rằng nước ta đi lên thời kì quá độ trong hoàn cảnh quốc tế có nhiều biến đổi to lớn và sâu sắc, nhất là sự phát triển nhanh của thế giới trước các cuộc cách mạng công nghiệp. Nước ta bỏ qua chế độ tư bản, từ một xã hội vốn là nửa thuộc địa, nửa phong kiến, lực lượng sản xuất rất thấp trải qua hàng chục năm chiến tranh, hậu quả để lại còn nặng nề; thoát khỏi các tác động tiêu cực của hoàn cảnh lịch sử (như: những tàn dư thực dân, phong kiến còn nhiều thậm chí là nhiều thế lực thù địch thường xuyên tìm cách phá hoại chế độ xã hội chủ nghĩa và nền độc lập dân tộc của nhân dân ta);

6 Đảng CSVN – Cương lĩnh XH Đất nước trong thời kỳ quá độ lên CNXH. NXB chính trị quốc gia Sự thật, Hà Nội 1991

4

chúng ta xây dựng một Nhà nước xã hội chủ nghĩa, Nhà nước của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân. -

Con người đóng vai trò quan trọng trong sự nghiệp phát triển đất nước, chính vậy

ta phải phát triển con người Việt Nam trong thời đại mới hiện nay, không ngừng nổ lực, đào tạo tri thức con người, hay nguồn nhân lực chất lượng cao trên nền giáo dục tiên tiến. Không ngừng phát triển, cải cách giáo dục, đây là mục tiêu, là quốc sách hàng đầu cho sự phát triển của nước ta. Đặc biệt là việc giáo dục theo mô hình mới: “học tập suốt đời, phát triển nghề nghiệp liên tục, theo đó nhà trường đào tạo những kỹ năng cơ bản để người học ra trường vừa học tập, vừa làm việc suốt đời”. Ta có thể hiểu rằng, khi kết thúc mỗi bậc học, chúng ta sẽ chỉ có hai lựa chọn hoặc là tiếp tục học, hoặc là vừa học vừa làm. Không những vậy, việc quản lý hoạt động giáo dục nước ta tập trung vào việc quản lý chất lượng.7 -

Những năm vừa qua, nền kinh tế - xã hội của nước ta phát triển khá ổn định. Tuy

nhiên đối mặt với đại dịch Covid – 19, nước ta chắc hẳn không tránh khỏi các ảnh hưởng nghiêm trọng lên con người hay cụ thể hơn đó chính là nguồn nhân lực. Chính vậy mà Đảng và Nhà nước đã có nhiều chính sách phù hợp với tình hình đất nước hiện nay như: giải quyết tốt mối quan hệ giữa môi trường làm việc với điều kiện kinh tế của mỗi ngành, lĩnh vực ở mỗi cơ quan, đơn vị,… không chỉ vậy, thái độ làm việc của mỗi người cần phải tuân theo quy chuẩn của xã hội, không vì có thành tích, tài năng mà xem thường người khác8. -

Phát triển nguồn nhân lực ở nước ta gắn liền với nâng cao chất lượng, chăm sóc

sức khỏe người dân, chính sách lương – thưởng, bảo đảm an sinh xã hội. Một trong những điểm đặc biệt của Nhà nươc ta đó là tạo ra những cơ chế khuyến khích hợp tác của doanh nghiệp với nhà trường, đào tạo đúng, phù hợp, sát với nhu cầu của thị trường; có các chính sách rõ ràng trong việc sử dụng, trọng dụng nhân tài; đánh giá được những mặt được và chưa được ở Việt Nam, từ đó rút ra những chính sách phù hợp để phát triển nguồn nhân lực. Không làm tốt vấn đề tạo nguồn nhân lực cho đất nước thì khó tạo được

7 Đảng CSVN – Cương lĩnh XH Đất nước trong thời kỳ quá độ lên CNXH. NXB chính trị quốc gia Sự thật, Hà Nội 1991

5

mục tiêu đưa nước ta trở thành đất nước công nghiệp theo hướng hiện đại. 8 Nhận thấy được điều đó, bản thân mỗi sinh viên như em càng thêm cố gắng trau dồi kỹ năng, kiến thức bản thân, để ngày càng phát triển bản thân, thậm chí tạo nên lịch sử riêng mình…

8 Nhân cách con người Việt Nam và sự phát triển nguồn nhân lực trong quá trình hội nhập Quốc tế hiện nay; tr148 – tr.155

6

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO. 1. Giáo trình triết học Mác – Lênin, nhà xuất bản chính trị quốc gia sự thật, Hà Nội – 2021. 2. Tài liệu hướng dẫn ôn tập môn học Triết học Mác – Lênin. Đại học UEH. 3. Đảng CSVN – Cương lĩnh XH Đất nước trong thời kỳ quá độ lên CNXH. NXB chính trị quốc gia Sự thật, Hà Nội 1991. 4. Sách chuyên khảo: “Nhân cách con người Việt Nam và sự phát triển nguồn nhân lực trong quá trình hội nhập Quốc tế hiện nay” – NXB chính trị quốc gia sự thật. Tác giả: TS. Bùi Xuân Dũng (chủ biên); TS. Phạm Thị Kiên.

7...


Similar Free PDFs