Phân tích tình hình tài chính CTCP May 10 PDF

Title Phân tích tình hình tài chính CTCP May 10
Author Hằng Lã
Course Phân tích tài chính doanh nghiệp
Institution Học viện Tài chính
Pages 68
File Size 2.3 MB
File Type PDF
Total Downloads 52
Total Views 114

Summary

Download Phân tích tình hình tài chính CTCP May 10 PDF


Description

HỌC VIỆN TÀI CHÍNH ----------–—---------

BỘ MÔN PHÂN TÍCH TÀI CHÍNH

ĐỀ TÀI: Phân tích tình hình tài chính Công ty Cổ phần MAY 10 ( Mã: M10)

DANH SÁCH THÀNH VIÊN NHÓM 2: LỚP CQ57/11CL.3 Nhóm trưởng: 03_LT1_Phạm Ngọc Anh 10_LT1_Nguyễn Thị Bích Hường 18_LT1_Phan Thảo Phương 19_LT1_Nguyễn Khắc Thịnh 21_LT1_Nguyễn Đắc Tiến 23_LT1_Tạ Linh Trang 22_LT2_Nguyễn Thị Thu Trang

MỤC LỤC

Tổng Công ty May 10 - CTCP - Đẳng cấp luôn được khẳng định Phần 1 : Tổng quan Công ty Cổ phần MAY 10: 1.1. Quá trình hình thành và phát triển của doanh nghiệp 1.1.1. Lịch sử hình thành công ty 1.1.2. Thành tựu công ty đã đạt được trong những năm qua 1.2. Đặc điểm ngành nghề của doanh nghiệp 1.3. Thông tin về mô hình quản trị, tổ chức kinh doanh và bộ máy quản lý 1.4. Thị trường của doanh nghiệp 1.5. Tình hình kinh tế vĩ mô và tổng quan ngành dệt may ở Việt Nam năm 2020 1.5.1. Tình hình kinh tế vĩ mô 1.5.2. Tình hình ngành dệt may ở Việt Nam 1.6. Phân tích mô hình SWOT của doanh nghiệp 1.7. Phương châm và định hướng kinh doanh của May 10

2 2 2 2 2 3 4 4 5 5 5 7 7

Phần 2 : Phân tích khái quát tình hình Tài chính của Doanh nghiệp 2.1. Phân tích khái quát quy mô tài chính của doanh nghiệp 2.2. Phân tích cấu trúc tài chính của DN 2.3. Phân tích khả năng sinh lời của DN 2.4. Tổng kết 2.4.1. Dự báo 2.4.2. Giải pháp để mở rộng quy mô tài chính của DN

8 8 12 15 18 18 18

Phần 3: Phân tích chính sách Tài chính DN. 3.1. Phân tích cơ cấu và sự biến động của Nguồn vốn 3.2. Phân tích hoạt động Tài trợ của Doanh nghiệp 3.3. Phân tích tình hình phân bổ, sử dụng Vốn của Doanh nghiệp

19 19 23 25

Phần 4: Phân tích tình hình dụng vốn 4.1. Hiệu quả sử dụng Vốn 4.1.1. Phân tích Vốn Lưu động ( Vốn Ngắn hạn) 4.1.2. Phân tích Hàng tồn kho 4.1.3. Phân tích Khoản phải thu 4.2. Phân tích khả năng Sinh lời 4.2.1. ROA: Phân tích KNSL của Tài sản 4.2.2. ROE: Phân tích KNSL Tài chính

29 29 29 32 37 41 41 46

Phần 5: Phân tích tiềm lực Tài chính 5.1. Phân tích tình kết quả kinh doanh 5.2. Phân tích khả năng thanh toán 5.3. Phân tích tình hình công nợ 5.3.1. Quy mô khoản phải thu: 5.3.2. Quy mô công nợ phải trả: 5.3.3. Quản trị Công nợ

54 54 60 63 65 66 69

1

Tổng Công ty May 10 - CTCP - Đẳng cấp luôn được khẳng định -

Mã số thuế: 0100101308 Mã chứng khoán: M10 Vốn điều lệ: 302.400.000.000 ( Ba trăm linh hai tỷ, bốn trăm triệu đồng) Vốn đầu tư của chủ sở hữu: 302.400.000.000 Trụ sở chính: 765A Nguyễn Văn Linh - Phường Sài Đồng - Quận Long Biên TP. Hà Nội Tel: 024-38276923 Fax: 024-38276925 E-mail: [email protected] Website: http://garco10.com.vn/ Năm thành lập: 01/01/1946

Phần 1 : Tổng quan Công ty Cổ phần MAY 10: 1.1. Quá trình hình thành và phát triển của doanh nghiệp 1.1.1. Lịch sử hình thành công ty -

-

-

-

-

-

Tiền thân của công ty cổ phần May 10 ngày nay là các xưởng may quân trang thuộc ngành quân nhu được thành lập từ năm 1946 ở các chiến khu trên toàn quốc để phục vụ bộ đội trong cuộc kháng chiến chống Pháp bảo vệ Tổ Quốc. Sau cách mạng tháng Tám 1945, Pháp trở lại xâm lược nước ta, việc may quân trang cho bộ đội trở thành công tác quan trọng, nhiều cơ sở may được hình thành. Sau ngày 19/12/1946, hưởng ứng lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến, một số công xưởng, nhà máy của ta ở Hà Nội dời lên núi rừng Việt Bắc tổ chức thành hai hệ thống sản xuất trong đó may quân trang là hệ chủ lực và hệ bán công xưởng Từ năm 1947 đến 1949, việc may quân trang không chỉ tiến hành ở Việt Bắc mà còn ở nhiều nơi khác như Thanh Hoá, Ninh Bình,... ĐỂ giữ bí mật, các cơ sở sản xuất này được đặt tên theo bí số của quân đội như X1, X30, hay AM1,...đây chính là những đơn vị tiền thân của xưởng May 10 sau này. Đến năm 1952, xưởng May (X1) ở Việt Bắc được đổi tên thành xưởng May 10 với bí số là X10 và đóng ở Tây Cốc (Phú Thọ) 1.1.2. Thành tựu công ty đã đạt được trong những năm qua Trong 5 năm qua, công ty cổ phần May 10 đã có những đóng góp to lớn cho nền kinh tế. Tính đến 30/09/2020, tổng tài sản của May 10 hơn 1.653 tỷ đồng, tăng 65 tỷ đồng, tương ứng tăng hơn 4% so với thời điểm đầu năm. May 10 hiện có vốn điều lệ 302,4 tỷ đồng, trong đó 33,82% vốn thuộc Tập đoàn Dệt may Việt Nam, còn 66,18% vốn của các cổ đông khác. Công ty chính thức đưa cổ phiếu M10 lên giao dịch trên UPCoM từ tháng 1/2018. Năm 2013, dù nền kinh tế còn nhiều khó khăn, trong bối cảnh nhiều doanh nghiệp 2

-

-

thực sự bị khó khăn hoặc phá sản thì May 10 vẫn đạt mức tăng trưởng mạnh. Tổng doanh thu năm 2013 của May 10 đạt 1.816 tỷ đồng. Đến nay, kết thúc năm 2020, tổng doanh thu của doanh nghiệp đạt 3.485.6 tỷ, lợi nhuận trước thuế đạt 81,4 tỷ đồng. Hiện nay, KLCP đang niêm yết của M10 là 30,240,000 cổ phiếu, KLCP đang lưu hành là 30,239,756 cổ phiếu. Vốn hóa trên thị trường là 571.53 tỷ đồng. Công ty cổ phần May 10 là một doanh nghiệp lớn mạnh của tổng Công ty Dệt may Việt Nam, có đóng góp tích cực vào sự phát triển của ngành may mặc nước ta. Từ một công ty chỉ có gần 1000 lao động đến nay đã lên tới 7800 người và số lượng này đã không ngừng tăng lên mỗi năm. Hàng năm, công ty đóng góp hàng tỷ đồng cho ngân sách nhà nước, tạo công ăn việc làm cho hơn 6000 người lao động và không ngừng nâng cao mức sống cho cán bộ công nhân viên trong Công ty. Tính đến hết tháng 7 năm 2019, May 10 sử dụng 11.802 lao động, gồm cả lao động các đơn vị liên doanh góp vốn. Mục tiêu của Tổng công ty May 10 là đến năm 2022 sẽ tăng 15.000 đến 18.000 công nhân viên. Với trên 18 nhà máy, xí nghiệp tại các tỉnh thành trên khắp mọi miền tổ quốc, đến nay May 10 đã khẳng định vị thế của mình trên toàn quốc với hệ thống phân phối gần 300 cửa hàng và đại lý. Đẳng cấp May 10 còn được khẳng định khi luôn đứng trop top thương hiệu “Hàng Việt Nam chất lượng cao”, cùng rất nhiều giải thưởng: “Giải thưởng chất lượng Châu Á Thái Bình Dương”, “Sao vàng đất Việt”, “Thương hiệu mạnh Việt Nam”, được Chính phủ vinh danh là “Thương hiệu Quốc gia Việt Nam”.

1.2. Đặc điểm ngành nghề của doanh nghiệp -

-

-

Công ty May 10 chuyên kinh doanh và sản xuất các sản phẩm hàng may mặc thuộc Tổng công ty Dệt may Việt Nam (Vinatex). Các mặt hàng mà công ty đang sản xuất chủ yếu là: sơ mi nam nữ các loại. Jacket các loại, quần âu nam nữ, quần áo ngủ, thể thao, quần áo bảo hộ lao động...trong đó, áo sơ mi được coi là mặt hàng mũi nhọn của công ty, hàng năm đem lại nguồn thu cao cho công ty. Hiện tại, May 10 mỗi năm sản xuất gần 30 triệu sản phẩm chất lượng cao các loại, trong đó 80% sản phẩm được xuất khẩu sang các thị trường EU, Mỹ, Đức, Nhật Bản, Hồng Kông,...Mỗi sản phẩm của công ty đều thể hiện sự phong phú, chất lượng, phù hợp với thị hiếu người tiêu dùng. Nguồn của M10 hiện đang phụ thuộc chủ yếu vào hoạt động gia công xuất khẩu (89%). Các sản phẩm thời trang do May 10 sản xuất đã xuất khẩu sang thị trường thời trang EU, Mỹ, Nhật Bản, Canada… với rất nhiều tên tuổi thương hiệu lớn của ngành thời trang thế giới như: GAP, Old Navy, Brandtex, John Lewis, Pierre Cardin, Camel, Tommy Hilfiger, Express,...

3

1.3. Thông tin về mô hình quản trị, tổ chức kinh doanh và bộ máy quản lý

-

Mô hình quản trị: Đại hội đồng cổ đông, Hội đồng quản trị, Ban kiểm soát và Tổng giám đốc Cơ cấu bộ máy quản lý:

-

Công ty con:

-

1.4. Thị trường của doanh nghiệp -

-

-

Công ty May 10 có một thị trường tiêu thụ rộng khắp cả nước, trải dài từ các tỉnh miền Bắc tới các tỉnh miền Nam và rất nhiều nước trên thế giới. Tuy nhiên, thị trường của công ty thì chỉ mới phát triển mạnh ở thị trường quốc tế, phục vụ đối tượng khách hàng chủ yếu đến từ châu Mỹ và châu Âu, còn thị trường nội địa thì chỉ mới phát triển ở khu vực phía Bắc và phía Nam. Thị trường may mặc thay đổi rất nhanh, khách hàng ngày càng yêu cầu khắt khe về chất lượng của sản phẩm… Bên cạnh đó, chiến tranh thương mại Mỹ - Trung dẫn đến nguồn hàng không ổn định. Do đó, các đơn vị trong ngành dệt may luôn phải cạnh tranh về đơn hàng khiến May 10 nói riêng, DN dệt may nói chung gặp rất nhiều khó khăn. Trước những sức ép cạnh trong trong nước và quốc tế, May 10 đã xây dựng chiến lược phát triển lâu dài, trọng tâm đầu tư chiều sâu, đổi mới công nghệ, kết hợp đầu tư mở rộng và đầu tư , tận dụng hết cơ sở vật chất hiện có phát triển thị trường lao 4

-

động ở các địa phương Thái Bình, Nam Định, Thanh Hoá,... Với thị trường nội địa, May 10 thường xuyên tìm hiểu nhu cầu của khách hàng, xu hướng về màu sắc kiểu dáng; chú trọng công tác chăm sóc khách hàng; chủ động phối hợp với các nhà thiết kế tìm nguồn nguyên liệu phục vụ cho sản xuất… Mục tiêu đến năm 2020 tầm nhìn 2030, May 10 sẽ trở thành tập đoàn đa lĩnh vực, với chiến lược phát triển sản xuất gắn với dịch vụ thương mại, phát triển đầu tư mở rộng, đưa tổng tài sản tăng gấp hai lần so với hiện nay.

1.5. Tình hình kinh tế vĩ mô và tổng quan ngành dệt may ở Việt Nam năm 2020 1.5.1. Tình hình kinh tế vĩ mô Việt Nam đã chứng kiến mức tăng trưởng GDP 2020 ở mức thấp nhất trong vòng 20 năm qua. Dù vậy, sự phục hồi của ngành nông nghiệp, hoạt động sản xuất và đặc biệt tiêu dùng nội địa trong nửa cuối năm 2020 là điểm sáng và giúp Việt Nam trở thành một trong số ít nước hiếm hoi trên thế giới vẫn duy trì được tốc độ tăng trưởng dương (2,91%). Thành công trong kiểm soát dịch Covid-19 đã góp phần giúp Việt Nam duy trì hoạt động sản xuất-kinh doanh không bị gián đoạn và giành được nhiều đơn đặt hàng từ nước ngoài. Theo TCTK, trong tháng 12, tổng giá trị hàng hóa xuất khẩu đạt 26,5 tỷ USD, tăng trưởng ấn tượng 17,6% so với cùng kỳ do thương mại toàn cầu có dấu hiệu phục hồi trong Q4/20 sau khi các nền kinh tế lớn dần mở cửa trong bối cảnh vắc xin Covid-19 bắt đầu được sản xuất với mục đích thương mại, từ đó tăng nhu cầu đối với các mặt hàng xuất khẩu của Việt Nam, đặc biệt là các mặt hàng công nghiệp và tiêu dùng bền. 1.5.2. Tình hình ngành dệt may ở Việt Nam Dệt may là ngành công nghiệp liên quan đến việc sản xuất sợi, dệt nhuộm, vải, thiết kế sản phẩm, hoàn tất và phân phối sản phẩm may mặc tới người tiêu dùng. Ngành dệt may góp phần đảm bảo nhu cầu tiêu dùng, cần thiết cho hầu hết các ngành nghề và sinh hoạt trong cuộc sống, sinh hoạt của người dân; là một ngành đem lại thặng dư xuất khẩu cho nền kinh tế; góp phần giải quyết việc làm, tăng phúc lợi xã hội. Ngoài ra ngành dệt may còn thúc đẩy phát triển và là đầu vào cho nhiều ngành kinh tế khác như nông nghiệp, công nghiệp hỗ trợ … Do vậy, nên ngành Dệt may Việt Nam cũng gặp nhiều khó khăn và thách thức: (i) Đứt gãy chuỗi cung ứng nguyên vật liệu (ii) Đơn hàng sụt giảm nghiêm trọng khi lệnh giãn cách xã hội và thói quen tiêu dùng thay đổi. Mặc dù dịch bệnh làm tăng nhu cầu các sản phẩm bảo hộ, sản phẩm y tế khẩu trang (cả nội địa và nước ngoài), tuy nhiên không quá nhiều doanh nghiệp niêm yết được hưởng lợi từ điều này (trừ TCM là doanh nghiệp hiếm hoi tự chủ được nguồn vải cũng như có đơn hàng khẩu trang 15 triệu USD trong Quý 2). Kết thúc năm 2020, toàn ngành Dệt may Việt Nam đạt kim ngạch xuất khẩu là 35 tỷ USD, giảm 10% so với năm 2019. Trong môi trường kinh doanh đầy khó khăn, các doanh nghiệp Dệt may niêm yết cũng ghi nhận kết quả kinh doanh sụt giảm: 12 doanh nghiệp ghi nhận tổng doanh thu và LNST lần lượt là 45.998 tỷ và 2.316 tỷ

5

Năm 2020, các đơn hàng của doanh nghiệp dệt may Việt Nam phần lớn đến từ đối tác ở các quốc gia phát triển như Mỹ (chiếm 50% tổng kim ngạch xuất khẩu) và EU (chiếm 12% tổng kim ngạch xuất khẩu), các quốc gia và khu vực này đã bị ảnh hưởng nặng nề bởi dịch COVID-19 khi có số người mắc bệnh và tử vong tăng nhanh. Do đó, chính phủ Mỹ và EU đã tạm thời đóng cửa biên giới và thực thi các lệnh phong tỏa, cách ly xã hội, khiến đơn hàng giảm mạnh. Tuy nhiên, ở thời điểm hiện tại, các nước này đã thực hiện tiêm vacxin với số lượng lớn nên dự báo thị trường EU và Mỹ sẽ khả quan hơi đối với ngành dệt may trong năm 2021. Sự kiện liên quan đến Bông Tân Cương kỳ vọng tiếp tục thúc đẩy quá trình dịch chuyển đơn hàng từ Trung Quốc sang các quốc gia có chi phí lao động thấp hơn (trong đó có Việt Nam). Các hãng thời trang nổi tiếng trong chiến dịch này có thể kể đến những tên tuổi như Nike, Adidas, Burberry, GAP, H&M, Zara, … vì vậy đã khiến một số hãng chuyển đơn hàng từ Trung Quốc sang Việt Nam. Hiệp định thương mại tự do giữa Việt Nam và Liên Minh Châu Âu (EVFTA) và hiệp định bảo hệ đầu tư IPA đã được nghị viện Châu Âu thông qua chính thức từ ngày 1/8/2020. Sau khi EVFTA có hiệu lực, đa số các mặt hàng dệt may sẽ được giảm thuế về 0% theo lộ trình 5 năm (chiếm 77,3% kim ngạch xuất khẩu các mặt hàng chính) hoặc 7 năm (22,7% còn lại). Để được hưởng ưu đãi thuế theo EVFTA, các doanh nghiệp dệt may cần sử dụng vải sản xuất trong nước hoặc vải nhập khẩu có xuất xứ từ Hàn Quốc. Tuy nhiên, hiện tại các sản phẩm dệt may, da giày của Việt Nam vẫn đang phụ thuộc vào khoảng 60-70% vào nguyên liệu nhập khẩu từ Trung Quốc, 15% từ Hàn Quốc, có thể thấy, nhập khẩu vải vẫn chiếm tỷ lệ lớn trong ngành dệt may Việt Nam.

1.6. Phân tích mô hình SWOT của doanh nghiệp Strengths: điểm mạnh May 10 là một công ty có mạng lưới phân phối rộng rãi, là một doanh nghiệp đã có vị thế, thương hiệu trên thị trường. Bên cạnh đó là nguồn tài chính ổn định và nguồn nhân lực giàu kinh nghiệm. May 10 cũng được đánh giá là có môi trường văn hóa doanh nghiệp vô cùng lành mạnh. 6

Weaknesses: điểm yếu Doanh nghiệp chưa chủ động được nguyên vật liệu, chưa chủ động về công nghệ; hoạt động Marketing chưa thực sự chuyên nghiệp; bên cạnh đó là mẫu mã sản phẩm chưa thực sự đa dạng và phù hợp với nhiều lứa tuổi. Công ty chủ yếu phát triển các dòng sản phẩm cho khách hàng trung và nhiều tuổi Opportunities: cơ hội May 10 có cơ hội tiếp thu công nghệ cao, Việt Nam đang mở rộng hợp tác quốc tế. Bên cạnh đó chính phủ đã hạn ngạch xuất khẩu giảm, hàng rào thuế quan dần được loại bỏ đưa ra các chính sách phát triển ngành may mặc. Điều quan trọng là tốc độ đô thị hoá của Việt Nam cao, nhu cầu ăn mặc của người dân ngày càng cao Threats: thách thức Sự khủng hoảng kinh tế thế giới do đại dịch Covid 19 đem lại vô cùng nghiêm trọng, tỷ lệ lạm phát còn cao. Luật pháp Quốc tế đòi hỏi rất nghiêm ngặt về chất lượng và độ an toàn của sản phẩm ngoài ra cước phí dịch vụ của Việt Nam quá cao, Nhiều đối thủ cạnh tranh trong nước có thế mạnh như Việt Tiến, Vinatex,.. Bên cạnh đó là hàng hóa từ nước ngoài tràn vào nhất là hàng Trung Quốc và rất nhiều hàng hóa của công ty đã bị làm giả

1.7. Phương châm và định hướng kinh doanh của May 10 Thỏa mãn nhu cầu và mong đợi của khách hàng, bên cạnh đó là tăng cường tinh thần trách nhiệm, tính chủ động, sáng tạo, phát huy tối đa tiềm năng và lợi thế của Công ty. Luôn đảm bảo môi trường ngày càng xanh, sạch, đẹp và thực hiện các hoạt động vì lợi ích của mỗi thành viên và cộng đồng. Ngoài ra là xây dựng Công ty trở thành một điển hình văn hóa Doanh nghiệp. - Các mục tiêu chủ yếu của Tổng công ty: + Phát triển Tổng công ty May 10 trở thành một đơn vị hàng đầu của ngành Dệt May Việt Nam, trong đó sản xuất và kinh doanh hàng may mặc thời trang là ngành nghề cốt lõi. + Quy hoạch phát triển trụ sở chính của May 10 thành khu vực sản xuất công nghệ cao, trung tâm thời trang, trung tâm thương mại, dịch vụ, đào tạo và các dịch vụ phục vụ dân sinh ...Tiếp tục phát triển May 10 trở thành thương hiệu có uy tín lớn trên thị trường trong nước và quốc tế. - Chiến lược phát triển trung và dài hạn: + Quy hoạch tổng thể Tổng công ty tới năm 2025, tầm nhìn tới năm 2035. + Phát triển nguồn nhân lực May 10 mạnh cả về năng lực, trí tuệ, đạo đức và bản lĩnh; nâng cao thu nhập và đời sống tinh thần. + Xây dựng môi trường làm việc chuyên nghiệp, thân thiện. Luôn quan 7

tâm đời sống của người lao động. + Công tác đầu tư xây dựng: Cơ cấu lại nguồn vốn đầu tư, tập trung đầu tư các dự án trọng điểm, có tính khả thi cao nâng cao hiệu suất haotj động đầu tư. Tiếp tục đầu tư trang thiết bị tiên tiến, hiện đại, công nghệ mới nhằm tăng năng suất lao động, chất lượng sản phẩm, phù hợp với việc áp dụng công nghệ Lean. - Các mục tiêu phát triển bền vững ( môi trường, xã hội và cộng đồng) và chương trình chính liên quan đến ngắn hạn và trung hạn của Tổng công ty. + Chấp hành nghiêm chỉnh các chính sách pháp luật của Nhà nước, thực hiện đầy đủ nghĩa vụ với ngân sách. + Lấy công tác từ thiện xã hội là cầu nối để DN gắn kết, chia sẻ với cộng đồng để cùng phát triển.

Phần 2 : Phân tích khái quát tình hình Tài chính của Doanh nghiệp 2.1. Phân tích khái quát quy mô tài chính của doanh nghiệp BẢNG 2.1: KHÁI QUÁT QUY MÔ TC CỦA DN Đơn vị: Triệu Đồng Chỉ tiêu 1. Tổng TS (a+b)

31/12/2020 1.585.157

1/1/2020 Chênh lệch 1.586.438 -1.281

% -0,08%

a) TSNH

1.195.020

1.158.504

36.516

3,15%

b) TSDH

390.138

427.933

-37.795

-8,83%

2. VCSH

394.487 2020

390.366 4.121 2019 Chênh lệch

1,06% %

3. Tổng mức luân chuyển thuần (a+b+c)

3.483.124

3.355.384

127.740

3,81%

a) Doanh thu thuần

3.444.646

3.333.497

111.149

3,33%

b) DT tài chính c) Thu nhập khác

32.900 5.578

17.515 4.372

15.385 1.206

87,84% 27,58%

4. EBIT (a+b)

97.909

105.061

-7.152

-6,81%

a) Lợi nhuận trước thuế b) Chi phí lãi vay

80.809 17.100

80.949 24.112

-140 -7.012

-0,17% -29,08%

5. LN sau thuế và lãi vay

65.705

67.590

-1.885

-2,79%

7. Dòng tiền thuần (a+b+c)

-12.861

-7.115

-5.746

80,76%

a) Lưu chuyển tiền thuần từ hoạt động kinh doanh

767.102

246.181

520.921

211,60% 8

b) Lưu chuyển tiền thuần từ hoạt động đầu tư c) Lưu chuyển tiền thuần từ họạt động tài chính

-141.175

-98.061

-43.114

43,97%

-638.789

-141.005

-497.784

353,03%

=> Nhận xét số liệu bảng phân tích khái quát quy mô: Khái quát: Nhìn chung quy mô tài chính của doanh nghiệp lớn ( quy mô tài sản cuối năm 2020: 1.585.157 triệu VNĐ) căn cứ vào bảng phân tích ta có thể đánh giá khái quát tình hình TCDN năm 2020 so với năm 2019 có xu hướng thu hẹp về tổng tài sản nhưng mở rộng về vốn cũng như doanh thu, thu nhập, tổng mức luân chuyển. Chi tiết: 1. Tổng TS của DN vào ngày cuối kỳ là: 1.585.157 triệu VND so với đầu kỳ giảm 1.281 triệu VNĐ tương đương với tốc độ -0,08%. Điều đó cho thấy DN có tốc độ mở rộng vốn chậm, công ty chưa đạt điều kiện tốt để cạnh tranh trên thị trường.K 2. VCSH cuối kỳ là 394.487 triệu VND so với đầu kỳ tăng 4.121 triệu VNĐ tương đương với tốc độ là 1,06%. Trong nguồn tài trợ cho tài sản ta thấy VCSH chỉ tài trợ 24,89% (394.487/1.585.157*100%) cho thấy với lượng VCSH hiện có chứng tỏ DN còn sử dụng nhiều nợ vay, có khả năng gặp phải rủi ro thanh toán lớn khi khoản vay đáo hạn, DN sẽ bị áp lực trong việc thanh toán các khoản nợ. => Về việc phân bổ tài sản (vốn) hiện có của doanh nghiệp, tỷ trọng của TSNH là lớn hơn tỷ trọng là tài sản ngắn hạn. Cụ thể đầu kỳ, tỷ trọng của nó là 73%, cuối kỳ là 75%, còn tỷ trọng của tài sản ngắn hạn ở các thời điểm tương ứng lần lượt là 27% và 25%. Xét tổng thể, việc phân bổ như trên đối với một doanh nghiệp chuyên về bán lẻ và sản xuất may mặc như CTCP May 10 được coi là khá hợp lý. Mặt khác, trong tổng số nguồn vốn của doanh nghiệp, ta nhận thấy tỷ trọng của VCSH thấp hơn so với Nợ phải trả, chứng tỏ sự lệ thuộc về tài chính của công ty tương đối lớn, trong đó nợ ngắn hạn lại là chủ yếu, đối chiếu với tỷ trọng hàng tồn kho, ta thấy phải chăng vì tình hình bán hàng của công ty gặp khó khăn nên đã ảnh hưởng tiêu cực đ...


Similar Free PDFs