Pháp luật đại cương về vi phạm pháp luật PDF

Title Pháp luật đại cương về vi phạm pháp luật
Author Miên Thụy
Course Pháp luật
Institution Trường Đại học Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh
Pages 21
File Size 333.5 KB
File Type PDF
Total Downloads 263
Total Views 490

Summary

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠOTRƯỜNG: ĐẠI HỌC SƯ PHẠM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH KHOA: GIÁODỤC CHÍNH TRỊ-----  ---- -BÀI TIỂU LUẬN CUỐI HỌC PHẦN MÔN PHÁP LUẬT ĐẠI CƯƠNGHỌC KÌ 1, NĂM HỌC 2021 – 2022ĐỀ TÀI:Vi phạm pháp luật của sinh viên hiện nay - Những vấn đề lý luận và thực tiễnSinh viên thực hiện: Phạm Th...


Description

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG: ĐẠI HỌC SƯ PHẠM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH KHOA: GIÁO DỤC CHÍNH TRỊ -----  -----

BÀI TIỂU LUẬN CUỐI HỌC PHẦN MÔN PHÁP LUẬT ĐẠI CƯƠNG HỌC KÌ 1, NĂM HỌC 2021 – 2022 ĐỀ TÀI: Vi phạm pháp luật của sinh viên hiện nay - Những vấn đề lý luận và thực tiễn Sinh viên thực hiện: Phạm Thị Mai Mã số sinh viên: 47.01.601.072 TP. Hồ Chí Minh, tháng 1 năm 2021

2

MỤC LỤC A.PHẦN MỞ ĐẦU 4 B. NỘI DUNG

5

CHƯƠNG 1: LÝ LUẬN CHUNG VỀ VI PHẠM PHÁP LUẬT Khái niệm vi phạm pháp luật Khái niệm:

5

5

5

Dấu hiệu của Vi phạm pháp luật: 5 Cấu thành vi phạm pháp luật Khái niệm:

6

6

Mặt khách quan của vi phạm pháp luật: 6 Mặt chủ quan của vi phạm pháp luật: Chủ thể

8

Khách thể

9

7

Các loại vi phạm pháp luật 9 Vi phạm hình sự

9

Vi phạm hành chính: Vi phạm dân sự

9

Vi phạm kỷ luật:

10

9

Trách nhiệm pháp lý 10 Đặc điểm của trách nhiệm pháp lý. Các loại trách nhiệm pháp lý.

10

11

Tình huống về vi phạm pháp luật ở sinh viên hiện nay và phân tích các yếu tố cấu thành vi phạm pháp luật

12

Tình huống vi phạm kỉ luật 12 Cấu thành vi phạm pháp luật:

12

Mặt khách quan của vi phạm kỷ luật 2.1.3. Mặt khách thể 13 2.1. 4. Mặt chủ quan: 2.1.5. Mặt chủ thể

14

13

12

3

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG, NGUYÊN NHÂN VÀ CÁCH GIẢI QUYẾT VI PHẠM PHÁP LUẬT CỦA SINH VIÊN HIỆN NAY Thực trạng hiện nay 14 Hậu quả

16

Nguyên nhân 16 NHỮNG GIẢI PHÁP KHẮC PHỤC

18

14

A.PHẦN MỞ ĐẦU Bước vào thế kỷ 21 - thời đại tiên tiến của toàn thế giới, lứa tuổi sinh viên thuộc kỷ nguyên mới mang trong mình trọng trách cao cả là trau dồi, học tập để sánh vai cùng các cường quốc năm châu. Thế hệ sinh viên với sức trẻ và sự năng động, tuy dễ tiếp thu những điều mới lạ, những cái tiến bộ nhưng cũng đồng thời cũng là đối tượng dễ bị sa ngã vào các tệ nạn xã hội vì sự bồng bột, nông nổi của lứa tuổi mới lớn. Và vi phạm pháp luật của sinh viên hiện nay là những vấn đề nhức nhối, bức xúc nhất trong lĩnh vực này, gia tăng một cách nhanh chóng và có xu hướng trẻ hóa đối tượng vi phạm. Ngoài ra do nhiều nguyên nhân khác nhau mà hành vi sai lệch của Sinh Viên có xu hướng ngày càng gia tăng cả về số lượng lẫn mức độ. Một số hành vi vi phạm pháp luật của Sinh Viên khiến gia đình, nhà trường và xã hội cần có cái nhìn quan tâm, lo lắng như: tệ nạn lô đề, vi phạm luật giao thông và gây rối mất trật tự công cộng. Để giải quyết triệt để vấn đề này, để qua đó có những biện pháp cũng như phương hướng giải quyết phù hợp thì có thể nói việc tìm hiểu thực trạng, nguyên nhân cũng như biện pháp của vấn đề là một điều cần thiết và quan trọng. Chính vì tầm quan trọng của nó là như vậy nên tôi xin tìm hiểu đề tài “Vi phạm pháp luật của sinh viên hiện nayNhững vấn đề lý luận và thực tiễn” để phân tích và tìm hiểu thêm. Trong quá trình nghiên cứu khó tránh khỏi sai sót nên em mong thầy/cô sẽ bỏ qua và giúp em hoàn thiện hơn. Đồng thời do trình độ lý luận cũng như kinh nghiệm thực tiễn còn hạn chế nên bài khó có thể tránh khỏi những thiếu sót nên em mong thầy /cô sẽ góp ý để em rút kinh nghiệm và hoàn thành tốt hơn cho các bài sau. Em xin chân thành cảm ơn!

B. NỘI DUNG CHƯƠNG 1: LÝ LUẬN CHUNG VỀ VI PHẠM PHÁP LUẬT Khái niệm vi phạm pháp luật Khái niệm: Vi phạm pháp luật là hành vi xác định của con người trái với quy định của pháp luật, có lỗi do chủ thể có đủ năng lực trách nhiệm pháp lý thực hiện, xâm hại hoặc đe dọa xâm hại đến các quan hệ xã hội được pháp luật xác lập và bảo vệ. Vi phạm pháp luật là trường hợp các chủ thể không thực hiện hoặc thực hiện không đúng những quy định của pháp luật. Tuy nhiên, để bị coi là vi phạm pháp luật, cần phải hộ đủ các dấu hiệu cơ bản của vi phạm pháp luật. Ví dụ: Giết người, lừa đảo, chiếm đoạt tài sản, buôn bán ma túy. Dấu hiệu của Vi phạm pháp luật: Là các hành vi, hoạt động gây nguy hiểm cho xã hội hoặc có khả năng nguy hiểm cho xã hội gây ra bởi các chủ thể pháp luật (cơ quan nhà nước, tổ chức xã hội,...) Hành vi trái pháp luật, làm tổn hại đến các mối quan hệ xã hội được pháp luật bảo vệ và xác lập. Thể hiện dưới dạng: + Làm một việc (hành động) mà pháp luật cấm không được làm; + Không làm một việc (không hành động) mà pháp luật đòi hỏi; + Sử dụng quyền hạn vượt quá quy định của pháp luật. Lỗi của chủ thể. Chủ thể phải có năng lực trách nhiệm pháp lý. Nếu chủ thể không có khả năng nhận thức và điều khiển hành vi thì chủ thể không có năng lực trách nhiệm pháp lý theo quy định của pháp luật.

Cấu thành vi phạm pháp luật Khái niệm: Cấu thành vi phạm pháp luật là những dấu hiệu đặc trưng của một vi phạm pháp luật cụ thể. Gồm có 4 yếu tố cấu thành là: Mặt khách quan; Mặt chủ quan; Chủ thể; Khách thể. Mặt khách quan của vi phạm pháp luật: Mặt khách quan của vi phạm pháp luật là những biểu hiện ra bên ngoài của vi phạm pháp luật mà con người có thể nhận thức được bằng trực quan sinh động. Nó bao gồm các yếu tố sau đây: hành vi trái pháp luật, hậu quả nguy hiểm cho xã hội, mối quan hệ nhân quả giữa hành vi và hậu quả nguy hiểm cho xã hội, thời gian, địa điểm, phương tiện vi phạm. + Hành vi trái pháp luật hay còn gọi là hành vi gây nguy hiểm cho xã hội là hành vi trái với các yêu cầu của pháp luật đưa ra, gây ra những hậu quả xấu cho xã hội. + Hậu quả nguy hiểm cho xã hội là những thiệt hại về người và tài sản hoặc những thiệt hại về tinh thần, tâm lý,... do những hành vi vi phạm pháp luật gây ra cho xã hội. + Mối quan hệ nhân quả giữa hành vi và hậu quả nguy hiểm cho xã hội tức là giữa chúng phải có mối quan hệ nội tại và tất yếu với nhau. Hành vi đã chứa đựng mầm mống gây ra hậu quả hoặc là nguyên nhân trực tiếp của hậu quả nên nó phải xảy ra trước hậu quả về mặt thời gian; còn hậu quả phải là kết quả tất yếu của chính hành vi đó mà không phải là của một nguyên nhân khác. + Thời gian vi phạm pháp luật là giờ, ngày, tháng, năm xảy ra hành vi vi phạm pháp luật. + Địa điểm vi phạm pháp luật là nơi xảy ra hành vi vi phạm pháp luật. + Phương tiện vi phạm pháp luật là các công cụ mà chủ thể vi phạm sử dụng nhằm thực hiện hành vi trái pháp luật của mình. Khi xem xét mặt khách quan của vi phạm pháp luật thì hành vi trái pháp luật luôn luôn là yếu tố bắt buộc phải xác định trong cấu thành của mọi vi phạm pháp luật, còn

các yếu tố khác có bắt buộc phải xác định hay không là tùy từng trường hợp vi phạm. Có trường hợp hậu quả nguy hiểm cho xã hội và mối quan hệ nhân quả giữa hành vi và hậu quả nguy hiểm cho xã hội cũng là yếu tố bắt buộc phải xác định, có trường hợp địa điểm vi phạm cũng là yếu tố bắt buộc phải xác định. Mặt chủ quan của vi phạm pháp luật: Mặt chủ quan là thái độ tâm lý của chủ thể, là diễn biến tâm lý mà các giác quan của con người không có khả năng cảm giác chính xác được. Động cơ: Là động lực thúc đẩy chủ thể thực hiện những hành vi vi phạm pháp luật như do ghen tuông, lòng tham, đê hèn,.... Ở thời điểm ra quyết định hình phạt thì động cơ còn có thể được xem là tình tiết tăng nặng hoặc là tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự cho chủ thể vi phạm pháp luật. Mục đích: Là kết quả cuối cùng mà chủ thể vi phạm pháp luật mong muốn đạt được ở tương lai thực tế sau khi thực hiện hành vi vi phạm pháp luật. Mục đích phạm tội chỉ có ở chủ thể vi phạm pháp luật do lỗi cố ý trực tiếp. Ví dụ: + Cướp giật tài sản hòng chiếm đoạt tiền bạc, xe,.... Lỗi: Lỗi: là trạng thái tâm lý hay thái độ của chủ thể đối với hành vi trái pháp luật của mình và đối với hậu quả của hành vi đó gây ra cho xã hội được thể hiện dưới hai hình thức: cố ý hoặc vô ý. - Lỗi cố ý:

+ Cố ý trực tiếp là lỗi của chủ thể khi thực hiện hành vi trái pháp luật và có khả năng nhận thức rõ hành vi của mình, thấy trước được hậu quả của hành vi đó gây ra cho xã hội và mong muốn cho hậu quả đó xảy ra. VD: Một người cố ý đả thương người khác gây ra thương tích hoặc chết người. + Cố ý gián tiếp là lỗi của chủ thể khi thực hiện hành vi trái pháp luật có khả năng nhận thức rõ hành vi của mình là trái pháp luật, thấy trước được hậu quả của hành vi đó gây ra cho xã hội, tuy chủ thể không mong muốn hậu quả đó song lại có ý thức để mặc cho hậu quả xảy ra. VD: Dùng hàng rào điện để chống trộm gây ra hậu quả chết người. - Lỗi vô ý: Gồm lỗi vô ý vì quá tự tin và lỗi vô ý do cẩu thả. + Vô ý vì quá tự tin là lỗi của chủ thể mặc dù thấy trước hành vi của mình có thể gây ra hậu quả nguy hiểm cho xã hội song lại tin chắc rằng hậu quả đó sẽ không xảy ra hoặc bản thân chủ thể tin tưởng có thể ngăn ngừa được VD: Lái xe dàn hàng ngang để nói chuyện gây ra tai nạn vì chủ quan. + Vô ý vì cẩu thả là trường hợp người vi phạm không nhận thức được hậu quả nguye hiểm do hành vi của mình mặc dù trách nhiệm phải biết và có thể biết. VD: Tham gia giao thông nhưng quên bật xi nhan trước khi xin đường gây ra tai nạn giao thông. Chủ thể: Chủ thể của vi phạm pháp luật là cá nhân, tổ chức có năng lực trách nhiệm pháp lý và đã thực hiện hành vi trái với pháp luật Nhà nước. Năng lực pháp lý là khả năng chịu trách nhiệm pháp lý của chủ thể gắn với độ tuổi và không bị mắc các bệnh mất khả năng nhận thức và khả năng điều khiển hành vi. Ở mỗi loại vi phạm pháp luật, tùy theo quy định của pháp luật đều có chủ thể riêng.

Khách thể: Khách thể của vi phạm pháp luật là những quan hệ xã hội được pháp luật bảo vệ nhưng bị hành vi trái pháp luật xâm hại tới. Xác định được khách thể mang ý nghĩa quan trọng trong việc xác định tính chất, mức độ nguy hiểm của những hành vi vi phạm pháp luật Các loại vi phạm pháp luật Xét theo mức độ và tính chất nguy hiểm cho xã hội của vi phạm pháp luật, chúng được chia thành hai loại: tội phạm và không phải tội phạm. Xét theo đặc điểm của khách thể vi phạm pháp luật, chia thành ngành Luật, chế định pháp luật. Có các loại vi phạm pháp luật như sau: Vi phạm hình sự (tội phạm), vi phạm hành chính, vi phạm dân sự, vi phạm kỷ luật. Vi phạm hình sự Khái niệm: Là hành vi có mức nguy hiểm cho xã hội cao nhất trong tất cả các loại vi phạm. Xâm phạm đến những mối quan hệ xã hội quan trọng nhất trong hệ thống những mối quan hệ xã hội được pháp luật bảo vệ. (Được quy định rõ trong Bộ luật Hình sự) Chủ thể: Cá nhân, pháp nhân. Vi phạm hành chính: Khái niệm: Là hành vi xâm hại các quy tắc quản lí hành chính nhà nước mà không phải tội phạm và sẽ bị xử lý hành chính theo quy định của pháp luật. Mức độ nguy hiểm của loại vi phạm này thấp hơn vi phạm hình sự. Chủ thể: Cá nhân hoặc tổ chức. Vi phạm dân sự: Khái niệm: Là những hành vi xâm hại đến quan hệ tài sản, quan hệ nhân thân có liên quan đến tài sản hoặc không liên quan đến tài sản được quy định trong Bộ luật dân sự. Trong trường hợp chủ thể không thực hiện, thực hiện sai, chưa đầy đủ những

nghĩa vụ của họ trong 1 mối quan hệ pháp luật dân sự cụ thể hoặc xâm hại đến các mối quan hệ tài sản, quan hệ thân nhân phi tài sản thì phải xử lý dân sự theo đúng quy định của pháp luật. Chủ thể: Cá nhân hoặc tổ chức. Vi phạm kỷ luật: Là hành vi mà chủ thể xâm hại đến kỷ luật công tác, lao động, học tập và rèn luyện; chủ thể không thực hiện hay chưa thực hiện đầy đủ nghĩa vụ của họ trong một quan hệ pháp luật được định ra trong nội bộ tổ chức, cơ quan thuộc quản lý của Nhà nước. Cần phân biệt rõ giữa vi phạm kỷ luật Nhà nước và vi phạm kỷ luật của các tổ chức khác trong xã hội: mỗi cơ quan, tổ chức đều đặt ra những quy tắc riêng cho các thành viên nhằm đảm bảo trật tự hoạt động, đây chính là kỷ luật riêng của mỗi tổ chức. Chủ thể: Cán bộ- công chức Nhà nước, học sinh- sinh viên,… Trách nhiệm pháp lý Trách nhiệm pháp lý là hậu quả bất lợi (sự phản ứng mang tính trừng phạt của nhà nước) mà cá nhân tổ chức phải gánh chịu khi không thực hiện đúng mệnh lệnh của nhà nước đã quy định trong các vi phạm pháp luật. Đặc điểm của trách nhiệm pháp lý. Trách nhiệm pháp lý chỉ do cơ quan Nhà nước có thẩm quyền áp dụng với chủ thể vi phạm pháp luật Việc truy cứu trách nhiệm pháp lý chỉ được thực hiện đối với các hành vi vi phạm pháp luật có đủ yếu tố cấu thành; Trách nhiệm pháp lý gắn liền các biện pháp cưỡng chế của Nhà nước và các biện pháp đó được quy định trong phần chế tài của quy phạm pháp luật. Kết luận: -Trách nhiệm pháp lý là một loại quan hệ pháp luật đặc biệt giữa nhà nước (thông qua cơ quan nhà nước có thẩm quyền) và chủ thể vi phạm pháp luật; trong đó, nhà

nước (thông qua cơ quan có thẩm quyền) có quyền áp dụng các biện pháp cưỡng chế có tính chất trừng phạt được quy định ở chế tài quy phạm pháp luật đối với chủ thể vi phạm pháp luật và chủ thể đó phải gánh chịu hậu quả bất lợi về vật chất, tinh thần do hành vi của mình gây ra. Các loại trách nhiệm pháp lý. Dựa vào các cơ quan nhà nước có thẩm quyền áp dụng trách nhiệm pháp lý phân thành: trách nhiệm do Tòa án áp dụng và trách nhiệm do cơ quan quản lý nhà nước áp dụng. Dựa vào mối quan hệ của trách nhiệm pháp lý với các ngành luật: trách nhiệm hình sự, trách nhiệm hành chính, trách nhiệm dân sự, trách nhiệm kỷ luật, trách nhiệm vật chất. + Trách nhiệm hình sự được Tòa án áp dụng đối với những người có hành vi phạm tội được quy định trong Bộ luật hình sự, chế tài trách nhiệm hình sự là nghiêm khắc nhất (đó là hình phạt: tù có thời hạn, từ trung thân hoặc tử hình...); + Trách nhiệm hành chính chủ yếu do các cơ quan quản lý nhà nước hay nhà chức trách có thẩm quyền áp dụng đối với các chủ thể có hành vi vi phạm hành chính; +Trách nhiệm dân sự là loại trách nhiệm pháp lý do Tòa án áp dụng đối với các chủ thể vi phạm dân sự; + Trách nhiệm kỷ luật là loại trách nhiệm pháp lý áp dụng đối với chủ thể vi phạm kỷ luật, do thủ trưởng các cơ quan, đơn vị, trường học... tiến hành; + Trách nhiệm vật chất là loại trách nhiệm pháp lý do các cơ quan, đơn vị... áp dụng đối với cán bộ, công chức, công nhân, người lao động... của Cơ quan, đơn vị mình trong trường hợp họ gây thiệt hại về tài sản cho cơ quan, đơn vị.

Tình huống về vi phạm pháp luật ở sinh viên hiện nay và phân tích các yếu tố cấu thành vi phạm pháp luật Tình huống vi phạm kỉ luật Hoàng Tấn A (sinh viên năm 1 trường Đại học X, TP. Hồ Chí Minh) nhiều lần có hiệu của hành vi vô lễ với giáo viên, bỏ học, có hành vi gian lận đem điện thoại và quay cóp trong giờ kiểm tra nên bị giáo viên phê bình nhiều lần. Ngoài ra, A còn thường xuyên sử dụng chất kích thích như thuốc lá, rượu bia trong nhà vệ sinh nhà trường và đã nhiều lần bị bạn bè cùng các thầy cô bắt được. Nhận thấy được tích chất vi phạm liên tục không có dấu hiệu hối lỗi (cụ thể là từ 8/2021 đến 12-2021) nên Hội đồng nhà trường ra quyết định thôi học cho A. Phân tích cấu thành tội phạm ở tình huống trên. Cấu thành vi phạm pháp luật: Mặt khách quan của vi phạm kỷ luật Hành vi: Bất kỳ một sự việc nào của A cũng bắt nguồn từ những động cơ, nguyên nhân và được thực hiện vì mục đích cá nhân. “Theo quan niệm của hệ thống Sovietque Law, hành vi trái pháp luật là hành vi không phù hợp với những quy định của pháp luật, tức là làm những điều luật pháp luật cấm hoặc không làm những điều luật pháp luật bắt buộc.” Có thể thấy rằng, A nhiều lần vô lễ với giáo viên, bỏ học, đem điện thoại, quay cóp, hút thuốc lá và uống rượu). Những việc làm trên đều là hành vi vi phạm kỷ luật mà trong nội quy nhà trường đề ra. Hậu quả: Khi thực hiện suy nghĩ biểu hiện ra thành hành động của bản thân. A chắc chắn phải đốt mặt với những hậu quả mà bản thân gây ra không chỉ cho mình mà còn cho nhà trường và bạn bè xung quanh. Thứ nhất, gây ảnh hưởng đến các sinh viên khác không chỉ về vật chất mà còn bởi tinh thần. Khói và hơi thuốc lá là mối nguy hiểm nghiêm trọng đối với những người hít phải, làm tăng nguy cơ mắc bệnh tim, cao huyết áp. Ngoài ra A còn khiến cho môi trường học tập của các bạn không thoải mái vô tình tạo áp lực lên tinh thần cho các bạn. Thứ hai, nó làm tương lai của A trở nên vô định trượt dài trong quá khứ bị đuổi học. Có những áp lực vô hình từ ánh mắt

phán xét của mọi người xung quanh. Cuối cùng, hành vi trên xâm phạm đến quy tắc quản lí của nhà trường. Thời Gian: Hành vi được cụ thể hóa lặp lại nhiều lần với mức độ dày đặc liên tục từ 8/2021 - 12/2021. Địa điểm: Trường Đại học X, TP. Hồ Chí Minh cụ thể trong lớp học, nhà vệ sinh,... 2.1.3. Mặt khách thể: Dễ thấy hành vi của A là vi phạm, có thái độ xem thường những quy tắc quản lí của nhà trường và giáo viên. Khi nhập học với tư cách là sinh viên trường X thì đây là những quy định bắt buộc A phải tuân theo để tạo nên một trường học tập lành mạnh, an toàn, thân thiện chung tay giữ gìn ngôi trường mà biết bao thế hệ sẽ đang và sắp trải qua. 2.1. 4. Mặt chủ quan: Những hành động của A là diễn biến bên trong mà A đã mong muốn thực hiện ra ngoài, không hề có thái độ quan tâm việc học tập của bạn thân. Là hành vi có lỗi với bạn bè, thầy cô và nhà trường. Lỗi: Đây hoàn toàn là lỗi cố ý trực tiếp. Bởi vì, A hoàn toàn thấy trước được hậu quả xã hội do hành vi của mình gây ra nhưng vẫn mong muốn hành vi ấy xảy ra. Nguyên nhân: Để bắt đầu tới kết quả bị kỷ luật đuổi học là do đâu? Do tính vô kỷ luật và sự xem thường kỷ luật nhà trường của A. Dù đã được nhắc nhở một quãng thời gian dài nhưng thái độ của A vô cùng dửng dưng thậm chí còn lặp lại hành vi sai trái của bản thân. Không hề có tinh thần trách nhiệm trong môi trường tập thể, trong việc học tập và tương lai của bản thân. Ở A ta không hề nhận thấy sự cầu tiến đáng có của một sinh viên - những mầm non tương lai của đất nước. Động cơ: Xuất phát từ sự lười biếng của chính bản thân A để thỏa mãn suy nghĩ coi thường của bản thân thúc đẩy A biểu hiện những hành vi vi phạm Mục đích: Hành vi biểu hiện cho thấy A đã đạt được những mục tiêu không quan tâm việc học, giáo viên nhà trường.

2.1.5. Mặt chủ thể: “Continental Law thường áp dụng quan điểm của John Locke “Chủ thể được phép làm những gì mà luật không cấm”. Nhưng việc làm của A là hoàn toàn trái với quy định kỷ luật của nhà trường. Với một và duy nhất một chủ thể chính là Huỳnh Tấn A (sinh viên năm 1 trường Đại học X, TP. Hồ Chí Minh) là người có đủ năng lực trách nhiệm pháp lí khi thực hiện hành vi vi phạm này. Đánh giá vấn đề Những việc làm hành vi của A đã nói lên tính cách, thái độ của A trong việc học nói riêng và môi trường học tập nói chung. Là hành vi vi phạm kỷ luật sai trái cần phải lên án và xử lý theo quy định. Quyết định của Hội đồng Trường là hoàn toàn đúng đắn và sẽ là bài học đắt giá dành cho A để A có những suy nghĩ riêng cho mình về những hành động của bản thân. CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG, NGUYÊN NHÂN VÀ CÁCH GIẢI QUYẾT VI PHẠM PHÁP LUẬT CỦA SINH VIÊN HIỆN NAY Thực trạng hiện nay Vào thời kì đất nước trải qua công cuộc hiện đại hóa hội nhập văn minh, nhiều học sinh, sinh viên đang cho thấy ý chí kiên cường vươn lên để thực hiện ước mơ hoài bão của mình. Cùng với sự phát triển không ngừng nghỉ của nền kinh tế thị trường mang lại những tác động tích cực vẫn còn tồn tại, xuất hiện nhiều hạn chế. Đáng quan ngại hơn cả tình trạng vi phạm phát pháp luật lại xuất pháp từ sự thiếu hiểu biết pháp luật hoặc đến từ nhu cầu thõa mãn mục đích cá nhân từ một bố phận sinh viên. Với mức báo động đỏ cho thực trạng Sinh Viên ngày càng vi phạm pháp luật với xu hướng trẻ hóa và mức độ vi phạm và hành động gây lỗi ngày càng tinh vi, nguy hiểm,.. đã và đang là nỗi băn khoăn, lo lắng được dư luận và xã hội quan tâm. Thống kê chưa đầy đủ của Bộ GD-ĐT thì từ năm 2009 đến nay, tổng số HSSV liên quan đến pháp luật hình sự trên 8000 vụ việc, trong đó, gây rối trật tự công cộng

là 935 vụ, tội phạm ma túy là 357 trường hợp, giết người 37 vụ, cướp, trộm cắp tài sản là 6000 vụ... Ông Ngũ Duy Anh, Vụ trưởng vụ CT HSSV, Bộ GD-ĐT cho biết, tình hình HSSV phạm pháp tiếp tục gia tăng cả về tính chất, mức độ lẫn sự nghiêm trọng của các vụ việc. Các nguyên nhân dẫn đến phạm pháp của HSSV rất đơn giản như thiếu tiền chơi điện tử, chat, ăn chơi, đua đòi. Bạo lực học đường tuy đã được kiềm chế nhưng vẫn xảy ra tại nhiều địa phương. Từ năm 2010 đến nay đã có tới 7.735 HSSV tham gia đánh nhau, bị xử lý kỷ luật. Tệ nạn ma túy trong HSSV diễn biến phức tạp. Khảo sát mới đây nhất của Trường ĐH Lao động-Thương binh và Xã hội với 1 kết quả khiến người ta phải thốt lên giật mình. Hơn 80% số SV hiện nay không hề nắm được những kiến thức được cho là hết sức cơ bản của pháp ...


Similar Free PDFs