Phong trào \"Rào đất cướp ruộng\" PDF

Title Phong trào \"Rào đất cướp ruộng\"
Course Triết học Mác Lênin
Institution Trường Đại học Ngoại thương
Pages 11
File Size 271.1 KB
File Type PDF
Total Downloads 160
Total Views 498

Summary

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG=====000=====TIỂU LUẬN MÔN NHỮNG NGUYÊN LÍ CƠ BẢN CỦA CHỦ NGHĨAMÁC LÊ NIN 2PHONG TRÀO “RÀO ĐẤT CƯỚP RUỘNG” VÀ SỰ HÌNH THÀNH PHƯƠNG THỨC SẢNXUẤT TƯ BẢN CHỦ NGHĨAHọ và tên: Tăng Thị KimLớp: TRI103.MSV: 1718820046 SBD: 44Giảng viên giảng dạy: TS. Vũ Thị Quế AnhMỤC LỤCLỜI MỞ Đ...


Description

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG =====000=====

TIỂU LUẬN MÔN NHỮNG NGUYÊN LÍ CƠ BẢN CỦA CHỦ NGHĨA MÁC LÊ NIN 2 PHONG TRÀO “RÀO ĐẤT CƯỚP RUỘNG” VÀ SỰ HÌNH THÀNH PHƯƠNG THỨC SẢN XUẤT TƯ BẢN CHỦ NGHĨA

Họ và tên: Tăng Thị Kim Lớp: TRI103.1 MSV: 1718820046 SBD: 44 Giảng viên giảng dạy: TS. Vũ Thị Quế Anh

1

MỤC LỤC LỜI MỞ ĐẦU....................................................................................................................3 I. KHÁI QUÁT CHUNG...................................................................................................3 1.

Chủ nghĩa tư bản...................................................................................................3

2.

Rào đất cướp ruộng...............................................................................................4

3. Phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa................................................................4 II. PHONG TRÀO “RÀO ĐẤT CƯỚP RUỘNG”............................................................4 1.

Nguyên nhân, điều kiện.........................................................................................5

2.

Diễn biến...............................................................................................................5

3. Ảnh hưởng và ý nghĩa của phong trào.......................................................................6 3.1 3.2

Nguồn nhân lực...............................................................................................6 Thị Trường......................................................................................................6

III. SỰ HÌNH THÀNH PHƯƠNG THỨC TƯ BẢN CHỦ NGHĨA.................................6 1. 2.

Điều kiện ra đời.....................................................................................................6 Quá trình hình thành..............................................................................................7 2.1 Trong công thương nghiệp..............................................................................7 2.2 Trong nông nghiệp..........................................................................................8 3. Cơ sở lí luận..........................................................................................................8 3.1 Học thuyết giá trị.................................................................................................8 3.2 Học thuyết giá trị thặng dư.............................................................................9 KẾT LUẬN.....................................................................................................................10

2

L Ờ I M ỞĐẦẦU Trong nghiên cứu về chủ nghĩa Mác-Lê Nin về học thuyết kinh tế thì vấn đề được bàn đến là vận dụng thế giới quan duy vật biện chứng duy vật vào quá trình nghiên cứu phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa. Trong nghiên cứu này, em chọn chủ đề “Phong trào “rào đất cướp ruộng” và sự hình thành phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa” làm đề tài. Bài luận tập trung khai thác tư bản chủ nghĩa giai đoạn thế kỉ XV-XIX, giai đoạn bắt đầu của các nhà nước tư bản chủ nghĩa phương Tây, sự hình thành nên phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa. Nghiên cứu vấn đề trên ta biết được nguồn gốc sự hình thành của phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa với phong trào tiêu biểu “rào đất cướp ruộng” của tư bản. Nghiên cứu này giúp ta có cái nhìn khách quan và cách thức vận hành cũng như cơ sở lí luận triết học về phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa. I. KHÁI QUÁT CHUNG 1. Chủ nghĩa tư bản Chủ nghĩa tư bản là một hình thái kinh tế – xã hội của xã hội loài người, xuất hiện đầu tiên tại châu Âu, phôi thai và phát triển từ trong lòng xã hội phong kiến châu Âu và chính thức được xác lập như một hình thái xã hội tại Hà Lan và Anh ở thế kỷ 17. Sau cách mạng Pháp cuối thế kỷ 18, hình thái chính trị của "nhà nước tư bản chủ nghĩa" dần dần chiếm ưu thế hoàn toàn tại châu Âu và loại bỏ dần hình thái nhà nước của chế độ phong kiến, quý tộc. Và sau này hình thái chính trị – kinh tế – xã hội tư bản chủ nghĩa lan ra khắp châu Âu và thế giới. CNTB ra đời cách đây hơn 500 năm và có bốn lần thay đổi lớn. Vào giữa thế kỷ thứ XVIII, cuộc cách mạng khoa học - kỹ thuật lần thứ nhất nổ ra, CNTB nông nghiệp và thương nghiệp chuyển thành chủ nghĩa tư bản công nghiệp và tự do cạnh tranh. Cuối thế kỷ thứ XIX, cuộc cách mạng khoa học - kỹ thuật lần thứ hai xuất hiện, CNTB tự do cạnh tranh chuyển thành CNTB độc quyền. Từ sau cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới vào những năm 30 của thế kỷ XX và rõ nhất là sau chiến tranh thế giới thứ hai, chủ CNTB độc quyền chuyển thành CNTB độc quyền nhà nước. Bắt đầu từ những năm 80 của thế kỷ XX, sự phát triển mạnh mẽ của cuộc cách mạng khoa học - công nghệ đã dẫn đến toàn cầu hóa kinh tế và CNTB độc quyền nhà nước chuyển thành CNTB độc quyền xuyên quốc gia. 2. Rào đấất cướp ruộng -Là nền tảng của cuộc tích lũy tư bản nguyên thủy, các cuộc rào đất ở Anh đã bần cùng hóa nhiều người dân, đẩy họ vào cảnh phải rời bỏ quê hương. Như Karl Marx nhận xét, các biện pháp chiếm đoạt đất công, chiếm đoạt đất Nhà thờ kiểu này đã “biến đất thành tư bản và tạo ra

3

cho các ngành công nghiệp đô thị nguồn cung cần thiết những người vô sản miễn phí và không có trong tay một quyền hành nào.” -Là một “tiến trình chinh phạt và cưỡng đoạt kéo dài” [trong lịch sử phát triển của chủ nghĩa tư bản trên phương diện một hệ thống xã hội], phong trào rào đất ở Anh được tiến hành như một hình thức “xóa sổ giai cấp nông dân” trong đó “thuộc địa đầu tiên của đế quốc Anh chính là đất nước Anh”. Karl Marx đã chia phong trào rào đất ở Anh thành hai giai đoạn: giai đoạn đầu tiên có đặc trưng là những hành động bạo lực đơn lẻ; còn giai đoạn sau nổi bật lên như là chiến dịch trưng thu của nhà nước, trong đó luật pháp trở thành công cụ chiếm đoạt đất 3. Ph ương th ức s ản xuấất tư bản chủ nghĩa Sản xuất hàng hoá giản đơn là sản xuất hàng hoá của những người nông dân, thợ thủ công dựa trên cơ sở tư hữu nhỏ về tư liệu sản xuất và lao động của chính họ. Sản xuất hàng hoá giản đơn phát triển và tồn tại xen kẽ với nền kinh tế tự nhiên trong xã hội phong kiến. Sự phát triển của nó đến trình độ nhất định sẽ tự phát dẫn đến sự ra đời nền kinh tế thị trường tư bản chủ nghĩa. Khi đó, trong phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa, kẻ sở hữu tư liệu sản xuất vẫn tiếp tục chiếm hữu sản phẩm, mặc dầu sản phẩm này không còn là /sản phẩm của người đó nữa mà là sản phẩm của người khác. Như vậy sản phẩm giờ đây do lao động xã hội sản xuất ra không phải là do những người thực sự vận dụng các tư liệu sản xuất mà thực sự sản xuất ra những sản phẩm ấy chiếm hữu, do các nhà tư bản có tư liệu sản xuất chiếm hữu. Những vấn đề cơ bản của phương thức chủ nghĩa tư bản chủ nghĩa: -

Sản xuất hang hóa và quy luật giá trị trong nền sản xuất hang hóa

-

Sản xuất giá trị thặng dư và quy luật kinh tế của chủ nghĩa tư bản

-

Các hình thức tư bản và các hình thức biểu hiện của giá trị thặng dư

-

Lí luận của V.I.LÊNIN về chủ nghĩa tư bản độc quyền

II. PHONG TRÀO “RÀO ĐẦẤT CƯỚP RUỘNG” 1. Nguyên nhấn, điêều kiện Trước cách mạng, Anh vẫn là một nước quân chủ chuyên chế với đặc trưng cơ bản là sự tồn tại của quan hệ sản xuất phong kiến lỗi thời và lạc hậu, kìm hãm sự phát triển của sản xuất. Trong khi đó, những mầm mống kinh tế tư bản chủ nghĩa đang dần hình thành và ngày càng lớn mạnh, khiến cho mâu thuẫn giữa quan hệ sản xuất cũ với lực lượng sản xuất mới nảy sinh và phát triển gay gắt. Trong đó, vấn đề ruộng đất nổi lên hàng đầu. Vào cuối thế kỉ XV, đầu thế kỷ XVI, do thương nghiệp và sản xuất len dạ ở nước Anh phát triển nhanh chóng, nhu cầu về lông cừu ngày càng lớn, giá tăng vọt. Để thu được nhiều lợi, các lãnh chúa phong kiến chiếm đoạt đất đai của công xã, đuổi tá điền ra khỏi ruộng đất của họ đang canh tác để lập các đồng cỏ . Hàng vạn gia đình nông dân mất ruộng đất trở thành những người không có nhà cửa, không có tài sản, phiêu bạt khắp nơi.

4

Phong trào “rào đấất cướp ruộng” xảy ra do tấềng lớp tư bản (dựa vào nhà nước phong kiêấn ) kh ởi x ướng , đ ặt d ưới s ựb ảo h ộc ủa lu ật pháp, t ướt đo tạ đấất đai của nông dấn, khiêấn nông dấn chỉ có thể bán sức lao động của mình cho tư bản.

2. Diễn biến

Manh nha từ thế kỷ XII, phong trào rào đất ở Anh chủ yếu nhắm đến những cánh đồng trống, những khu đất công, đất rừng và các khu vực không có người cư trú. Ban đầu, việc rào đất để chiếm dụng chỉ diễn ra rải rác, với mục đích chính là để ghép các dải đất lại với nhau cho tiện quản lý và phục vụ cho cuộc trao đổi giữa các tiểu nông và người lĩnh canh.

Bức ảnh minh họa quá trình chuyển đổi từ đất nông nghiệp sang đất nuôi cừu và dành cho công nghiệp tại Anh Quốc vào thế kỷ 16. Ảnh: internetshakespeare Cao trào rào đất bắt đầu lan rộng trong thế kỷ XV, XVI. Đến thời điểm này, các cuộc rào đất đã mang tính chất chiếm đoạt “cá lớn nuốt cá bé”. Giới chủ, thương gia, luật gia, quý tộc, và đại phú nông quây rào các khu đất công, chiếm dụng làm của riêng, kéo theo đó là việc xóa sổ các nông trang và đẩy nông dân ra khỏi khu đất canh tác. Đợt trưng thu này kéo dài khoảng 400 năm và chiếm dụng ít nhất gần 44 triệu mẫu đất, trong đó đỉnh điểm là giai đoạn 1801-1831 với 27 triệu mẫu đất trưng thu. Trước thế kỷ XVII, những mảnh đất bị chiếm dụng này chủ yếu được biến thành đồng cỏ và nông trại trồng nguyên liệu nhuộm phục vụ cho ngành dệt may đang phát triển của Anh. Sau thế kỷ XVII, đất chiếm dụng chủ yếu được dùng để trồng ngũ cốc, theo tinh thần “cách mạng nông nghiệp”. 3. Ảnh hưởng và ý nghĩa của phong trào 3.1 Nguôền nhấn lực Cuộc cách mạng trong nông nghiệp (“rào đất cướp ruộng”) đã tạo ra nguồn nhân công tự do lớn cho sản xuất công nghiệp. Nền nông nghiệp quy mô lớn có kĩ thuật, lại là nông nghiệp nuôi cừu nên cần rất ít nhân công đã tạo ra một lớp người thiếu việc làm rất lớn. Mặt khác, rào đất

5

nuôi cừu làm cho nhiều nông dân bị mất đất đai, nhà cửa, không còn gì ngoài sức lao động của mình: bán ra để sống. Đội ngũ đó trở thành lực lượng công nhân công nghiệp cho một nền công nghiệp hiện đại: đó là tiền đề cực kì cần thiết cho cuộc cách mạng công nghiệp. 3.2 Thị trường Nền nông nghiệp sản xuất nhỏ tan vỡ nên nông dân không thể tiếp tục tự cấp tự túc cho cuộc sống của mình nữa. Chính nông nghiệp cũng trở thành một nền kinh tế hàng hoỏ nên nó mất đi khả năng tự cấp tự túc. Còn những người công nhân, họ không thể làm ra sản phẩm để tự túc được, họ càng không tạo ra lương thực thực phẩm nờn cú nhu cầu tiêu trao đổi hàng hoá. Họ được trả lương nên có tiền để mua các hàng hoá, do vậy, một nền kinh tế hàng hoỏ đó được tạo ra vô cùng có ý nghĩa với công nghiệp được hiện đại hoá. Đây chính một thị trường nội địa khá rộng lớn cho một nền công nghiệp tiên tiến, sản xuất lớn, năng suất cao.Nông nghiệp còn cung cấp cho công nghiệp nguồn vốn lớn, và nguyên liệu cần thiết. Nghề nuôi cừu vô cùng thịnh đạt đã tạo ra lông cừu cho công nghiệp len dạ - ưu thế của Anh. Chính vì vậy, cách mạng công nghiệp diễn ra đầu tiên ở Anh mà lại đầu tiên trong ngành công nghiệp len dạ. Thực tế ấy khẳng định vai trò của cuộc cách mạng nông nghiệp đối với cuộc cách mạng công nghiệp. Nhưng trực tiếp nhất phải nói tới đó là chế độ sở hữu ruộng đất tư bản theo kiểu rất Anh mà cách mạng tư sản Anh đã xác lập nên. III. SỰ HÌNH THÀNH PHƯƠNG THỨC T Ư B ẢN CH Ủ NGHĨA 1. Điêều kiện ra đời Phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa nảy sinh từ trong lòng phương thức sản xuất phong kiến. Nhưng nó chỉ thực sự xuất hiện khi có đủ hai điều kiện sau: - Phải tập trung một khối lượng tiền tệ tương đối lớn vào trong tay một số người, lượng tiền này đủ để bảo đảm cho họ mua tư liệu sản xuất xây dựng xí nghiệp và thuê mướn nhân công. - Phải có những người tự do nhưng không có tư liệu sản xuất, buộc phải mang sức lao động của mình ra bán để kiếm sống. Trong nền sản xuất hàng hoá giản đơn, sự tác động tự phát của quy luật giá trị đã làm phân hoá những người sản xuất hàng hoá. Một số người phát tài giàu lên nhanh chóng, họ đầu tư mở rộng sản xuất, thuê mướn nhân công và trở thành ông chủ tư bản. Những người khác không gặp may mắn bị vỡ nợ, phá sản trở thành lao động làm thuê. Sự tác động phân hoá này của quy luật giá trị diễn ra chậm chạp, để tạo ra những điều kiện cho sự ra đời của chủ nghĩa tư bản mà chỉ dựa vào tác dụng này của quy luật giá trị thì phải mất một thời kỳ lâu dài. Vì vậy, trong lịch sử của mình, giai cấp tư sản đã đẩy mạnh quá trình này bằng tích luỹ nguyên thuỷ. Đó là sự tích luỹ ban đầu của tư bản, nó được thực hiện bằng bạo lực tước đoạt hàng loạt những người sản xuất nhỏ, nhất là nông dân. Việc tước đoạt tư liệu sản xuất của người sản xuất nhỏ và ruộng đất của nông dân, một mặt tập trung tư liệu sản xuất vào tay các nhà tư bản, mặt khác biến những người sản xuất nhỏ, những người nông dân trở thành lao động làm thuê.

6

Điển hình của quá trình này là ở nước Anh, nơi diễn ra phong trào “rào đất cướp ruộng ”, giai cấp tư sản dựa vào nhà nước phong kiến dùng bạo lực đuổi nông dân ra khỏi đất đai của họ, biến đồng ruộng thành bãi chăn cừu. Đồng thời ban hành các đạo luật hà khắc để buộc những người nông dân bị mất đất phải vào làm thuê trong các xí nghiệp tư bản. Tích luỹ nguyên thuỷ còn được thực hiện bằng việc đi chinh phục và bóc lột thuộc địa, buôn bán nô lệ da đen từ châu Phi đến các vùng đất mới ở châu Mỹ, thực hiện thương mại không bình đẳng, v.v.. Việc sử dụng các biện pháp bằng sức mạnh bạo lực nói trên đã nhanh chóng tạo ra hai điều kiện cần thiết và do đó đẩy nhanh quá trình chuyển hoá từ phương thức sản xuất phong kiến sang phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa. 2. Quá trình hình thành 2.1 Trong công thương nghiệp Những nhà tư bản đầu tiên tìm thấy hình thức lao động làm thuê đã có sẵn. Một khi các tư liệu sản xuất xã hội và tập trung trong tay các nhà tư bản thì mọi việc đều thay đổi. Tư liệu sản xuất cũng như sản phẩm của người sản xuất nhỏ cá thể ngày càng mất giá trị; anh ta chẳng còn cái gì khác ngoài việc đi làm thuê cho nhà tư bản. Lao động làm thuê, trước kia là một ngoại lệ và là một nghề làm thêm, nay trở thành thông lệ và hình thức cơ bản của toàn bộ nền sản xuất: trước kia là một công việc phụ thì nay nó đã biến thành hoạt động duy nhất của công nhân. Người công nhân làm thuê tạm thời biến thành người công nhân làm thuê suốt đời. Sự tách rời giữa một bên là những tư liệu sản xuất tập trung vào trong tay những nhà tư bản, vầ bên kia là những người sản xuất bị đẩy đến chỗ không còn sở hữu gì nữa ngoài sức lao động của mình, đã hoàn thành. 3.3 Trong nông nghiệp Trong chủ nghĩa tư bản, nông nghiệp cũng trở thành một lĩnh vực đầu tư của tư bản, cũng được kinh doanh theo phương thức tư bản chủ nghĩa. So với lĩnh vực công và thương nghiệp, quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa trong nông nghiệp xuất hiện muộn hơn. Trong lịch sử, quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa hình thành trong nông nghiệp theo hai con đường điển hình: - Thứ nhất, dẫn đến chuyến nền nông nghiệp địa chủ phong kiến sang kinh doanh theo phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa sử dụng lao động làm thuê. - Thứ hai, thông qua các cuộc cách mạng tư sản, xóa bỏ chế độ canh tác ruộng đất theo kiểu phong kiến, phát triển theo hướng tư bản chủ nghĩa trong nông nghiệp 3. Cơ sở lí luận Ở mỗi chế độ điều có những phương thức sản xuất khác nhau gắn liền với những đặc trưng cơ bản của xã hội đó. Đó là tiền đề cơ sở cho việc hình thành bản chất nền kinh tế xã hội của mỗi giai đoạn phát triển. Nói về quá trình hình thành phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa thì

7

Marx, Angels là người có công lao to lớn nhất. Nền tảng của phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa là nội dung của hai học thuyết: học thuyết giá trị và học thuyết giá trị thặng dư. 3.1 H ọc thuyêất giá trị Học thuyế giá trị là điểm xuất phát trong học thuyết kinh tế Marx. CNTB ra đời gắn với sự phát triển ngày càng cao của sản xuất hàng hóa. Sản xuất hàng hóa gắn liền với các phạm trù: giá trị, hàng hóa, tiền tệ,… đây cũng là điều kiện tiền đề cho phương thức sản xuất hàng hóa ra đời và phát triển. Sản xuất hàng hóa ra đời khi và chỉ khi có phân công lao động xã hội, phân chia xã hội thành các ngành nghề khác nhau có sự chuyên môn hóa lao động dẫn đến chuyên môn hóa sản xuất; đồng thời với đó là sự tách biệt tương đối về mặt kinh tế của những người sản xuất do các quan hệ khác nhau về tư liệu sản xuất, người sở hữu tư liệu sản xuất là người sở hữu sản phẩm lao động. mà xã hội thời đó đã hội đủ những điều kiện tiên quyết này và phương thức sản xuất TBCN ra đời như một yếu tố khách quan. Sản xuất hàng hóa ra đời là bước chuyển căn bản trong lịch sử phát triển loài người xóa bỏ nền kinh tế tự nhiên, tự cung tự cấp, phát triển sản xuất nâng cao hiệu quả kinh tế. Sản xuất hàng hóa là điểm ngoặc đầu cho quá trình hình thành phương thức sản xuất TBCN, sản xuất hàng hóa tạo ra hàng hóa. Mà hàng hóa là sự thống nhất của hai thuộc tính là giá trị và giá trị sử dụng, hai thuộc tính này vừa thống nhất vừa đối lập nhau trong quá trình sản xuất..

3.4 H ọc thuyêất giá trị thặng dư Mỗi một phương thức sản xuất có một quy luật kinh tế tuyệt đối, quy luật phản ánh mối quan hệ kinh tế bản chất nhất của phương thức sản xuất đó. Đối với sản xuất hàng hóa giản đơn, thì quy luật kính tế cơ bản là quy luật giá trị, còn quy luật kinh tế cơ bản của chủ nghĩa tư bản là quy luật giá trị thặng dư. + Giá trị thặng dư là phần giá trị mới dôi ra ngoài giá trị sức lao động do công nhân làm thuê tạo ra và bị nhà tư bản chiếm không, phản ánh mối quan hệ kinh tế bản chất nhất của chủ nghĩa tư bản - quan hệ tư bản bóc lột lao dộng làm thuê. Giá trị thặng dư do lao động không công của công nhân tạo ra là nguồn gốc làm giàu của các nhà tư bản. + Mục đích của sản xuất tư bản chủ nghĩa không phải là giá trị sử dụng mà là sản xuất ra giá trị thặng dư, là nhân giá trị lên. Theo đuổi giá trị thặng dư tối đa là mục đích và động cơ thúc đẩy sự hoạt động của mỗi nhà tư bản, cũng như của toàn bộ xã hội tư bản. Nhà tư bản cố gắng sản xuất ra hàng hoá với chất lượng tốt đi chăng nữa, thì đó cũng chỉ vì nhà tư bản muốn thu được nhiều giá trị thặng dư. + Sản xuất ra giá trị thặng dư tối đa không chỉ phản ánh mục đích của nền sản xuất tư bản chủ nghĩa, mà còn vạch rõ phương tiện, thủ đoạn mà các nhà tư bản sử dụng để đạt được mục đích

8

như tăng cường bóc lột công nhân làm thuê bằng cách tăng cường độ lao động và kéo dài ngày lao động, tăng năng suất lao động và mở rộng sản xuất. Như vậy, quy luật giá trị thặng dư là quy luật kinh tế cơ bản của chủ nghĩa tư bản. Thực chất của quy luật này là tạo ra ngày càng nhiều giá trị thặng dư cho nhà tư bản bằng cách tăng cường bóc lột lao động làm thuê. Quy luật giá trị thặng dư ra đời và tồn tại cùng với sự ra đời và tồn tại của chủ nghĩa tư bản. Quy luật này quyết định toàn bộ sự vận động của chủ nghĩa tư bản, một mặt nó là động lực thúc đẩy sản xuất tư bản chủ nghĩa phát triển nhanh chóng, mặt khác lại làm tăng mâu thuẫn cơ bản của nền kinh tế tư bản chủ nghĩa

9

KẾẤT LUẬN Nhìn chung nghiên cứu đã đạt được những mục tiêu đã đạt được những mục tiêu đề ra: bổ sung vốn hiểu biết về lịch sử và cách vận hành cũng như bản chất của tư bản chủ nghĩa, hiểu được cách thực hiện nghiên cứu khoa học Nghiên cứu còn phát hiện điểm mới về mối liên hệ giữa phong trào “Rào đất cướp ruộng” và sự hình thành phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa (mục 1 phần III)

10

Các nguồn trích dẫn: Giáo trình “Những nguyên lí cơ bản của chủ nghĩa Mác - Lênin” (tr 183-189) https://www.luatkhoa.org/2015/11/rao-dat-cuop-ruong-tich-luy-tu-ban-nguyen-thuy-vanha-nuoc-trung-hoa-cong-san-ky-2/ https://vi.wikipedia.org/wiki/Ch%E1%BB%A7_ngh%C4%A9a_t%C6%B0_b%E1%BA %A3n Lịch sử và chủ nghĩa tư bản từ 1500 đến 2000 (Michel Beaud, Huyền Giang dịch)

11...


Similar Free PDFs