Phương pháp nghiên cứu cuối kỳ PDF

Title Phương pháp nghiên cứu cuối kỳ
Author Minh Hậu Nguyễn
Course Phương pháp nghiên cứu
Institution Trường Đại học Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh
Pages 8
File Size 283.1 KB
File Type PDF
Total Downloads 103
Total Views 271

Summary

BỘ GIÁO DỤC & ĐÀO TẠOUEH UNIVERSITYTR NG KINH DOANH UEHƯỜ KHOA QU N TRẢ ỊTIỂU LUẬN KHÔNG THUYẾT TRÌNHMÔN HỌC: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU TRONG QUẢN TRỊGi ng viên ph trách :ả ụ TS. Đinh Thái HoàngMã h c phầầnọ : 21C1MANSinh viên : Nguyễn Minh HậuMSSV :L p :ớTpồồ Chí Minh, tháng 10 năm 2021Câu 1 : ...


Description

BỘ GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO

UEH UNIVERSITY TR ƯỜNG KINH DOANH UEH

KHOA QUẢN TRỊ



TIỂU LUẬN KHÔNG THUYẾT TRÌNH MÔN HỌC: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU TRONG QUẢN TRỊ

Gi ảng viên ph ụ trách

: TS. Đinh Thái Hoàng : 21C1MAN50200807

Mã h ọ c phầần Sinh viên

: Nguyễn Minh Hậu

MSSV

:

Lớ p

:

Tp.Hồồ Chí Minh, tháng 10 năm 2021

Câu 1: Bạn hiểu như thế nào về thiết kế nghiên cứu mô tả? Hãy chọn một vấn đề nghiên cứu mô tả và xây dựng thiết kế nghiên cứu cho vấn đề đó.

 Bạn hiểu như thế nào về thiết kế nghiên cứu mô tả? Nghiên cứu mô tả được thiết kế để thu thập dữ liệu mô tả các đặc điểm của đối tượng, sự vật trong vấn đề nghiên cứu. Các thiết kế nghiên cứu mô tả thường có cấu trúc và được thiết kế đặc biệt để đo lường các đặc điểm được mô tả trong các câu hỏi nghiên cứu. Nghiên cứu mô tả có bản chất là mô tả, quan sát và thu thập các số liệu thống kê, sau đó được nghiên cứu một cách cẩn thận để đi đến kết luận. Nghiên cứu mô tả tập trung vào việc mô tả các đặc điểm của vấn đề mà không tìm cách giải thích, diễn giải các mối quan hệ bên trong vấn đề nghiên cứu. Chẳng hạn, mô tả quy mô, tiềm năng của thị trường, các yếu tố ảnh hưởng đến sự tăng trưởng hay đình trệ của thị trường... Kết quả cụ thể của nghiên cứu mô tả có thể là đặc tính người tiêu dùng, thị trường; thói quen tiêu dùng; thái độ của người tiêu dùng với các tác động thị trường... Nghiên cứu mô tả yêu cầu xác định rõ các thông tin cho các khía cạnh qua những câu hỏi như: Ai?, Cái gì?, Ở đâu?, Khi nào?, Như thế nào? Mục đích: đánh giá về thái độ, ý kiến, các thông tin về xã hội, con người, các điều kiện và quá trình hoạt động... Nghiên cứu mô tả giúp người nghiên cứu xác định quy mô của việc nghiên cứu cần tiến hành, hình dung được toàn diện vấn đề, nhờ vào đó trong một số trường hợp, người nghiên cứu có thể ước đoán được xu thế và chiều hướng phát triển của vấn đề nghiên cứu. Tuy nhiên, nghiên cứu mô tả chỉ có thể áp dụng một cách hữu ích đối với những quyết định bình thường, còn những quyết định có tính rủi ro cao nghiên cứu mô tả thường đưa ra những quyết định khá mỏng manh với độ tin cậy thấp. Nghiên cứu mô tả tập trung vào việc xây dựng mục tiêu nghiên cứu, thiết kế các phương pháp thu thập dữ liệu, lựa chọn mẫu, thu thập dữ liệu, xử lý và phân tích, báo cáo kết quả. Nghiên cứu mô tả rất hữu ích cho việc tính toán và đi đến các công cụ thống kê như giá trị trung bình, số trung bình và tần số. Trong nghiên cứu mô tả, chủ yếu sử dụng kỹ thuật định lượng, ngoài nguồn dữ liệu thứ cấp người nghiên cứu cần phải thu thập dữ liệu sơ cấp, quan sát, khảo sát, bảng câu hỏi bằng những câu hỏi đóng , sử dụng các thử nghiệm hoặc lập các mô hình giả định để phân tích...

 Hãy chọn một vấn đề nghiên cứu mô tả và xây dựng thiết kế nghiên cứu cho vấn đề đó. Vấn đề: Thái độ của người tiêu dùng đối với hoạt động marketing trực tiếp của doanh nghiệp bán lẻ tại địa bàn tỉnh Long An. Thiết kế nghiên cứu:  Mục tiêu: - Đánh giá tác động của các yếu tố đó tới thái độ của người tiêu dùng đối với hoạt động marketing trực tiếp của doanh nghiệp bán lẻ. - Căn cứ kết quả nghiên cứu làm cơ sở để các doanh nghiệp bán lẻ trên địa bàn tỉnh Long An nâng cao hiệu quả trong hoạt động marketing trực tiếp thời gian tới.  Câu hỏi nghiên cứu: - Thái độ của người tiêu dùng phản ứng như thế nào đối với hoạt động marketing trực tiếp của các doanh nghiệp bán lẻ?  Đối tượng và phạm vi nghiên cứu: - Đối tượng nghiên cứu của đề tài: Thái độ của người tiêu dùng đối với hoạt động marketing trực tiếp của doanh nghiệp bán lẻ tại địa bàn tỉnh Long An. - Phạm vi nghiên cứu: khu vực toàn tỉnh Long An. - Cỡ mẫu: 300 mẫu khảo sát  Phương pháp nghiên cứu:  Phương pháp thu thập dữ liệu: + Dữ liệu thứ cấp: thu thập những thông tin cần thiết liên quan đến vấn đề nghiên cứu qua sách báo, báo cáo, các bài nghiên cứu trước đây,.... + Dữ liệu sơ cấp: thu thập dữ liệu thông qua khảo sát bằng bảng câu hỏi ( dung Google form tạo bảng câu hỏi khảo sát và gửi form khảo sát đến các đối tượng khảo sát thông qua mạng xã hội internet ....)  Nghiên cứu được thực hiện qua hai bước: nghiên cứu sơ bộ và nghiên cứu chính thức. Nghiên cứu sơ bộ được thực hiện bằng phương pháp nghiên cứu định tính thông qua phỏng vấn trực tiếp và thảo luận nhóm người tiêu dùng với mục tiêu điều chỉnh hay bổ sung các biến quan sát để đo lường các khái niệm với nội dung nghiên cứu. Nghiên cứu chính thức được thực hiện bằng phương pháp nghiên cứu định lượng , với kỹ thuật thu thập thông tin bằng bảng câu hỏi chi tiết tiến hành tại Long An. Thang đo Likert 5 mức độ được sử dụng để đo lường các phát biểu trong bảng câu hỏi khảo sát. Các bảng khảo sát phải đảm bảo hợp lệ, trả lời đầy đủ thông tin. Sau khi thu thập dữ liệu sẽ được xử lý bằng các phần mềm và phương pháp khác nhau.  Phương pháp xử lý số liệu: + Đưa số liệu thu thập được trên google form vào lưu trữ trên Microsoft Excel. + Sử dụng phần mềm Microsoft Excel và SPSS để tổng hợp và phân tích số liệu.

 Quy trình nghiên cứu:

Đặt vấn đề nghiên

Mục tiêu nghiên

Nghiên cứu định tính

Cơ sở lý thuyết

Thiết kế nghiên cứu

Nghiên cứu định lượng

Thu thập và xử lý số liệu

Viết báo cáo

 Phân tích dữ liệu:  Thảo luận kết quả và đề xuất: Câu 2: Giả sử bạn đang thực hiện một nghiên cứu với mục tiêu đề xuất các giải pháp để cải thiện kết quả hoạt động của một doanh nghiệp cụ thể (công ty X, chẳng hạn). Hãy trình bày phương pháp mà bạn dự định sẽ áp dụng để thực hiện nghiên cứu này (cần diễn giải chi tiết và cụ thể). Với mục tiêu này, em sẽ sử dụng nghiên cứu ứng dụng để thực hiện nghiên cứu. Tuy nhiên em xin phép được đưa ra một giả định và thực hiện nghiên cứu trên giả định đó. Giả định: Trên thị trường thức ăn nhanh gà rán tại Việt Nam hiện nay đang diễn ra cuộc cạnh tranh vô cùng khắc nghiệt của ba thương hiệu lớn là KFC, Lotteria và Jollibee. Jollibee là người đi đầu trong ba thương hiệu lớn nói trên vào Việt Nam nhưng thực tế cho thấy Jollibee lại không thể phát triển như KFC và Lotteria. Những năm gần đây, cả KFC và Lotteria đều cạnh tranh tăng thị phần hết sức khốc liệt và theo đó thị phần của Jollibee cũng giảm đáng kể. Vậy lý do là đâu? Để làm rõ vấn đề này, em xin đưa ra vấn đề nghiên cứu như sau:

“ Giải pháp cải thiện hoạt động Marketing của công ty TNHH Jollibee Việt Nam trong thị trường thức ăn nhanh gà rán tại TP Hồ Chí Minh.” 1. Mục tiêu nghiên cứu: - Đánh giá thực trạng hoạt động Marketing của công ty TNHH Jollibee Việt Nam trong thị trường thức ăn nhanh gà rán tại TP Hồ Chí Minh. - Kiến nghị giải pháp cải thiện hơn hoạt động Marketing của công ty TNHH Jollibee Việt Nam trong thị trường thức ăn nhanh gà rán tại TP Hồ Chí Minh. 2. Đối tượng nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu: - Đối tượng nghiên cứu: hoạt động Marketing của công ty TNHH Jollibee Việt Nam trong thị trường thức ăn nhanh gà rán tại TP Hồ Chí Minh. - Phạm vi nghiên cứu: bất kỳ người tiêu dùng nào đã từng sử dụng thức ăn nhanh gà rán có độ tuổi từ 15 tuổi trở lên đang sinh sống, học tập và làm việc tại TP Hồ Chí Minh. - Phạm vi khảo sát: địa bàn TP Hồ Chí Minh. 3. Phương pháp nghiên cứu: 3.1. Phương pháp chọn mẫu: - Chọn mẫu theo phương pháp phi xác suất thuận tiện: bất kỳ người tiêu dùng nào đã từng sử dụng thức ăn nhanh gà rán có độ tuổi từ 15 tuổi trở lên đang sinh sống, học tập và làm việc tại TP Hồ Chí Minh đồng ý tham gia thực hiện phỏng vấn và khảo sát đều được chọn vào mẫu. - Kích thước mẫu: Theo Cormey & Lee (1992): n = 50 là rất xấu; n= 100 là xấu; n = 200 là được; n = 300 là tốt; n= 500 là rất tốt; n =1000 hay hơn là tuyệt vời. Theo Tabachnik & Fidell ( 2007), n =300 là thích hợp.  Dựa theo hai nghiên cứu trên, chọn cỡ mẫu n = 300. 3.2. Phương pháp thu thập dữ liệu: - Dữ liệu thứ cấp: phân tích và tổng hợp các dữ liệu thứ cấp từ các báo cáo của công ty TNHH Jollibee Việt Nam từ năm 2018 đến năm 2021, thông tin từ các chuyên viên marketing của công ty TNHH Jollibee Việt Nam, hoặc từ các nghiên cứu trước đây có liên quan đến đề tài để phân tích, đánh giá thực trạng hoạt động marketing của công ty TNHH Jollibee Việt Nam trong thị trường thức ăn nhanh gà rán. - Dữ liệu sơ cấp: sự đánh giá, cảm nhận khách quan của khách hàng về sản phẩm ( chất lượng, đặc điểm, nhãn hiệu, bao bì,...), giá cả ( giảm giá, chiết khấu, tín dụng,...), chiêu thị ( quảng cáo, khuyến mãi,...) và phân phối của công ty qua các cuộc phỏng vấn trực tiếp hoặc khảo sát các khách hàng tại TP Hồ Chí Minh. 3.3. Phương pháp xử lý: - Tổng hợp dữ liệu khảo sát đánh giá, cảm nhận khách hàng bằng phương pháp thống kê mô tả, so sánh với thực trạng áp dụng hoạt động marketing của công ty TNHH Jollibee Việt Nam trong thị trường thức ăn nhanh gà rán đồng thời thảo luận với ban lãnh đạo hoặc chuyên viên marketing của công ty để tìm ra những ưu điểm và nhược điểm trong

thực trạng hoạt động. Từ đó đề xuất thêm các giải pháp cụ thể nhằm phát huy tối đa các ưu điểm đồng thời khắc phục nhược điểm cũng như cải thiện hơn nữa hoạt động marketing của công ty. Câu 3: Hãy phân biệt nghiên cứu hàn lâm và nghiên cứu ứng dụng. Theo bạn, loại nghiên cứu nào quan trọng hơn? Giải thích lý do cho lập luận của bạn. Cho ví dụ minh họa với những nghiên cứu mà các nhóm đã trình bày và thảo luận trong lớp học và bình luận với ý kiến và nhận xét của riêng bạn về ý nghĩa của vấn đề nghiên cứu.  Hãy phân biệt nghiên cứu hàn lâm và nghiên cứu ứng dụng. Theo bạn, loại nghiên cứu nào quan trọng hơn? Giải thích lý do cho lập luận của bạn. Nghiên cứu hàn lâm Là các nghiên cứu giúp mở rộng kho tàng tri thức của khoa học kinh doanh, đáp ứng mong muốn hiểu rõ hơn về một số hiện tượng khoa học trong kinh doanh.

Nghiên cứu ứng dụng Là các nghiên cứu nhằm ứng dụng các thành tựu khoa học của ngành đó vào thực tiễn của cuộc sống, giải quyết một vấn đề cụ thể mà một công ty, doanh nghiệp cụ thể phải đối mặt.

Nghiên cứu hàn lâm nhằm mục đích xây dựng và kiểm định lý thuyết khoa học – thu thập dữ liệu để xây dựng và kiểm định lý thuyết khoa học. Kết quả nghiên cứu không nhằm vào mục đích ra quyết định về kinh doanh của các nhà quản trị trong một công ty, doanh nghiệp cụ thể nào cả.

Nghiên cứu ứng dụng nhằm mục đích thu thập dữ liệu để ra quyết định kinh doanh.

Công bố kết quả: Được công bố trên các tạp chí khoa học hàn lâm một cách rộng rãi. VD: Nghiên cứu về nguồn gốc, bản chất, cách thức lây bệnh của virus COVID 19

Công bố kết quả: Không được công bố rộng rãi. VD: Nghiên cứu để tìm ra vacxin phòng ngừa dịch bệnh COVID 19

Kết quả nghiên cứu nhằm vào mục đích trực tiếp hỗ trợ các nhà quản trị cho việc ra quyết định.

Theo em, nghiên cứu hàn lâm quan trọng hơn. Vì nghiên cứu hàn lâm là nền tảng, là cơ sở để thực hiện các nghiên cứu ứng dụng. Các nghiên cứu ứng dụng phải dựa trên nghiên cứu hàn lâm. Thật vậy,  Nếu chúng ta muốn nghiên cứu chế tạo ra vacxin phòng ngừa dịch bệnh COVID19 thì chúng ta cần phải nghiên cứu bản chất của virus COVID 19 như thế nào;

 Muốn nâng cao sự hài lòng của khách hàng đối với sản phẩm, dịch vụ của công ty thì chúng ta cần phải nghiên cứu những yếu tố làm cho khách hàng hài lòng về sản phẩm, dịch vụ của công ty;  Nhà quản trị muốn nhân viên gắn kết với công ty nhiều hơn thì cần nghiên cứu các yếu tố tác động đến sự gắn kết của nhân viên;.....

 Cho ví dụ minh họa với những nghiên cứu mà các nhóm đã trình bày và thảo luận trong lớp học và bình luận với ý kiến và nhận xét của riêng bạn về ý nghĩa của vấn đề nghiên cứu. Em xin được bình luận và nhận xét đề tài nghiên cứu của nhóm 1 với vấn đề nghiên cứu: “Mức độ sử dụng sản phẩm nhựa một lần của sinh viên ĐH Kinh tế TP.HCM.” - Qua phần trình bày đề cương của nhóm bạn thì em nhận thấy đây là nghiên cứu hàn lâm thuộc loại nghiên cứu mô tả. - Nghiên cứu tập trung đánh giá mức độ sử dụng sản phẩm nhựa một lần của sinh viên trong cuộc sống hằng ngày cùng với đó là dự đoán xu hướng của vấn đề nghiên cứu trong tương lai. - Đây là nghiên cứu có ý nghĩa rất thiết thực và đáng được mở rộng quy mô nghiên cứu hơn nữa. Từ kết quả của nghiên cứu, sinh viên chúng ta có thể nhận thức được hành vi và thái độ của bản thân trong việc sử dụng sản phẩm nhựa một lần. Từ đó, giúp sinh viên có thể nhìn nhận được tầm nguy hại mà các sản phẩm nhựa một lần mang đến môi trường sống của chúng ta. Bên cạnh đó, nghiên cứu cũng góp phần giúp nhà trường xem xét và đưa ra các kế hoạch cũng như những biện pháp nhằm hạn chế việc sử dụng sản phẩm nhựa một lần của sinh viên. Hướng tới mục tiêu “ Green University”. - Nhìn chung, nhóm bạn chọn đề tài khá hay và khá phù hợp cho xu hướng hiện nay về vấn đề sử dụng sản phẩm nhựa một lần, bởi vì sự ra đời của các sản phẩm này đã mang lại nhiều lợi ích cho người dân cụ thể là sinh viên dẫn đến nhu cầu sử dụng chúng ngày càng trở nên phổ biến. Tuy nhiên, đi đôi với sự tiện lợi đó là những ảnh hưởng nghiêm trọng đến môi trường sống cũng như là sức khỏe con người nói chung. Một trong những nhân tố gây nên vấn đề này chính là việc lạm dụng đồ nhựa và thải các loại rác thải nhựa, đặc biệt là rác thải nhựa một lần ra môi trường đã trở thành mối lo ngại lớn đang ở mức báo động. Nên với đề tài nghiên cứu này, em thấy khá thiết thực và có giá trị cao. Với các mục tiêu và ý nghĩa nghiên cứu mà nhóm bạn đề ra thì nghiên cứu này có thể làm tiền đề để áp dụng cho những nghiên cứu ứng dụng hoặc những nghiên cứu sau với độ mở rộng quy mô đối tượng và phạm vi nghiên cứu hơn.

Tài liệu tham khảo: - Nguyễn Đình Thọ (2011). Phương pháp nghiên cứu khoa học trong kinh doanh, Hà Nội: NXB Lao động Xã hội.

- Tapchicongthuong.vn :Nghiên cứu thái độ người tiêu dùng. - Vũ Đặng Thúy Diễm(2019): Giải pháp cải thiện hoạt động marketing nội bộ tại công ty TNHH ô tô MODENA – đến năm 2022, TPHCM: Trường đại học Kinh tế TP Hồ Chí Minh. CẢM ƠN THẦY ĐÃ ĐỌC BÀI TIỂU LUẬN CỦA EM CHÚC THẦY SỨC KHỎE...


Similar Free PDFs