PTTC ST3 Bainghiencuu PDF

Title PTTC ST3 Bainghiencuu
Author Lan Trần
Course Tcdn Ueh
Institution Trường Đại học Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh
Pages 31
File Size 667.4 KB
File Type PDF
Total Downloads 135
Total Views 237

Summary

ĐẠI HỌC UEHTRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH DOANHKHOA TÀI CHÍNH- - -    - - -Bài nghiên cứu môn Phân Tích Tài ChínhCHƯƠNG 06: PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG KINH DOANHGiáo viên hướng dẫn: Tiến sĩ Nguyễn Thị Uyên Uyên Nhóm thực hiện: nhóm 61. Trần Thị Mai Lan – 311910211612. Đặng Phương Nguyên – 311910269763. Phan Thị Nh...


Description

ĐẠI HỌC UEH TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH DOANH KHOA TÀI CHÍNH - - -   - - -

Bài nghiên cứu môn Phân Tích Tài Chính

CHƯƠNG 06: PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG KINH DOANH

Giáo viên hướng dẫn: Tiến sĩ Nguyễn Thị Uyên Uyên Nhóm thực hiện: nhóm 6 1. Trần Thị Mai Lan – 31191021161

2. 3. 4. 5.

Đặng Phương Nguyên – 31191026976 Phan Thị Như Quỳnh – 31191024922

Trần Thị Nga – 31191026814 Huỳnh Thúy Lan – 31191025568 Mã lớp học phần: 21C1FIN50501202

Mục Lục Chươ ng 06: Phân tích hoạ t động kinh doanh 1. Tổng quan hoạt động kinh doanh................................................................................................3 1.1 Khái niệm hoạt động kinh doanh...........................................................................................3 1.2. Vai trò....................................................................................................................................3 2. Phân tích hoạt động kinh doanh...................................................................................................4 2.1. Mục tiêu................................................................................................................................4 2.2 Các thước đo thu nhập trong phân tích hoạt động kinh doanh.............................................6 2.2.1 Thu nhập.........................................................................................................................6 2.2.2 Thu nhập kinh tế:............................................................................................................7 2.2.3 Thu nhập ổn định............................................................................................................8 2.2.4 Thu nhập kế toán............................................................................................................9 2.2.5 So sánh thu nhập kế toán và thu nhập kinh tế...............................................................11 2.3 Các thước đo thu nhập khác................................................................................................13 2.3.1 Thu nhập toàn diện.......................................................................................................13 2.3.2 Thu nhập từ hoạt động tiếp diễn/ Thu nhập ổn định (continuing income)...................14 2.3.3 Thu nhập lõi (core income)...........................................................................................14 2.3.4 Thu nhập hoạt động và Thu nhập không từ hoạt động.................................................14 2.3.5 Thu nhập có tính lặp lại và thu nhập không có tính lặp lại...........................................16 2.4 Các chỉ tiêu đánh giá hoạt động kinh doanh..........................................................................17 2.4.1. Lãi ròng........................................................................................................................17 2.4.2 Dòng tiền sau thuế của hoạt động kinh doanh..............................................................19 2.4.3 ROA VÀ ROE..............................................................................................................20 2.5 Báo cáo................................................................................................................................22 2.6 Quy trình..............................................................................................................................27 2.6.1. Phương pháp và nội dung phân tích ROA và ROE.....................................................27 2.6.2. Phương pháp và nội dung phân tích lãi ròng...............................................................28

2

CHƯƠNG 06: PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG KINH DOANH 1. Tổng quan hoạt động kinh doanh 1.1 Khái niệm hoạt động kinh doanh Hoạt động kinh doanh là tất cả các hoạt động mà doanh nghiệp thực hiện trong quá trình sản xuất kinh doanh với mục tiêu tối đa hóa giá trị doanh nghiệp, tối đa hóa thu nhập cho chủ sở hữu doanh nghiệp. Nói cách khác, hoạt động kinh doanh là tất cả các hoạt động của doanh nghiệp liên quan trực tiếp đến việc sản xuất và cung cấp hàng hóa cho thị trường. Đây là hoạt động cốt lõi của doanh nghiệp vì các hoạt động này được thực hiện là để sản xuất, phân phối, tiếp thị hoặc bán các sản phẩm của doanh nghiệp. Mục tiêu của hoạt động kinh doanh là phải tạo ra thu nhập hay khả năng sinh lợi cho doanh nghiệp Hoạt động kinh doanh thể hiện việc thực hiện các kế hoạch kinh doanh của công ty dựa trên hoạt động tài trợ và hoạt động đầu tư. Hoạt động kinh doanh liên quan ít nhất đến 5 thành phần là nghiên cứu và phát triển; thu mua; sản xuất; tiếp thị và quản lý. Một sự kết hợp đúng đắn các thành phần của hoạt động kinh doanh phụ thuộc vào loại hình kinh doanh, kế hoạch kinh doanh, thị trường đầu vào và đầu ra của doanh nghiệp. Hoạt động kinh doanh là hoạt động tạo ra nguồn thu nhập chủ yếu của công ty. Thu nhập phản ánh thành công của công ty trong việc thu mua nguyên vật liệu trên thị trường đầu vào và bán hàng hóa, thành phẩm ở thị trường đầu ra. 1.2. Vai trò Hoạt động kinh doanh là công cụ hữu hiệu để các nhà quản trị doanh nghiệp thực hiện nhiệm vụ quản trị kinh doanh của mình. Khi tiến hành bất kỳ một hoạt động kinh doanh nào, các doanh nghiệp đều phải huy động sử dụng tối đa các nguồn lực sẵn có nhằm đạt được mục tiêu là tối đa hoá lợi nhuận và hoạt động kinh

3

doanh là một trong những công cụ, phương pháp để doanh nghiệp đạt được mục tiêu đó. Thông qua việc tính toán các chỉ tiêu hiệu quả kinh doanh không những cho phép các nhà quản trị đánh giá được tính hiệu quả của các hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp (có đạt hiệu quả không và đạt ở mức độ nào ) mà còn cho phép các nhà quản trị phân tích tìm ra các nhân tố ảnh hưởng đến các hoạt động kinh doanh, để từ đó tìm ra các biện pháp điều chỉnh phù hợp với thực tế của thị trường, phù hợp với khả năng của doanh nghiệp. 2. Phân tích hoạt động kinh doanh 2.1. Mục tiêu Mục tiêu của hoạt động kinh doanh là phải tạo ra thu nhập hay khả năng sinh lợi cho doanh nghiệp. Hoạt động kinh doanh thể hiện việc thực hiện các kế hoạch kinh doanh của công ty dựa trên hoạt động tài trợ và hoạt động đầu tư. Hoạt động kinh doanh liên quan ít nhất đến 5 thành phần là nghiên cứu và phát triển; thu mua; sản xuất; tiếp thị và quản lý. Một sự kết hợp đúng đắn các thành phần của hoạt động kinh doanh phụ thuộc vào loại hình kinh doanh, kế hoạch kinh doanh, thị trường đầu vào và đầu ra của doanh nghiệp. Hoạt động kinh doanh là hoạt động tạo ra nguồn thu nhập chủ yếu của công ty. Thu nhập phản ánh thành công của công ty trong việc thu mua nguyên vật liệu trên thị trường đầu vào và bán hàng hóa, thành phẩm ở thị trường đầu ra Môi trường kinh doanh ngày càng khốc liệt đang đòi hỏi các doanh nghiệp cần hoạt động chuyên nghiệp và bài bản hơn. Để thành công, việc đầu tiên trước khi bắt đầu khởi nghiệp một doanh nghiệp là phải lập một kế hoạch kinh doanh hoàn chỉnh, từ khâu phát trển ý tưởng kinh doanh, nghiên ứu thị trường và tính khả thi của ý tưởng đó, đến việc quản lý các hoạt động kinh doanh hàng ngày.

4

Việc cần thiết ban đầu là phải lập kế hoạch kinh doanh. Kế hoạch sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp cũng giống như bản đồ cho bạn đi du lịch một nước nào đó vậy. Nếu như không có một kế hoạch kinh doanh tốt, cho dù doanh nghiệp có những ý tưởng kinh doanh vĩ đại đến mức nào thì cũng rất khó thành công, thậm chí còn thất bại nặng nề .Các nhà quản trị doanh nghiệp sẽ phải trả lời những câu hỏi sau: Doanh nghiệp sẽ đạt được cái gì từ việc kinh doanh và làm thế nào để đo lường mức độ thành công của việc kinh doanh. Đó chính là mục tiêu mà các nhà quản lý doanh nghiệp đã đề ra . Mục tiêu quan trọng nhất để thành công trong hoạt động sản xuất kinh doanh của một doanh nghiệp là kinh doanh có hiệu quả (tối đa hoá lợi nhuận). Để đạt được mục tiêu của hoạt động sản xuất kinh doanh thì các nhà quản trị doanh nghiệp cần phải hiểu và nắm vững được mục tiêu cơ bản của phân tích hoạt động sản xuất kinh doanh . Mục tiêu phân tích hoạt động sản xuất kinh doanh nhằm nêu lên được ý nghĩa của những con số trong các tài liệu báo cáo, có nghĩa là làm cho các con số trong các báo cáo ‘‘biết nói” để cho các đối tượng sử dụng tài liệu báo cáo đó hiểu được mục tiêu, tình hình và kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, bởi vì:  Qua phân tích hoạt động sản xuất kinh doanh có thể đánh giá tổng hợp kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.  Phát hiện và khai thác các khả năng tiềm tàng trong hoạt động kinh doanh.  Là cơ sở để đề ra các quyết định kinh doanh đúng đắn có căn cứ khoa học và các giải pháp quan trọng trong việc phòng ngừa những rủi ro trong kinh doanh.

5

Như vậy, nếu không có phân tích hoạt động sản xuất kinh doanh thì các tài liệu của hạch toán kế toán và thống kê được sẽ trở nên vô nghĩa, bởi vì tự bản thân chúng không thể đánh giá được tình hình và kết quả của các hoạt động trong kinh doanh. Phân tích hoạt động sản xuất kinh doanh không chỉ dừng lại ở việc so sánh các chỉ tiêu có sẵn trên các báo cáo kế toán, thống kê mà cần phải đi sâu xem xét nhiều lĩnh vực ,nhiều khía cạnh khác nhau, vận dụng các phương pháp thích hợp để tính toán các chỉ tiêu cần thiết, qua đó đánh giá chính xác, đầy đủ để đưa ra kết luận sâu sắc sẽ là cơ sở để phát hiện và khai thác các khả năng tiềm tàng trong hoạt động sản xuất kinh doanh đồng thời là căn cứ để đề ra các quyết định kinh doanh đúng đắn và đây cũng là biện pháp quan trọng trong việc phòng ngừa rủi ro trong kinh doanh. 2.2 Các thước đo thu nhập trong phân tích hoạt động kinh doanh 2.2.1 Thu nhập Thu nhập ( còn được đề cập đến như là tiền kiếm được hoặc thu nhập ) sẽ tổng kết các hoạt động sản xuất kinh doanh của một doanh nghiệp theo nghĩa tài chính. Đây là loại thông tin cần biết nhất về doanh nghiệp trên thị trường tài chính. Xác định và giải thích thu nhập của một doanh nghiệp trong một giai đoạn nào đó là mục đích chính của bảng báo cáo thu nhập. Như đã thảo luận trong các chương trước, nhu nhập cung cấp một con số đo lường sự thay đổi tài sản của cổ đông thay đổi giá trị) trong một giai đoạn và ước tính độ lớn của thu nhập trong tương lai của doanh nghiệp. Hiểu được vai trò kép này của thu nhập rất quan trọng cho việc phân tích các bảng báo cáo tài chính.

6

Thu nhập kế toán hay thu nhập được báo cáo, khác thu nhập kinh tế. Hơn nữa, việc tính toán đó lường thu nhập rất phức tạp, cả về lý thuyết lẫn thực tế. Hiểu những khái niệm khác nhau về thu nhập và liên hệ những khái niệm này với thu nhập kế toán rất có ích trong việc phân tích báo cáo tài chính. Một nhiệm vụ chính trong phân tích báo cáo tài chính là đánh giá và thực hiện những điều chỉnh cần thiết đối với thu nhập để nâng cao khả năng phản ánh hiệu quả hoạt động kinh doanh. Khi sử dụng các thước đo thu nhập để phân tích kết quả hoạt động kinh doanh, phân tích khả năng sinh lợi của công ty, người phân tích cần quan tâm đến tính chất, đặc điểm của thước đo thu nhập mà mình sử dụng vì nếu căn cứ vào tính chất của thu nhập, có thể chia thu nhập thành thu nhập kinh tế và thu nhập ổn định 2.2.2 Thu nhập kinh tế: Thước đo thu nhập kinh tế đo lường sự thay đổi ròng trong tài sản của các cổ đông trong một khoảng thời gian và thường xác định bằng cách: Thu nhập kinh tế = Dòng tiền trong kỳ + Thay đổi trong giá trị PV của CFs dự kiến Hicksian cho rằng thu nhập kinh tế bao gồm lãi, lỗ đã thực hiện và lãi, lỗ chưa thực hiện. Thu nhập kinh tế đo lường sự thay đổi giá trị tài sản của các cổ đông, phản ánh hiệu quả tài chính của tất cả các sự kiện một cách toàn diện. Do bản chất toàn diện nên thu nhập kinh tế bao gồm cả thành phần có tính lặp đi lặp lại và thành phần không có tính lặp lại (nhất thời) Thu nhập kinh tế là cơ sở quan trọng trong việc dự báo (ước tính) thu nhập tiềm năng trong tương lai cho doanh nghiệp. 7

2.2.3 Thu nhập ổn định Thu nhập ổn định ( còn được gọi là thu nhập bền vững hoặc thu nhập bình thường) là thu nhập trung bình ổn định mà một công ty kỳ vọng kiếm được trong suốt đời sống kinh tế của mình. Thu nhập ổn định phản ánh xu hướng dài hạn. Đồng thời, thu nhập ổn định thường được nói đến như là độ lớn của thu nhập bền vững, một khái niệm quan trọng đối với cả việc định giá cổ phần và phân tích tín dụng. Benjamin Graham, chuyên gia cố vấn kỳ cựu của công ty tư vấn danh tiếng Warrant Buffet, và là cha đẻ của phân tích cơ bản, xác nhận rằng một chỉ số quan trọng nhất đối với giá trị doanh nghiệp chính là độ lớn của thu nhập ổn định. Thu nhập ổn định có ích do mối hệ gián tiếp của nó với khái niệm này và giá trị công ty. Khác với thu nhập kinh tế đo lường thay đổi giá trị của công ty, thu nhập ổn định tỷ lệ thuận trực tiếp với giá trị công ty. Cụ thể, giá trị của công ty có thể được thể hiện bằng cách chia thu nhập ổn định cho chi phí sử dụng vốn. Do mối này, xác định thu nhập ổn định của công ty là nội dung tìm kiếm chính yếu của nhiều phân tích. Thu nhập ổn định tỷ lệ thuận với giá trị của công ty vì vậy, thu nhập ổn định là mối quan tâm hàng đầu của các nhà phân tích.

8

Hình 1. Thu nhập kinh tế và thu nhập ổn định quan hệ 2.2.4 Thu nhập kế toán Thu nhập kế toán được xác định dựa trên cơ sở kế toán dồn tích và được xác định bởi việc ghi nhận doanh thu và chi phí phù hợp với doanh thu được ghi nhận. Thu nhập kế toán không đo lường thu nhập kinh tế và cũng không đo lường thu nhập ổn định. Ngoài ra, thu nhập kế toán có thể phát sinh lỗi trong đo lường, tính toán do các biến dạng của kế toán gây ra bởi các quy tắc tùy ý, quản lý thu nhập và lỗi ước tính. Do vậy, nhiệm vụ chính của phân tích báo cáo tài chính là điều chỉnh thu nhập kế toán để phản ánh tốt hơn các khái niệm về thu nhập. Phần này sẽ mô tả quá trình các nhà làm công tác kế toán xác định thu nhập. Sau đó sẽ thảo luận ý nghĩa của kết quả phân tích, bao gồm các cách tiếp cận về mặt khái niệm đối với việc điều chỉnh thu nhập để phân tích.

 Thu nhập kế toán có thể được mô tả bao gồm 3 thành phần: Các thành phần ổn định, tạm thời và không liên quan đến giá trị. Chúng ta đã lưu ý rằng thu nhập kế toán cố gắng nắm bắt các yếu tố của cả thu nhập ổn định 9

lẫn thu nhập kinh tế nhưng sai lầm về cách tính toán đo lường. Đồng thời, cũng rất hữu ích khi nghiên cứu thu nhập kế toán gồm 3 thành phần sau: 1 . Thành phần ổn định. Thành phần ổn định ( hay có tính lặp đi lặp lại ) của thu nhập kế toán được kỳ vọng sẽ tồn tại vĩnh viễn. Nó có những đặc điểm giống với khái niệm kinh tế của thu nhập ổn định. Đối với vấn đề này, mỗi đồng thu nhập từ thành phần ổn định này bằng với 1 / r đồng giá trị của công ty, với r là chi phí sử dụng vốn. 2 . Thành phần tạm thời. Thành phần tạm thời ( hay không có tính chất lặp đi lặp lại) của thu nhập kế toán kỳ vọng sẽ không lặp đi lặp lại – nó là biến cố xảy ra một lần. Nó có ảnh hưởng 1:1 đối với giá trị công ty. Khái niệm thu nhập kinh tế bao gồm cả các thành phần ổn định lẫn tạm thời. 3 . Thành phần không liên quan đến giá trị. Các thành phần không liên quan đến giá trị không có nội dung kinh tế – chúng là những biến dạng về kế toán. Chúng nảy sinh từ bất hoàn hảo trong kế toán. Các thành phần không liên quan đến giá trị không có ảnh hưởng gì đối với giá trị của doanh nghiệp.

 Các yếu tố xác định nên thu nhập kế toán là doanh thu (lãi) và chi phí (lỗ): Doanh thu để tính thu nhập kế toán bao gồm dòng tiền thực thu vào (doanh thu nhận được bằng tiền mặt) và dòng tiền chưa thực thu được (doanh thu bán chịu) phát sinh từ hoạt động kinh doanh đang diễn ra của công ty. → Doanh thu dự kiến sẽ lặp lại. Các khoản lãi là dòng tiền vào mà doanh nghiệp nhận được hoặc sắp nhận được phát sinh từ các giao dịch và sự kiện không liên quan đến hoạt động kinh doanh đang diễn ra của công ty. → Các khoản lãi này thường không có tính lặp lại.

10

Chi phí là dòng tiền thực chi ra hoặc là không thực chi ra bằng tiền. Những khoản chi phí này có thể phát sinh hoặc sẽ phát sinh hoặc được phân bổ từ dòng tiền phát sinh trong quá khứ từ hoạt động kinh doanh đang diễn ra của công ty. Các khoản lỗ là những khoản sụt giảm trong giá trị tài sản ròng của công ty.  Chú ý: Ghi nhận doanh thu và so sánh với chi phí: Mục đích chính của kế toán phát sinh là đo lường thu nhập. Hai quy trình chính trong đo lường thu nhập là ghi nhận doanh thu và so sánh với chi phí. Ghi nhận doanh thu là điểm khởi đầu của việc đo lường thu nhập. Hai điều kiện cần thiết khác để ghi nhận doanh thu là:  Thu được hay không thu được: Đối với khoản doanh thu được ghi nhận, công ty lẽ ra đã được nhận tiền hoặc nhận được cam kết đáng tin cậy sẽ chuyển trả tiền, ví dụ khoản phải thu hợp lệ.  Kiếm được: Công ty lẽ ra đã phải thực hiện mọi nghĩa vụ nợ đối với người mua , phải hoàn tất quy trình thu nhập. Một khi doanh thu được ghi nhận, các chi phí liên quan sẽ được so sánh với doanh thu được ghi nhận để tính ra thu nhập. Lưu ý rằng , một khoản chi phí chỉ được tính khi có một sự kiện kinh tế diễn ra, không phải khi dòng tiền được chi ra. Chúng ta chú ý đến những khoản mục người mua trả tiền trước hay doanh thu nhận trước trên bảng cân đối kế toán nhất là các công ty trong lĩnh vực bất động sản sẽ cho thấy khoản doanh thu chưa được ghi nhận trong kỳ vì chưa xác định chi phí. 2.2.5 So sánh thu nhập kế toán và thu nhập kinh tế. Kế toán phát sinh sẽ chuyển dòng tiền thành một chi tiêu đo lường, mà trên nguyên tắc gần giống với khái niệm thu nhập kinh tế. Hãy nhớ lại rằng thu nhập kinh tế khác với dòng tiền vì nó không chỉ bao gồm dòng tiền hiện tại mà còn cả thay đổi của hiện giá dòng tiền trong tương lai. Tương tự, hãy nhớ lại rằng kế toán

11

phát sinh cố gắng đạt được một thước đo thu nhập mà xét đến không chỉ dòng tiền hiện tại mà cả ý nghĩa giao dịch hiện tại của các dòng tiền trong tương lai. Ví dụ, kế toán phát sinh ghi nhận dòng tiền bán hàng trả chậm trong tương lai bằng cách báo cáo doanh thu khi thực hiện giao dịch nhưng trước khi nhận được tiền. Thu nhập kế toán có vẻ giống như thu nhập kinh tế. Tuy nhiên, thu nhập kế toán là sản phẩm của môi trường báo cáo tài chính liên quan đến các chuẩn mực kế toán, các cơ chế bắt buộc, và động cơ của ban quản lý. Nó do các quy định kế toán điều chỉnh, mà nhiều trong số các quy định này là hấp dẫn về mặt kinh tế trong khi những quy định khác thì không. Những quy định này thường đòi hỏi các giá trị ước tính, làm gia tăng sự đối xử phân biệt đối với những giao dịch kinh tế tương tự nhau và tạo cho các nhà quản lý cơ hội tô điểm (window - dressing) các con số của mình vì lợi ích cá nhân. Điều này có nghĩa là thu nhập kế toán có thể khác với thu nhập kinh tế ( chương 2 đã gọi sự khác nhau này là sự biến dạng kế toán ).

 Ý nghĩa phân tích: Điều chỉnh thu nhập kế toán là một nhiệm vụ quan trọng trong phân tích tài chính. Trước khi thực hiện bất kỳ việc điều chỉnh nào, nhất thiết phải xác định mục tiêu phân tích . Cụ thể, việc xác định mục tiêu có phải là xác định thu nhập kinh tế hay thu nhập ổn định không là rất t quan trọng. Việc xác định này là rất quan trọng và thu nhập kinh tế và thu nhập ổn định khác nhau cả về bản chất lẫn mục đích, và đồng thời, các điều chỉnh cần thiết để tính toán chúng cũng khác nhau đáng kể. Chúng ta đã lưu ý rằng việc xác định thu nhập ổn định của một công ty (độ lớn của thu nhập bền vững) là nội dung chính trong phân tích của mình. Với mục đích này, nhà phân tích cần xác định thành phần ổn định của thu nhập trong kỳ hiện tại bằng cách xác định các thành phần có tính lặp đi lặp lại (thường xuyên) và

12

không có tính lặp đi lặp lại (tạm thời) của thu nhập kế toán và đưa ra những điều chỉnh cần thiết. Xác định thành phần ổn định trong thu nhập hiện hành giúp ích rất nhiều trong việc xác định và diễn giải tỷ số P/E “thật sự” của công ty và làm cho việc so sánh tỷ số P/E trở nên có ý nghĩa hơn. Nó cũng giúp ích trong việc dự báo chính thức, bằng cách đưa ra một điểm khởi đầu” có ý nghĩa cho việc dự báo và giúp đưa ra những giả thiết về tỷ suất thu nhập và các vòng quay tài sản. Khi điều chỉnh thu nhập kế toán để xác định thu nhập kinh tế, chúng ta cần áp dụng một phương pháp mà theo đó chúng ta tính đến tất cả các thành phần của thu nhập bất kể là có tính chất lặp lại hay không. Một cách để đánh giá thu nhập kinh tế là thay đổi ròng trong tài sản của cổ động xuất phát từ những nguồn không thuộc chủ sở hữu - do vậy sẽ tính...


Similar Free PDFs