Bài nghiên cứu PTTC chương I PDF

Title Bài nghiên cứu PTTC chương I
Author Hoàng Khánh Đoan Nguyễn
Course Phân Tích Tài Chính
Institution Trường Đại học Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh
Pages 36
File Size 838.5 KB
File Type PDF
Total Downloads 8
Total Views 42

Summary

TRƯỜNG KINH DOANH – ĐẠI HỌC UEHKHOA TÀI CHÍNHMÔN HỌC : PHÂN TÍCH TÀI CHÍNHĐề tài nghiên cứu:TỔNG QUAN VỀ PHÂN TÍCH TÀI CHÍNHGiảng viên hướng dẫn: Tiến sĩ NGUYỄN THỊ UYÊN UYÊNLớp học phần: FINKhóa: 45Tháng 12/Danh sách nhóm 4 STT Họ và tên MSSV SĐT EMAIL 1 Nguyễn Hoàng Khánh Đoan 31191025147 096...


Description

TRƯỜNG KINH DOANH – ĐẠI HỌC UEH KHOA TÀI CHÍNH



MÔN HỌC: PHÂN TÍCH TÀI CHÍNH Đề tài nghiên cứu: TỔNG QUAN VỀ PHÂN TÍCH TÀI CHÍNH Giảng viên hướng dẫn: Tiến sĩ NGUYỄN THỊ UYÊN UYÊN Lớp học phần: FIN505012 Khóa: 45

Tháng 12/2021

Danh sách nhóm 4 STT Họ và tên MSSV SĐT EMAIL 1 Nguyễn Hoàng Khánh Đoan 31191025147 0964476380 [email protected] 2

Trần Thị Sâm Nhung

31191026329 0838701577 [email protected]

3 4 5

Phạm Thị Yến Thy Huỳnh Thị Tường Vi Vũ Thị Hoàng Yến

31191020648 0708811509 [email protected] 31191025504 0778197844 [email protected] 31191025127 0971774360 [email protected]

2| P a g e

LỜI CẢM ƠN "Lời đầu tiên, xin trân trọng cảm ơn Cô đã hướng dẫn chúng con là Tiến sĩ Nguyễn Thị Uyên Uyên, cô đã tận tình hướng dẫn chúng con trong quá trình học tập cũng như trong việc hoàn thành Bài nghiên cứu môn Phân tích tài chính này. Sau khi học xong môn Phân tích tài chính, môn học này đã cung cấp cho chúng con nhiều kĩ năng cần thiết cho học tập và việc làm sau này. Do giới hạn kiến thức và khả năng lý luận của bản thân còn nhiều thiếu sót và hạn chế, kính mong Cô thông cảm và bỏ qua cho những thiếu sót này. Chúng con kính chúc Cô nhiều sức khỏe cũng như ngày càng thành công trong sự nghiệp giảng dạy! Xin chân thành cảm ơn!”

3| P a g e

MỤC LỤC LỜI NÓI ĐẦU................................................................................... 5 I. MỤC TIÊU PHÂN TÍCH TÀI CHÍNH............................................6 II. TRÌNH TỰ PHÂN TÍCH TÀI CHÍNH CỦA CÔNG TY...................7 III. BÁO CÁO TÀI CHÍNH DÙNG TRONG PHÂN TÍCH TÀI CHÍNH 12 1. Bảng cân đối kế toán..............................................................12 2. Báo cáo kết quả kinh doanh (báo cáo thu nhập).....................20 3. Báo cáo lưu chuyển tiền tệ.....................................................24 4. Sự Liên kết giữa các Báo cáo tài chính....................................26 IV. CÔNG CỤ VÀ KỸ THUẬT DÙNG TRONG PHÂN TÍCH TÀI CHÍNH........................................................................................... 27 1. Tỷ số tài chính – Công cụ dùng trong phân tích tài chính........27 1.1. Nhóm tỷ số thanh toán – Liquidity Ratio.............................27 1.2. Nhóm tỷ số hoạt động – Activity Ratio...............................28 1.3. Nhóm tỷ số đòn bẩy tài chính (Financial leverage ratios)...29 1.4. Nhóm tỷ số sinh lợi (Profitability ratios).............................30 1.5. Các chỉ tiêu đo lường giá trị thị trường (Market Value Measures).................................................................................. 31 2. Phương pháp – Kỹ thuật dùng trong phân tích tài chính..........32 2.1. Phương pháp phân tích Dupont (Phương pháp chia tách)...32 2.2. Phương pháp so sánh.........................................................33 V. PHỤ LỤC.................................................................................. 34

4| P a g e

LỜI NÓI ĐẦU Phân tích tài chính là một nội dung nền tảng và đặc biệt quan trọng trong phân tích kinh doanh và đưa ra quyết định, qua đó làm giảm bớt sự sai lệch, tính phỏng đoán cũng như sự chủ quan cho các quyết định kinh doanh, từ đó giảm bớt sự không chắc chắn trong hoạt động kinh doanh. Không dừng lại ở đó phân tích tài chính còn cung cấp những thông tin hữu ích về năng lực và tiềm năng tương lai của các dự án thông qua việc phân tích ở 5 khía cạnh: (1) Về khả năng thanh khoản; (2) về khả năng thanh toán các khoản nợ phải trả trong một năm; (3) về hiệu quả sử dụng tài sản; (4) về hiệu quả sử dụng đòn bẩy tài chính; (5) về khả năng sinh lợi. Tổng quan của phân tích tài chính là một nội dung mang tính cơ sở, sử dụng nội dung này làm đề tài nghiên cứu nhằm nắm được cái nhìn khái quát và những kiến thức cơ bản nhất về phân tích tài chính – chính là lí do nhóm lựa chọn đề tài này. Thông qua đó, giúp người đọc trong quá trình tìm hiểu về phân tích tài chính: (1) có cái nhìn chung về các khái niệm, mục tiêu cũng như tầm quan trọng của phân tích tài chính; (2) giải thích được các hoạt động của doanh nghiệp và mối liên hệ của chúng với các báo cáo tài chính; (3) mô tả mục đích của từng báo cáo tài chính và sự liên hệ giữa các báo cáo này; (4) hiểu và vận dụng một số kĩ thuật phân tích báo cáo tài chính cơ bản.

5| P a g e

I.

MỤC TIÊU PHÂN TÍCH TÀI CHÍNH

Phân tích tài chính là nội dung quan trọng trong hoạt động quản trị tài chính của doanh nghiệp, là cơ sở khoa học để đưa ra các quyết định phục vụ cho hoạt động kinh doanh có hiệu quả. Thông tin của việc phân tích có ý nghĩa khác nhau đối với các đối tượng sử dụng và mục đích của việc phân tích. Những đối tượng quan tâm đến phân tích tài chính công ty: Bên trong doanh nghiệp: nhà quản trị, chủ doanh nghiệp, cổ đông, người lao động,.. Bên ngoài doanh nghiệp: khách hàng, nhà cung cấp, nhà nước, chủ nợ,... Đứng ở góc độ nhà quản trị tài chính của công ty thì: “Phân tích tài chính là việc sử dụng các công cụ và kỹ thuật phân tích để đánh giá tình hình tài chính của doanh nghiệp nhằm mục tiêu: (1) Kịp thời phát hiện những nguy cơ tiềm ẩn dẫn đến các bất ổn trong tình hình tài chính của doanh nghiệp. (2) Định giá tiềm năng triển vọng của doanh nghiệp thông qua các nguyên tắc quản lý tài chính, khả năng sinh lời, khả năng thanh toán và rủi ro tài chính trong hoạt động của doanh nghiệp để từ đó hoạch định chiến lược tài chính nhằm tối đa hóa giá trị doanh nghiệp. (3) Đánh giá xem công ty đang được định giá đúng hay sai. (4) Định giá vị thế, sức mạnh, năng lực tài chính của doanh nghiệp so với các đối thủ cạnh tranh cùng ngành.” Phân tích tài chính làm rõ điều quan trọng của dự đoán tài chính, mà dự đoán là nền tảng của hoạt động quản lý, làm sáng tỏ, không chỉ chính sách tài chính mà còn làm rõ các chính sách chung trong doanh nghiệp. Nhìn chung, mục tiêu của phân tích tài chính nhằm hỗ trợ cải thiện các quyết định kinh doanh thông qua đánh giá các thông tin sẵn có về tình hình tài chính, ban lãnh đạo, kế hoạch và chiến lược cũng như môi trường kinh doanh của công ty.

6| P a g e

II. TRÌNH TỰ PHÂN TÍCH TÀI CHÍNH CỦA CÔNG TY

Bước 1: Xác định mục tiêu phân tích tài chính Ở bước này, người phân tích phải trả lời các câu hỏi: o Mục tiêu phân tích là gì? o Để đạt được mục tiêu đó thì cần phải phân tích chi tiết đến mức độ nào? o Cần những dữ liệu gì để phân tích? o Có nhân tố nào hoặc quan hệ nào ảnh hưởng đến việc phân tích này không? o Có giới hạn hoặc hạn chế nào đối với việc phân tích không? Những hạn chế này có làm ảnh hưởng đến kết quả phân tích hay không? Bước 2: Chọn công cụ và kỹ thuật phân tích Trong quá trình phân tích thì người phân tích thường sử dụng các kỹ thuật phân tích như sau: Thứ nhất, phân tích so sánh. Các cá nhân sử dụng phương pháp phân tích so sánh trong phân tích tài chính thông qua việc xem xét liên tục các bảng cân đối kế toán, báo cáo thu nhập, hay báo cáo dòng tiền qua các thời kỳ. Phương pháp này thường liên quan đến việc xem xét những thay đổi trong số dư từng khoản mục riêng lẻ năm này so với năm khác hoặc so sánh nhiều năm với nhau. Thông tin quan trọng nhất thường thấy được từ phương pháp so sánh trong phân tích tài

7| P a g e

chính là xu hướng biến động. So sánh báo cáo tài chính qua nhiều thời kỳ có thể nêu lên được định hướng, tốc độ và quy mô của xu hướng biến động. Phân tích tài chính so sánh cũng là phân tích theo chiều ngang (horizontal analysis) nghĩa là phân tích trái-phải (hay phải-trái) của bảng cân đối kế toán khi chúng ta xem xét các báo cáo. Phương pháp này có ưu điểm lớn là tính đơn giản, dễ vận dụng và có thể rút ra được tính xu hướng của các chỉ tiêu. Nhưng bên cạnh đó, phân tích so sánh cũng đi kèm với một nhược điểm đó là không đánh giá được chất lượng của thông tin sử dụng để phân tích. Hai kỹ thuật phân tích so sánh theo xu hướng thông thường là: Phân tích biến động năm so với năm (Year-To-Year Approach) Việc so sánh các báo cáo tài chính qua các thời kỳ tương đối ngắn (từ 2 đến 3 năm) thường được thực hiện bằng cách phân tích biến động qua từng năm trong từng khoản mục riêng lẻ. Phân tích biến động qua từng năm trong một thời kỳ ngắn dễ sử dụng và dễ hiểu. Phương pháp này có thuận lợi là việc thể hiện sự biến động bằng một số tuyệt đối cũng như bằng số tương đối. Phân tích biến động bằng số tuyệt đối và tương đối là hợp lý bởi vì những biến động được thể hiện bằng số tương đối có thể không phản ánh được mức độ quan trọng của những biến động này. Khi tính toán những biến động qua từng năm, có một vài nguyên tắc cần lưu ý: Nếu xuất hiện một giá trị âm ở năm gốc và một gái trị dương ở năm kế tiếp (hay ngược lại), chúng ta không thể tính được một biến động có ý nghĩa. Cũng như khi không có giá trị ở năm gốc, sẽ không có tỷ lệ biến động. Phân tích chỉ số xu hướng (Base-Year-To-Date Approach – Index analysis) Việc sử dụng phân tích qua từng năm để so sánh các báo cáo tài chính trong từ hơn 2 đến 3 kỳ thì đôi khi trở nên công kềnh. Và một công cụ thường được sử dụng để so sánh xu hướng dài hạn là phân tích chỉ số xu hướng. Phân tích dư liệu sử dụng phân tích chỉ số xu hướng đòi hỏi phải lựa chọn kỳ gốc đối với tất cả các khoản mục với chỉ số thường được chọn trước là 100. Bởi vì kỳ gốc là một khuôn khổ cho tất cả các so sánh nên tốt nhất là chọn một năm có điều kiện kinh doanh bình thường. Đối với phân tích chỉ số xu hướng, chúng ta không cần phân tích tất cả các khoản mục trong báo cáo tài chính mà chỉ tập trung vào các khoản mục quan trọng. Càng có nhiều thời kỳ

8| P a g e

phân tích thì những đánh giá của chúng ta về cách thức đối phó của các nhà quản trị với những khó khăn và nắm bắt cơ hội sẽ tốt hơn.

9| P a g e

Thứ hai, phân tích theo tỷ trọng. Phân tích tỷ trọng cũng được gọi là phân tích theo chiều dọc (Vertical analysis – Common size analysis) nghĩa là đánh giá từ trên xuống (hay từ dưới lên) của khoản mục trong các báo cáo tài chính. Phương pháp phân tích dọc tiến hành xác định tỷ lệ phần trăm của từng hạng mục trong bảng cân đối kế toán so với tổng tài sản hoặc từng hạng mục của báo cáo kết quả kinh doanh so với doanh thu thuần. Ưu điểm: Báo cáo theo tỷ trọng rất giúp ích cho việc so sánh giữa các công ty thành viên bởi vì báo cáo tài chính của các công ty khác nhau thì được tính toán dưới dạng phần trăm. Việc so sánh báo cáo tài chính theo tỷ trọng của một công ty với các đối thủ cạnh tranh hay với số liệu trung bình ngành, có thể làm nổi bật những khác biệt trong khoản mục cấu thành và do đó cần phải giải thích lý do của những khác biệt này. Nhược điểm: Phân tích báo cáo theo tỷ trọng của các công ty thành viên không phản ánh được quy mô công ty khi phân tích. Thứ ba, phân tích tỷ số. Phân tích tỷ số là một trong số những công cụ tài chính được sử dụng phổ biến và rộng rãi nhất. Tuy nhiên, vai trò của phương pháp này thường được hiểu sai dẫn đến tính quan trọng của phân tích tỷ số thường được đánh giá quá cao. Cũng như các công cụ phân tích khác, các tỷ số thường hữu ích khi chúng được định hướng cho tương lai. Chúng ta cần phải đánh giá các nhân tố tác động tiềm tàng đến các tỷ số trong tương lai. Do đó, tính hữu ích của các tỷ số phụ thuộc vào kỹ năng áp dụng và diễn giải chúng. Trước khi tính toán các tỷ số, hay các thước đo tương tự như chỉ số xu hướng hay các quan hệ tính bằng tỷ lệ phần trăm, chúng ta sử dụng phân tích kế toán để đảm bảo rằng các số liệu tính toán tỷ số cơ bản là thích hợp. Mặt khác, chúng ta có thể tính toán các tỷ số bằng cách sử dụng các báo cáo tài chính của một công ty. Bước 3: Thu thập và đánh giá chất lượng báo cáo tài chính Người phân tích sẽ thu thập các báo cáo tài chính (bảng cân đối kế toán, báo cáo kết quả kinh doanh, báo cáo lưu chuyển tiền tệ, thuyết minh báo cáo tài chính) và các tài liệu khác

10| P a g e

như báo cáo thường niên, các thông tin, dữ liệu về kinh tế vĩ mô, ngành; các thông tin thông báo bất thường của công ty;… Thế nhưng, trước khi sử dụng các chỉ tiêu trên các báo cáo tài chính để phân tích, người phân tích cần phải thực hiện việc đánh giá chất lượng báo cáo tài chính và tiến hành chuẩn hóa các báo cáo tài chính. Đánh giá chất lượng Báo cáo tài chính Đánh giá chất lượng báo cáo tài chính còn được hiểu là phân tích kế toán. Phân tích kế toán là việc phân tích, đánh giá chất lượng nguồn thông tin trên các báo cáo tài chính để phát hiện các biến dạng trong nguồn thông tin và nếu có, người phân tích sẽ thực hiện chuẩn hóa báo cáo tài chính. Các báo cáo tài chính là nguồn thông tin chủ yếu cho phân tích tài chính. Điều này có nghĩa là chất lượng của phân tích tài chính phụ thuộc vào mức độ tin cậy và nội dung kinh tế của các báo cáo tài chính và ngược lại, báo cáo tài chính phụ thuộc vào kết quả phân tích kế toán. Điều này đòi hỏi phải thực hiện phân tích kế toán hay đánh giá chất lượng của báo cáo tài chính. Phân tích kế toán đặc biệt quan trọng với phân tích so sánh. Chuẩn hóa Báo cáo tài chính Khi so sánh báo cáo tài chính của một công ty với báo cáo tài chính của một công ty khác, chúng ta sẽ có thể gặp khó khăn. Hầu như là không thể so sánh trực tiếp các báo cáo tài chính của hai công ty bởi sự khác biệt về quy mô giữa hai công ty. Vì thế, người phân tích sẽ phải thực hiện chuẩn hóa các báo cáo tài chính. Một trong những cách hữu ích và phổ biến cho việc so sánh giữa các công ty thành viên là chuyển sang tỷ lệ phần trăm thay vì sử dụng đơn vị là tiền. Các báo cáo tài chính sau khi chuyển đổi được gọi là các báo cáo tài chính theo tỷ trọng (common-size statements). Bước 4: Tính toán và phân tích Chúng ta áp dụng các công cụ, kỹ thuật để tính toán và phân tích các dữ liệu đã thu thập được. Bước 5: Ra quyết định Các cá nhân và tổ chức sử dụng báo cáo tài chính để hoàn thiện các quyết đinh kinh

11| P a g e

doanh của mình. Các nhà đầu tư và nhà cung cấp tín dụng sử dụng chúng để đánh giá triển vọng của công ty nhằm đưa ra quyết định đầu tư và tài trợ cho công ty. o Nếu là nhà đầu tư thì nên đầu tư hay không? o Nếu là chủ nợ thì có nên cho vay hay không? o Nếu là nhà quản trị công ty thì xác định xem doanh nghiệp đang trục trặc chổ nào và có nên thực hiện M&A hay không?... Bước 6: Cập nhật và tiến hành kiểm tra lại Chúng ta tiến hành cập nhật thông tin và đánh giá lại bản phân tích tài chính của công ty.

12| P a g e

III. BÁO CÁO TÀI CHÍNH DÙNG TRONG PHÂN TÍCH TÀI CHÍNH Báo cáo tài chính là nền tảng của phân tích tài chính vì báo cáo tài chính cung cấp các thông tin về tài chính, để trên cơ sở đó người phân tích có những dấu hiệu để nhận biết tình hình tài chính của doanh nghiệp.

1.

Bảng cân đối kế toán

Bảng cân đối kế toán là một báo cáo tài chính được lập vào cuối tháng, cuối quý hoặc cuối năm. Vai trò của Bảng cân đối kế toán là một báo cáo nhanh vị thế của công ty tại một thời điểm, cung cấp các thông tin liên quan đến quyết định đầu tư và quyết định tài trợ của doanh nghiệp. Nó cũng cung cấp các thông tin về những tài sản mà công ty sở hữu, nguồn tài trợ cho các tài sản hiện hữu của công ty. Bảng cân đối kế toán có hai bên: Bên trái là Tài sản, và bên phải bao gồm Nợ phải trả và Vốn chủ sở hữu. Phương trình kế toán được sử dụng làm nền tảng cho bảng cân đối kế toán: Tài sản = Nợ phải trả + Vốn chủ sở hữu Các khoản mục trong bảng cân đối kế toán luôn được sắp xếp theo một thứ tự nhất định: Các khoản mục ở phần Tài sản được sắp xếp theo thứ tự tính thanh khoản (sự nhanh chóng và dễ dàng khi chuyển đổi tài sản sang tiền mặt) giảm dần. Các khoản mục ở phần Nguồn vốn được sắp xếp theo thứ tự tính đáo hạn (tính đáo hạn liên quan đến vấn đề thu hồi vốn của nhà đầu tư – đứng ở góc độ nhà đầu tư liên quan đến nghĩa vụ hoàn trả vốn gốc cho doanh nghiệp của nhà đầu tư: nợ có tính đáo hạn, cổ phần thường không có tính đáo hạn) Vế trái của phương trình kế toán liên quan đến các nguồn lực được kiểm soát bởi một công ty - gọi là tài sản. Những tài nguyên này là các khoản đầu tư dự kiến tạo ra thu nhập trong tương lai thông qua các hoạt động kinh doanh. Mặt khác để có thể tiến hành và duy trì các hoạt động kinh doanh, công ty cần có các nguồn tài trợ. Điều này thể hiện ở vế phải của phương trình kế toán. Nợ phải trả là các khoản được tài trợ từ các nhà tín dụng và đại diện cho nghĩa vụ nợ của một công ty hoặc nói cách khác, nó tuyên bố trái quyền của các nhà tín dụng đối với tài sản của công ty. Vốn cổ phần (vốn chủ sở hữu của cổ đông) là tổng các

13| P a g e

nguồn đóng góp của chủ sở hữu công ty và lợi nhuận giữ lại trong quá trình kinh doanh. Theo quan điểm của chủ sở hữu hoặc cổ đông, vốn chủ sở hữu đại diện cho quyền lợi của họ đối với tài sản của công ty. Một cách hiểu khác về phương trình kế toán là nguồn vốn và sử dụng vốn. Theo đó, phía bên tay phải đại diện cho nguồn vốn (từ các chủ nợ hoặc cổ đông, hoặc được tạo ra từ quá trình kinh doanh) và phía bên trái đại diện cho việc sử dụng vốn. Tài sản và nợ phải trả được tách thành các khoản ngắn hạn và dài hạn. Tài sản ngắn hạn là tài sản dự kiến sẽ được chuyển đổi thành tiền mặt hoặc sử dụng trong hoạt động kinh doanh trong vòng một năm hoặc trong một chu kỳ hoạt động. Nợ ngắn hạn là các nghĩa vụ nợ mà công ty kỳ vọng sẽ giải quyết trong vòng một năm hoặc trong một chu kỳ hoạt động. Có thể viết lại phương trình kế toán dưới dạng các hoạt động kinh doanh - cụ thể là các hoạt động đầu tư và tài trợ: Tổng đầu tư = Tổng tài trợ Hay Tổng vốn đầu tư = Tài trợ chủ nợ + Tài trợ của chủ sở hữu. Khi phân tích bảng cân đối kế toán, nhà quản trị tài chính cần nhận thức về các vấn đề: tính thanh khoản, nợ so với vốn chủ sở hữu, giá trị thị trường so với giá trị sổ sách và vốn luân chuyển ròng: Thanh khoản: đề cập đến sự dễ dàng và nhanh chóng chuyển đổi một tài sản thành tiền (mà giá trị không bị mất đi đáng kể). Tài sản của một doanh nghiệp càng thanh khoản, khả năng doanh nghiệp gặp khó khăn trong đáp ứng các nghĩa vụ ngắn hạn càng ít. Do vậy, xác suất mà một doanh nghiệp tránh được tình trạng kiệt quệ tài chính có thể được gắn với khả năng thanh khoản của doanh nghiệp. Giá trị thị trường là mức giá mà ở đó những người sẵn lòng mua và sẵn lòng bán sẽ trao đổi tài sản. Giá trị kế toán của tài sản công ty thường được đề cập là giá trị ghi sổ hay giá trị sổ sách của tài sản. Theo các nguyên tắc kế toán chung được chấp nhận (GAAP), các báo cáo tài chính được kiểm toán của các công ty ở Hoa Kỳ ghi nhận tài sản theo giá gốc.

14| P a g e

Vốn luân chuyển ròng (Net Working Capital) là tài sản ngắn hạn trừ đi nợ ngắn hạn. Vốn luân chuyển ròng dương khi tài sản ngắn hạn lớn hơn nợ ngắn hạn. Điều này có nghĩa là lượng tiền mặt sẵn có cho 12 tháng tới sẽ cao hơn lượng tiền mặt mà công ty phải chi trả. Ngoài việc đầu tư vào tài sản cố định (hay còn gọi là chi tiêu vốn - Capital Spending), một doanh nghiệp có thể đầu tư vào vốn luân chuyển ròng. Việc đầu tư này còn gọi là thay đổi trong vốn luân chuyển ròng (change in Net working capital). Trong một công ty đang tăng trưởng, thay đổi trong vốn luân chuyển ròng thường dương

Về cơ sở và phương pháp lập bảng cân đối kế toán Nguyên tắc chung: Trước khi lập bảng cân đối kế toán, kế toán cần phải phản ánh tất cả các nghiệp vụ kinh tế phát sinh vào sổ kế toán tổng hợp và kế toán chi tiết có liên quan, thực hiện việc kiểm kê tài sản và phản ánh kết quả kiểm kê vào sổ kế toán. Đối chiếu công nợ phải thu, phải trả; đối chiếu giữa số liệu tổng hợp và số liệu chi tiết, số liệu trên sổ kế toán và số thực kiểm kê, khóa sổ kế toán và tính số dư các tài khoản. Số liệu dùng để phản ánh vào các chỉ tiêu trên bảng cân đối kế toán là không bù trừ. Nếu tài khoản có theo dõi chi tiết và cuối kỳ tổng hợp dẫn đến dư cả 2 bên Nợ và Có thì vẫn giữ nguyên số dư đó khi tham gia tính toán. Khi lập bảng cân đối kế toán, những chỉ tiêu thuộc nhóm tài sản thì căn cứ vào số dư Nợ của các tài khoản liên quan để ghi. Những chỉ tiêu thuộc nhóm nguồn vốn thì căn cứ vào số dư Có của các tài khoản liên quan để ghi. Những chỉ tiêu thuộc các khoản phải thu, phải trả ghi theo số dư chi tiết của các tài khoản phải thu, tài khoản phải trả. Nếu số dư chi tiết là dư Nợ thì ghi ở phần “TÀI SẢN”, nếu số dư chi tiết là số dư Có thì ghi ở phần “NGUỒN VỐN”. Các chỉ tiêu liên qu...


Similar Free PDFs