QHCC - chủ đề 6 Khủng hoảng PDF

Title QHCC - chủ đề 6 Khủng hoảng
Author Nhung Nhâm
Course Quản trị thương hiệu
Institution Học viện Tài chính
Pages 36
File Size 2.6 MB
File Type PDF
Total Downloads 48
Total Views 80

Summary

HỌC VIỆN TÀI CHÍNHQUAN HỆ CÔNG CHÚNGĐỀ TÀI: PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG XỬ LÝ TRONG PHÒNG CHỐNGDỊCH BỆNH COVID Ở VIỆT NAMGiảng viên hướng dẫn: TS. Nguyễn Thị NhungNhóm thực hiện: 17 – Nhâm Thị Hồng Nhung – CQ57/08 LT04 – Nguyễn Thị Linh Chi – CQ57/08 LT08 – Nguyễn Quỳnh Như – CQ57/08 LT21 – Đỗ Thị Huệ – CQ5...


Description

1|Page

HỌC VIỆN TÀI CHÍNH

QUAN HỆ CÔNG CHÚNG

ĐỀ TÀI: PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG XỬ LÝ TRONG PHÒNG CHỐNG DỊCH BỆNH COVID Ở VIỆT NAM

Giảng viên hướng dẫn: TS. Nguyễn Thị Nhung Nhóm thực hiện: 17 – Nhâm Thị Hồng Nhung – CQ57/08.3 LT2 04 – Nguyễn Thị Linh Chi – CQ57/08.3 LT1 08 – Nguyễn Quỳnh Như – CQ57/08.3 LT1 21 – Đỗ Thị Huệ – CQ57/08.3 LT1 25 – Nguyễn Thị Phương Như – CQ57/08.3 LT1 27 – Dương Thị Thu – CQ57/08.3 LT1 33 – Nguyễn Hương Giang – CQ57/08.3 LT1

2|Page

MỤC LỤC CHƯƠNG MỘT: Lí luận cơ sở. I. Các khái niệm II. Tình hình dịch COVID hiện nay. CHƯƠNG HAI: Phân tích hoạt động xử lý trong phòng chống dịch dịch bệnh COVID ở Việt Nam. I. Những mối nguy hiểm tiềm tàng II. Chương trình phòng tránh nguy cơ III. Lập kế hoạch giải quyết sự cố bất ngờ IV. Nhận diện khủng hoảng V. Ngăn chặn khủng hoảng VI. Giải quyết khủng hoảng VII. Kiểm soát các phương tiện truyền thông VIII. Học hỏi kinh nghiệm từ khủng hoảng

3|Page CHƯƠNG MỘT: LÍ LUẬN CƠ SỞ

I. Các khái niệm. 1. Khủng hoảng là gì? Khủng hoảng (tiếng Anh là Crisis) là một tình thế đã đạt tới giai đoạn nguy hiểm, gay cấn cần phải có sự can thiệp ấn tượng và bất thường để tránh hay sửa chữa thiệt hại lớn. (Theo Tạp chí kinh doanh Harvard) 2. Quản trị khủng hoảng là gì? Quản trị khủng hoảng (Crisis Management) là toàn bộ chương trình và giải pháp được lên kế hoạch và chỉ đạo sát sao, quyết liệt nhằm kiểm soát khủng hoảng trong các tổ chức. Mục tiêu của quản trị khủng hoảng là ngăn ngừa và giảm tối thiểu hậu quả mà khủng hoảng gây ra, bảo vệ danh tiếng và uy tín của t ổ chức. Nội dung của quản trị khủng hoảng bao gồm: 1) 2) 3) 4) 5) 6) 7) 8)

Nhận diện những mối nguy hiểm tiềm tàng Chương trình phòng tránh nguy cơ Lập kế hoạch giải quyết sự cố bất ngờ Nhận diện khủng hoảng Ngăn chặn khủng hoảng Giải quyết khủng hoảng Kiểm soát các phương tiện truyền thông Học hỏi kinh nghiệm từ khủng hoảng.

4|Page

3. COVID-19 là gì? Theo tổ chức WHO, COVID-19 (coronavirus disease 2019) là bệnh viêm đường hô hấp cấp do virus gây nên. Bùng phát vào cuối tháng 12/2019, bắt nguồn t ừ một chợ hải sản ở Hồ Nam, Vũ Hán, miền Trung Trung Quốc. Đến ngày 11/03/2020 Tổ chức Y tế Thế giới tuyên bố COVID-19 là đại dịch toàn cầu. Đại dịch viêm đường hô hấp cấp do chủng mới của virus corona kéo dài cho tới nay trên 215 quốc gia, khiến hàng trăm triệu người mắc, và hàng t riệu người tử vong trên thế giới và chưa có dấu hiệu “hạ nhiệt”. Không chỉ vậy, đại dịch COVID đã gây ra cuộc khủng hoảng toàn cầu, toàn bộ các quốc gia, các lĩnh vực đều lần lượt bị cuốn vào, với biện pháp phong toả, cách ly liên quan đến một nửa nhân loại, tính cho đến nay. II. Tình hình dịch bệnh trên Thế giới và Việt Nam hi ện nay. 1. Tình hình dịch bệnh trên Thế giới. Theo thông tin của Bộ Y Tế Việt Nam từ đợt dịch đầu tiên đến ngày 01/09/2021, trên thế giới có 218 648 906 ca nhiễm, trong đó có 4 535 404 ca tử vong.

5|Page

2. Tình hình dịch tại Việt Nam. Tại Việt Nam có 462 096 ca nhiễm, trong đó tử vong 11064 ca, số ca đã chữa khỏi 238 860 ca.

Đặc biệt trong đợt dịch lần thứ 4: đa ổ dịch, đa nguồn lây và đa biến chủng đã gây nhiều thiệt hại về người và vật chất. Đặc biệt là các tỉnh miền Nam với tổng ca nhiễm gần 400.000 ca nhiễm.

6|Page Chính vì vậy, đại dịch COVID-19 là khủng hoảng nghiêm trọng đã đạt tới giai đoạn nguy hiểm, gay cấn cần có sự can thiệp của Chính Phủ Việt Nam lên kế hoạch và chỉ đạo sát sao để có thể kiểm soát, ngăn ngừa và giảm thiểu hậu quả do khủng hoảng COVID-19 gây ra.

CHƯƠNG HAI: PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG XỬ LÝ TRONG PHÒNG CHỐNG DỊCH DỊCH BỆNH COVID Ở VIỆT NAM. I. Nhận diện những mối nguy hiểm tiềm tàng. 1. Nguồn gốc của khủng hoảng. - Nguồn gốc của khủng hoảng tiềm tàng COVID đến t ừ thảm học về sức khỏe và môi trường. - Đặc biệt, khủng hoảng COVID đã xảy ra và được công nhận là đại dịch toàn cầu. 2. Nhận diện những mối nguy hiểm có khả năng xảy ra cao - Trước tình hình dịch bệnh diễn biến phức t ạp, nhận diện những mối nguy hiểm tiềm tàng đang đe dọa xung quanh con người: * Đối với mối nguy sinh học: các biến chủng của virus corona liên tục biến đổi với tốc độ lây lan nhanh, hệ số lây nhiễm cao hơn, chu kỳ lây nhiễm ngắn hơn và có khả năng lây qua không khí thay vì qua tiếp xúc gần từ người sang người như lúc ban đầu. Hiện tại, Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) chia các biến thể của SARSCoV-2 làm 2 nhóm: + Biến thể đáng quan tâm (VOIs): khi có thay đổi về kiểu hình hoặc có 1 gen với nhi ều đột biến có khả năng làm thay đổi acid amin liên quan đến kiểu hình; và gây lây lan dịch trong cộng đồng hoặc có nhiều ca/chùm ca bệnh xuất hiện cùng lúc; hoặc được phát hiện ở nhiều quốc gia. + Biến thể đáng quan ngại (VOCs): bao gồm Alpha, Beta, Gamma và Delta là những biến thể được khẳng định có liên quan đến gia tăng đáng kể khả năng lây lan; làm thay đổi đáng kể tình hình dịch tễ Covid-19 một cách tiêu cực; tăng độc lực virus/làm nặng lên bi ểu hiện lâm sàng; gi ảm hiệu quả các biện pháp y tế công cộng; hay giảm hiệu quả của các vaccine, xét nghiệm chẩn đoán, liệu pháp điều trị hiện hành.

7|Page

Tại Việt Nam, biến thể Delta được phát hiện trong các ca dương tính ở TP.HCM vào ngày 18/05/2021 trong đợt dịch bùng phát lần thứ 4. Tỷ lệ lây nhiễm thứ phát (F1 dương tính) của các trường hợp nhiễm biến thể Delta cao hơn so với biến thể Alpha. Tại các chuỗi lây nhiễm ở các tỉnh phía Nam đã ghi nhận 1 số trường hợp có dấu hiệu hoặc dương tính chỉ sau hơn 1 ngày tiếp xúc phơi nhiễm với người mắc COVID-19. Đáng lo ngại, bi ển thể Delta lây lan rất nhanh trong môi trường kín, không khí lưu thông kém như: nhà máy, khu công nghiệp, quán bar, nhà thờ, … * Mối nguy hiểm hiện hữu: F0 “lang thang” – chưa rõ nguồn lây trong cộng đồng. Trước hết cần hiểu, F0 là người bị nhiễm bệnh có nguy cơ sẽ làm lây nhiễm ra cộng đồng nếu không kịp thời phát hiện cách ly và khoanh vùng. Đặc biệt, mỗi ca lây nhiễm cộng đồng mất dấu F0 đều tạo nên hệ lụy với hàng trăm trường hợp ti ếp xúc F1, F2 khiến cơ quan chức năng mất nhiều công sức và thời gian trong quá trình điều tra dịch tễ cũng như lấy mẫu xét nghiệm. Tại Vi ệt Nam hiện nay vẫn còn rất nhiều ca lây nhiễm cộng

8|Page

đồng không xác định được nguồn lây bệnh, một số người lại không có triệu chứng rõ ràng hoặc chỉ được phát hiện tình cờ khi có triệu chứng hoặc được sàng lọc cộng đồng. Điều nguy hiểm hơn cả là những ca lây nhiễm trong cộng đồng không biết mình mắc bệnh ở đâu, khi nào. Trong thời gian ủ bệnh, họ đã di chuyển nhiều nơi và tiếp xúc với hàng trăm người khác, làm tăng nguy cơ phát tán mầm bệnh. Đặc biệt trong đợt dịch thứ 4 số ca nhiễm tại Việt Nam ngày càng tăng, vượt mốc hơn 10.000 ca/ ngày, trong đó số ca nhiễm trong cộng đồng tăng gần gấp rưỡi so với số ca nhi ễm được phát hi ện trong khu phong tỏa, cách ly. * Mối nguy thể chất: Các yếu tố thể chất, miễn dịch cũng là yếu tố ảnh hưởng lớn đến tính nghiêm trọng và nguy cơ tử vong ở bệnh nhân COVID-19. Bệnh nền được chia ra làm 3 nhóm: Nhóm 1: Nhóm chuyển hóa thường gây ra do tiểu đường và dư cân. Tiểu đường thường là tiểu đường tuýp II. Nhóm 2: Nhóm bệnh lý về phổi như hen suyễn, phổi tắc nghẽn mãn tính. Đó là 2 nhóm bệnh làm đường thở giảm khả năng vận chuyển của các lông chuyển, gây ho hen, ứ đờm… đây là môi trường thuận lợi cho các tác nhân gây bệnh sinh sôi, nảy nở. Nhóm 3: Nhóm bệnh tim mạch như bệnh lý mạch vành, tim mãn tính với những người suy tim. Cả ba nhóm: Chuyển hóa – phổi – tim mạch là nhóm bệnh nền. Tất cả những người mắc bệnh nền này đều phải thường xuyên uống thuốc. Bên cạnh đó, việc ít vận động khiến sức đề kháng giảm, cộng với bệnh nền sẵn có tạo điều kiện cho các yếu tố nguy hi ểm dễ dàng tấn công.

9|Page

* Mối nguy hiểm vô hình: Hoạt động kinh tế - Doanh nghiệp trong thời kì biến động. Trong khủng hoảng của Covid-19, đại dịch toàn cầu này chắc chắn không phải nguồn gốc nhưng có thể là nguyên nhân dẫn t ới sự suy yếu kinh t ế trên thế giới nói chung và tình hình kinh tế tại Việt Nam nói riêng trong thời gian qua. Dựa trên tình hình hiện tại, nhóm 6 đã tìm hiểu các tác động tiềm ẩn của đợt bùng phát đại dịch COVID-19 đối với kinh tế Việt Nam. Nghiên cứu này đi đôi với một mức độ đáng kể các yếu tố không chắc chắn. Cụ thể là, khi xảy ra đại dịch COVID-19, các dự đoán được kiểm tra l ại và điều chỉnh l ại mỗi tuần kể từ khi bắt đầu xảy ra đợt bùng phát đại dịch. Dịch bệnh COVID-19 cùng với việc thực hiện biện pháp giãn cách xã hội cần thiết, bắt buộc theo Chỉ thị số 16 của Thủ tướng Chính phủ, “Về thực hiện các biện pháp cấp bách phòng, chống dịch COVID-19” làm tiêu dùng trong nước sụt giảm mạnh. Các báo cáo ngành gần đây dự báo sự sụt giảm chưa từng thấy trong tiêu dùng: giày dép và may mặc; và điện thoại / thiết bị điện t ử tiêu dùng liên quan khác vào năm 2020. Hầu hết các kịch bản cho hai ngành này được dự kiến sẽ còn giảm trong Quý 2 và Quý 3 của năm 2020, dẫn đến tăng trưởng kinh tế suy gi ảm, kéo theo sự sụt giảm về cầu nhập khẩu, trong đó có hàng hóa nhập khẩu từ Việt Nam.

10 | P a g e

Đại dịch COVID đã làm đứt gãy chuỗi cung ứng đầu vào và lao động. Đặc biệt trong đợt dịch lần thứ 4 này, các doanh nghiệp lại tiếp tục hứng chịu thêm nhiều khó khan như doanh nghiệp hàng không lỗ vốn. Cả hai yếu tố này đều đặt ra những mối đe dọa đáng kể đối với cán cân và thặng dư thương mại của Việt Nam cho năm 2021. Như vậy, có thể thấy khủng hoảng COVID là nguyên nhân gây ra những mối nguy hiểm có khả năng xảy ra cao. Chính vì thế, Chỉnh phủ Việt Nam cần ưu tiên ngăn chặn và giải quyết khủng hoảng COVID và gi ảm thiểu mối nguy hiểm của đại dịch toàn cầu. II. Chương trình phòng tránh nguy cơ Trên cơ sở nhận diện các mối nguy hi ểm tiềm tàng, những mối nguy hiểm có thể xảy ra cho đất nước, ban phòng chống dịch cần xác lập chương trình phòng tránh nguy cơ khủng hoảng: “ phòng hơn chống”. Không để COVID tiếp tục trở thành khủng hoảng và gây ra những thiệt hại lớn. Để phòng chống khủng hoảng COVID có hiệu quả, chính phủ cần quan tâm đến: 1. Chuẩn bị chương trình phòng chống khủng hoảng có hệ thống gồm những nội dung: Căn nguyên, thiệt hại ước tính, khả năng gây tác động, chi phí ước tính để tránh rủi ro. Dựa vào bản kiểm toán khủng hoảng đó, các nhà chức trách sẽ đưa ra những quyết định và giải pháp phù hợp, hiệu quả nhất, bảo đảm kiểm soát được khủng hoảng COVID như các gói hỗ trợ, những chỉ thị, nghị quyết, … 2. Lưu ý những dấu hiệu khủng hoảng có thể sắp xảy ra. Những dấu hiệu cảnh báo khủng hoảng COVID đang rình rập: - Xuất hiện F0 trong cộng đồng. - Số ca nhiễm tang cao trong ngày

11 | P a g e

- Không tuân thủ quy định 5K, lơ là trong việc kiểm soát dịch bệnh tái phát, chủ quan khi xã hội tạm ổn định, không xuất hiện F0 trong cộng đồng. - Lãnh đạo, tổ chức không thực hiện đúng trách nhiệm nhiệm vụ, làm việc vô nguyên tắc, tùy ti ện và thiếu trách nhiệm 3. Luôn cẩn trọng, tránh gây ra khủng hoảng bởi chính mình. - Có kế hoạch dự phòng cho khủng hoảng lây lan trong cộng đồng, xử lý những hậu quả hậu khủng hoảng COVID một cách cẩn thận: như vấn đề y tế, việc làm cho người lao động, tiếp tục mở cửa kinh tế hội nhập, … - Hiện đại hóa công nghệ thông tin trong khai báo y tế, theo dõi truy vết F0, … - Tiếp tục duy trì cung cấp thông tin với giới truyền thông một cách rõ ràng, minh bạch, cụ thể dù tình huống tốt hay xấu. - Duy trì mối quan hệ hợp tác ngoại giao thân thiện với các nước trước tình hình dịch bệnh, thể hiện sự thiện ý của Việt Nam cùng đồng hành chống dịch với thế giới: như tặng khẩu trang, thiết bị y tế, hỗ trợ tài chính,… - Cư xử thân thiện, chuẩn mực đạo đức với nhân dân, xây dựng mức độ tin cậy, uy tín với công chúng. 4. Mua bảo hiểm. Thiệt hại của cuộc khủng hoảng COVID là rất lớn, vi ệc mua bảo hiểm giúp cho chính phủ vượt qua được những hậu quả mà khủng hoảng để lại. Ngoài những bảo hiểm bắt buộc và thông dụng như bảo hiểm xây dựng, lắp đặt; bảo hiểm hàng hóa, … Chính phủ cần bảo vệ công việc phòng chống dịch trước những thiệt hại to lớn như lực lượng y tế, lực lượng chức năng, lực lượng tình nguyện, những người có kinh nghiệm trong phòng chống và điều trị khủng hoảng ; có nguy cơ nhiễm cao bằng bảo hiểm nhân thọ cho các thành viên chủ chốt và bảo hiểm gián đoạn kinh doanh do nguyên nhân thiên tai, dịch bệnh.

12 | P a g e

III. Lập kế hoạch giải quyết sự cố bất ngờ Cách thức phòng tránh khủng hoảng đại dịch tích cực nhất là xây dựng kế hoạch giải quyết sự cố bất ngờ. Bởi vì trong nhiều trường hợp Chính phủ không thể giảm thi ểu tác động tiềm tàng của khủng hoảng theo ý muốn chủ quan của mình. Lập kế hoạch giải quyết sự cố bất ngờ cho phép Chính phủ có thể chủ động đưa ra giải pháp tốt nhất trước khi khủng hoảng xảy ra và giảm thiểu những tác động tiêu cực của khủng hoảng, nhanh chóng lập lại trật tự bình thường. Thông qua đó, tổ chức có đủ thời gian cần thiết để cân nhắc các phương án, suy nghĩ thấu đáo mọi vấn đề, thảo luận hiệu quả các phản ứng khác nhau, kiểm tra mức độ sẵn sàng hành động đối phó. * Bước 1: Tổ chức nhóm hoạch định. Nhóm hoạch định bao gồm những thành viên có trình độ và kinh nghiệm trong phòng chống dịch covid 19. Nhiệm vụ của họ là lập kế hoạch dự phòng và có khả năng giải quyết hiệu quả công việc phức tạp và bất ngờ. Trong suốt quá trình chống dịch, tổ chức nhóm hoạch định Ban Dân vận Trung ương, MTTQViệt Nam, Tổng LĐLĐ Việt Nam, Hội Nông dân Việt Nam, Hội LHPN Việt Nam, Hội Cựu chiến binh Việt Nam và Đoàn TNCS Hồ Chí Minh đã chung sức, đồng lòng dưới sự lãnh đạo của Đảng và sự ủng hộ của nhân dân phối hợp chặt

13 | P a g e

chẽ, đoàn kết, thống nhất cùng Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ và các bộ, ngành, địa phương thực hiện hiệu quả công tác phòng, chống dịch; tích cực vận động, hỗ trợ người dân tham gia, góp phần làm sâu sắc, mật thiết hơn mối quan hệ giữa Đảng, Nhà nước với nhân dân trong cuộc chiến chống đại dịch COVID-19, đem lại cuộc sống bình yên, ấm no hạnh phúc cho nhân dân. Đặc biệt, phải kể đến Phó thủ tướng Vũ Đức Đam trong nhiệm kỳ vừa rồi đã có những chỉ dẫn đúng đắn, kịp thời nhanh chóng trong việc phòng chống khủng hoảng COVID. Bác đã đồng hành cùng toàn thể đất nước, đảm bảo an toàn cho đất nước Việt Nam.

Bước 2:Đánh giá phạm vi và tầm ảnh hưởng của sự cố Một trong những nhiệm vụ quan trọng của nhóm hoạch định là sau khi dự báo các sự cố, nguy cơ họ cần phải đánh giá phạm vi và tầm ảnh hưởng của sự cố. Điều đó có nghĩa là họ phải xem xét những vấn đề xảy ra theo chiều hướng xấu và cần được quan tâm theo dõi. Chính phủ Việt Nam đã nhanh chóng khoanh vùng dập dịch khi có F0 ngoài cộng đồng. Đồng thời xét nghiệm sàng lọc cộng đồng. Ví dụ trong đợt dịch thứ 4 l ần này tp HCM khoanh vùng phong t ỏa chặt khu vực cách ly có ca nhi ễm bệnh covid 19. Bước 3: Triển khai kế hoạch. Bước tiếp theo là phải triển khai kế hoạch giải quyết từng mục tiêu - giữ vững ‘vùng xanh’ khoanh chặt ‘vùng đỏ’ để dồn dập dịch: Các vùng có dịch như HCM, Bình Dương, Hà Nội tiếp tục phát hiện các trường hợp qua sàng lọc tại cộng đồng, tại bệnh viện, qua đó tiến hành điều tra, truy vết, khoanh vùng, dập

14 | P a g e

dịch, xử lý chuỗi lây nhiễm mới phát hi ện, đồng thời hoàn tất hồ sơ chi tiết các bệnh nhân đã được Bộ Y tế công bố. Thành phố cũng tạm thời dừng hoạt động các chợ đầu mối trên địa bàn. Đồng thời phân loại các vùng nguy cơ để triển khai xét nghiệm. Đối với khu vực nguy cơ rất cao TPHCM ti ến hành (khu vực phong tỏa) lấy mẫu toàn bộ người dân 3 ngày/ lần tại nhà ở/ hộ gia đình để xét nghiệm. Khu vực nguy cơ cao, lấy mẫu toàn bộ người dân 7 ngày/lần (có thể tăng tần suất nếu cần).

- xử phạt những trường hợp nhập cảnh trái phép , trốn cách ly gây lây lan trong cộng đồng: Các hành vi trốn khai báo hoặc trốn cách ly y tế có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội làm lây lan dịch bệnh truyền nhiễm nguy hiểm cho người theo quy định tại điều 240 bộ luật hình sự năm 2015. Trường hợp người nhiễm bệnh hoặc nghi nhiễm bệnh phải cách ly mà không tự nguyện chấp hành hoặc bỏ trốn khỏi nơi cách ly dẫn đến lây nhiễm bệnh cho người khác sẽ bị xử lý hình sự và bị phạt tiền 50.000.000 - 200.000.000 đồng hoặc bị phạt tù từ 1 năm đến 5 năm về tội làm lây lan dịch bệnh truyền nhiễm nguy hi ểm cho người theo quy định tại Điều 240 của Bộ luật Hình sự. Người làm lây lan dịch bệnh còn có thể bị phạt tù 5 năm đến 10 năm nếu phạm tội dẫn đến phải công bố dịch thuộc thẩm quyền của Chủ tịch UBND cấp tỉnh hoặc Bộ trưởng Bộ Y tế hoặc làm chết người; bị phạt tù 10 năm đến 12 năm nếu phạm tội dẫn đến phải công bố dịch thuộc thẩm quyền của Thủ tướng Chính phủ hoặc làm chết 2 người trở lên. Đồng thời, Lập tấm thép xanh

15 | P a g e

chắn dịch nơi biên giới quyết liệt các biện pháp phòng, chống dịch (PCD) Covid-19, nhất là ngăn chặn xuất nhập cảnh trái phép, chủ động tăng cường các biện pháp, nâng cao sự phối hợp hiệp đồng, tạo nên phòng tuyến chống dịch vững chắc. - Giải quyết quá tải y t ế như xây dựng bệnh viện dã chiến, thử nghi ệm và triển khai kế hoạch điều trị F0 tại nhà với túi thuốc an sinh một tuần t ại tpHCM. Trước tình hình số ca mắc COVID-19 đang điều trị tại các bệnh viện trên địa bàn Thành phố đã vượt qua con số 7.000 trường hợp và dự báo số ca mắc còn tiếp tục tăng nhanh trong thời gian tới khi mà tình hình dịch bệnh vẫn còn di ễn biến phức tạp, việc bổ sung thêm các bệnh viện dã chiến chuyên thu dung điều trị các trường hợp mới mắc hoặc các trường hợp đang được cách ly (F1) không có tri ệu chứng hoặc chỉ có triệu chứng nhẹ (chi ếm khoảng 80% các trường hợp) là rất cần thiết, vừa đáp ứng yêu cầu thực tế vừa giảm tải cho các bệnh viện đã chuyển đổi công năng.

Chương trình “túi an sinh” được bắt đầu triển khai thí điểm tại TPHCM từ 16/8/2021 với 3 hoạt động chính. Đó là lấy mẫu xét nghiệm tại nhà, cộng đồng; Cung cấp hộp thuốc home-based care cùng một số sản phẩm nâng cao sức khỏe, đồng thời hỗ trợ tư vấn và quản lý sức khỏe trong phòng, chống dịch Covid-19; Cung cấp gói thực phẩm bảo đảm an sinh xã hội cho người nhiễm và các thành viên trong gia đình tại nhà, không ra ngoài, tránh tiếp xúc, góp phần làm gi ảm nguy cơ lây lan. Cùng với đó là tài liệu hướng dẫn chi tiết của Bộ Y tế đối với các F0 để họ tự chăm sóc, theo dõi sức khỏe và liên lạc với các cơ sở y tế trong trường hợp xuất hiện các triệu chứng trở nặng để được giúp đỡ.

16 | P a g e

Bước 5: thường xuyên cập nhập kế hoạch. Kế hoạch cần thường xuyên cập nhật và bổ sung. Bởi vì mọi vấn đề và tác nhân xung quanh sự cố luôn thay đổi. Vì vậy ta cần cập nhập thường xuyên và liên tục.

IV. Nhận diện khủng hoảng 1. Về số lượng ca nhiễm trong cộng đồng Trong ngày 27/8 Vi ệt Nam ghi nhận thêm 12.920 ca mắc mới trong đó có 19 ca nhập cảnh và 12.901 ca ghi nhận trong nước và 318 ca tử vong. Kể từ đầu dịch đến nay Việt Nam có 392.938 ca COVID-19, đứng thứ 66/222 quốc gia và vùng lãnh thổ, trong khi với tỷ lệ số ca nhiễm/1 triệu dân, Việt Nam đứng thứ 168/222 quốc gia và vùng lãnh thổ (bình quân cứ 1 triệu người có 3.997 ca nhiễm). - Tổng số ca tử vong do COVID-19 t ại Việt Nam tính đến ngày 28/7 là 9.667 ca, chiếm tỷ lệ 2,5% so với tổng số ca mắc và cao hơn 0,4% so với tỷ lệ tử vong do COVID-19 trên thế giới (2,1%). 2. Khủng hoảng kép do covid - 19

17 | P a g e

Đại dịch Covid-19 đã ảnh hưởng toàn di ện, sâu rộng đến t ất cả các quốc gia trên thế giới và đang diễn biến rất phức tạp, khó lường, đẩy thế giới và nhiều nước rơi vào khủng hoảng kép về y tế và kinh tế. * Về kinh tế Hầu hết các quốc gia rơi vào suy thoái nghiêm trọng, kinh tế và thương mại toàn cầu suy giảm mạnh, trong đó có Việt Nam. Diễn đàn “Tác động kinh tế - xã hội của đại dịch COVID-19 t ại Vi ệt Nam” do Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam tổ chức ngày 10/12, diễn ra tại Hà Nội nhằm đánh giá tác động của đại dịch COVID-19 ở Việt Nam trên các lĩnh vực: lao động, việc làm, y t ế, giáo dục, chuyển đổi số, kinh tế chia sẻ… Kết quả khảo sát của Tổng LĐLĐVN tại cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp (thực hiện tại 124 cơ quan, tổ chức, đơn vị, doanh nghiệp, bao phủ trên 115.000 lao động trong cả nước) cho thấy trong thời gian cao điểm của đại dịch, gần 70% người lao động Việt Nam bị ảnh hưởng trực tiếp đến tình trạng việc làm. Cụ thể, 38,9% bị giãn việc/ nghỉ việc luân phiên; 26,4% bị ngừng vi ệc tạm thời. Theo Tổng cục Thống kê, số người mất việc là 14%. So...


Similar Free PDFs