So sánh Cương lĩnh chính trị và Luận cương chính trị PDF

Title So sánh Cương lĩnh chính trị và Luận cương chính trị
Author Hai Nguyen
Course lịch sử đảng
Institution Học viện Ngân hàng
Pages 15
File Size 378.7 KB
File Type PDF
Total Downloads 30
Total Views 184

Summary

Download So sánh Cương lĩnh chính trị và Luận cương chính trị PDF


Description

HỌC VIỆN NGÂN HÀNG KHOA LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ

TIỂU LUẬN KẾT THÚC HỌC PHẦN MÔN: LỊCH SỬ ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM

ĐỀ TÀI: SO SÁNH NỘI DUNG CƠ BẢN CƯƠNG LĨNH

CHÍNH TRỊ ĐẦU TIÊN THÁNG 2/1930 VÀ LUẬN CƯƠNG CHÍNH TRỊ THÁNG 10/1930

Giảng viên hướng dẫn

: : : : :

Sinh viên thực hiện Mã sinh viên Nhóm tín chỉ Mã đề

Nguyễn Thị Chinh Nguyễn Thị Hải 23A4050115 211PLT10A04 06

Hà Nội, tháng 12 năm 2021

1

MỤC LỤC

MỞ ĐẦU ....................................................................................................................3 NỘI DUNG ................................................................................................................4 I. Phần lý luận ........................................................................................................4 1.1. Hoàn cảnh lịch sử ra đời của Cương lĩnh chính trị 2/1930 và Luận cương chính trị 10/1930 .................................................................................................4 1.2. So sánh nội dung cơ bản của cương lĩnh chính trị đầu tiên tháng 2/1930 và luận cương chính trị tháng 10/1930 ....................................................................5 1.2.1. Điểm giống nhau giữa Cương lĩnh 3/2/1930 và Luận cương chính trị tháng 10/1930 ..................................................................................................5 1.2.2. Điểm khác nhau giữa cương lĩnh chính trị thang 2/1930 và Luận cương lĩnh chính trị tháng 10/1930 .................................................................7 1.3. Nhận xét .......................................................................................................9 II. Phần liên hệ.....................................................................................................10 2.1. Bài học kinh nghiệm ..................................................................................10 2.2. Liên hệ thực tiễn .........................................................................................13 KẾT LUẬN ..............................................................................................................14 TÀI LIỆU THAM KHẢO ......................................................................................14

2

MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời với Cương lĩnh đầu tiên của Đảng đã mở ra thời kì mới cho cách mạng Việt Nam: thời kì đấu tranh giành độc lập dân tộc tiến lên chủ nghĩa xã hội. Cương lĩnh đầu tiên của Đảng đã xác định được những nội dung cơ bản nhất của con đường cách mạng Việt Nam. Cương lĩnh ra đời đã đáp ứng được những nhu cầu bức thiết của lịch sử và trở thành ngọn cờ tập hợp, thống nhất các tổ chức cộng sản, các lực lượng cách mạng và toàn thể dân tộc trong sự nghiệp đấu tranh vì độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội. Cách mạng Việt Nam từ đây có đường lối cách mạng đúng đắn và tổ chức cách mạng tiên phong lãnh đạo, chấm dứt sự khủng hoảng và bế tắc về con đường cứu nước. Luận cương chính trị tháng 10/1930 và Cương lĩnh chính trị 2/1930 hoàn toàn thống nhất với nhau. Bên cạnh những điểm mới có giá trị mà chưa có điều kiện nêu trong Cương lĩnh chính trị thì cũng tồn tại những thiếu sót cần phải khắc phục. Từ những lý do trên em xin chọn So sánh nội dung cơ bản Cương lĩnh chính trị 2/1930 và Luận cương chính trị 10/1930 làm đề tài tiểu luận. Từ đó đánh giá được một cách khách quan và đúng đắn giá trị, ý nghĩa to lớn cũng như những hạn chế lịch sử của nó và vận dụng một cách có hiệu quả trong việc thực hiện công cuộc đổi mới của Đảng. 2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu Mục đích: Làm rõ những điểm giống và khác nhau giữa Cương lĩnh chính trị 2/1930 và Luận cương chính trị 10/1930 từ đó thấy được nhưng ưu điểm và những hạn chế của nó. Nhiệm vụ: - So sánh, chỉ ra những điểm giống và khác nhau - Rút ra nhận xét về 2 văn kiện - Bài học kinh nghiệm - liên hệ thực tiễn 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 3

Đối tượng nghiên cứu: Cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng tháng 3/1930 và Luận cương chính trị tháng 10/1930; Đảng Cộng sản Việt Nam. Phạm vị nghiên cứu: Quan điểm của chủ nghĩa Mác-Lênin về xã hội chủ nghĩa, Cương lĩnh chính trị đầu tiên tháng 2/1930 và luận cương chính trị tháng 10/1930, từ đó liên hệ đến thực tiễn ngày nay. 4. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu Cơ sở lý luận: Quan điểm của chủ nghĩa Mác-Lênin, Cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng tháng 2/1939 và Luận cương chính trị tháng 10/1930. Phương pháp nghiên cứu: phân tích – tổng hợp, khái quát hóa, so sánh, Lịch sử, logic, … 5. Ý nghĩa lý luận và thược tiễn của đề tài Ý nghĩa lý luận: Góp phần làm rõ hơn sự giống nhau và khác nhau giữa Cương lĩnh chính trị đầu tiên tháng 2/1930 và Luận cương chính trị tháng 10/1930. Từ đó, ta đánh giá được một cách khách quan và đúng đắn giá trị, ý nghĩa to lớn cũng như những hạn chế lịch sử của nó. Từ đó vận dụng một cách có hiệu quả trong việc thực hiện công cuộc đổi mới của Đảng. Ý nghĩa thực tiễn: Kết quả bài tiểu luận có thể làm tài liệu tham khảo trong môn lịch sử Đảng, … NỘI DUNG I. Phần lý luận 1.1. Hoàn cảnh lịch sử ra đời của Cương lĩnh chính trị 2/1930 và Luận cương chính trị 10/1930 Cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng Nhận thức được sự cần thiết và cấp bách phải thành lập một đảng cộng sản thống nhất, chấm dứt sự chia rẽ trong phong trào cộng sản ở Việt Nam. Nguyễn Ái Quốc rời Xiêm đến Trung Quốc. Người chủ trì Hội nghị hợp nhất Đảng, tại Hương Cảng, Trung Quốc từ ngày 6/1 đến ngày 7/2/1930. Hội nghị đã thảo luận quyết định thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam, đồng thời cũng tại đây hội nghị đã thông qua 4

Chính cương vắn tắt của Đảng, Sách lược vắn tắt của Đảng, Chương trình tóm tắt của Đảng và Điều lệ vắn tắt của Đảng Cộng sản Việt Nam do Nguyễn Ái Quốc soạn thảo. Gọi chung là Cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng. Luận cương chính trị Tháng 10/1930, sau 8 tháng Đảng ra đời, Hội nghị lần thứ nhất Ban Chấp hành Trung ương lâm thời có ý nghĩa như một Đại hội cũng tổ chức tại Hương Cảng do điều kiện trong nước bị đế quốc đàn áp khủng bố gắt gao phong trào cách mạng. Hội nghị họp từ ngày 14-10 đến ngày 31 tháng 10 năm 1930 thảo luận và thông qua bản Luận cương chính trị do đồng chí Trần Phú soạn thảo. Cương lĩnh chính trị của Đảng và luận cương chính trị của Đảng được xây dựng trên cơ sở lý luận và cơ sở thực tiễn. Xác định rõ phương hướng chiến lược, nhiệm vụ cụ thể và cơ bản, lực lượng cách mạng, đoàn kết quốc tế và vai trò lãnh đạo của Đảng. Trên từng khía cạnh, hai văn kiện đều thể hiện những nét tương đồng và khác biệt. 1.2. So sánh nội dung cơ bản của cương lĩnh chính trị đầu tiên tháng 2/1930 và luận cương chính trị tháng 10/1930 1.2.1. Điểm giống nhau giữa Cương lĩnh 3/2/1930 và Luận cương chính trị tháng 10/1930 Về phương hướng chiến lược của cách mạng, cả 2 văn kiện đều xác định được tích chất của cách mạng Việt Nam là cách mạng tư sản dân quyền và thổ địa cách mạng, bỏ qua giai đoạn tư bản chủ nghĩa để đi tới xã hội cộng sản. Đây là 2 nhiệm vụ cách mạng nối tiếp nhau không có bức tường ngăn cách. Phương hướng chiến lược đã phản ánh xu thế của thời đại và nguyện vọng đông đảo của nhân dân Việt Nam. Chánh cương phân tích kinh tế công nghiệp, nông nghiệp của nước Việt Nam thuộc địa. Chánh cương chỉ rõ: “Tư bản bản xứ đã thuộc tư bản Pháp, vì tư bản Pháp hết sức ngăn trở sức sinh sản làm cho công nghệ bản xứ không thể mở mang được. Còn về nông nghiệp một ngày một tập trung đã phát sinh ra lắm khủng hoảng, nông dân thất nghiệp nhiều”; phân tích rõ vị trí, vai trò của tư bản bản xứ: “Vậy tư bản bản xứ không có thế lực gì không nên nói cho họ đi về phe đế quốc được, chỉ 5

bọn đại địa chủ mới có thế lực và đứng hẳn về phe đế quốc chủ nghĩa nên chủ trương làm tư sản dân quyền cách mạng và thổ địa cách mạng để đi tới xã hội cộng sản”. Về nhiệm vụ cách mạng, đều là chống đế quốc, phong kiến để lấy lại ruộng đất và giành độc lập dân tộc. Cụ thể Cương lĩnh xác định ba nhiệm vụ trước mắt của cách mạng Việt Nam, bao gồm cả hai nội dung dân tộc và dân chủ, chống đế quốc và chống phong kiến, giành độc lập dân tộc. Còn Luận cương chính trị là xoá bỏ tàn tích phong kiến và đánh đổ đế quốc chủ nghĩa Pháp, làm cho Đông D ương hoàn toàn độc lập. Về lực lượng cách mạng, cả hai văn kiện điều khẳng định lực lượng chủ yếu là công nhân và nông dân. Đây là hai lực lượng nòng cốt và cơ bản đông đảo trong xã hội góp phần to lớn vào công cuộc giải phóng dân tộc nước ta, nhưng vô sản có cầm quyền lãnh đạo thì cách mạng mới thắng lợi được. Về phương pháp cách mạng, sử dụng sức mạnh của số đông dân chúng Việt Nam cả về chính trị và vũ trang nhằm đạt mục tiêu cơ bản của cuộc cách mạng là đánh đổ đế quốc và phong kiến, giành chính quyền về tay công nông. Về vị trí quốc tế, cách mạng Việt Nam là một bộ phận khăng khít với cách mạng thế giới đã thể hiện sự mở rộng quan hệ bên ngoài, tìm đồng minh cho mình. Đề cao vấn đề đoàn kết quốc tế là sự kết hợp chặt chẽ chủ nghĩa yêu nước với chủ nghĩa quốc tế của giai cấp công nhân, lợi ích dân tộc và lợi ích toàn nhân loại tiến bộ đang đấu tranh để giải phóng khỏi ách áp bức, bất công trên thế giới. Cương lĩnh xác định phải liên kết với những dân tộc bị áp bức và quần chúng vô sản trên thế giới, nhất là với quần chúng vô sản Pháp. Luận cương cũng đã khẳng định cách mạng Đông Dương là một bộ phận khăng khít của cách mạng vô sản thế giới. Lãnh đạo cách mạng là giai cấp công nhân thông qua Đảng cộng sản. Các văn kiện này đều khẳng định, để đưa cách mạng đến thắng lợi, cần có một đảng cộng sản lãnh đạo. Đảng là đội tiên phong của vô sản giai cấp. Vô sản có cầm quyền lãnh đạo thì cách mạng mới thắng lợi được.

6

1.2.2. Điểm khác nhau giữa cương lĩnh chính trị tháng 2/1930 và Luận cương lĩnh chính trị tháng 10/1930 Xác định kẻ thù và nhiệm vụ, mục tiêu của cách mạng Cương lĩnh chính trị xác định kẻ thù, nhiệm vụ của cách mạng là đánh đổ giặc Pháp sau đó mới đánh đổ phong kiến và tay sai phản cách mạng. Nhiệm vụ dân tộc được coi là nhiệm vụ trọng đại của cách mạng, nhiệm vụ dân chủ cũng dựa vào vấn đề dân tộc để giải quyết. Mục tiêu của cương lĩnh xác định: làm cho Việt Nam hoàn toàn độc lập, nhân dân được tự do, dân chủ, bình đẳng, tịch thu ruộng đất của bọn đế quốc Việt gian chia cho dân cày nghèo, thành lập chính phủ công nông binh và tổ chức cho quân đội công nông, thi hành chính sách tự do dân chủ bình đẳng phổ thông giáo dục theo hướng công nông hóa. Luận cương chính trị thì xác định phải “tranh đấu để đánh đổ các di tích phong kiến, đánh đổ các cách bóc lột theo lối tiền tư bản và để thực hành thổ địa cách mạng cho triệt để” và “đánh đổ đế quốc chủ nghĩa Pháp, làm cho Đông Dương hoàn toàn độc lập”. khẳng định làm tư sản dân quyền, trong đó hai mặt tranh đấu đánh đổ các di tích phong kiến để thực hành thổ địa cách mạng cho triệt để và tranh đấu để đánh đổ đế quốc chủ nghĩa Pháp, làm cho Đông Dương hoàn toàn độc lập liên lạc mật thiết với nhau. Đây là một vận dụng sáng tạo, sự sáng tạo này bắt nguồn từ việc xác định tính chất xã hội. Nếu xã hội hoàn toàn phong kiến thì phải làm cách mạng dân chủ tư sản. Nếu xã hội tư sản thì phải làm cách mạng vô sản. Nhưng điều đó không phú hợp với tình hình Việt Nam lúc bấy giờ chưa xác định được kẻ thù, nhiệm vụ hàng đầu ở một nước thuộc địa nửa phong kiến nên không nêu cao vấn đề dân tộc lên hàng đầu đó là nêu cao vấn đề đấu tranh giai cấp, vấn đề cách mạng ruộng đất. Lực lượng cách mạng Cương lĩnh chính trị xác định lực lượng cách mạng là giai cấp công nhân và nông dân nhưng bên cạnh đó cũng phải liên minh đoàn kết với tiểu tư sản, lợi dụng hoặc trung lập phú nông, trung nông, tiểu địa chủ và tư bản Việt Nam chưa rõ mặt phản cách mạng.

7

Luận cương thì xác định giai cấp vô sản và nông dân là hai động lực chính của cách mạng mạng tư sản dân quyền, trong đó giai cấp vô sản là đông lực chính và mạnh, là giai cấp lãnh đạo cách mạng, nông dân có số lượng đông đảo nhất, là một động lực mạnh của cách mạng, còn những giai cấp và tầng lớp khác ngoài công nông như tư sản thương nghiệp thì đứng về phía đế quốc chống cách mạng, còn tư sản công nghiệp thì đứng về phía quốc gia cải lương và khi cách mạng phát triển cao thì họ sẽ theo đế quốc. Những điểm mới có giá trị của Luận cương chính trị tháng 10/1930 mà chưa có điều kiện nêu trong Cương lĩnh chính trị tháng 3/1930 Trong hoàn cảnh lịch sử lúc bấy giờ, luận điểm “bỏ qua thời kỳ tư bản mà tranh đấu thẳng lên con đường XHCN” là một đóng góp lớn về mặt lý luận, là một luận điểm cách mạng và khoa học được trình bày sớm nhất trong các văn kiện của Đảng. Tuy chưa có một sự phân tích sâu về mối quan hệ giữa cách mạng dân tộc dân chủ và cách mạng XHCN, nhưng cách đặt vấn đề của Luận cương “Tư sản dân quyền cách mạng là thời kỳ dự bị để làm xã hội cách mạng” chính là phản ánh một phần rất quan trọng về mối quan hệ đó. Ở một xứ thuộc địa thì cách mạng tư sản dân quyền là nhiệm vụ hàng đầu, mục tiêu trực tiếp, tiền đề để đi tới CNXH. Luận cương đề cập tới “thời kỳ dự bị”, ta hiểu đây là tạo tiền đề cả về chính trị, KT-XH. Tiền đề chính trị là quyền lãnh đạo của giai cấp vô sản, giai cấp công nhân và giai cấp nông dân là hai lực lượng chính, là chính phủ công nông và các tổ chức vô sản, là sự ủng hộ của giai cấp vô sản thế giới. Tiền đề kinh tế là công nghiệp trong nước được phát triển; quyền sở hữu ruộng đất thuộc về chính phủ công nông, sung công các sản nghiệp lớn của bọn tư bản ngoại quốc; ngày làm công tám giờ… Tiền đề xã hội như nam nữ bình quyền, thừa nhận dân tộc tự quyết… Điều cần nhấn mạnh là Luận cương còn xác định thêm một cách đúng đắn cách đấu tranh. Theo Luận cương, vấn đề này phải xét kỹ tình hình trong nước và thế giới, thái độ các hạng người… từ đó mà định ra chiến lược. Phải giải quyết tốt mối quan hệ giữa khẩu hiệu “phần ít” và “khẩu hiệu chánh” của Đảng, tức là giải quyết tốt mối quan hệ giữa nhiệm vụ trước mắt và nhiệm vụ lâu dài. Luận cương viết: “Không chú ý đến những nhu yếu và sự tranh đấu hàng ngày của quần chúng là rất 8

sai lầm. Mà nếu chỉ chú ý đến những nhu yếu hàng ngày mà không chú ý đến những mục đích lớn của Đảng cũng là rất sai lầm”. Từ đó, Luận cương phân tích các yếu tố về thời cơ cách mạng: “Đến lúc sức cách mạng lên rất mạnh, giai cấp thống trị đã rung động, các giai cấp đứng giữa đã muốn bỏ về phe cách mạng, quần chúng công nông thì sôi nổi cách mạng, quyết hy sanh phấn đấu, thì Đảng phải lập tức lãnh đạo quần chúng để đánh đổ Chính phủ của địch nhân và giành lấy chính quyền cho công nông”. 1.3. Nhận xét Cương lĩnh và luận cương là những văn kiện có ý nghĩa quan trọng đối với phong trào cách mạng ở Việt Nam. Luận cương chính trị kế thừa Cương lĩnh ở những điểm chủ yếu. Xác định được nhiều vấn đề thuộc về chiến lược cách mạng. Tuy nhiên do nhận thức và bối cảnh thực tiễn khác nhau, hai văn bản có những nét khác biệt. Cương lĩnh chính trị tháng 2/1930 Cương lĩnh chính trị tháng 2/1930 do Nguyễn Ái Quốc soạn thảo đã thể hiện sự vận dụng đúng đắn sáng tạo, nhạy bén chủ nghĩa Mác-Lênin vào hoàn cảnh cụ thể của Việt Nam. Kết hợp nhuần nhuyễn chủ nghĩa yêu nước và chủ nghĩa quốc tế vô sản. Giữa tư tưởng của chủ nghĩa cộng sản và thực tiễn cách mạng Việt Nam. Phản ánh đầy đủ, súc tích các luận điểm cơ bản của cách mạng Việt Nam. Nó phù hợp với xu thế phát triển của thời đại mới, đáp ứng yêu cầu khách quan của lịch sử. Trong đó, thể hiện bản lĩnh chính trị độc lập, tự chủ sáng tạo trong việc đánh giá đặc điểm, tính chất xã hội thuộc địa nửa phong kiến Việt Nam. Cương lĩnh chỉ rõ những mâu thuẫn cơ bản và chủ yếu của dân tộc Việt Nam lúc đó. Giương cao ngọn cờ độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội. Đồng thời đánh giá đúng đắn, sát thực vai trò và thái độ của các lực lượng đối với cách mạng. Thành lập mặt trận dân tộc thống nhất dưới sự lãnh đạo của Đảng. Trên cơ sở liên minh công – nông – tri thức. Những văn kiện dù “vắn tắt” nhưng phản ánh vấn đề cơ bản trước mắt và lâu dài cho cách mạng Việt Nam. Đưa cách mạng Việt Nam sang một trang sử mới. Như vậy, cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng là cương lĩnh cách mạng giải phóng dân tộc đúng đắn và sáng tạo. Nhuần nhuyễn về quan điểm giai cấp. Thấm 9

đượm tính dân tộc và tính nhân văn với tư tưởng cốt lõi là Độc lập – Tự do cho dân tộc. Luận cương chính trị tháng 10/1930 Luận cương chính trị tháng 10-1930 ra đời đã xác định nhiều vấn đề cơ bản về chiến lược cách mạng. Về cơ bản thống nhất với nội dung của Chính cương vắn tắt, sách lược vắn tắt của Hội nghị thành lập Đảng tháng 2-1930. Tuy nhiên, do tư tưởng nóng vội, tả khuynh, chưa nhận thức đầy đủ về thực tiễn cách mạng Việt Nam. Đồng thời, vận dụng máy móc quan điểm của chủ nghĩa Mác – Lênin, luận cương đã bộc lộ một số hạn chế. Trong đó, chưa nêu rõ được mâu thuẫn chủ yếu của xã hội Đông Dương. Không nhấn mạnh nhiệm vụ giải phóng dân tộc. Luận cương còn nặng về đấu tranh giai cấp và cách mạng ruộng đất. Đánh giá không đúng khả năng tham gia cách mạng của tiểu tư sản, tư sản dân tộc. Khả năng lôi kéo bộ phận trung, tiểu địa chủ tham gia mặt trận dân tộc chống đế quốc và tay sai. Vì thế, chưa đoàn kết dân tộc rộng rãi. Sự phân tích mối quan hệ giữa hai nhiệm vụ này, tuy có những chỗ không phù hợp với hoàn cảnh một nước thuộc địa nhưng là cần thiết, vì sự cấu kết giữa đế quốc với phong kiến là một đặc trưng của chế độ thuộc địa. Bên cạnh đó Luận cương cũng chỉ ra được những điểm mới mà chưa có cơ hội nêu trong cương lĩnh chính trị đó là luận điểm “bỏ qua thời kỳ tư bản mà tranh đấu thẳng lên con đường XHCN” và xác định thêm một cách đúng đắn cách đấu tranh đó là giải quyết tốt mối quan hệ giữa nhiệm vụ trước mắt và nhiệm vụ lâu dài từ đó phân tích về các yếu tố thời cơ cách mạng. II. Phần liên hệ 2.1. Bài học kinh nghiệm Một, gắn lý luận với thực tiễn Bản Luận cương chính trị, do Trần Phú khởi thảo, trên cơ sở những nguyên lý căn bản của chủ nghĩa Mác - Lênin và phân tích đánh giá sâu sắc tình hình thế giới, tình hình cách mạng Đông Dương.

10

Như vậy, loại trừ những hạn chế mang tính c hất lịch sử thì bản Luận cương là bằng chứng hùng hồn về thực hành tính thống nhất giữa lý luận với thực tiễn ở đồng chí Tổng Bí thư đầu tiên của Đảng. Trên cơ sở phân tích đánh giá kịp thời tình hình đang diễn ra rất nhanh chóng, đồng chí Trần Phú và Trun g ương đã kịp thời điều chỉnh, khắc phục những hạn chế về nhận thức trước đó. Hai, sự nghiệp cách mạng là của nhân dân, do nhân dân và vì nhân dân. Chủ tịch Hồ Chí Minh khẳng định: “Trong bản Cương lĩnh cách mạng tư sản dân quyền năm 1930, Đảng đã nêu rõ nhiệm vụ chống đế quốc và chống phong kiến, thực hiện dân tộc độc lập, người cày có ruộng. Cương lĩnh ấy rất phù hợp với nguyện vọng thiết tha của đại đa số nhân dân ta là nông dân. Vì vậy, Đảng đã đoàn kết được những lực lượng cách mạng to lớn xung quanh giai cấp mình, còn các đảng phái của các giai cấp khác thì hoặc bị phá sản hoặc bị cô lập. Do đó, quyền lãnh đạo của Đảng ta - Đảng của giai cấp công nhân không ngừng củng cố và tăng cường”. Ba, bài học về sức mạnh đoàn kết của toàn dân tộc Cương lĩnh đã chỉ ra mâu thuẫn chủ yếu nhất trong lòng xã hội Việt Nam là mâu thuẫn giữa toàn thể dân tộc Việt Nam với ách thống trị của chủ nghĩa thực dân, phong kiến. Dù mỗi giai cấp có lợi ích khác nhau, nhưng đều là người dân của một nước thuộc địa, chịu chung nỗi nhục mất nước, quyền tự do của các giai cấp, tầng lớp nhân dân bị thủ tiêu, phát triển kinh tế, văn hóa của đất nước bị cản trở. Chỉ trừ những phần tử cam tâm làm tay sai cho chính quyền thuộc địa, toàn thể đồng bào, dân tộc đều thiết tha đấu tranh giành độc lập, tự do. Chủ nghĩa yêu nước là nền tảng cơ sở cho sự thống nhất trong khác biệt nhằm tập hợp lực lượng trong một mặt trận dân tộc thống nhất. Thành công nổi bật của Đảng Cộng sản Việt Nam là đề ra Cương lĩnh, đường lối chính trị đúng đắn vì lợi ích của đất nước và dân tộc. Đại đoàn kết toàn dân tộc dựa trên nền tảng vững chắc là liên minh giữa giai cấp công nhân với giai cấp nông dân và đội ngũ trí thức đồng thời đoàn kết rộng rãi các giai cấp, tầng lớp khác.

11

Đường lối và bài học đại đoàn kết dân tộc của Đảng là sự kế thừa và phát triển truyền thống đoàn kết hình thành trong lịch sử dựng nước và giữ nước của dân tộc, truyền thống gắn kết trong các hình thức cộng đồng, gia đình, dòng họ, làng xã đến cộng đồng dân tộc, quốc gia. Đại đoàn kết dân tộc cũng là nối tiếp truyền thống nhân văn, nhân ái, yêu thương đùm bọc lẫn nhau của dân tộc Việt Nam. Sự...


Similar Free PDFs