So sánh định nghĩa Vật chất của Lênin với quan niệm về vật chất của chủ nghĩa duy vật trước Mác PDF

Title So sánh định nghĩa Vật chất của Lênin với quan niệm về vật chất của chủ nghĩa duy vật trước Mác
Author Doan Nguyen
Course Triết
Institution Trường Đại học Ngân hàng Thành phố Hồ Chí Minh
Pages 4
File Size 113.2 KB
File Type PDF
Total Downloads 78
Total Views 185

Summary

So sánh định nghĩa Vật chất của Lênin với quan niệm về vật chất của chủ nghĩa duy vật trước Mác..docx...


Description

BÀI KIỂM TRA GIỮA KỲ MÔN TRIẾT HỌC MÁC - LÊNIN Đề bài: Câu 1. So sánh định nghĩa Vật chất của Lênin với quan niệm về vật chất của chủ nghĩa duy vật trước Mác. Câu 2. Trình bày khái quát cơ sở lý luận của quan điểm toàn diện. Liên hệ với bản thân. Bài làm 1. So sánh định nghĩa Vật chất của Lênin với quan niệm về vật chất của chủ nghĩa duy vật trước Mác. Lênin đã đưa ra định nghĩa về vật chất như sau: “Vật chất là một phạm trù triết học dùng để chỉ thực tại khách quan được đem lại cho con người trong cảm giác, được cảm giác của chúng ta chép lại, chụp lại, phản ánh, và tồn tại không lệ thuộc vào cảm giác”. Định nghĩa vật chất được nêu trên của Lênin là kết quả của việc tổng kết từ những thành tựu tự nhiên của khoa học, phê phán những quan niệm duy tâm, siêu hình về phạm trù vật chất. Theo định nghĩa của LêNin vật chất được hiểu như sau: - Vật chất là tất cả những gì đang tồn tại khách quan bên ngoài đầu óc con người, không phụ thuộc vào ý thức, cảm giác của con người. - Vật chất là những cái mà khi tác động lên các giác quan của con người một cách trực tiếp hay gián tiếp thì sẽ gây nên cho con người cảm giác. - Vật chất là những cái mà trong quan hệ đối với chúng thì ý thức, cảm giác của con người chẳng qua chỉ là sự phản ánh của chúng mà thôi. Quan niệm về vật chất của chủ nghĩa duy vật trước Mác cho rằng vật chất (giới tự nhiên) là có trước, là quyết định, còn ý thức (tinh thần) có sau, bị quyết định. Quan điểm

này phù hợp với thực tiễn, tuy nhiên khi trả lời câu hỏi vật chất là gì thì các nhà duy vật trước mác lại có những quan điểm khác nhau. - Một là: Quan niệm của chủ nghĩa duy vật chất phác thời cổ đại thì đồng nhất vật chất với những sự vật hiện tượng cụ thể như nước, lửa, không khí, nguyên tử… coi đó là cái đầu tiên mà từ đó sinh ra mọi cái còn lại. Quan niệm này mang nặng tính trực quan, ngây thơ, ấu trĩ và chưa khoa học nên đã bị khoa học bác bỏ. - Hai là: Quan niệm của chủ nghĩa siêu hình thế kỷ XVII, XVIII quy vật chất về các thuộc tính của vật như là khối lương, quảng tính, hay là kết cấu nguyên tử. Quan niệm này đã có tính khoa học tuy nhiên nó còn mang nặng tính siêu hình cơ giới, máy móc. Do đó những quan niệm này cuối cùng cũng bị khoa học bác bỏ. Từ đó đặt ra nhu cầu phải có một quan niệm mới về vật chất. Lênin là người đầu tiên đưa ra được quan điểm này. Từ đó, chúng ta có thể rõ ràng thấy rằng định nghĩa Vật chất của Lênin với quan niệm về vật chất của chủ nghĩa duy vật trước Mác có một điểm chung là đều cho rằng vật chất có trước. Bởi lẽ, đối với quan niệm về vật chất của chủ nghĩa duy vật trước Mác, ông ấy đã khẳng định rằng vật chất quyết định ý thức. Còn với Lênin, khi khẳng định vật chất là cái được cảm giác của chúng ta chép lại, chụp lại, phản ánh…, Lênin đã nhấn mạnh: Bằng những phương pháp nhận thức khác nhau, con người có thể nhận thức được thế giới vật chất. Như thế, luận điểm này đã phủ nhận thuyết không thể biết. Luận điểm này cũng trả lời dứt khoát mặt thứ hai của vấn đề cơ bản của triết học: Con người có nhận thức được thế giới khách quan hay không? Lênin khẳng định là có. Điểm khác biệt giữa định nghĩa Vật chất của Lênin với quan niệm về vật chất của chủ nghĩa duy vật trước Mác là định nghĩa Vật chất của Lênin đã kế thừa, bảo vệ, phát triển quan điểm của Mác về vật chất; khắc phục được tính trực quan, siêu hình, máy móc trong quan niệm về vật chất của các thời kỳ trước; giải quyết được sự khủng hoảng về mặt nhận thức luận trong khoa học tự nhiên ở đầu thế kỷ XX tạo nền tảng vững chắc cho chủ nghĩa duy vật phát triển.

Định nghĩa này chính là cơ sở khoa học và là vũ khí tư tưởng để đấu tranh chống chủ nghĩa duy tâm, chủ nghĩa hoài nghi và thuyết không thể biết đã phủ nhận khả năng nhận thức của con người về thế giới.

2. Trình bày khái quát cơ sở lý luận của quan điểm toàn diện. Liên hệ với bản thân. Quan điểm toàn diện là quan điểm mà khi nghiên cứu và xem xét hiện tượng, sự vật hay sự việc chúng ta phải quan tâm đến tất cả các yếu tố kể cả khâu gián tiếp hay trung gian có liên quan đến sự vật. Điều này xuất phát từ mối liên hệ nằm trong nguyên lý phổ biến của các hiện tượng, sự vật trên thế giới. Bởi phải có quan điểm toàn diện vì bất cứ mối quan hệ nào cũng tồn tại sự vật, sự việc; không có bất cứ sự vật nào tồn tại một cách riêng biệt, cô lập, độc lập với các sự vật khác. Cơ sở lý luận của quan điểm toàn diện: Theo quan điểm phương pháp luận khoa học của chủ nghĩa duy vật biện chứng thì mối liên hệ giữa sự phát triển và sự phổ biến dùng để cải tạo hiện thực và nhận thức. Đây cũng chính là cơ sở lý luận và phương pháp luận của quan điểm toàn diện. Mọi sự vật, sự việc trên đời đều tồn tại song song các mối quan hệ phong phú và đa dạng. Khi nhận thức về hiện tượng, sự vật, sự việc trong cuộc sống chúng ta cần xem xét đến quan điểm toàn diện. Xem xét đến mối liên hệ của sự vật này với sự vật khác nhằm tránh quan điểm phiến diện. Từ đó tránh được việc phán xét con người hay sự việc một cách chủ quan. Không suy xét kỹ lưỡng mà đã vội kết luận về tính quy luật hay bản chất của chúng. Liên hệ với bản thân: Biết được quan điểm toàn diện, bản thân em biết rằng mỗi sự vật, sự việc trong cuộc sống cần xem xét đến quan điểm toàn diện. Xem xét đến mối liên hệ của sự vật này với sự vật khác nhằm tránh quan điểm phiến diện. Từ đó, tập hình

thành cho bản thân mình một cái nhìn khách quan, đa chiều hơn để tránh tình trạng nhìn sự việc theo góc nhìn chủ quan của mình. Không nên đánh giá, kết luận điều gì khi chưa thực sự nhìn nhận nó một cách kỹ lưỡng....


Similar Free PDFs