tài liệu môn cơ sở văn hóa việt nam nhaaaaaaaaaaaaa PDF

Title tài liệu môn cơ sở văn hóa việt nam nhaaaaaaaaaaaaa
Author Aryn Lee
Course Cơ sở văn hóa Việt Nam
Institution Đại học Đà Nẵng
Pages 76
File Size 1.2 MB
File Type PDF
Total Downloads 88
Total Views 181

Summary

ờm thì đọc trước cái này trước mỗi buổi học rùi xung phong trả lời giảng viên thì sẽ được rất là nhìu điểm cộng...


Description

ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM

CƠ SỞ VĂN HÓA VIỆT NAM (TÀI LIỆU HỌC TẬP)

Đà Nẵng, năm 2019 1

CHƢƠNG 1. VĂN HÓA HỌC VÀ VĂN HÓA VIỆT NAM 1.1. Dẫn luận Văn hoá học 1.1.1. Các khái niệm cơ bản 1.1.1.1. Văn hóa Sự phát triển của loài người gắn liền với văn hóa ngay từ những bước đi sơ khởi, tuy không phải ngay lúc ấy đã có một khái niệm văn hóa độc lập song có thể nói rằng văn hóa xuất hiện khá sớm từ thời cổ đại, trong ngôn ngữ của các dân tộc văn minh như Trung Hoa, Ấn Độ, Ai Cập, Hi Lạp. Ở phương Đông, từ văn hóa mà chúng ta dùng có cội nguồn từ tiếng Hán. Trong ngôn ngữ Hán, hai chữ văn và hóa xuất hiện khá sớm, như hai từ đơn có nghĩa riêng biệt. Theo những tài liệu cổ xưa của Trung Quốc thì văn có nghĩa là “vẻ đẹp”, hóa có nghĩa là “biến đổi”, biến hóa. Văn hóa gộp lại theo nghĩa gốc là “làm cho đẹp, trở thành đẹp đẽ”. Ở phương Tây, từ văn hóa xuất hiện vào khoảng thế k ỷ III TCN. Xét về nguồn gốc, văn hóa là khái niệm gắn với sản xuất nông nghiệp. Văn hóa trong tiếng Latinh bắt nguồn từ chữ Cultus có nghĩa gốc là trồng trọt, cày cấy, vun trồng. Về sau, thuật ngữ văn hóa mở rộng thành Cultus animi và được chuyển nghĩa, nói về sự vun tr ồng tinh thần, trí tuệ, bồi dưỡng tâm hồn con người. Từ thuật ngữ gốc Latinh này mà xuất hiện từ Culture trong tiếng Anh, Pháp, Kultur trong tiếng Đức và Kultura trong tiếng Nga đều có nghĩa là văn hóa. Theo tiến trình lịch sử, khái niệm văn hóa dần phong phú hơn về nội hàm, trong rất nhiều thế k ỷ nó được dùng để chỉ những khái niệm và hiện tượng hết sức khác nhau. Năm 1952, A.L. Kroeber và Kluckhohn xuất bản quyển sách Culture, a critical review of concept and definitions [Văn hóa, điểm lại bằng cái nhìn phê phán các khái niệm và định nghĩa], trong đó tác giả đã trích lục khoảng 160 định nghĩa về văn hóa do các nhà khoa học đưa ra ở nhiều nước khác nhau. Điều này cho thấy, khái niệm “Văn hóa” rất phức tạp. Năm 1871, E.B. Tylor đưa ra định nghĩa: “Văn hóa hay văn minh, theo nghĩa rộng về tộc người học, nói chung gồm có tri thức, tín ngưỡng, nghệ thuật, đạo đức, luật pháp, tập quán và một số năng lực và thói quen khác được con người chiếm lĩnh với tư cách một thành viên của xã hội” . Theo định nghĩa này thì văn hóa và văn minh là một; nó bao gồm tất cả những lĩnh vực liên quan đến đời sống con người, từ tri thức, tín ngưỡng đến nghệ thuật, đạo đức, pháp luật… Có người ví, định nghĩa này mang tính “bách khoa toàn thư” vì đã liệt kê hết mọi lĩnh vực sáng tạo của con người. F. Boas định nghĩa: “Văn hóa là tổng thể các phản ứng tinh thần, thể chất và những hoạt động định hình nên hành vi của cá nhân cấu thành nên một nhóm người vừa có tính tập thể vừa có tính cá nhân trong mối quan hệ với môi trường tự nhiên của họ, với những nhóm người khác, với những thành viên trong nhóm và của chính các thành viên này với 2

nhau”. Theo định nghĩa này, mối quan hệ giữa cá nhân, tập thể và môi trường là quan trọng trong việc hình thành văn hóa của con người. Ở Việt Nam, văn hóa cũng được định nghĩa rất khác nhau. Chủ tịch Hồ Chí Minh cho rằng: “Vì lẽ sinh tồn cũng như mục đích của cuộc sống, loài người mới sáng tạo và phát minh ra ngôn ngữ, chữ viết, đạo đức, pháp luật, khoa học, tôn giáo, văn học, nghệ thuật, những công cụ cho sinh hoạt hằng ngày về mặt ăn, ở và các phương thức sử dụng. Toàn bộ những sáng tạo và phát minh đó tức là văn hóa”. Với cách hiểu này, văn hóa sẽ bao gồm toàn bộ những gì do con người sáng tạo và phát minh ra. Cũng giống như định nghĩa của Tylor, văn hóa theo cách nói của Hồ Chí Minh sẽ là một “bách khoa toàn thư” về những lĩnh vực liên quan đến đời sống con người. Phạm Văn Đồng cho rằng: “Nói tới văn hóa là nói tới một lĩnh vực vô cùng phong phú và rộng lớn, bao gồm tất cả những gì không phải là thiên nhiên mà có liên quan đến con người trong suốt quá trình tồn tại, phát triển, quá trình con người làm nên lịch sử… (văn hóa) bao gồm cả hệ thống giá trị: tư tưởng và tình cảm, đạo đức với phẩm chất, trí tuệ và tài năng, sự nhạy cảm và sự tiếp thu cái mới từ bên ngoài, ý thức bảo vệ tài sản và bản lĩnh của cộng đồng dân tộc, sức đề kháng và sức chiến đấu bảo vệ mình và không ngừng lớn mạnh”. Theo định nghĩa này thì văn hóa là những cái gì đối lập với thiên nhiên và do con người sáng tạo nên từ tư tưởng tình cảm đến ý thức tình cảm và sức đề kháng của mỗi người, mỗi dân tộc. Trong những năm gần đây, một số nhà nghiên cứu ở Việt Nam và kể cả ở nước ngoài khi đề cập đến văn hóa, họ thường vận dụng định nghĩa văn hóa do UNESCO đưa ra vào năm 1994. Theo UNESCO, văn hóa được hiểu theo hai nghĩa: nghĩa rộng và nghĩa hẹp. Theo nghĩa rộng: “Văn hóa là một phức hệ- tổng hợp các đặc trưng diện mạo về tinh thần, vật chất, tri thức và tình cảm… khắc họa nên bản sắc của một cộng đồng gia đình, xóm làng, vùng, mi ền, quốc gia, xã hội… Văn hóa không chỉ bao gồm nghệ thuật, văn chương mà còn cả lối sống, những quyền cơ bản của con người, những hệ thống giá trị, những truyền thống, tín ngưỡng…”; còn hiểu theo nghĩa hẹp: “Văn hóa là tổng thể những hệ thống biểu trưng (ký hiệu) chi phối cách ứng xử và giao tiếp trong cộng đồng, khiến cộng đồng đó có đặc thù riêng”,… Nhìn chung, các định nghĩa về văn hóa hiện nay rất đa dạng. Chúng tôi dựa trên các định nghĩa đã nêu để xác định một khái niệm văn hóa cho riêng mình nhằm thuận tiện cho việc thu thập và phân tích dự liệu khi nghiên cứu. Chúng tôi cho r ằng, văn hóa là sản phẩm của con người được tạo ra trong qua trình lao động (từ lao động trí óc đến lao động chân tay), được chi phối bởi môi trường (môi tự nhiên và xã hội) xung quanh và tính cách của từng tộc người. Nhờ có văn hóa mà con người trở nên khác biệt so với các loài động vật khác; và do được chi phối bởi môi trường xung quanh và tính cách t ộc người nên văn hóa ở mỗi tộc người sẽ có những đặc trưng riêng. 3

1.1.1.2. Các khái niệm liên quan với văn hóa * Văn minh Văn minh là danh từ Hán – Việt, văn là vẻ đẹp, minh là sáng, chỉ tia sáng của đạo đức biểu hiện ở chính trị, pháp luật, văn học, nghệ thuật. Trong tiếng Anh, từ civilisation với nội hàm nghĩa văn minh, có từ căn gốc Latinh là civitas với nghĩa gốc là đô thị, thành phố và các nghĩa phái sinh là thị dân, công dân. Văn minh chủ yếu liên quan tới kĩ thuật làm chủ thế giới, biến đổi thế giới sao cho đáp ứng được đòi hỏi của con người. Cho nên một thành tựu của văn minh thường lan rộng khắp thế giới. Nghiên cứu văn minh là nghiên cứu mặt động của trí tuệ, tâm thức con người. Nếu như văn minh của loài người tiến lên không ngừng thì văn hóa lại không thể. Có những nước văn minh rất cao nhưng văn hóa lại suy giảm. Thế giới đã trải qua nhiều nền văn minh: văn minh đồ đá, văn minh du mục, văn minh nông nghiệp, văn minh thương nghiệp, văn minh công nghiệp và đang bước vào văn minh hậu công nghiệp. Như vậy, văn hóa và văn minh khác nhau ở các điểm sau: - Văn hóa là khái niệm bao trùm gồm cả giá tr ị vật chất lẫn tinh thần còn văn minh thiên về giá trị vật chất. - Văn hóa luôn có bề dày của quá khứ còn văn minh chỉ là một lát cắt đồng đại, chỉ “trình độ phát triển. - Văn hóa mang tính dân tộc, văn minh mang tính quốc tế. - Văn hóa gắn bó nhiều hơn với phương Đông nông nghiệp còn văn minh gắn bó nhiều hơn với phương Tây đô thị. Theo đấy, văn minh là khái ni ệm mang tính quốc tế, có nguồn gốc t ừ phương Tây đô thị và chỉ trình độ phát triển nhất định của văn hóa chủ yếu về phương diện vật chất. * Văn hiến dùng để chỉ những giá trị tinh thần do những người có tài đức chuyển tải (Văn là văn hóa, hiến là hiền tài). *Văn vật là truyền thống văn hóa tốt đẹp được thể hiện thông qua một đội ngũ tài và hiện vật trong lịch sử. Để dễ dàng cho việc phân biệt các thuật ngữ trên, Trần Ngọc Thêm đã thể hiện thông qua bảng so sánh: VĂN HÓA VĂN HIẾN VĂN VẬT VĂN MINH Chứa cả giá trị vật chất lẫn Thiên về giá trị Thiên về giá tr ị Thiên về giá trị vật tinh thần tinh thần vật chất chất- kỹ thuật

Có bề dày lịch sử Có tính dân tộc Gắn bó nhiều với Phương Đông nông nghiệp

Chỉ trình độ phát triển Có tính quốc tế Gắn bó nhiều với phương Tây đô thị

Bảng 1: So sánh văn hóa, văn minh, văn hiến, văn vật

4

1.1.1.3. Văn hóa học Để nghiên cứu các biểu thị của văn hóa, người ta sử dụng nhiều môn khoa học khác nhau như Dân tộc chí, Dân tộc học, Nhân học, Xã hội học, Khảo cổ học, Tâm lý học…Tuy nhiên chỉ có văn hóa học là nghiên cứu văn hóa như một chỉnh thể t ự biến đổi và phát triển. Người đầu tiên đặt nền móng cho cách tiếp cận tổng thể trong nghiên cứu văn hóa và cũng được coi là người đầu tiên đặt nền móng cho văn hóa học là Edward B.Tylor – nhà nhân học nổi tiếng người Anh với cuốn Văn hóa nguyên thủy (1871). Tuy nhiên, công sáng lập ra văn hóa học thì thuộc về nhà nhân học Hoa Kỳ Leslie Alvin White (1900-1975). Ông nổi tiếng với những công trình lý luận về sự tiến hóa của văn hóa và với những nghiên cứu khoa học về văn hóa mà ông gọi là “văn hóa học”. Trong các tác phẩm “Khoa học về văn hóa” (The Science of Culture - 1949), “Sự tiến hóa của văn hóa” (The Evolution of Culture - 1959), “Khái niệm văn hóa” (The concept of Culture 1973) L.A.White đã đặt cơ sở cho văn hóa học với tính cách là một môn khoa học độc lập, lý giải văn hóa như một hệ thống toàn vẹn, làm rõ phạm vi, nguyên t ắc và đối tượng nghiên cứu của văn hóa học… Cuối thế k ỷ XX, khi tiến trình toàn cầu hóa tác động mạnh mẽ lên đời sống của các cá thể và cộng đồng trên thế giới, người ta mới thực sự chú ý đến vai trò của các tác nhân văn hóa đối với các quá trình phát triển kinh tế - xã hội, và do đó mới quan tâm đầu tư để thúc đẩy văn hóa học phát triển và lan rộng trên khắp thế giới. Nhờ thế mà các bộ môn nghiên cứu về văn hóa có điều kiện để phát triển, dẫn đến việc phổ biến khoa học về văn hóa ở nhiều nước trên thế giới, trong đó có Việt Nam. Ở Việt Nam, khái niệm về Văn hóa học cũng được bàn luận nhiều nhưng vẫn chưa đi đến thống nhất. Có thể tham khảo một vài quan điểm sau : Trong công trình Đại cương văn hóa Việt Nam, Phạm Thái Việt cho rằng: Văn hóa học là một bộ môn khoa học tương đối mới, một khoa học tích hợp, vừa nghiên cứu văn hóa nói chung vừa nghiên cứu các hiện tượng văn hóa riêng biệt. Mục đích của văn hóa học là phát hiện ra và phân tích tính quy luật của những biến đổi văn hóa – xã hội. Còn Trần Ngọc Thêm thì cho r ằng: “Văn hóa học là một ngành khoa học nhân văn giáp ranh với khoa học xã hội, có đối tượng nghiên cứu là văn hóa với tư cách một hệ thống giá trị mang tính biểu tượng, bằng hệ phương pháp lý luận định tính mang tính liên ngành với độ bao quát rộng các sự kiện và tính khái quát cao trong yêu cầu khảo cứu”. 1.1.2. Đặc trƣng và chức năng của văn hóa Tính hệ thống là đặc trưng hàng đầu của văn hóa. Chính nhờ có tính hệ thống mà văn hóa, với tư cách là một đối tượng bao trùm mọi hoạt động của xã hội, thực hiện được một trong ba chức năng cơ bản của mình là chức năng tổ chức xã hội . Chính văn hóa thường xuyên làm tăng độ ổn định của xã hội, cung cấp cho xã hội mọi phương tiện cần thiết để ứng phó với môi trường tự nhiên và xã hội của mình. 5

Đặc trưng thứ hai của văn hóa là tính giá trị ("văn hóa là một hệ thống ... của các giá trị vật chất và tinh thần...").Văn hóa có nghĩa là "trở thành đẹp, thành có giá trị". Văn hóa chỉ chứa cái đẹp, chứa các giá tr ị. Nó là thước đo mức độ nhân bản của xã hội và con người. Đặc trưng tính giá trị cho phép phân biệt văn hóa với hậu quả của văn hóa hoặc những hiện tượng phi văn hóa. Nhờ thường xuyên xem xét, phân loại các giá trị mà văn hóa thực hiện được chức năng quan trọng thứ hai của mình là chức năng điều chỉnh xã hội, nó định hướng các giá trị, điều chỉnh các ứng xử, nó là động lực cho sự phát triển của xã hội, giúp cho xã hội duy trì được trạng thái cân bằng động của mình. Đặc trưng thứ ba của văn hóa là tính lịch sử ("văn hóa... do con người... tích lũy qua quá trình hoạt động thực tiễn...)" . Tính l ịch sử của văn hóa thể hiện ở chỗ nó bao giờ cũng hình thành trong một quá trình và được tích luỹ qua nhiều thế hệ. Tính l ịch sử tạo cho văn hóa một bề dày, một chiều sâu; và chính nó buộc văn hóa thường xuyên tự điều chỉnh, tiến hành phân loại và phân bố lại các giá trị. Tính lịch sử của văn hóa được duy trì bằng truyền thống văn hóa. Truyền thống (truyền = chuyển giao, thống = nối tiếp ) là cơ chế tích l ũy và truyền đạt kinh nghiệm qua không gian và thời gian trong cộng đồng. Truyền thống văn hóa là những giá trị tương đối ổn định (những kinh nghiệm tập thể ) thể hiện dưới những khuôn mẫu xã hội được tích lũy và tái t ạo trong cộng đồng người qua không gian và thời gian và được cố định hoá dưới dạng ngôn ngữ, phong tục, tập quán, nghi lễ, luật pháp, dư luận.... Truyền thống văn hóa được tồn tại nhờ giáo dục. Chức năng giáo dục là chức năng quan trọng thứ ba của văn hóa. Nhưng văn hóa thực hiện chức năng giáo dục không chỉ bằng những giá trị đã ổn định (truyền thống), mà còn bằng cả những giá trị đang hình thành. Các giá trị đã ổn định và những giá trị đang hình thành tạo thành một hệ thống chuẩn mực mà con người hướng tới. Nhờ nó mà văn hóa đóng vai trò quyết định trong việc hình thành nhân cách ở con người, trồng người (dưỡng dục nhân cách). Từ chức năng giáo dục, văn hóa có chức năng phái sinh là đảm bảo tính kế tục của lịch sử. Văn hóa còn có tính nhân sinh (văn hóa... do con người sáng tạo... ). Nó là một hiện tượng xã hội, là sản phẩm hoạt động thực tiễn của con người. Nói một cách hình tượng, văn hóa là cái tự nhiên đã được biến đổi dưới tác động của con người, là "phần giao" giữa tự nhiên và con người. Đặc trưng này cho phép phân biệt văn hóa với những giá trị tự nhiên chưa mang dấu ấn sáng tạo của con người (như các tài nguyên khoáng sản trong lòng đất). Sự tác động của con người đối với tự nhiên có thể mang tính vật chất (như việc luyện quặng để chế tạo đồ dùng, đẽo gỗ tạc tượng) hoặc mang tính tinh thần (như việc đặt tên, tạo truyền thuyết cho các cảnh quan thiên nhiên: vịnh Hạ Long, núi Ngũ Hành Sơn, hòn Vọng Phu....). Do gắn liền với con người và hoạt động của con người trong xã hội, văn hóa trở thành một công cụ giao tiếp quan trọng. Chức năng giao tiếp là chức năng thứ tư của văn 6

hóa. Nếu ngôn ngữ là hình thức của giao tiếp thì văn hóa là nội dung của nó; điều đó đúng với giao tiếp giữa các cá nhân trong một dân tộc, lại càng đúng với giao tiếp giữa những người thuộc các dân tộc khác nhau và giao tiếp giữa các nền văn hóa. . . . Cấu tr c của hệ thống văn hóa Như đã nói, lâu nay, tính hệ thống của văn hóa chưa được chú ý đầy đủ, cho nên cũng chưa có được một mô hình hệ thống văn hóa đầy đủ và có sức thuyết phục. Để tiếp cận văn hóa như một hệ thống, cần phải vận dụng chính Lí thuyết hệ thống. Trên cơ sở này, hợp lí hơn cả là xem văn hóa như một hệ thống gồm 4 thành tố (4 tiểu hệ) cơ bản, mỗi tiểu hệ lại có hai vi hệ nhỏ hơn như sau: HỆ THỐNG

TIỂU HỆ

VI HỆ a) Nhận thức về vũ trụ

. Văn hóa nhận thức b) Nhận thức về con người a) Tổ chức đời sống tập thể 2. Văn hóa tổ chức cộng đồng b) Tổ chức đời sống cá nhân a) Văn hóa tận dụng môi

HỆ THỐNG VĂN HÓA

. Văn hóa ứng xử với môi trƣờng tự nhiên

trường tự nhiên b) Văn hóa đối phó với môi trường tự nhiên a) Văn hóa tận dụng môi

4. Văn hóa ứng xử với môi trƣờng xã hội

trường xã hội b) Văn hóa đối phó với môi trường xã hội

Bảng 2: Cấu trúc của Hệ thống văn hóa . .4. Đối tƣợng của Văn hoá học Mặc dù trong việc định nghĩa thế nào là văn hóa có r ất nhiều quan điểm khác nhau, thậm chí đối lập nhau nhưng trong việc xác định đối tượng nghiên cứu của khoa học văn hóa thì các nhà nghiên cứu đều đi đến chỗ thống nhất: đối tượng của văn hóa học chính là văn hóa. Vậy nên, công việc của chúng ta là đã rõ ràng: - Tìm hiểu văn hóa là gì ? - Đặc trưng và chức năng ? - Các quy luật vận động và biến đổi của văn hóa ?... 7

. .5. Các phƣơng pháp nghiên cứu . .5. . Phƣơng pháp chung Hệ thống - chỉnh thể: khi xem xét bất cứ thành tố văn hóa nào cũng phải đặt nó trong chính hệ thống, chỉnh thể mà nó tồn tại nhằm tìm ra giá trị, vai trò thực chất của nó. Liên ngành: Văn hóa vốn dĩ là một khái niệm hàm chứa những nội dung rất phong phú và rộng lớn. Để tiếp cận được, đặc biệt hơn là để có thể hiểu được, con đường t ất yếu là phải tạo ra sự kết hợp của nhiều ngành khoa học khác nhau. Lịch sử (cách tiếp cận lịch đại): nghiên cứu văn hóa dưới góc độ thời gian, bao gồm diễn trình văn hóa của một dân tộc qua từng giai đoạn lịch sử Lôgich (cách tiếp cận đồng đại): nghiên cứu văn hóa dưới góc độ không gian, thời gian cụ thể, mang tính chất khách quan nhất, không áp đặt quan điểm của bản thân. . .5.2. Phƣơng pháp chu ên biệt Nhân học văn hoá: một trong những đối tượng nghiên cứu của ngành Nhân học là lịch sử hình thành, phát triển và không ngừng biến đổi của các tộc người. Nghiên cứu văn hóa dưới góc độ nhân học sẽ chỉ ra được đặc trưng văn hóa tộc người. Sử học văn hoá: thực hiện phương pháp này, chúng ta nghiên cứu văn hóa trong tiến trình hình thành, phát triển với những quy luật nội tại của chúng, nghiên cứu văn hóa gắn với lịch sử tư tưởng, lịch sử xã hội của mỗi dân tộc và nhân loại. Xã hội học văn hoá: vận dụng những phương pháp nghiên cứu tối ưu của Xã hội học như quan sát, miêu tả, điều tra hiện tượng văn hóa để có cái nhìn đa chiều, cả chất và lượng. Kinh tế học văn hoá: Cơ sở kinh tế - xã hội quy định nội dung, bản chất của một nền văn hóa và của các thành tố văn hóa. Tách rời khỏi cơ sở kinh tế sẽ không hiểu được nội dung, bản chất của văn hóa. Cơ sở kinh tế - xã hội góp phần xác định mục tiêu, xu hướng phát triển của văn hóa; bởi văn hóa mang tính giai cấp. .2. Văn hoá Việt Nam 1.2.1. Khái niệm văn hóa Việt Nam Văn hóa Việt Nam như đang tồn tại là nền văn hóa của một quốc gia đa tộc người. Hiện nay Việt Nam gồm có tất cả 54 t ộc người, trong đó tộc người Việt/ Kinh là tộc người chủ thể. Chỉnh thể văn hóa Việt Nam được thể hiện bởi một nền văn hóa thống nhất của một quốc gia dân tộc bao gồm 54 sắc thái văn hóa của 54 tộc người, với đặc điểm là một nền văn hóa đa tộc người vừa có tính thống nhất, vừa có tính đa dạng. Tiếp cận văn hóa Việt Nam cần phải hiểu và phản ánh được tính thống nhất trong sự đa dạng ấy. Hiện trạng văn hóa Việt Nam là k ết quả của một quá trình phát triển lịch sử lâu dài, bắt đầu từ khi hình thành những nền tảng văn hóa thời Tiền sử và Sơ sử cho đến nay, đã hình thành những hằng số văn hóa tạo nên bản sắc văn hóa Việt Nam. Hằng số và bản sắc văn hóa luôn được gìn giữ và phát huy, và nó đang là nền tảng cho việc xây dựng một “nền văn hóa Việt Nam tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc”. 8

.2.2. Định vị văn hoá Việt Nam 1.2.2.1. Địa - văn hoá Địa – văn hóa vừa là một phương pháp dùng để định vị văn hóa theo vùng địa lý, đồng thời cũng là phương pháp kiến giải các đặc điểm văn hóa dựa vào điều kiện địa lý và hoàn cảnh tự nhiên. Phương pháp này cùng với những phương pháp khác đã góp phần lý giải tính đồng nhất (tương đồng) văn hóa của các cộng đồng người cùng sống trên một vùng lãnh thổ - nơi có điều kiện tự nhiên khá giống nhau. Vận dụng vào việc định vị văn hóa Việt Nam, Trần Ngọc Thêm cho rằng xét từ trong cội nguồn, không gian văn hóa Việt Nam vốn được định hình trên nền của không gian văn hóa khu vực Đông Nam Á. Có thể hình dung không gian văn hóa khu vực Đông Nam Á này như một hình tròn bao quát toàn bộ Đông Nam Á lục địa và hải đảo. Dù rộng hay hẹp thì đặc trưng địa lý cố hữu của khu vực này vẫn là: nhiệt độ, độ ẩm cao và có gió mùa. Điều kiện tự nhiên quy định cho khu vực này loại hình văn hóa nông nghiệp với những đặc điểm sau: + Tr ồng lúa nước, khác với văn hóa khô mạch của Trung Hoa – phía Bắc sông Dương Tử. + Sống định cư và hòa hợp với thiên nhiên. + Đề cao vai trò của phụ nữ (một đặc trưng của văn hóa thực vật, nơi chế độ mẫu hệ dựa trên kinh tế hái lượm, trồng trọt là hình thái thống trị). + Sùng bái mùa màng, sinh nở (văn hóa phồn thực). Do nằm trong vùng địa lý này nên văn hóa Việt Nam có đầy đủ những phẩm chất nói trên và chúng cấu thành các yếu t ố đặc thù (mang tính khu vực) trong nội dung văn hóa Việt Nam. Bên cạnh đó, điều kiện địa lý riêng có của Việt Nam cũng tạo ra những phẩm chất văn hóa độc đáo (các yếu tố riêng thuộc về bản sắc). Đó là: + Ứng xử mềm dẻo, khả năng thích nghi và chịu đựng cao (ảnh hưởng của môi trường nước). + Tính dung chấp cao (do là đầu mối giao thông đường thủy và đường bộ - cửa ngõ của Đông Nam Á nên người dân thường xuyên giao lưu với khu vực bên ngoài và tiếp thu nhiều kiến thức từ hoạt động giao lưu đó). + Không...


Similar Free PDFs