Thảo luận dân sự 3 - Thảo luận dân sự PDF

Title Thảo luận dân sự 3 - Thảo luận dân sự
Author Trâm Nguyễn
Course Luật, Hành chính nha nước
Institution Trường Đại học Luật Thành phố Hồ Chí Minh
Pages 18
File Size 311.7 KB
File Type PDF
Total Downloads 147
Total Views 466

Summary

TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT TP. HỒ CHÍ MINHKHOA LUẬT DÂN SỰMÔN HỌC LUẬT DÂN SỰBÀI TẬP THÁNG THỨ NHẤTVẤN ĐỀ CHUNGGIẢNG VIÊN: ĐẶNG LÊ PHƯƠNG UYÊNDANH SÁCH NHÓMSTT Thành viên MSSV1 Nguyễn Thị Mai Trâm 2053801013167 2 Phạm Đức Trí 2053801013180 3 Nguyễn Thế Trụ 2053801013182 4 Đàng Ngọc Xuân 2053801013208 5 Rơ ...


Description

TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT TP. HỒ CHÍ MINH KHOA LUẬT DÂN SỰ

MÔN HỌC LUẬT DÂN SỰ BÀI TẬP THÁNG THỨ NHẤT VẤN ĐỀ CHUNG GIẢNG VIÊN: ĐẶNG LÊ PHƯƠNG UYÊN DANH SÁCH NHÓM STT

Thành viên

MSSV

1

Nguyễn Thị Mai Trâm

2053801013167

2

Phạm Đức Trí

2053801013180

3

Nguyễn Thế Trụ

2053801013182

4

Đàng Ngọc Xuân

2053801013208

5

Rơ Ô Nam

2053801013209

6

H’Duyên

2053801013213

7

Tăng Hoà Thông

2053801013224

Bài 1: Đối tượng điều chỉnh của pháp luật dân sự. 1.1. Những quan hệ nào thuộc đối tượng điều chỉnh của pháp luật dân sự? 1.2. Quan hệ giữa A và B trên có thuộc phạm vi điều chỉnh của BLDS 2005 và BLDS 2015 không? Vì sao? Bài 2: Quan hệ dân sự và quan hệ pháp luật dân sự. 2.1. Quan hệ giữa anh Giáp và anh Phú liên quan đến con trâu đực có thuộc đối tượng điều chỉnh của pháp luật dân sự không? 2.2. Quan hệ tài sản thuộc đối tượng điều chỉnh của pháp luật dân sự có những đặc điểm gì? 2.3. Cho biết những thành phần của một quan hệ pháp luật dân sự. Những thành phần này được thể hiện như thế nào trong quan hệ giữa anh Giáp anh anh Phú về con trâu cái? 2.4. Cho biết quan hệ pháp luật dân sự có những đặc điểm nào? 2.5. Cho biết những căn cứ làm phát sinh quan hệ pháp luật dân sự. Quan hệ giữa anh Giáp và anh Phú về con trâu cái phát sinh trên căn cứ nào? Bài 3: Tuyên bố cá nhân đã chết. 3.1. Những điểm giống và khác nhau giữa tuyên bố một người mất tích và tuyên bố một người là đã chết. 3.2. Một người biệt tích và không có tin tức xác thực là còn sống trong thời hạn là bao lâu thì có thể bị Toà tuyên bố là đã chết. 3.3. Trong các vụ việc trên, cá nhân bị tuyên bố chết biệt tích từ thời điểm nào? Vì sao?

3.4. Cho biết tầm quan trọng của việc xác định ngày chết của một cá nhân? Nêu cơ sở pháp lý và ví dụ minh hoạ. 3.5. Toà án xác định ngày chết của một các cá nhân bị tuyên bố chết là ngày nào? Đoạn nào của các Quyết định trên cho câu trả lời.

3.6. Đối với hoàn cảnh như trong các quyết định trên, pháp luật nước ngoài xác định ngày chết là ngày nào? 3.7. Suy nghĩ của anh/chị về việc Toà án xác định ngày chết trong các Quyết định trên. Bài 4: Tổ hợp tác. - Những điểm mới của BLDS 2015 so với BLDS 2005 về tổ hợp tác và suy nghĩ của anh/chị về những điểm mới này.

BÀI LÀM Bài 1: Đối tượng điều chỉnh của pháp luật dân sự. 1.1. Những quan hệ nào thuộc đối tượng điều chỉnh của pháp luật dân sự? - Những đối tượng thuộc đối tượng điều chỉnh của pháp luật dân sự: quan hệ tài sản và quan hệ nhân thân. - Quan hệ tài sản là quan hệ giữa người với người về những lợi ích vật chất (dưới dạng tư liệu sản xuất hoặc tư liệu tiêu dùng) được tạo ra trong quá trình hoạt động của xã hội. - Các quan hệ tài sản do luật dân sự điều chỉnh bao gồm: + Quan hệ sở hữu tài sản; + Quan hệ về dịch chuyển lợi ích vật chất từ chủ thể này sang chủ thể khác (Hợp đồng); + Quan hệ bồi thường thiệt hại; + Quan hệ dịch chuyển tài sản của người chết cho người khác còn sống. - Quan hệ nhân thân là những quan hệ giữa người và người về những lợi ích phi vật chất tức là lợi ích không có giá trị kinh tế, không tính ra được thành tiền và không thể di chuyển được vì nó gắn liền với những cá nhân với những tổ chức nhất định. Nó ghi nhận đặc tính riêng biệt và sự đánh giá của xã hội đối với cá nhân hay tổ chức đó. - Quan hệ nhân thân bao gồm: + Quan hệ nhân thân có liên quan đến yếu tố tài sản; + Quan hệ nhân thân hoàn toàn không gắn với tài sản.

1

1.2. Quan hệ giữa A và B trên có thuộc phạm vi điều chỉnh của BLDS 2005 và BLDS 2015 không? Vì sao? - Quan hệ A và B trên không thuộc phạm vi điều chỉnh của BLDS 2005 và

BLDS 2015. Vì: - Căn cứ vào Điều 1 BLDS năm 2005 quy định: “ Bộ luật dân sự quy định địa vị pháp lý, chuẩn mực pháp lý cho cách ứng xử của cá nhân, pháp nhân, chủ thể khác; quyền, nghĩa vụ của các chủ thể về nhân thân và tài sản trong các quan hệ dân sự, hôn nhân và gia đình, kinh doanh, thương mại, lao động (sau đây gọi chung là quan hệ dân sự). Bộ luật dân sự có nhiệm vụ bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của cá nhân, tổ chức lợi ích của Nhà nước, lợi ích công cộng; bảo đảm sự bình đẳng và an toàn pháp lý trong quan hệ dân sự, góp phần tạo điều kiện đáp ứng nhu cầu vật chất và tinh thần của nhân dân, thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội.” - Căn cứ vào Điều 1 BLDS năm 2015 quy định: “ Bộ luật này quy định địa vị pháp lý, chuẩn mực pháp lý về cách ứng xử của cá nhân, pháp nhân; quyền, nghĩa vụ về nhân thân và tài sản của cá nhân, pháp nhân trong các quan hệ được hình thành trên cơ sở bình đẳng, tự do ý chí, độc lập về tài sản và chịu trách nhiệm (sau đây gọi chung là quan hệ dân sự).” - Xét thấy, quan hệ giữa A và B phát sinh không dựa trên cơ sở tự nguyện, bình đẳng, mà A đã đe dọa ép B phải xác lập giao địch dân sự,vì vậy quan hệ A và B không thuộc phạm vi điều chỉnh của BLDS. Bài 2: Quan hệ dân sự và quan hệ pháp luật dân sự. 2.1. Quan hệ giữa anh Giáp và anh Phú liên quan đến con trâu đực có thuộc đối tượng điều chỉnh của pháp luật dân sự không? - Những quan hệ thuộc đối tượng điều chỉnh của pháp luật dân sự là: các quan hệ về tài sản và quan hệ về thân nhân.

2

- Quan hệ tài sản là: Quan hệ giữa người với người về những lợi ích vật chất (dưới dạng tư liệu sản xuất hoặc tư liệu tiêu dùng) được tạo ra trong quá trình hoạt động sản xuất của xã hội. - Quan hệ giữa anh Giáp và anh Phú liên quan đến con trâu đực thuộc đối tượng điều chỉnh của pháp luật dân sự. Cụ thể, quan hệ giữa anh Giáp và anh Phú là tranh chấp có liên quan đến tài sản là con trâu cái nên nó là quan hệ tài sản.

2.2. Quan hệ tài sản thuộc đối tượng điều chỉnh của pháp luật dân sự có những đặc điểm gì? - Quan hệ tài sản thuộc đối tượng điều chỉnh của pháp luật dân sự có những đặc điểm sau: + Quan hệ tài sản là quan hệ ý chí. + Quan hệ tài sản do Luật Dân sự điều chỉnh là những quan hệ mang hình thức hàng hóa tiền tệ. + Quan hệ tài sản do Luật Dân sự điều chỉnh là những quan hệ có nội dung kinh tế. + Quan hệ tài sản thuộc đối tượng điều chỉnh của Luật Dân sự đa dạng và phong phú. + Quan hệ tài sản thuộc đối tượng điều chỉnh của Luật Dân sự có tính chất đền bù tương đương trong trao đổi. 2.3. Cho biết những thành phần của một quan hệ pháp luật dân sự. Những thành phần này được thể hiện như thế nào trong quan hệ giữa anh Giáp anh anh Phú về con trâu cái? - Thành phần của một quan hệ pháp luật dân sự gồm: + Chủ thể; là những người tham gia vào quan hệ pháp luật dân sự có quyền và nghĩa vụ trong quan hệ pháp luật dân sự đó. + Khách thể; là nguyên nhân dẫn đến sự phát sinh quan hệ pháp luật dân sự (là ‘’cái’’ mà vì nó quan hệ pháp luật dân sự được hình thành).

3

+ Nội dung; là tổng hợp các quyền và nghĩa vụ dân sự của các chủ thể trong một quan hệ pháp luật dân sự cụ thể. - Trong quan hệ giữa anh Giáp và anh Phú các thành phần trên thể hiện như sau: + Về chủ thể tham gia vào quan hệ: Chủ thể là anh Giáp và anh Phú + Về khách thể: nguyên nhân gây phát sinh quan hệ giữa anh Giáp và anh Phú là quyền sở hữu con trâu cái. + Về nội dung: vì con trâu cái là của anh Phú đi lạc và anh Giáp là người nuôi giữ nó cho đến khi anh Phú tìm thấy ( trong vòng 10 ngày ) nên trong quan hệ này đã phát sinh một số quyền và nghĩa vụ như sau, căn cứ vào BLDS 2005. 2.4. Cho biết quan hệ pháp luật dân sự có những đặc điểm nào ? - Quan hệ pháp luật dân sự có những đặc điểm sau: + Thứ nhất, quan hệ pháp luật dân sự tồn tại ngay cả trong trường hợp chưa có quy phạm pháp luật nào trực tiếp điều chỉnh. + Thứ hai, địa vị pháp lí của các chủ thể thăm gia quan hệ pháp luật dân sự đều bình đẳng. + Thứ ba, quan hệ pháp luật dân sự rất đa dạng về chủ thể, khách thể, biện pháp và phương pháp bảo vệ. 2.5. Cho biết những căn cứ làm phát sinh quan hệ pháp luật dân sự. Quan hệ giữa anh Giáp và anh Phú về con trâu cái phát sinh trên căn cứ nào? - Quan hệ pháp luật dân sự phát sinh dựa trên các sự kiện pháp lý bao gồm: + Hành vi pháp lý: là loại sự kiện pháp lý phổ biến nhất làm phát sinh quan hệ pháp luật dân sự. Hành vi pháp lý có hai loại:

4

 Hành vi hợp pháp: là những hành vi có chủ định của các chủ thể được tiến hành phù hợp với quy định của pháp luật, không trái đạo đức xã hội.  Hành vi bất hợp pháp: là những hành vi được thực hiện trái với quyết định của pháp luật và đạo đức xã hội. + Sự biến pháp lý: là những sự kiện xảy ra trong thực tế không phụ thuộc vào ý chí của con người nhưng pháp luật quy định làm phát sinh hậu quả pháp lý. Sự biến pháp lý gồm 2 loại:  Sự biến tuyệt đối: là những sự kiện xảy ra trong thiên nhiên thời gian phụ thuộc vào ý muốn của con người.  Sự biến tương đối: là những sự kiện xảy ra trong thực tế do hành vi của con người nhưng quá trình phát sinh thay đổi chấm dứt không phụ thuộc vào ý thức người đó. + Thời hạn: là sự liên hệ pháp lý đặc biệt theo đó quan hệ pháp luật dân sự được phát sinh. - Quan hệ giữa anh Giáp và anh Phú về con trâu cái được phát sinh do sự biến tương đối. Anh Giáp thả 9 con trâu và con trâu cái vô tỉnh đi lạc trang trại của anh Phú. Bài 3: Tuyên bố cá nhân đã chết. 3.1. Những điểm giống và khác nhau giữa tuyên bố một người mất tích và tuyên bố một người là đã chết.

5

TUYÊN

BỐ

NGƯỜI

MẤT

TUYÊN BỐ NGƯỜI CHẾT Cơ sở TÍCH Điềều 68, 69, 70 Bộ luật Dân sự Điềều 71,72,73 Bộ luật Dân sự pháp lý 2015.

Khái niệm

2015.

Tuyên bố chết là sự thừa nhận Mất tích là sự thừa nhận của Toà của Toà án về cái chết đối với án về tình trạng biệt tích của một một cá nhân khi cá nhân đó đã biệt tích trong thời hạn theo luật định.

cá nhân.

Dựa trên cơ sở có đơn yêu cầu của người có quyền và có lợi ích liên quan. Khoản 1 Điều 71 BLDS 2015: “1. Người có quyền, lợi ích liên Khoản 1 Điều 68 BLDS 2015: quan có thể yêu cầu Tòa án ra “1. Khi một người biệt tích 02 quyết định tuyên bố một người năm liền trở lên, mặc dù đã áp là đã chết trong trường hợp sau dụng đầy đủ các biện pháp thông đây: báo, tìm kiếm theo quy định của a) Sau 03 năm, kể từ ngày quyết pháp luật về tố tụng dân sự định tuyên bố mất tích của Tòa nhưng vẫn không có tin tức xác án có hiệu lực pháp luật mà vẫn thực về việc người đó còn sống không có tin tức xác thực là còn hay đã chết thì theo yêu cầu của sống; người có quyền, lợi ích liên quan, b) Biệt tích trong chiến tranh Tòa án có thể tuyên bố người đó sau 05 năm, kể từ ngày chiến Điều kiện mất tích. tranh kết thúc mà vẫn không có tuyên bố Thời hạn 02 năm được tính từ tin tức xác thực là còn sống; ngày biết được tin tức cuối cùng c) Bị tai nạn hoặc thảm họa, về người đó; nếu không xác định thiên tai mà sau 02 năm, kể từ được ngày có tin tức cuối cùng ngày tai nạn hoặc thảm hoạ, thì thời hạn này được tính từ thiên tai đó chấm dứt vẫn không ngày đầu tiên của tháng tiếp theo có tin tức xác thực là còn sống, tháng có tin tức cuối cùng; nếu trừ trường hợp pháp luật có quy không xác định được ngày, tháng định khác; có tin tức cuối cùng thì thời hạn d) Biệt tích 05 năm liền trở lên này được tính từ ngày đầu tiên và không có tin tức xác thực là của năm tiếp theo năm có tin tức còn sống; thời hạn này được cuối cùng”. tính theo quy định tại khoản 1 6

Tạm đình chỉ tư cách chủ thể của

Điều 68 của Bộ luật này”.

3.2. Một người biệt tích và không có tin tức xác thực là còn sống trong thời hạn là bao lâu thì có thể bị Toà tuyên bố là đã chết. - Theo khoản 1 Điều 71 BLDS 2015: “ 1. Người có quyền, lợi ích liên quan có thể yêu cầu Tòa án ra quyết định tuyên bố một người là đã chết trong trường hợp sau đây: a) Sau 03 năm, kể từ ngày quyết định tuyên bố mất tích của Tòa án có hiệu lực pháp luật mà vẫn không có tin tức xác thực là còn sống; b) Biệt tích trong chiến tranh sau 05 năm, kể từ ngày chiến tranh kết thúc mà vẫn không có tin tức xác thực là còn sống; c) Bị tai nạn hoặc thảm họa, thiên tai mà sau 02 năm, kể từ ngày tai nạn hoặc thảm hoạ, thiên tai đó chấm dứt vẫn không có tin tức xác thực là còn sống, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác; d) Biệt tích 05 năm liền trở lên và không có tin tức xác thực là còn sống; thời hạn này được tính theo quy định tại khoản 1 Điều 68 của Bộ luật này”. 3.3. Trong các vụ việc trên, cá nhân bị tuyên bố chết biệt tích từ thời điểm nào? Vì sao? - Trong các vụ việc trên, cá nhân bị tuyên bố chết biệt tích từ thời điểm: + trong Quyết định số 272/2018/QĐST-DS ngày 27/4/2018. Tòa án nhân dân Quận 9 TP.HCM cá nhân bị tuyên bố chết biệt tích ngày 01/01/1986. Vì bà T và ông T xác định ông C bỏ đi cuối năm 1985, Công an phường Phước bình, Quận 9 không xác định được ngày, tháng ông C vắng mặt tại địa phương. Do đó thời điểm biệt tích được tính từ ngày đầu tiên của năm tiếp theo có tin tức cuối cùng vì không xác định được chính xác ngày, tháng có tin tức cuối cùng của cá nhân đó, theo khoản 1 điều 68 và điểm d khoản 1 điều 71 BLDS2015. + Trong quyết định số 04/2018/ QĐST-DS ngày 19/11/2018 của Tòa án nhân dân huyện Đông Sơn tỉnh Thanh Hóa cá nhân bị tuyên bố chị Quản Thị K sinh 1969 đã chết ngày 19/11/2018. Thời điểm biệt tích được tính từ ngày mà Quyết định tuyên bố một người đã chết của Tòa án có hiệu lực pháp luật. Theo điểm a và d khoản 1 điều 71 BLDS 2015 + Trong Quyết định số 94/2019/QDST-VDS ngày 15/11/2019 của Tòa án nhân dân TP.Hà Nội. Căn cứ vào các quy định nêu trên bản án, cơ sở xác định cụ

7

Phạm Văn C đã chết kể từ ngày 01/05/1997. Theo quy định tại điểm d, khoản 1 điều 71 BLDS 2015 và Khoản 1 điều 68 BLDS 2015. 3.4. Cho biết tầm quan trọng của việc xác định ngày chết của một cá nhân? Nêu cơ sở pháp lý và ví dụ minh hoạ. - Ngày chết của một cá nhân được xác định theo ngày chết của một người không chỉ ảnh hưởng mang tính chất quyết định đối với các quyền, lợi ích của người đó mà còn ảnh hưởng đến quyền, lợi ích của người khác. Do đó, chỉ khi có đầy đủ các điều kiện do pháp luật quy định cho từng trường hợp tại khoản 1 Điều 71 BLDS 2015 thì mới được xác định là đã chết; thời điểm chết phải được xác định là thời điểm ngay sau khi có đầy đủ các điều kiện để Toà án tuyên bố. Ví dụ: ông Nguyễn Văn A được xác định đi khỏi nhà và không có tin tức gì đến nay từ ngày 14/04/1975, khi có yêu cầu tuyên bố ông A là đã chết thì ngày chết của ông A được tính là ngày đầu tiên của năm tiếp theo, sau 05 năm kể từ ngày ông A ra khỏi nhà tức là ngày chết của ông A được xác định là ngày 14/04/1980. Theo điểm d khoản 1 điều 71 của BLDS 2015. 3.5. Toà án xác định ngày chết của một các cá nhân bị tuyên bố chết là ngày nào? Đoạn nào của các Quyết định trên cho câu trả lời. - Quyết định số 272/2018/QĐST-DS ngày 27/4/2018 của Tòa án nhân dân quận 9 TP. Hồ Chí Minh: “Tuyên bố ông Trần Văn C; nơi cư trú cuối cùng; phường Phước Bình, quận 9, thành phố Hồ Chí Minh là đã chết. Ngày chết cuả ông Trần Văn C là ngày 01/01/1986”. - Quyết định số 04/2018/QĐST-DS ngày 19/11/2018 của Tòa án nhân dân huyện Đông Sơn tỉnh Thanh Hóa: “Chấp nhận đơn yêu cầu của anh Quản Bá Đ; Tuyên bố chị Quản Thị K- sinh 1969 đã chết ngày 19/11/2018”. - Quyết định số 94/2019/QĐST-DS ngày 15/11/2019 của Tòa án nhân dân TP Hà Nội:

8

“1. Chấp nhận đơn yêu cầu của bà Phạm Thị K, về việc yêu cầu Toà án tuyên bố một người đã chết đối với cụ Phạm Văn C. 2. Tuyên bố cụ Phạm Văn C, sinh năm 1927; Hộ khẩu thường trú: phường Bạch Mai, quận Hai Bà Trưng, thành phố Hà Nội, đã chết kể từ ngày 01/05/1997”. 3.6. Đối với hoàn cảnh như trong các quyết định trên, pháp luật nước ngoài xác định ngày chết là ngày nào? - Dựa theo Điều 90 BLDS của Pháp đã quy định: “Where it is not made by the Government procurator, the application must be forwarded through the latter to the court. The case shall be investigated and adjudged in chambers. The assistance of a counsel is not required and all proceedings as well as the office copies and certificates thereof, shall be exempt of stamp duties and registered gratis. Where the court is of opinion that the death is not adequately proved, it may order any step in view to further information and request in particular an administrative enquiry on the circumstances of the disappearance. Where the death is declared, its date shall be fixed by taking into account the presumptions drawn from the circumstances of the case and, failing them, on the day of the disappearance. That date may never be undetermined”. (Trường hợp không phải do Kiểm sát viên của Chính phủ lập thì đơn phải được chuyển đến ngắn. Vụ án sẽ được điều tra và xét xử trong các buồng. Sự hỗ trợ của một luật sư là không cần thiết và tất cả các thủ tục tố tụng cũng như các bản sao văn phòng và giấy chứng nhận của chúng, sẽ được miễn thuế đóng dấu và miễn phí đã đăng ký.Trong trường hợp tòa án cho rằng cái chết không được chứng minh đầy đủ, tòa án có thể yêu cầu bất kỳ bước nào để xem xét thêm thông tin và yêu cầu cụ thể một cuộc điều tra hành chính về hoàn cảnh của vụ mất tích. Khi cái chết được tuyên bố, ngày của nó sẽ được ấn định bằng cách tính đến các giả định rút ra từ hoàn cảnh khi vụ án kết thúc hoặc vào ngày mất tích, và ngày đó có thể không bao giờ được xác định) - bản dịch được cung cấp từ google dịch.

9

Nếu dựa vào quy định của Pháp, ngày chết có thể được xác định là vào ngày mất tích. Quyết định 272 có thể là vào cuối năm 1985. Quyết định số 04 có thể là ngày trong năm 1992. Quyết định số 94 có thể là tháng 1 năm 1997. 3.7. Suy nghĩ của anh/chị về việc Toà án xác định ngày chết trong các Quyết định trên. - Quyết định 272 của tòa là hoàn toàn hợp lí khi tuyên bố ngày chết của ông C là ngày 1/1/1986 căn cứ điều 70 khoản 1 điểm d và điều 68 khoản 1 BLDS 2017. - Quyết định số 04 của tòa là chưa hợp lí khi tòa tuyên bố ngày chết của chị Quản Thị K chết ngày 19/11/2018, trong khi đó chị K bỏ nhà đi khỏi địa phương từ năm 1992 căn cứ theo BLDS 2017 điều 68 khoản 1 “…nếu không xác định được ngày tháng có tin tức cuối cùng thì thời hạn này được tính từ ngày đầu tiên của năm tiếp theo năm có tin tức cuối cùng.”, vì vậy nên đáng lẽ ngày mất của chị K không phải ngày 19/11/2018 mà phải là 1/1/1993. - Quyết định số 94 của tòa là chưa hợp lí khi tòa tuyên bố cụ C mất vào ngày 01/5/1997 vì tháng 4/1997 chỉ là xác định việc chi trả lương cho cụ C chứ không không có thông tin xác thực nào về tin tức cụ C nên căn cứ vào tháng 1/1997 là ngày cụ bỏ nhà ra đi cũng là tin tức cuối cùng về cụ nên ngày cụ mất phải là 1/2/1997 căn cứ theo điểm d khoản 1 Điều 71 BLDS 2015: “Biệt tích 05 năm liền trở lên và không có tin tức xác thực là còn sống; thời hạn này được tính theo quy định tại khoản 1 Điều 68 của Bộ luật này.” Bài 4: Tổ hợp tác. - Những điểm mới của BLDS 2015 so với BLDS 2005 về tổ hợp tác và suy nghĩ của anh/chị về những điểm mới này.

10

 Về chủ thể trong quan hệ dân sự của tổ hợp tác: - BLDS năm 2015 không quy định tổ hợp tác là chủ thể của quan hệ pháp luật dân sự, chỉ cá nhân và pháp nhân mới là chủ thể, vì không là chủ thể nên cũng không có tư cách pháp nhân. Do đó, việc xác lập giao dịch dân sự phải do người đại diện theo ủy quyền thực hiện. Trường hợp thành viên của tổ hợp tác không có tư cách pháp nhân tham gia giao dịch dân sự không được các thành viên khác ủy quyền làm người đại diện thì thành viên đó là chủ thể tham gia giao dịch, xác lập. Ở BLDS 2005 thì tổ hợp tác được xem là có tư cách pháp nhân nếu có đủ điều kiện và đăng ký pháp lý theo quy định của pháp luật. - BLDS năm 2015 không quy định số thành viên tối thiểu của tổ hợp tác. Ở BLDS năm 2005 quy định từ 3 cá nhân trở lên và hình thành trên cơ sở hợp đồng hợp tác có chứng thực của Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn.  Về đại diện: - BLDS năm 2015, người đại diện là người được các thành viên khác ủy quyền, người đại diện chỉ có quyền thực hiện giao dịch khi được các thành viên khác ủy quyền. Việc ủy quyền phải lập thành văn bản, trừ trường hợp có thỏa thuận khác Khoản 1 Điều 101. Còn theo BLDS năm 2005 người đại diện là tổ trưởng do các tổ viên cử ra, tổ trưởng có thể ủy quyền cho tổ viên thực hiện một số công việc nhất định cần thiết cho tổ. - Một số vấn đề khác như tài sản của tổ hợp tác, nghĩa vụ của tổ viên, quyền của tổ viên, trách nhiệm dân sự của tổ hợp tác, … giữa 2 Bộ luật không có nhiều thay đổi và nội dung ...


Similar Free PDFs