Thảo luận dân sự 5 - Thảo luận dân sự PDF

Title Thảo luận dân sự 5 - Thảo luận dân sự
Author Trâm Nguyễn
Course Luật, Hành chính nha nước
Institution Trường Đại học Luật Thành phố Hồ Chí Minh
Pages 18
File Size 353.7 KB
File Type PDF
Total Downloads 111
Total Views 500

Summary

TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT TP. HỒ CHÍ MINHKHOA LUẬT DÂN SỰMÔN HỌC LUẬT DÂN SỰBUỔI THẢO LUẬN THỨ NĂMQUY ĐỊNH CHUNG VỀ THỪA KÉGIẢNG VIÊN: ĐẶNG LÊ PHƯƠNG UYÊNDANH SÁCH NHÓMSTT Thành viên MSSV1 Nguyễn Thị Mai Trâm 2053801013167 2 Phạm Đức Trí 2053801013180 3 Nguyễn Thế Trụ 2053801013182 4 Đàng Ngọc Xuân 205380...


Description

TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT TP. HỒ CHÍ MINH KHOA LUẬT DÂN SỰ

MÔN HỌC LUẬT DÂN SỰ BUỔI THẢO LUẬN THỨ NĂM QUY ĐỊNH CHUNG VỀ THỪA KÉ GIẢNG VIÊN: ĐẶNG LÊ PHƯƠNG UYÊN

DANH SÁCH NHÓM STT

Thành viên

MSSV

1

Nguyễn Thị Mai Trâm

2053801013167

2

Phạm Đức Trí

2053801013180

3

Nguyễn Thế Trụ

2053801013182

4

Đàng Ngọc Xuân

2053801013208

5

Rơ Ô Nam

2053801013209

6

H’Duyên

2053801013213

7

Tăng Hoà Thông

2053801013224

Bài 1: Di sản thừa kế. 1.1. Di sản là gì và có bao gồm nghĩa vụ của người quá cố không? Nêu cơ sở pháp lý khi trả lời. 1.2. Khi tài sản do người quá cố để lại ở thời điểm mở thừa kế bị thay thế bởi một tài sản mới sau đó thì tài sản mới có là di sản không? Vì sao? 1.3. Để coi là di sản, theo quy định pháp luật, quyền sử dụng đất của người quá cố có cần phải đã được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất không? Nêu cơ sở pháp lý khi trả lời. 1.4. Trong Bản án số 08, Toà án có coi diện tích đất tăng 85,5 m 2 chưa được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất là di sản không? Đoạn nào của bản án có câu trả lời. 1.5. Suy nghĩ của anh/chị về hướng xử lý nêu trên của Tòa án trong Bản án Số 08 về diện tích đất chưa được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất? 1.6. Ở Án lệ số 16/2017/AL, trong diện tích 398 m 2 đất, phần di sản của Phùng Văn N là bao nhiêu? Vì sao? 1.7. Theo Án lệ trên, phần diện tích đất đã chuyển nhượng cho ông Phùng Văn K có được coi là di sản để chia không? Vì sao? 1.8. Suy nghĩ của anh/chị về hướng giải quyết trong Án lệ trên liên quan đến phần diện tích đã chuyển nhượng cho ông Phùng Văn K. 1.9. Nếu bà Phùng Thị G bán đất trên không để lo cuộc sống của các con mà dùng cho tiền đó cho cá nhân bà Phùng Thị G thì số tiền đó có được coi là di sản để chia không? Vì sao? 1.10. Ở thời điểm bà Phùng Thị G chết, di sản của bà Phùng Thị G trong diện tích đất trên là bao nhiêu? Vì sao? 1.11. Việc Tòa án xác định phần còn lại của di sản bà Phùng Thị G là 43,5 m 2 có thuyết phục không? Vì sao? Đây có là nội dung của án lệ số 16 không? Vì sao? 1.12. Việc Tòa án quyết định “còn lại là 43,5 m 2 được chia cho 5 kỷ phần còn lại” có thuyết phục không? Vì sao? Đây có là nội dung của Án lệ 16 không? Vì sao? Bài 2: Nghĩa vụ tài sản của người để lại di sản. 2.1. Theo BLDS nghĩa vụ nào của người quá cố sẽ đương nhiên chấm dứt và những nghĩa vụ nào của người quá cố sẽ không đương nhiên chấm dứt? Nêu cơ sở pháp lý khi trả lời.

2.2. Theo BLDS ai là người phải thực hiện nghĩa vụ về tài sản của người quá cố ? Nêu cơ sở pháp lý khi trả lời? 2.3. Nghĩa vụ của bà Loan đối với ngân hàng có là nghĩa vụ về tài sản không? Vì sao? 2.4. Nếu ngân hàng yêu cầu được thanh toán, ai là người phải thực hiện nghĩa vụ trả nợ trên của bà Loan? Vì sao? 2.5. Trong Quyết định số 26, ai là người có công chăm sóc, nuôi dưỡng người quá cố khi họ còn sống? 2.6. Trong Quyết định trên, theo Tòa giám đốc thẩm, công sức chăm sóc, nuôi dưỡng cha mẹ của ông Vân, ông Vi được xử lý như thế nào? 2.7. Suy nghĩ của anh/chị về hướng xử lý trên của Tòa giám đốc thẩm (trong mối quan hệ với các quy định về nghĩa vụ của người quá cố). Bài 3: Thời hiệu trong lĩnh vực thừa kế. 3.1. Cho biết các loại thời hiệu trong lĩnh vực thừa kế ở Việt Nam. 3.2. Pháp luật nước ngoài có áp đặt thời hiệu đối với yêu cầu chia di sản không? 3.3. Thời điểm mở thừa kế đối với di sản của cụ T là năm nào? Đoạn nào của Quyết định tạo lập thành Án lệ số 26/2018/AL cho câu trả lời? 3.4. Việc Án lệ số 26/2018/AL áp dụng thời hiệu 30 năm của BLDS 2015 cho di sản của cụ T có cơ sở văn bản nào không? Có thuyết phục không? Vì sao? 3.5. Việc Án lệ số 26/2018?AL áp dụng thời hiệu 30 năm của BLDS 2015 cho di sản của cụ T với thời điểm bắt đầu từ thời điểm Pháp lệnh thừa kế năm 1990 được công bố có cơ sở văn bản nào không? Có thuyết phục không? Vì sao? 3.6. Suy nghĩ của anh/chị về Án lệ 26/2018 AL nêu trên.

BÀI LÀM Bài 1: Di sản thừa kế. 

* Tóm tắt Bản án số 08/2020/DSST

Nguyên đơn: Trần Văn Hòa Bị đơn: 1. Trần Hoài Nam 2. Trần Thanh Hương Khởi kiện về vụ việc tranh chấp thừa kế tài sản bản án số 08/2020/DSST. Gia đình ông T.V.Hòa và bà C.T.Mai kết hôn năm 1980 trong quá trình chung sống có 2 đứa con là anh Nam và chị Hương; tài sản tạo lập được trong thời kì hôn nhân gồm một ngôi nhà ba tầng và một lán bán hàng xây dựng 2006 làm trên diện tích đất 169,5 m 2 thuộc thửa 301 tờ bản đồ 02. Năm 2006, nhà nước di dời trạm điện đi nơi khác và 1 phần do đo thủ công nên độ chính xác không cao do đó diện tích đất tăng là 85,5 m 2 đã sử dụng ổn định các hộ liền kề không tranh chấp. Ngày 31/01/2017, bà Mai chết và bà không để lại di chúc, nên ông Hòa vẫn trực tiếp quản lí và sử dụng. Sau đó tài sản các đương sự có tranh chấp giữa ông Hòa, chị Hương và anh Nam. Ngày 27/7/2018 ông Hòa khởi kiện. Bản án 08/2020/DSST quyết định ông Hòa được sở hữu tổng trị giá 2.220.664.000đ. Anh Nam sở hữu tổng trị giá 4.207.001.000đ và có trách nhiệm thanh toán cho ông Hòa là 1.880.412.000đ; cho chị Hương số tiền 995.269.000đ. Chị Hương sở hữu số tiền thuê nhà là 30 triệu đồng (chị đang quản lí). 1.1. Di sản là gì và có bao gồm nghĩa vụ của người quá cố không? Nêu cơ sở pháp lý khi trả lời. - Theo Điều 612 BLDS 2015 thì: “Di sản bao gồm tài sản riêng của người chết, phần tài sản của người chết trong tài sản chung với người khác”. Hơn nữa, Điều 105 BLDS 2015 quy định: “Điều 105. Tài sản 1. Tài sản là vật, tiền, giấy tờ có giá trị và quyền tài sản. 2. Tài sản bao gồm bất động sản và động sản. Bất động sản và động sản có thể là tài sản hiện có và tài sản hình thành trong tương lai.” Quan điểm cho rằng di sản bao gồm tài sản của người chết và không bao gồm nghĩa vụ tài sản được thể hiện tại Điều 612 và các Điều 614, 615 BLDS 2015. Có

1

thể hiểu rằng, trước khi chia tài sản, những người thừa kế phải thanh toán các nghĩa vụ của người chết để lại xong còn lại mới phân chia. Việc thực hiện nghĩa vụ không phải với tư cách là chủ thể của nghĩa vụ do họ xác lập mà thực hiện các nghĩa vụ của người chết bằng chính tài sản của người chết. Vậy, di sản không bao gồm nghĩa vụ của người quá cố. 1.2. Khi tài sản do người quá cố để lại ở thời điểm mở thừa kế bị thay thế bởi một tài sản mới sau đó thì tài sản mới có là di sản không? Vì sao? - Theo Điều 611 BLDS 2015 “Điều 611. Thời điểm, địa điểm mở thừa kế 1. Thời điểm mở thừa kế là thời điểm người có tài sản chết. Trong trường hợp Tòa án tuyên bố một người là đã chết thì thời điểm mở thừa kế là ngày được xác định tại khoản 2 Điều 81 của Bộ luật này”. Theo quy định tại Điều 612 BLDS 2015 “Điều 612. Di sản Di sản bao gồm tài sản riêng của người chết, phần tài của người chết trong tài sản chung với người khác”. Thực tế có thể thấy nhiều trường hợp di sản người quá cố để lại thay thế bởi một tài sản mới: Thứ nhất, di sản có thể đã tham gia vào một giao dịch dan sự như mua bán, trao đổi để đi lấy một khoản tiền/một tài sản khác. Ở trường hợp này, phần tiền/tài sản thu được vẫn nên được xem là di sản do phàn tài sản mới có giá trị tương đương và được hình thành trên nền tảng của tài sản do người chết để lại. Vì vậy, việc xem tài sản mới là di sản là hợp lý. Thứ hai, di sản có thể đã bị hư hỏng do những nguyên nhân khách quan như bão, lũ, chay,… và đã thay thế bởi một tài sản mới. Lúc này, tài mới nên được xem là di sản để chia thừa kế. Tuy nhiên, nếu có 1 người đã bỏ công sức/tiền bạc để thay thế tài sản cũ thì cần ghi nhận công sức này và chi trả cho họ ứng với phần họ đã bỏ ra. Vì vậy, suy cho cùng thì vẫn nên xem tài sản mới thay thế phần tài sản do người chết để lại là di sản để chia thừa kế nhằm đảm bảo quyền lợi người được nhận thừa kế.

2

1.3. Để coi là di sản, theo quy định pháp luật, quyền sử dụng đất của người quá cố có cần phải đã được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất không? Nêu cơ sở pháp lý khi trả lời. - Nguyên tắc khi có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất thì người sử dụng đất mới có đầy đủ quyền và nghĩa vụ của người sử dụng đất trong đó có cả quyền để lại di sản thừa kế. Tuy nhiên thiếu giấy chứng nhận quyền sử dụng đất dẫn đến việc thực hiện quyền sẽ khó khăn, nhưng không có nghĩa sẽ tước bỏ quyền sử dụng đất. - Nghị quyết số 02/2004 ngày 10/8/2004 của Hội đồng thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao quy định: “trường hợp người chết để lại quyền sử dụng đất mà đất đó không có một trong các loại giấy tờ được hướng dẫn tại tiểu mục 1.1 và tiểu mục 1.2 mục 1 này nhưng có di sản là nhà ở; vật kiến trúc khác (như: nhà bếp, nhà tắm, nhà vệ sinh, giếng nước, nhà để ô tô, nhà thờ…cây ăn quả, cây công nghiệp hay các cây lâu năm khác) gắn liền với quyền sử dụng đất đó mà yêu câu chia thừa kế, thì cần phân biệt các trường hợp sau: Trong trường hợp sự cố văn bản của UBND cấp có thẩm quyền xác nhận việc sử dụng đất đó là hợp pháp nhưng chưa kịp cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, thì Tòa án giải quyết theo yêu cầu chia di sản là tài sản gắn liền với quyền sử dụng đất và quyền sử dụng đất đó”. Do đó đất của người chết để lại nhưng chưa được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất nếu có các loại giấy tờ khác chứng minh được nguồn gốc đất hoặc UBND cấp có thẩm quyền có văn bản xác nhận việc sử dụng đất là hợp pháp, đất được sử dụng lâu dài, không có tranh chấp thì Tòa án vẫn xác định được đây là di sản thừa kế và tiến hành chia thừa kế theo đùng trình tự, quy định của pháp luật. 1.4. Trong Bản án số 08, Toà án có coi diện tích đất tăng 85,5 m 2 chưa được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất là di sản không? Đoạn nào của bản án có câu trả lời. - Diện tích đất tăng 85,5 m 2 chưa được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất được coi là di sản. Theo như đoạn: Kết quả xác minh tại UBND phường Đống Đa (nơi có diện tích đất tranh chấp), phòng tài nguyên và môi trường thành phố Vĩnh Yên, chi cục Thuế nhà nước thành phố Vĩnh Yên thể hiện: gia đình ông Hoà đã xây dựng ngôi nhà 3 tầng, sân và lan căn trên một phần diện tích đất chưa được cấp giấy chứng nhận; diện tích đất này hộ ông Hòa quản lý, sử dụng ổn định nhiều năm nay, các hộ liền kề đã xây dựng mốc giấy rõ ràng, không có tranh chấp, không thuộc diện đất quy hoạch phải di dời, vị trí đất tăng nằm tiếp giáp với phía trước ngôi nhà

3

và lán bán hàng của ông Hoà, giáp đường Nguyễn Viết Xuân đất thuộc diện được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng sau khi thực hiện nghĩa vụ nộp thuế, tiền thuế là 19.000.000đ/m. Do đó, đây vẫn là tài sản của ông Hoà, bà Mai, chỉ có điều các đương sự phải thực hiện nghĩa vụ thuế đối với nhà nước, nếu không xác định đây là di sản thừa kế sẽ ảnh hưởng đến quyền và lợi ích hợp pháp của các bên đương sự. 1.5. Suy nghĩ của anh/chị về hướng xử lý nêu trên của Tòa án trong Bản án Số 08 về diện tích đất chưa được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất? - Hướng xử lý nêu trên của Tòa án trong bản án Số 08 về diện tích đất chưa được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất là hợp lý. - Diện tích đất chưa được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất thuộc quyền sở hữu của ông Hòa vì anh Nam sinh năm 1981, chị Hương sinh năm 1983 tài sản hình thành từ năm 1993 thời điểm này cả anh Nam và chị Hương đều còn nhỏ và sống phụ thuộc vào gia đình. Do đó có đủ căn cứ để khẳng định tài sản nêu trên là tài sản chung của vợ chồng ông Hòa bà Mai. Nên phần diện tích đất tăng 85,5 m 2 được giao cho ông Hòa tiếp tục xử lý. 1.6. Ở Án lệ số 16/2017/AL, trong diện tích 398 m 2 đất, phần di sản của Phùng Văn N là bao nhiêu? Vì sao? - Theo Án lệ số 16/2017/AL: “Việc bà Phùng Thị G chuyển nhượng đất cho ông Phùng Văn K các con bà Phùng Thị G đều biết, nhưng không ai có ý kiến phản đối gì, các con của bà Phùng Thị G có lời khai bà Phùng Thị G bán đất để lo cuộc sống của bà và các con. Nay ông Phùng Văn K cũng đã được cơ quan nhà nước cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Vì vậy, có cơ sở để xác định các con bà Phùng Thị G đã đồng ý để bà Phùng Thị G chuyển nhượng diện tích 131 m 2 nêu trên cho ông Phùng Văn K. Tòa án cấp phúc thẩm không đưa diện tích đất bà Phùng Thị G đã bán cho ông Phùng Văn K vào khối tài sản để chia là có căn cứ”. “Tuy nhiên, diện tích 267 m 2 đất đứng tên bà Phùng Thị G, nhưng được hình thành trong thời gian hôn nhân nên phải được xác định là tài sản chung của vợ chồng ông Phùng Văn N và bà Phùng Thị G chưa chia”. “Đối với

1 2

diện tích đất trong tổng diện

tích 267 m 2 đất chung của vợ chồng là phần di sản của ông Phùng Văn N để lại nay đã hết thời hiệu chia thừa kế”. Như vậy trong 398 m 2 , bà Phùng Thị G đã bán đi 131 m 2 đất để lo cho cuộc sống gia đình và Tòa có căn cứ khẳng định các thừa

4

kế còn lại cũng đồng ý nên không tính vào phần di sản còn lại. Phần của ông Phùng 1

Văn N là 2

của diện tích 267 m 2 , tức là 133,5 m 2 .

1.7. Theo Án lệ trên, phần diện tích đất đã chuyển nhượng cho ông Phùng Văn K có được coi là di sản để chia không? Vì sao? - Theo Án lệ số 16/2017/AL: “Việc bà Phùng Thị G chuyển nhượng đất cho ông Phùng Văn K các con bà Phùng Thị G đều biết, nhưng không ai có ý kiến phản đối gì, các con của bà Phùng Thị G có lời khai bà Phùng Thị G bán đất để lo cuộc sống của bà và các con. Nay ông Phùng Văn K cũng đã được cơ quan nhà nước cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Vì vậy, có cơ sở để xác định các con bà Phùng Thị G đã đồng ý để bà Phùng Thị G chuyển nhượng diện tích 131 m 2 nêu trên cho ông Phùng Văn K. Tòa án cấp phúc thẩm không đưa diện tích đất bà Phùng Thị G đã bán cho ông Phùng Văn K vào khối tài sản để chia là có căn cứ”. Như vậy theo Án lệ trên thì phần diện tích đất đã chuyển nhượng cho ông Phùng Văn K không được xem là di sản vì việc bán đất được các thừa kế khác đồng ý và số tiền bán được dùng để trang trải cuộc sống gia đình bà G. 1.8. Suy nghĩ của anh/chị về hướng giải quyết trong Án lệ trên liên quan đến phần diện tích đã chuyển nhượng cho ông Phùng Văn K. - Việc xác định phần diện tích chuyển nhượng cho ông Phùng Văn K không phải là di sản là việc hoàn toàn hợp lý. Thứ nhất, các thừa kế đã đồng ý việc chuyển nhượng đất của bà Phùng Thị G cho ông Phùng Văn K. Dù các thừa kế của ông Phùng Văn N không thể hiện sự đồng ý qua các văn bản nhưng việc các thừa kế không phản đối cũng có thể được coi là sự đồng ý của các thừa kế đó. Vì các thừa kế đều đồng ý việc bà G định đoạt phần tài sản trên nên phần đất chuyển nhượng không còn nằm trong khối di sản của ông N. Thứ hai, khoản tiền thu được sau khi bán đất được bà G sử dụng để trang trải cuộc sống và nuôi nấng các con (theo như lời khai của các bên), nên các thừa kế đều được lợi từ việc làm của bà G. Như vậy, việc bán đất của bà G không xâm phạm lợi ích của bất cứ thừa kế nào.

1.9. Nếu bà Phùng Thị G bán đất trên không để lo cuộc sống của các con mà dùng cho tiền đó cho cá nhân bà Phùng Thị G thì số tiền đó có được coi là di sản để chia không? Vì sao? - Bà Phùng Thị G bán đất trên không để lo cho cuộc sống của các con mà dùng tiền đó cho cá nhân bà thì số tiền đó thì không được coi là di sản để chia.

5

- Thứ nhất: Tài sản chung của vợ chồng bà G và ông N là 398 m 2 đất, sau khi ông N mất mà không để lại di chúc hay thỏa thuận khác thì Tài sản chung của hai vợ chồng được chia đôi là 196 m 2 đất theo quy định Điều 33 và Điều 66 Luật Hôn Nhân và Gia đình năm 2014. Theo quy định hàng thừa kế thứ nhất tại điểm a khoản 1 Điều 651 BLDS 2015 được chia thừa kế như nhau, có quyền ngang nhau đối với tài sản mà ông N để lại. - Thứ hai: Bà G tự ý bán 131 m 2

đất cho ông K mà không có sự đồng ý của con

bà và sử dụng tiền không đúng vì mục đích riêng cho bà thì có thể xem bà G đã bán phần đất thuộc phần khối tài sản của hai vợ chồng (196 m 2 ).Việc mua bán này sẽ không ảnh hưởng đến phần tài sản mà đồng thừa kế khác được hưởng di sản của ông N sẽ được chia đều cho các con bà là 196 m 2 . - Điều này là hoàn toàn không hợp lý vì bà G quyết định đoạt phần tài sản của mình trong khối tài sản chung của hai vợ chồng được chia đôi. Phần tiền thu được từ giao dịch không được sử dụng vì lợi ích của các đồng thừa kế khác nên không thể xem như đã chia thừa kế ứng với phần di sản này. 1.10. Ở thời điểm bà Phùng Thị G chết, di sản của bà Phùng Thị G trong diện tích đất trên là bao nhiêu? Vì sao? - Ở thời điểm bà G chết, di sản của bà G trong diện tích đất là diện tích đất chung còn lại của hai vợ chồng bà sau khi bán cho ông phùng văn K 131 m 2 tức là 133,5 m 2 còn lại diện tích là 267 m 2 điều này đã được ghi nhận trong bản án.

1.11. Việc Tòa án xác định phần còn lại của di sản bà Phùng Thị G là 43,5 m 2 có thuyết phục không? Vì sao? Đây có là nội dung của án lệ số 16 không? Vì sao? - Việc Tòa án quyết định phần còn lại của di sản bà G là 43.5 m 2 để chia thừa kế theo pháp luật là thuyết phục vì: + Thứ nhất: bà G trước khi qua đời có để lại di chúc định đoạt phần 90 m 2 trong khối tài sản 133,5 m 2 cho chị H1 và di chúc này đã được xem là hợp pháp theo Điều 630 BLDS 2015 nên đương nhiên phải tôn trọng ý chí của bà.

6

+ Thứ hai bà G định đoạt một phần tài sản của mình nên áp dụng điểm a khoản 2 Điều 650 BLDS 2015 thì phần còn lại là 43,5 m 2 sẽ được chia thừa kế theo pháp luật. - Đây không phải là nội dung của Án lệ 16 vì Án lệ này có nội xoay quanh việc công nhận hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất là di sản thừa kế do một trong các đồng thừa kế chuyển nhượng. 1.12. Việc Tòa án quyết định “còn lại là 43,5 m 2 được chia cho 5 kỷ phần còn lại” có thuyết phục không? Vì sao? Đây có là nội dung của Án lệ 16 không? Vì sao? - Việc Tòa án quy định còn lại 43,5m2 được chia cho 5 kỷ phần còn lại là thuyết phục theo BLDS 2015 quy định. + Thứ nhất: bà G để lại di chúc nhưng chỉ định đoạt một phần tài sản là 90 m 2 đất cho H1 và không đề cập 5 người con còn lại cùng với 43,5 m 2 áp dụng điểm a khoản 2 Điều 650 BLDS thì 5 người con này sẽ được chia 43,5 m 2 luật.

theo pháp

+ Thứ hai: 5 người con còn lại điều thuộc hàng thừa kế theo quy định tai điểm a khoản 1 Điều 651 BLDS 2015 nên được hưởng quyền di sản bằng nhau ứng với 5 kỷ phần. - Đây không phải là nội dung của Án lệ 16 vì Án lệ này có nội xoay quanh việc công nhận hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất là di sản thừa kế do một trong các đồng thừa kế chuyển nhượng. Bài 2: Nghĩa vụ tài sản của người để lại di sản. * Tóm tắt Quyết định số 26/2013/DS-GĐT ngày 22/4/2013 của Hội đồng thẩm phán Toà án nhân dân tối cao. Nguyên đơn: 1. Ông Nguyễn Hồng Vũ 2. Bà Nguyễn Thị Kim Oanh 3. Bà Nguyễn Thị Kim Dung Bị đơn: Ông Nguyễn Hồng Vân Người có quyền lợi, nghĩa vụ liên qua: 1. Bà Nguyễn Thị Kim Thu

7

2. Ông Nguyễn Hồng Vi 3. Bà Trần Thị Tám Cụ Nguyễn Văn Phúc và cụ Phạm Thị Thịnh có 6 người con là: Nguyễn Hồng Vũ, Nguyễn Thị Kim Oanh, Nguyễn Thị Kim Dung, Nguyễn Thị Kim Thu, Nguyễn Hồng Vi, Trần Thị Tám. Cụ Phúc chết năm 1999 không để lại di chúc, cụ Thịnh chết năm 2007 có để lại di chúc nhưng ông Vũ, bà Dung không biết nên đề nghị chia tài sản và xin được chia bằng hiện vật. Còn bà Oanh biết cụ Thịnh có để lại di chúc có ý nguyện bán nhà và chia cho con trai mỗi người 100.000.000 đồng, con gái mỗi người 30.000.000 đồng, lý do bà khởi kiện là vì vợ chồng ông Vân đối xử với các anh em không tốt. Cả bản án sơ phẩm và phúc thẩm đều công nhận di chúc của cụ Thịnh là hợp pháp và không chấp nhận yêu cầu chia bằng hiện vật của ông Vũ, giao quyền sử dụng toàn bộ diện tích nhà cho ông Vân nhưng ông Vân phải trả kỷ phần thừa kế cho các anh em. Nhưng bản án giám đốc thẩm huỷ bỏ toàn bộ bản án sơ thẩm, phúc thẩm và yêu cầu Toà án xét xử sơ thẩm lại. 2.1. Theo BLDS nghĩa vụ nào của người quá cố sẽ đương nhiên chấm dứt và những nghĩa vụ nào của người quá cố sẽ không đương nhiên chấm dứt? Nêu cơ sở pháp lý khi trả lời. - Với nghĩa vụ đương nhiên chấm dứt của người quá cố thì căn cứ vào khoản 3 Điều 422 BLDS 2015: “Điều 422. Chấm dứt hợp đồng 3. Cá nhân giao kết hợp đồng chết, pháp nhân giao kết hợp đồng chấm dứt tồn tại mà hợp đồng phải do chính cá nhân, pháp nhân đó thực hiện”. Có thể hiểu khi cá nhân đã giao kết hợp đồng nào đó nhưng cá nhân lại chết thì nghĩa vụ thực hiện hợp đồng đó và hợp đồng đó sẽ đương nhiên chấm dứt. - Với nghĩa vụ không đương nhiên chấm dứt của người quá cố thì ta căn cứ vào Điều 615 BLDS 2015: “Điều 615. Thực hi...


Similar Free PDFs