thảo luận dân sự PDF

Title thảo luận dân sự
Author Hoa Quynh
Course Luật, Hành chính nha nước
Institution Trường Đại học Luật Thành phố Hồ Chí Minh
Pages 16
File Size 283 KB
File Type PDF
Total Downloads 159
Total Views 388

Summary

Đại học Luật TP. Hồ Chí MinhKhoa Luật Hành chínhBUỔI THẢO LUẬN THỨ HAIVẤN ĐỀ CHUNG CỦA HỢP ĐỒNGBộ môn: Hợp đồng và bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồngGiảng viên: Trần Nhân ChínhLớp: HC45A1 nhóm 06Thành viên:1 Nguyễn Văn Đẳng 20538010140322 Lê Thị Quỳnh Hoa 20538010140803 Cao Nguyễn Thế Huy 205380101...


Description

Đại học Luật TP. Hồ Chí Minh Khoa Luật Hành chính

BUỔI THẢO LUẬN THỨ HAI

VẤN ĐỀ CHUNG CỦA HỢP ĐỒNG Bộ môn: Hợp đồng và bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng Giảng viên: Trần Nhân Chính Lớp: HC45A1 nhóm 06 Thành viên: 1 2 3 4 5 6 7

Nguyễn Văn Đẳng Lê Thị Quỳnh Hoa Cao Nguyễn Thế Huy Đinh Quang Huy Nguyễn Thị Ngọc Cẩm Bùi Khánh An Trần Kim Hương

MỤC LỤC

2053801014032 2053801014080 2053801014091 2053801014092 2053801014024 2053801014002 2053801014088

Vấn đề 1: CHẤP NHẬN ĐỀ NGHỊ GIAO KẾT HỢP ĐỒNG Câu 1: Suy nghĩ của anh/chị về hướng giải quyết của Tòa án đối với ba vấn đề trên. Vấn đề 2: SỰ ƯNG THUẬN TRONG QUÁ TRÌNH GIAO KẾT HỢP ĐỒNG Câu 2.1: Điểm mới của BLDS 2015 so với BLDS 2005 về vai trò của im lặng trong giao kết hợp đồng? Câu 2.2: Việc Tòa án áp dụng Án lệ số 04/2016/AL để công nhận hợp đồng chuyển nhượng trong tình huống trên có thuyết phục không? Vì sao? Vấn đề 3: ĐỐI TƯỢNG CỦA HỢP ĐỒNG KHÔNG THỂ THỰC HIỆN ĐƯỢC Câu 3.1: Những thay đổi và suy nghĩ của anh/chị về những thay đổi giữa BLDS 2015 và BLDS 2005 về chủ đề đang được nghiên cứu. Câu 3.2: Thời hiệu yêu cầu Tòa án tuyên bố vô hiệu hợp đồng do đối tượng không thể thực hiện được được xác định như thế nào? Vì sao? Câu 3.3: Toà án tuyên bố hợp đồng thế chấp trên vô hiệu do đối tượng không thể thực hiện được có thuyết phục không? Vì sao? Vấn đề 4: XÁC LẬP HỢP ĐỒNG GIẢ TẠO VÀ NHẰM TẨU TÁN TÀI SẢN  Đối với vụ việc thứ nhất Câu 4.1: Thế nào là giả tạo trong xác lập giao dịch? Câu 4.2: Đoạn nào của Quyết định cho thấy các bên có giả tạo trong giao kết hợp đồng? Các bên xác lập giao dịch có giả tạo với mục đích gì? Câu 4.3: Hướng giải quyết của Tòa án đối với hợp đồng giả tạo và hợp đồng bị che giấu. Câu 4.4: Suy nghĩ của anh/chị về hướng xử lý của Tòa án về hợp đồng giả tạo và hợp đồng bị che giấu. Câu 4.5: Vì sao Tòa án xác định giao dịch giữa vợ chồng bà Anh với vợ chồng ông Vượng là giả tạo nhằm trốn tránh thực hiện nghĩa vụ với bà Thu?

Câu 4.6: Suy nghĩ của anh/chị về hướng xác định trên của Tòa án (giả tạo để trốn tránh nghĩa vụ). Câu 4.7: Cho biết hệ quả của việc Tòa án xác định hợp đồng trên là giao dịch nhằm trốn tránh nghĩa vụ.  TÀI LIỆU THAM KHẢO -

BLDS 2015, BLDS 2005

-

https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Quyen-dan-su/Bo-luat-dan-su-2015296215.aspx

-

https://www.studocu.com/vn/dashboard

VẤN ĐỀ 1 CHẤP NHẬN ĐỀ NGHỊ GIAO KẾT HỢP ĐỒNG Câu 1: Suy nghĩ của anh/chị về hướng giải quyết của Tòa án đối với ba vấn đề trên. Về vấn đề 1: Bên đề nghị chưa nhận được chấp nhận đề nghị giao kết hợp đồng theo quy định của Điều 400 BLDS 2015 Theo em cách xử lí của Tòa án là đúng vì: Theo khoản 1 và 4 Điều 400. Thời điểm giao kết hợp đồng 1. Hợp đồng được giao kết vào thời điểm bên đề nghị nhận được chấp nhận giao kết. 4. Thời điểm giao kết hợp đồng bằng văn bản là thời điểm bên sau cùng ký vào văn bản hay bằng hình thức chấp nhận khác được thể hiện trên văn bản. Ta thấy đề nghĩ giao kết hợp đồng theo tình huống là bằng văn bản và có chữ ký cả ba chủ thể đề nghĩ giao kết hợp đồng. Vậy nên thời điểm giao kết hợp đồng là thời điểm bên sau cùng ký vào văn bản hay bằng hình thức chấp nhận khác được thể hiện trên văn bản. Bên D đã chọn cách thức là gửi chấp nhận giao kết cho bên đề nghị. Vậy nên theo khoản 1 thì D phải gửi chấp nhận cho cả ba chủ thể là A B C. Vậy nên có thể kết luận bên đề nghị chưa nhận được chấp nhận đề nghị giao kết hợp đồng theo quy định của Điều 400 BLDS 2015. Vấn đề 2: Chấp nhận chưa được thực hiện theo thời hạn hợp lí theo quy định của Điều 394 BLDS 2015 Theo em hướng giải quyết trên là hợp lý vì: Theo Điều 394 BLDS 2015: “Khi bên đề nghị không nêu rõ thời hạn trả lời thì việc trả lời chấp nhận chỉ có hiệu lực nếu được thực hiện trong một thời hạn hợp lý”. Như vậy theo luật quy định thì giữa bên ABC và D không có thảo thuận thời hạn nên bên D sẽ trả lời chấp nhận trong một thời hạn hợp lý nhưng BLDS 2015 lại không quy định thế nào là “hợp lý”. Vậy nên theo nhóm em là không hợp lý vì tháng 1/2018 là bên đề nghị đề nghị giao kết hợp đồng nhưng đến tháng 1/2020 và tháng 2/2020 bên được

đề nghị mới trả lời, như vậy là 2 năm và nhóm thấy 2 năm là một khoảng thời gian rất lâu cho một giao kết hợp đồng vì nó sẽ có ảnh hưởng đến quyền lợi của bên đề nghị giao kết. Vấn đề 3: Chấp nhận trên của D là đề nghị giao kết mới. Theo em hướng giải quyết trên là hợp lý vì: Theo điều 394 BLDS 2015: “nếu bên đề nghị giao kết hợp đồng nhận được trả lời khi đã hết thời hạn trả lời thì chấp nhận này được coi là đề nghị mới của bên chậm trả lời”. Như đã nói trên vấn đề 2 là thời hạn trả lời của D với bên ABC là không hợp lý, vậy nên có thể xác định là bên D đã trả lời bên ABC khi đã hết thời hạn. Bên cạnh đó, đây cũng được xem là sự linh hoạt của Tòa án khi thực hiện quy định này vì như thế sẽ bảo vệ được quyền lợi của bên ABC. Ví dụ: Khi ABC tại thời điểm đề nghị giao kết thì họ có khả năng giải quyết tranh chấp: tiền,... nhưng khi đến lúc D chấp nhận thì quá lâu nên họ không còn khả năng nữa. Vậy nên nếu Tòa án xét như vậy thì có thể coi như D đang đề nghị hợp đồng mới và bên ABC có quyền chấp nhận hay không hoặc sẽ sửa đổi hợp đồng như thế nào để phù hợp với lợi ích của họ.

VẤN ĐỀ 2 SỰ ƯNG THUẬN TRONG QUÁ TRÌNH GIAO KẾT HỢP ĐỒNG Câu 2.1: Điểm mới của BLDS 2015 so với BLDS 2005 về vai trò của im lặng trong giao kết hợp đồng? Điểm mới của BLDS 2015 so với BLDS 2005 về vai trò của im lặng trong giao kết hợp đồng: Trong quá trình giao kết, đôi khi một bên không nói rõ quan điểm của mình. Nói cách khác, họ đã im lặng trong thời điểm này. Như vậy, im lặng có được xem là giao kết hợp đồng hay không? Vấn đề này đã tồn tại trong BLDS 2005, tuy nhiên đến BLDS 2015 đã được bổ sung, sửa đổi cho phù hợp hơn. -

BLDS 2005 về vấn đề im lặng trong giao kết hợp đồng chỉ được quy định tại khoản 2 Điều 404: “Hợp đồng dân sự cũng được xem như được giao kết khi hết

hạn trà lời mà bên nhận được đề nghị vẫn im lặng, nếu có thỏa thuận im lặng là sự trả lời chấp nhận giao kết”. Có thể thấy Bộ luật dân sự 2005 quy định chưa được rõ ràng, cụ thể vấn đề này. -

BLDS 2015 đã bổ sung chế định về im lặng trong quá trình giao kết hợp đồng tại quy định về chấp nhận đề nghị giao kết hợp đồng (Khoản 2, Điều 393, BLDS 2015). BLDS 2015 xem sự im lặng của bên được đề nghị không được coi là chấp nhận đề nghị giao kết, trừ trường hợp có thỏa thuận hoặc theo thói quen đã được xác lập giữa các bên.

 BLDS 2015 đã làm rõ hơn về vai trò im lặng trong giao kết hợp đồng so với BLDS 2005. Câu 2.2: Việc Tòa án áp dụng Án lệ số 04/2016/AL để công nhận hợp đồng chuyển nhượng trong tình huống trên có thuyết phục không? Vì sao? NỘI DUNG ÁN LỆ số 04/2016/AL: “Về hợp đồng mua bán nhà, đất ngày 26/4/1996: việc chuyển nhượng nhà, đất diễn ra từ năm 1996, sau khi mua nhà, đất, ông Tiến, bà Tý đã trả đủ tiền, nhận nhà đất, tôn nền đất, sửa lại nhà và cho các cháu đến ở. Trong khi đó gia đình ông Ngự, bà Phấn vẫn ở trên diện tích đất còn lại, liền kề với nhà ông Tiến, bà Tý. Theo lời khai của các người con ông Ngự, bà Phấn thì sau khi bán nhà, đất cho vợ chồng bà Tý, ông Ngự, bà Phấn đã phân chia vàng cho các người con. Mặt khác, sau khi chuyển nhượng và giao nhà đất cho ông Tiến, bà Tý thì ngày 26/4/1996, ông Ngự còn viết “giấy cam kết” có nội dung mượn lại phần nhà đất đã sang nhượng để ở khi xây dựng lại nhà trên phần đất còn lại và trong thực tế vợ chồng bà Phấn, ông Ngự đã sử dụng phần nhà đất của bà Tý, ông Tiến khi xây dựng nhà. Như vậy, có cơ sở xác định bà Phấn biết có việc chuyển nhượng nhà, đất giữa ông Ngự với vợ chồng ông Tiến và bà Tý, bà Phấn đã đồng ý, cùng thực hiện nên việc bà Phấn khiếu nại cho rằng ông Ngự chuyển nhượng nhà đất cho vợ chồng bà Tý bà không biết là không có căn cứ”. TÌNH HUỐNG:

Năm 2001, bà Chu và ông Bùi chuyển nhượng quyền sử dụng đất của hộ (gồm 7 nhân khẩu) cho ông Văn. Năm 2004, ông Văn đã xây dựng chuồng trại trên đất chuyển nhượng, các bên làm thủ tục chuyển nhượng để ông Văn được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và gia đình bà Chu, ông Bùi không ai có ý kiến gì. Tuy nhiên, nay các con bà Chu và ông Bùi yêu cầu Tòa án tuyên bố giao dịch chuyển nhượng vô hiệu vì chưa có sự đồng ý của họ và Tòa án đã áp dụng Án lệ số 04/2016/AL. Trả lời: Việc Tòa án áp dụng Án lệ số 04/2016/AL để công nhận hợp đồng chuyển nhượng trong tình huống trên là hợp lý. Theo khoản 2 Điều 8 Nghị quyết số 03/2015/NQ-HĐTP quy định Nguyên tắc áp dụng án lệ trong xét xử: “Khi xét xử, Thẩm phán, Hội thẩm phải nghiên cứu, áp dụng án lệ để giải quyết các vụ việc tương tự, bảo đảm những vụ việc có tình tiết, sự kiện pháp lý giống nhau phải được giải quyết như nhau.”, khi áp dụng án lệ, ta phải xét đến điều kiện “giải quyết các vụ việc tương tự, bảo đảm những vụ việc có tình tiết, sự kiện pháp lý giống nhau phải được giải quyết như nhau”. So sánh giữa Án lệ số 04/2016/AL với tình huống trên, ta nhận thấy giữa hai vụ việc có các điều kiện, tình tiết giống nhau như sau: 1. Xảy ra tranh chấp do không có đủ sự đồng ý của các đồng chủ sở hữu. + Là sở hữu chung: Trong Án lệ, tài sản tranh chấp là tài sản chung của vợ chồng còn tài sản tranh chấp trong tình huống là tài sản chung của hộ gia đình (tức là quyền sử dụng đất là tài sản chung của bà Chu, ông Bùi và năm người con). + Trong Án lệ, nhà đất là tài sản chung của vợ chồng ông Ngự và bà Phấn mà chỉ có ông Ngự đứng tên ký hợp đồng chuyển nhượng nhà đất đó cho ông Tiến và bà Tý, bà Phấn không ký tên trong hợp đồng. Còn trong trường hợp trên, bà Chu và ông Bùi

chuyển nhượng quyền sử dụng đất của hộ (gồm 7 nhân khẩu) cho ông Văn, các con của ông bà không có ý kiến đến nay mới thể hiện sự không đồng ý. 2. Dù không ký tên nhưng có căn cứ cho rằng đồng chủ sở hữu biết và không phản đối. Bên nhận chuyển nhượng đã nhận và quản lý, sử dụng nhà đất công khai. + Theo Án lệ, ông Tiến, bà Tý đã trả đủ tiền, nhận nhà đất, tôn nền đất, sửa lại nhà và cho các cháu đến ở. Theo lời khai của các người con ông Ngự, bà Phấn thì sau khi bán nhà, đất cho vợ chồng bà Tý, ông Ngự, bà Phấn đã phân chia vàng cho các người con. Như vậy, có cơ sở xác định bà Phấn biết có việc chuyển nhượng nhà, đất giữa ông Ngự với vợ chồng ông Tiến và bà Tý, bà Phấn đã đồng ý, cùng thực hiện nên việc bà Phấn khiếu nại cho rằng ông Ngự chuyển nhượng nhà đất cho vợ chồng bà Tý bà không biết là không có căn cứ. + Trong tình huống trên, năm 2004, ông Văn đã xây dựng chuồng trại trên đất chuyển nhượng nên có căn cứ cho rằng các con bà Chu ông Bùi đã biết. Sau đó các bên làm thủ tục chuyển nhượng để ông Văn được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và gia đình bà Chu, ông Bùi không ai có ý kiến gì.  Việc “gia đình bà Chu, ông Bùi không ai có ý kiến gì” cho thấy việc các con ông bà biết mà không phản đối dù không ký tên trong hợp đồng.  Người không ký tên trong hợp đồng biết mà không có ý kiến phản đối gì thì phải xác định là người đó đồng ý với việc chuyển nhượng nhà đất. Ngoài ra, do đề bài không nêu rõ thông tin về năng lực hành vi dân sự của các con bà Chu ông Bùi nên nhóm chúng tôi chia thành hai trường hợp như sau:  Các con của bà Bùi ông Chu đều là người thành niên và không thuộc các trường hợp tại Điều 22, 23, 24 BLDS 2015 thì hướng giải quyết như đã trình bày.  Giả sử trong các con ông bà có người chưa thành niên thì theo BLDS 2015, Điều 21 quy định:

“2. Giao dịch dân sự của người chưa đủ sáu tuổi do người đại diện theo pháp luật của người đó xác lập, thực hiện. 3. Người từ đủ sáu tuổi đến chưa đủ mười lăm tuổi khi xác lập, thực hiện giao dịch dân sự phải được người đại diện theo pháp luật đồng ý, trừ giao dịch dân sự phục vụ nhu cầu sinh hoạt hàng ngày phù hợp với lứa tuổi. 4. Người từ đủ mười lăm tuổi đến chưa đủ mười tám tuổi tự mình xác lập, thực hiện giao dịch dân sự, trừ giao dịch dân sự liên quan đến bất động sản, động sản phải đăng ký và giao dịch dân sự khác theo quy định của luật phải được người đại diện theo pháp luật đồng ý.” Theo đó, những đối tượng thuộc ba khoản trên khi tham gia vào giao dịch dân sự cần người đại diện theo pháp luật đồng ý. Điều 136 BLDS 2015 thì người đại diện theo pháp luật đối với các người con chưa thành niên của bà Bùi ông Chu là ông bà. Khi có sự đồng ý của ông bà thì tình huống trên vẫn được giải quyết theo hướng chúng tôi đã trình bày trên đây.

VẤN ĐỀ 3 ĐỐI TƯỢNG CỦA HỢP ĐỒNG KHÔNG THỂ THỰC HIỆN ĐƯỢC Câu 3.1: Những thay đổi và suy nghĩ của anh/chị về những thay đổi giữa BLDS 2015 và BLDS 2005 về chủ đề đang được nghiên cứu.  Sự thay đổi của BLDS 2005 so với BLDS 2015: - Tại Khoản 1 Bộ Luật dân sự 2005

Bộ Luật dân sự 2015

Điều 411: Hợp đồng dân sự vô hiệu do

Điều 408. Hợp đồng vô hiệu do có đối

có đối tượng không thể thực hiện được

tượng không thể thực hiện được

1. Trong trường hợp ngay từ khi ký kết,

1. Trường hợp ngay từ khi giao kết, hợp

hợp đồng có đối tượng không thể thực

đồng có đối tượng không thể thực hiện

hiện được vì lý do khách quan thì hợp

được thì hợp đồng này bị vô hiệu.

đồng này bị vô hiệu.

Theo đó, BLDS 2005 nêu ra hợp đồng vô hiệu khi có đối tượng không thể thực hiện được từ thời điểm “ký kết”, BLDS 2015 đã thay đổi thành “giao kết”. Bên cạnh đó, BLDS 2005 còn nêu thêm điều kiện đối với hợp đồng có đối tượng không thể thực hiện được “vì lí do khách quan” thì mới vô hiệu và BLDS 2015 đã bỏ đi phần quy định này. - Tại Khoản 3 Bộ Luật dân sự 2005 Điều 411: Hợp đồng dân sự vô hiệu do

Bộ Luật dân sự 2015 Điều 408. Hợp đồng vô hiệu do có đối

có đối tượng không thể thực hiện được

tượng không thể thực hiện được

3. Quy định tại khoản 2 Điều này cũng

3. Quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều

được áp dụng đối với trường hợp hợp

này cũng được áp dụng đối với trường

đồng có một hoặc nhiều phần đối tượng

hợp hợp đồng có một hoặc nhiều phần

không thể thực hiện được, nhưng phần

đối tượng không thể thực hiện được

còn lại của hợp đồng vẫn có giá trị pháp

nhưng phần còn lại của hợp đồng vẫn có

lý.

hiệu lực.

Theo đó, BLDS 2005 quy định chỉ trường hợp tại Khoản 2, Điều 411 “một bên biết hoặc phải biết về việc hợp đồng có đối tượng không thể thực hiện được, nhưng không thông báo cho bên kia biết nên bên kia đã giao kết hợp đồng thì phải bồi thường thiệt hại cho bên kia, trừ trường hợp bên kia biết hoặc phải biết về việc hợp đồng có đối tượng không thể thực hiện được” thì những phần mà có đối tượng thực hiện được vẫn có giá trị pháp lí. BLDS 2015 đã mở rộng hơn về quy định này, cụ thể là bổ sung thêm một trường hợp nữa (Khoản 1, Điều 408) đối với các hợp đồng mà ngay từ khi giao kết mà có một hoặc nhiều phần vô hiệu thì phần còn lại vẫn có giá trị pháp lý.  Suy nghĩ về sự thay đổi trên: Sự thay đổi trên giữa BLDS 2005 so với BLDS 2015 đối với chế định hợp đồng vô hiệu do có đối tượng không thể thực hiện được là phù hợp với thực tiễn xét xử ở Việt Nam. Khi áp dụng quy định tại Điều 411, BLDS 2005 thì phát sinh một số nhược điểm: - Tại Khoản 1, Điều 411, BLDS 2005 quy định trường hợp hợp đồng vô hiệu do không thể thực hiện được nhưng chỉ khoanh vùng ở trường hợp “vì lí do khách quan” nhưng trong thực tiễn vận dụng điều luật này cho trường hợp không thể thực hiện được “vì lí do chủ quan”. Thực ra, việc khoanh vùng như hiện nay không thuyết phục vì nếu áp dụng đúng luật thì việc không thể thực hiện vì lí do chủ quan không làm cho hợp đồng vô hiệu nhưng nếu hợp đồng không vô hiệu thì hợp đồng cũng không thể thực hiện được.

- Cũng tại Khoản 1, Điều 411, BLDS 2005 nói về “ký kết” hợp đồng và thuật ngữ này không có tính bao quát vì ký kết chỉ đúng cho hợp đồng bằng văn bản có chữ ký trong khi đó hợp đồng có thể được hình thành mà không có chữ ký. Do vậy, tại Khoản 1, Điều 408, BLDS 2015 thay từ “ký kết” bằng từ “giao kết” là phù hợp và có tính bao quát hơn.

Câu 3.2: Thời hiệu yêu cầu Tòa án tuyên bố vô hiệu hợp đồng do đối tượng không thể thực hiện được được xác định như thế nào? Vì sao? Thời hiệu để tuyên bố hợp đồng vô hiệu nghĩa là hết thời gian đó mà không thực hiện tuyên bố vô hiệu thì hợp đồng mặc nhiên sẽ có hiệu lực. Tuy nhiên, xét lại hợp đồng có đối tượng không thực hiện được, bản chất là việc thực hiện hợp đồng không thể xảy ra, nên thời hiệu áp dụng cho việc tuyên bố hợp đồng vô hiệu là vô thời hạn. Và trên thực tế nó không cần đến Tòa án để tuyên bố vô hiệu, vì bản chất là không thể thực hiện được. Việc cần đến Tòa án tuyên bố hợp đồng vô hiệu là do đảm bảo quyền lợi của các bên, cũng như bảo vệ được quyền lợi của phía yếu thế trong trường hợp hợp đồng đó có dấu hiệu không thiện chí từ một phía, và cần Tòa là phía thứ ba đứng ra bảo vệ quyền lợi. Còn trường hợp có đối tượng không thể thực hiện được nếu rơi vào tình huống do có sự gian dối thì áp dụng điều luật của giao kết hợp đồng do giả tạo.

Câu 3.3: Toà án tuyên bố hợp đồng thế chấp trên vô hiệu do đối tượng không thể thực hiện được có thuyết phục không? Vì sao? Tòa án tuyên bố hợp đồng thế chấp trên vô hiệu do đối tượng không thể thực hiện được là thuyết phục. Vì mảnh đất mà ông A thế chấp với Ngân hàng nhưng do trên mảnh đất đó có căn nhà thuộc sở hữu của người khác chứ không phải ông A. Theo Khoản 1 Điều 408 BLDS 2015 quy định: “Trường hợp ngay từ khi giao kết, hợp đồng có đối tượng không thể thực hiện được thì hợp đồng này bị vô hiệu.”. Đối tượng của hợp đồng là một trong những yếu tố quan trọng cấu thành hợp đồng, nếu đối tượng của hợp đồng không thể thực hiện được thì hợp đồng đó cũng không thể thực hiện, do đó BLDS năm 2015 đã xác định một trong những căn cứ để hợp đồng vô hiệu là khi hợp đồng có đối tượng không thể thực hiện được. Vậy nên hợp đồng thế chấp của ông A không thể thực hiện được.

VẤN ĐỀ 4 XÁC LẬP HỢP ĐỒNG GIẢ TẠO VÀ NHẰM TẨU TÁN TÀI SẢN  Đối với vụ việc thứ nhất Câu 4.1: Thế nào là giả tạo trong xác lập giao dịch? Dựa trên cơ sở quy định về giao dịch vô hiệu trong BLDS năm 2015, có thể hiểu giao dịch dân sự giả tạo là việc các bên xác lập một giao dịch để nhằm che giấu một giao dịch khác hoặc thực hiện giao dịch nhằm trốn tránh nghĩa vụ với bên thứ ba, và theo luật sẽ bị tuyên vô hiệu. VD: Trong quá trình mua bán nhà đất, hai bên mua bán với nhau nhưng khi làm giấy tờ sang tên thì làm giấy tờ tặng cho tài sản để trốn thuế. Hoặc trong quá trình kết hôn, người vợ có thỏa thuận với người khác là có nợ người đó một khoản tiền, khi ly hôn đã đưa khoản nợ vào để buộc người chồng phải chịu trách nhiệm. VD: A và B thỏa thuận kí hợp đồng chuyển nhượng nhà đất. Tuy nhiên trên giấy tờ chuyển nhượng đất thì lại giữa B và C bởi vì A đã chỉ định C thay mình vào vị trí đó VD: A thỏa thuận với B chuyển nhượng ngôi nhà và đất với giá 1 tỷ đồng. Tuy nhiên A và B đã thỏa thuận chỉ ghi mức giá trị 500 triệu để đỡ khoản đóng thuế sau này.

Câu 4.2: Đoạn nào của Quyết định cho thấy các bên có giả tạo trong giao kết hợp đồng? Các bên xác lập giao dịch có giả tạo với mục đích gì? Trả lời: Trong phần Xét thấy của Bản án số 06/2017/DS-ST: “Nguyên đơn và bị đơn thống nhất ngày 23/11/2013 giữa nguyên đơn và bị đơn có thiết lập hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất. Nội dung giấy thỏa thuận chuyển nhượng quyền sử dụng đất số AP 154638, số vào sổ H53166 do UBND thị xã (nay là thành phố) Thủ Dầu Một cấp ngày 30/07/2009, tọa lạc tại phường Chánh Nghĩa, thành phố Thủ Dầu Một, tỉnh Bình Dương, giả chuyển nhượng 200.000.000 đồng. Hai bên đều thừa nhận đây là giao dịch giả tạo để che giấu cho việc nguyên đơn cho bị đơn vay số tiền 100.000.000 đồng.” Mục đích ở đây để che giấu cho việc nguyên đơn cho bị đơn vay số tiền 100.000.000 đồng.

Câu 4.3: Hướng giải quyết của Tòa án đối với hợp đồng giả tạo và hợp đồng bị che giấu. . Trích trong phần Xét thấy: “Đối chiếu với quy định trên trường hợp giữa nguyên đơn với bà Trang thì hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất được xác lập ngày 23/11/2013 giữa nguyên đơn và bà Trang là vô hiệu do giả tạo và giao dịch vay tài sản số tiền 100.000.000 đồng có hiệu lực” và cả hai bên đều có lỗi ngang nhau trong việc làm cho hợp đồng vô hiệu. Do vậy, Theo Khoản 2 Điều 131 BLDS 2015, các bên hoàn trả cho nhau những gì đã nhận v...


Similar Free PDFs