Thống kê Ứng dụng - Lớp đại trà bài final PDF

Title Thống kê Ứng dụng - Lớp đại trà bài final
Author Thảo Ngọc
Course Thống Kê Ứng Dụng
Institution Trường Đại học Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh
Pages 19
File Size 738.8 KB
File Type PDF
Total Downloads 87
Total Views 129

Summary

BỘ GIÁO DỤC & ĐÀO TẠOĐẠI HỌC KINH TẾ TP HỒ CHÍ MINHKHOA TOÁN – THỐNG KÊ BÀI TIỂU LUẬNMÔN HỌC: THỐNG KÊ TRONG KINH TẾ VÀ KINH DOANHĐỀ TÀI: PHÂN TÍCH VIỆC MUA SẮM ONLINETRONG MÙA DỊCH COVID 19.Lớp :21D1STAGiảng viên hướng dẫn : Trần Hà QuyênTPồ Chí MinhTháng 05, 2021Họ và tên thành viên nhóm: Tỷ l...


Description

BỘ GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO ĐẠI HỌC KINH TẾ TP HỒ CHÍ MINH KHOA TOÁN – THỐNG KÊ ------ -----

BÀI TIỂU LUẬN MÔN HỌC: THỐNG KÊ TRONG KINH TẾ VÀ KINH DOANH

PHÂN TÍCH VIỆC MUA SẮM ONLINE TRONG MÙA DỊCH COVID 19.

ĐỀ TÀI: Lớp

:21D1STA50800524

Giảng viên hướng dẫn : Trần Hà Quyên

TP.Hồ Chí Minh Tháng 05, 2021

1

Họ và tên thành viên nhóm: 1. Nguyễn Thị Ngọc Bích 2. Bùi Thị Tiểu Phượng 3. Nguyễn Doanh Thu Hằng 4. Nguyễn Ngân Hằng 5. Lương Bảo Vy 6. Nguyễn Ngọc Như Ý

Tỷ lệ phần trăm (%) đóng góp: (100%) (100%) (100%) (100%) (100%) (100%)

MỤC LỤC CHƯƠNG I.............................................................................................................................. 4 GIỚI THIỆU ĐỀ TÀI.................................................................................................................4 1.1. Bối cảnh của đề tài nghiên cứu:........................................................................................4 1.2. Mục tiêu nghiên cứu:.......................................................................................................4 1.2a. Mục tiêu chung:..................................................................................................................................................... 4 1.2b. Mục tiêu cụ thể:..................................................................................................................................................... 4 1.3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu:....................................................................................5 1.3a. Đối tượng nghiên cứu:....................................................................................................................................... 5 1.3b. Phạm vi nghiên cứu:........................................................................................................................................... 5 1.4. Nguồn số liệu nghiên cứu:................................................................................................5 1.5. Kết cấu đề tài:................................................................................................................5 CHƯƠNG II............................................................................................................................. 6 CƠ SỞ LÝ THUYẾT, CƠ SỞ THỰC TIỄN VÀ CÁC KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU TRƯỚC ĐÂY......6 CHƯƠNG III............................................................................................................................ 7 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU................................................................................................7 3.1. Mục tiêu dữ liệu:..............................................................................................................7 3.2. Cách tiếp cận:.................................................................................................................7 3.3 Chiến lược nghiên cứu:.....................................................................................................7

CHƯƠNG I GIỚI THIỆU ĐỀ TÀI 1.1. Bối cảnh của đề tài nghiên cứu:

Việt Nam không phải ngoại lệ khi chịu những tác động của đại dịch Covid-19 và những hệ quả khó khăn kinh tế kéo theo. Với quy mô lây lan của đại dịch COVID-19, cũng như những hậu quả tiêu cực về kinh tế và xã hội mà nó mang lại trên toàn thế giới, Việt Nam cũng là một trong số đó chịu ảnh hưởng không kém, đặc biệt là nền kinh tế cũng gặp nhiều khó khăn khi đại dịch hoành hành. Hiện nay, dịch covid 19 vẫn có những diễn biến mới khiến cho hoạt động giao thương chưa thể trở lại bình thường. Gây khó khăn về mọi mặt đời sống và sinh hoạt của mọi người, đặc biệt là các doanh nghiệp sản xuất hàng hóa. Dịch covid 19 diễn ra phức tạp, buộc phải giãn cách xã hội và hạn chế tiếp xúc hết mức có thể. Việc giãn cách xã hội đã và đang gây khó khăn cho việc tiêu thụ hàng hóa của các doanh nghiệp trong nước một cách nghiêm trọng. Bởi vậy, các doanh nghiệp hiện nay rất cần các giải pháp cụ thể để giải quyết khó khăn này một cách hiệu quả nhất mà vẫn đáp ứng được yêu cầu giãn cách xã hội của chính phủ đưa ra. Chính vì thế mà đề tài: “Phân tích việc mua sắm online trong mùa dịch covid 19 ”, nhằm thấy được thực trạng và nguyên nhân lựa chọn của người tiêu dùng , từ đó đề xuất giải pháp nhằm giúp các doanh nghiệp tiêu thụ hàng hóa tốt hơn. 1.2. Mục tiêu nghiên cứu: 1.2a. Mục tiêu chung: Phân tích việc mua sắm online trong mùa dịch covid 19. Qua đó có thế biết được những tác động của covid đối với người tiêu dùng, từ đó có thể đề xuất một số giải pháp nhằm giải quyết khó khăn về việc tiêu thụ hàng hóa trong mùa dịch cho các doanh nghiệp một cách tốt hơn. 1.2b. Mục tiêu cụ thể: - Thực trạng tiêu thụ hàng hóa online hiện nay. - Phân tích tình hình biến động về lựa chọn mua hàng online của người tiêu dùng khi covid diễn ra . - Các nhân tố ảnh hưởng đến việc mua hàng online của người tiêu dùng. - Giải pháp nhằm giải quyết khó khăn về việc tiêu thụ hàng hóa của doanh nghiệp tốt hơn và phù hợp hơn.

4

1.3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu: 1.3a. Đối tượng nghiên cứu: Đối tượng nghiên cứu là mức độ ưa chuộng về việc mua hàng online của mọi người. Đây là một trong những nhân tố then chốt, phản ánh biến động của nền kinh tế khi hiện nay dịch covid 19 diễn ra ngày càng phức tạp. 1.3b. Phạm vi nghiên cứu: - Phạm vi về thời gian: Thời gian nghiên cứu là hạn chế nên các số liệu sơ cấp được thu thập chủ yếu tập trung lên các người tiêu dùng xung quanh những người nghiên cứu. -Phạm vi về không gian: Đề tài tập trung nghiên cứu tại Việt Nam. Tuy nhiên, do điều kiện thời gian và khả năng nghiên cứu còn nhiều hạn chế, đề tài không thể tránh khỏi những thiếu sót, nhóm kính mong có được sự cảm thông và góp ý của cô để hoàn thiện hơn. 1.4. Nguồn số liệu nghiên cứu: Đề tài được thực hiện dựa trên nguồn dữ liệu sơ cấp có được qua quá trình làm khảo sát những người tiêu dùng xung quanh do chính nhóm nghiên cứu tạo khảo sát, ít tốn kém thời gian, tiền bạc trong quá trình thu thập. 1.5. Kết cấu đề tài: Bài tiểu luận được chia thành 5 chương Chương I: Giới thiệu đề tài Chương II: Cơ sở lý thuyết, các kết quả nghiên cứu trước đây và mô hình nghiên cứu Chương III: Phương pháp nghiên cứu Chương IV: Phân tích và kết quả nghiên cứu Chương V: Đề xuất và kết luận

5

CHƯƠNG II CƠ SỞ LÝ THUYẾT, CƠ SỞ THỰC TIỄN VÀ CÁC KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU TRƯỚC ĐÂY

6

CHƯƠNG III PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 3.1. Mục tiêu dữ liệu: Mục tiêu cụ thể của việc khảo sát , thu thập dữ liệu là để có đầy đủ tất cả các thông tin liên quan đến quyết định mua sắm online của người dân trong mùa dịch covid 19. Từ đó có thêm các cơ sở để giải quyết vấn đề và đạt được mục tiêu của đề tài đã xác định. 3.2. Cách tiếp cận: Đề tài được tiếp cận theo nghiên phương pháp nghiên cứu định lượng. Với nguồn dữ liệu được lấy từ kết quả khảo sát. Tựa đề: Mua sắm online tỏng mùa dịch covid 19 3.3 Chiến lược nghiên cứu: Sử dụng dữ liệu từ kết quả khảo sát.

7

CHƯƠNG IV PHÂN TÍCH VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU (Thực hiện thống kê mô tả) 4.1. Mức độ mua hàng online:

- Mua hàng online hay được biết đến là hình thức mua sắm trực tuyến qua Internet. Người tiêu dùng có thể tìm kiếm sản phẩm họ cần mua trên các website của các nhà cung cấp sử dụng các công cụ tìm kiếm mua sắm, có hiển thị các loại sản phẩm và giá cả của từng loại sản phẩm. Hình thức mua sắm này đang ngày một phát triển và phổ biến hơn so với mọi tầng lớp. Kết quả khảo sát cho thấy có khoảng 44% hay mua hàng online, khoảng 55% thỉnh thoảng mới mua và một phần nhỏ dưới 1% hoàn toàn không mua hàng online.

Mức độ mua hàng online 0.67; 0.67% 45.33; 45.33%

Thường xuyên Thỉ nh tho ảng Không mua

54; 54.00%

4.2. Nền tảng mua sắm:

- Ngày nay không thể không phủ nhận độ phổ biến của các trang mạng xã hội, các ứng dụng mua hàng,… Chúng nhỏ gọn, tiện lợi vì các app đều được cài đặt trên smartphone, laptop, hay các thiết bị điện tử. Người tiêu dùng dễ so sánh các sản phẩm từ các web, các ứng dụng khác nhau. Có những trang web còn cung cấp dịch vụ so sánh giá của các mặt hàng cho người tiêu dùng dễ dàng so sánh sản phẩm mà họ muốn mua. Tiết kiệm được nhiều thời gian mua hàng cho người tiêu dung. Về những ứng dụng mua hàng, chúng ta đã và đang sử dụng rất nhiều ứng dụng, chương trình và trang web cực kì đa dạng mà chắc hẳn ai trong chúng ta cũng đều biết đến: a. Shopee: 8

Phần lớn có khoảng 142 người tiêu dùng lựa chọn Shopee để mua hàng trực tuyến. Con số này cho thấy Shopee là ứng dụng được nhiều người tin tưởng và ưa chuộng hiện nay. Con số này có thể gia tang hơn trong tương lai. b. Tiki:

Là ứng dụng đã quá quen thuộc với người tiêu dùng Việt Nam và được 45 trên 150 người tham gia khảo sát tin dùng. Tiki có dịch vụ giao hàng rất nhanh, đó cũng là một lợi thế khiến cho Tiki được người tiêu dùng chọn ứng dụng hàng đầu để mua sắm. c. Beamin và Now:

Beamin và Now là hai trong ba ứng dụng giao đồ ăn lớn nhất và đang cạnh tranh với nhau tại Việt Nam. Điều đó thể hiện qua khoảng 65 người tiêu dùng tin tưởng và chọn 2 ứng dụng này để đặt đồ ăn giao tận nhà. d. Các website bán hàng của các nhãn hàng:

Những trang web bán hàng cũng là một trong những sự lựa chọn vô cùng thông minh của người tiêu dùng (54 người chọn mua hàng trên web). Mỗi web có một thế mạnh nhưng đều có vô số những mặt hàng khác nhau liên quan đến làm đẹp, quần áo, sách vở, các vật dụng gia đình hay các thiết bị điện tử…Rất tiện lợi cho người tiêu dùng qun tâm và lựa chọn.

Nềền t ả ng mua sắắm

Tầền sốắ

Websites

54

Baemin & Now

65

Tiki

45

Shoppe

124 0

20

40

4.3. Những mặt hàng được ưa chuộng: a. Đồ ăn, thức uống:

9

60

80

100

120

140

Thị trường giao thức ăn, nước uống trực tuyến tại Việt Nam dạo thời gian gần đây luôn trong đà tăng trưởng mạnh, nhất là trong giai đoạn di chuyển khó khăn, dịch bệnh Covid-19 diễn ra phức tạp. Khảo sát cho thấy có 74 người (khoảng 50%) lựa chọn đặt mua đồ ăn, nước uống qua các ứng dụng online, vừa tiện lợi, tiết kiệm thời gian và an toàn trong mùa dịch bệnh. b. Quần áo:

Là mặt hàng được ưa chuộng và số lượng bán ra nằm trong top đầu khi chiếm 113 người tiêu dùng (khoảng 77%). Với nhiều mẫu mã thiết kế và giá cả ứng với chất lượng của nhiều hãng giúp ta dễ lựa chọn, được bán nhiều trên các trang thương mại điện tử. Với ưu điểm nội bật là giá thành rẻ vì người mua hàng không phải chịu thêm các chi phí mặt bằng, nhân công nên giá sẽ thấp hơn so với thực tế, bên cạnh đó lại tiết kiệm thời gian, chi phí đi lại và được lựa chọn nhiều mẫu mã từ muôn vàn cửa hàng khác nhau. c. Đồ tiêu dùng, đồ gia dụng:

Luôn chiếm sức hút đặc biệt với các chị em phụ nữ với tỷ lệ lần lượt là 56% (83 người chọn mua) và 22,7% (32 người chọn mua). Chỉ cần dạo quanh Shopee, Tiki,… một vòng, bạn sẽ bắt gặp được vô số những món đồ với giá cực kì hạt dẻ, cực kì độc đáo và tiện lợi với nhiều mẫu mã xinh xắn, đẹp mắt khác nhau mà đôi khi ngay cả các siêu thị và chợ cũng không bày bán. d. Văn phòng phẩm:

Đối với các bạn học sinh - sinh viên, văn phòng phẩm là những món đồ không thể thiếu trong mỗi ngày đến trường. Khảo sát cho thấy các bạn ưa chuộng mua mặt hàng này trên các trang thương mại điện tử, không mất quá nhiều thời gian đi đến những nhà sách mà vẫn lựa chọn được cho mình những sản phẩm với giá siêu ưu đãi, thiết kế mới lạ bắt mắt và rất đa dạng về mẫu mã chất lượng ( 48 khảo sát lựa chọn) e. Mỹ phẩm, đồ chăm sóc da:

Những sản phẩm cực kì quen thuộc và luôn gắn liền với phái đẹp mọi lúc mọi nơi, qua kết quả khảo sát có đến 85 người (khoảng 56,9%) các bạn là tín đồ mua sắm online, dành đam mê cực kì lớn với mỹ phẩm, đồ chăm sóc da. Ngày nay khi công nghệ ngày càng phát triển, các thương hiệu nổi tiếng trong và ngoài nước dễ dàng mở bán các sản phẩm trên website của mình, tạo điều kiện thuận lợi, nhanh chóng và uy tín nhất cho khách hàng trong quá trình mua sắm. f. Khác:

Bên cạnh đó còn có những mặt hàng được ưa chuộng ít như “Sách, đồ chơi” và “thiết bị điện tử” chỉ chiếm phần nhỏ người lựa chọn là 2 người mỗi mặt hàng.

10

M ặ t hàng online th ườ ng mua Đôầ chơi Sách

tẦẦN SỐỐ

Đôầ điệ n tử Myỹ phẩm Đôầ gia dụng Văn phòng phẩm Đôầ tiêu dùng Quầần áo Món ăn, thức uôống 0

20

40

60

80

100

120

4.4. Mức độ hài lòng về các khía cạnh của việc mua hàng online: a. Giá cả:

Là yếu tố quan trọng trong việc lựa chọn sản phẩm có phù hợp với chất lượng hay chưa. Theo khảo sát, có hơn 61% người cảm thấy hài lòng (77 người) và trên mức hài lòng (15 người) với giá cả được đưa ra khi mua hàng online. Khoảng 35% số người khảo sát (53 người) cho rằng việc phân bố giá cả của các mặt hàng online là bình thường. Chỉ có 5 người trên 150 khảo sát cho rằng giá cả vẫn còn chưa hợp lý. Qua đó cho thấy đa số người tiêu dùng đánh giá giá cả của các mặt hàng mua online là hợp lí và hợp ý. b. Phí giao hàng:

Khoảng ¾ người khảo sát (106 người) cho rằng vấn đề về chi phí vận chuyển là bình thường không đáng lo ngại. Tuy nhiên vẫn gần ¼ người (44 người) thấy đó là vấn đề khá quan ngại vì chi phí vận chuyển còn khá mắc và có khi số tiền mà người mua phải trả cho món đồ mình mua lại rẻ hơn nhiều so với phí vận chuyển, và họ thấy rằng “chi phí vận chuyển” là một trong các vấn đề đáng cân nhắc khi mua hàng trực tuyến. c. Chương trình khuyến mãi, giảm giá:

Vào thời điểm bệnh dịch kéo theo kinh tế trở nên khó khăn hơn, người tiêu dùng cũng có xu hướng tiêu dùng ít hơn. Vì vậy, các chương trình khuyến mãi, giảm giá khi mua hàng online khiến họ khó rời bỏ thị trường. Có 58% người khảo sát (87 người) quan tâm và hài lòng tới chương trình này. Hơn 35% người tiêu dùng (53 người) đánh giá bình thường và phần còn lại 10 người tiêu dùng 11

đánh giá không hài lòng về các chương trình khuyến mãi này, có thể là họ không có hứng thú nhiều về nó hoặc là các mã này rất ít khiến họ không kịp sử dụng. d. Mẫu mã chất lượng:

Mẫu mã chất lượng sản phẩm là yếu tố mà người tiêu dùng đặc biệt quan tâm. Sự đa dạng về mẫu mã và chất lượng ứng với giá cả phù hợp giúp người tiêu dùng dễ dàng lựa chọn. Và hầu như số người khảo sát (145 người) đánh giá hài lòng về vấn đề này. Một ít người (5 người) còn không hài lòng về sản phẩm khi mua hàng onl, có thể họ là những người khó tính nên việc mẫu mã chất lượng vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu của họ và họ nhận xét hơi tiêu cực một tí. e. Độ thuận tiện:

Trong mùa dịch như thế này, ngồi ở nhà mà cũng mua được hàng là quá thuận lợi nên hầu như tất cả 147 người tiêu dùng (98%) đánh giá hài lòng cho đến rất hài lòng về vấn đề này. Bên cạnh đó cũng có vài người (3 người) không cảm thấy thuận tiện khi mua hàng online vì một số lý do cá nhân nào đó. f. So sánh giá cả hàng mua:

Việc so sánh được giá cả của các mặt hàng cần mua một cách dễ dàng như này thì chỉ có việc mua sắm online mới là thuận lợi và nhanh nhất. Vì khi mua sắm trực tiếp ở ngoài, phải đến từng nơi mới biết được giá của từng loại nên rất bất lợi cho việc so sánh giá cả hàng hóa. Theo khảo sát cho thấy có tới 72% người tiêu dùng (142 người) đánh giá hài lòng với việc họ có thể dễ dàng so sánh được giá cả của hàng hóa trước khi quyết định mua hàng. Mặt khác cũng có một số mặt hàng không được nhà sản xuất cho biết giá công khai mà phải hỏi mua họ mới báo giá, việc đó làm cho một số người tiêu dùng (8 người) cảm thấy họ tốn rất nhiều thời gian cho việc tham khảo giá khiến họ không hài lòng về khoản này. g. Tiết kiệm chi phí đi lại:

Mua hàng online là giải pháp hoàn hảo cho những người bận bịu, không có thời gian đi mua sắm, nó giúp tiết kiệm tối đa, thời gian và chi phí đi lại. Hầu như tất cả người tiêu dùng (148 người) đều cảm thấy việc mua hàng online giúp tiết kiệm được rất nhiều thứ nên họ rất hài lòng về khoản này. Bên cạnh đó cũng có 2 người cảm thấy chi phí đi lại là chưa được tiết kiệm h. Uy tín của các trang bán hàng:

Rất nhiều người ưa chuộng các thương hiệu lớn có tiếng trong và ngoài nước, những trang web này dễ dàng đăng bán các sản phẩm lên website hệ thống, đảm bảo 100% chất lượng chính hàng cho người mua mà không lo trà trộn đồ giả hay đồ kém chất lượng. Có 127 người cho rằng hài lòng về độ uy tín của các nhãn hàng hay trang các trang web mà họ đã trải nghiệm. Bên cạnh đó vẫn có một số khách hàng khoảng 15% (23 người) vẫn ưu tiên về giá cả hơn do đó họ tìm đến

12

những trang web giá thấp, dẫn đến các trường hợp gặp phải hàng giả, hàng nhái, hàng kém chất mà không thể đổi trả được. i. Thời gian giao hàng:

Khoảng 94% người tiêu dùng (142 người) cho rằng họ hài lòng khi đơn giản chỉ với vài cú nhấp chuột, bạn đã sở hữu ngay những món đồ như ý muốn mà không phải tốn bất kì thời gian đi lại nào. Các trang thương mại điện tử cũng thúc đẩy doanh số hơn với các ưu đãi như “Giao nhanh 24H”,… Trái lại với những mặt hàng và cửa hàng vì các yếu tố khách quan có thể về địa ký, lượng đơn hàng order quá tải,...nên việc giao hàng có phần chậm trễ hơn so với dự tính ban đầu, khiến cho khách hàng tỏ ra khá phiền lòng. Bằng chứng cho thấy có hơn 6% khách hàng tỏ thái độ không hài lòng với thời gian giao hàng mà họ nhận được. j. Mức độ cần thiết của việc mua sắm online:

Theo như số liệu của khảo sát cho thấy thì việc mua hàng online khá cần thiết trong mùa dịch covid. Có thể tránh tiếp xúc với nhiều người lạ, không tụ tập để mua hàng, giữ an toàn cho bản thân. Có 76 người thấy cần thiết, 63 người thấy bình thường và 11 người thấy không cần thiết cho việc mua sắm online (có thể họ nằm trong nhóm khách hàng ít hay mua sắm online hoặc không mua)

M ứ c đ ộ hài lòng

th iêt ố ầầ n ức c

M

Dê ỹ so



nh

hí iệ m

ch ip

tiệ n Ti

êtố k

ãi

Th uậ n

m Kh uy ênố

gi ao

Th

ời g

ia n

hi p Ph ís

tín Uy

ượ ng Ch ầtố l

Gi á

hà ng

100 90 80 70 60 50 40 30 20 10 0

Rầốt không hài lòng Hài lòng

Không hài lòng Rầốt hài lòng

Bình thường

4.5. Khó khăn khi mua sắm mùa dịch:

Trong bối cảnh mùa dịch hiện nay, người tiêu dùng phải đối mặt với những khó khăn khi mua sắm giữa hợp lí và an toàn. -Chiếm tỷ lệ cao nhất, có đến 75 người khảo sát cho rằng tiêu dùng của mình bị thu hẹp trong giai đoạn mùa dịch này. Đa số mọi người đều có xu hướng sống tiết kiệm hơn, chi li hơn trong mùa dịch bệnh. 13

-Khó khăn cao thứ hai khi mua sắm mùa dịch đó chỉnh là mọi người đều lo lắng về tính không an toàn (73 người). Đơn đặt hàng có thể được vận chuyển qua nhiều vùng dịch, các shipper đôi lúc lơ là không tuân thủ đủ các quy tắc 5K… -Bên cạnh đó, các doanh nghiệp cũng thu hẹp quy mô sản xuất hơn, các cửa hàng lấy hàng với số lượng ít đi, dẫn đến khách hàng có ít sự lựa chọn về sản phẩm. 25 người khảo sát đã đánh giá khó khăn của họ khi mua sắm là có ít mặt hàng. -Khi người người nhà nhà đều đổ dồn vào mua sắm online, nhờ đó, hoạt động logistics, ship hàng hoặc kinh doanh qua các nền tảng số cũng được thúc đẩy mạnh mẽ hơn bao giờ hết. Điều đó đồng nghĩa với việc phí ship sẽ được tính giá cao hơn so với thời điểm không có dịch bệnh. 65 người khảo sát cho rằng phí ship cao hơn gây khó khăn cho họ trong quá trình mua sắm online. -Và khó khăn phổ biến nhất khi mua sắm online đó chính là việc khó đổi trả sản phẩm (63 người). Các cửa hàng và đơn vị vận chuyển thường không cho khách kiểm tra hàng trước khi nhận theo các chính sách của công ty vận chuyển. Do đó dẫn đến những trường hợp như sai mẫu mã, sai số lượng, sai kích thước, lỗi sản phẩm gây khó chịu và bất lợi cho khách hàng khi được giao sản phẩm không như mong đợi. Đặc biệt trong giai đoạn dịch bện...


Similar Free PDFs