TIỂU LUẬN CNXH CHỦ ĐỀ 10 - Chủ đề 10: Phân tích nội dung của liên minh giai cấp, tầng lớp trong thời kỳ PDF

Title TIỂU LUẬN CNXH CHỦ ĐỀ 10 - Chủ đề 10: Phân tích nội dung của liên minh giai cấp, tầng lớp trong thời kỳ
Course Chủ Nghĩa xã hội khoa học
Institution Trường Đại học Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh
Pages 22
File Size 327.9 KB
File Type PDF
Total Downloads 400
Total Views 654

Summary

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TPHCMKHOA: DU LỊCHTIỂU LUẬN CHỦ NGHĨA XÃ HỘIKHOA HỌCChủ đề 10: Phân tích nội dung của liên minh giai cấp, tầng lớp trong thờikỳ quá độ lên CNXH ở Việt Nam. Những phương hướng và giải pháp để tăng cường khối liên minh giai cấp, tầng lớp ở nước ta trong giai đoạn biện nay.Giảng ...


Description

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TPHCM KHOA: DU LỊCH

TIỂU LUẬN CHỦ NGHĨA XÃ HỘI KHOA HỌC Chủ đề 10: Phân tích nội dung của liên minh giai cấp, tầng lớp trong thời kỳ quá độ lên CNXH ở Việt Nam. Những phương hướng và giải pháp để tăng cường khối liên minh giai cấp, tầng lớp ở nước ta trong giai đoạn biện nay. Giảng viên hướng dẫn Họ và tên sinh viên Nguyễn Thị Thu An Nguyễn Trần Xuân An Phạm Nguyên Thủy Tiên Bùi Nữ Huyền Trang Nguyễn Thúy Mỹ Trang Phạm Thị Hà Trang Nguyễn Thị Kim Xuyến Dương Kim Yến Lớp học phần

PGS.TS. NGUYỄN MINH TUẤN Mã số sinh viên 31211027315 31211028223 31211027126 31211028394 31211028397 31211028399 31211028431 31211028433

22D1POL51002511

Hồ Chí Minh, tháng 04 năm 2022

LỜI MỞ ĐẦU 1.

Lý do lựa chọn đề tài:

Thời kỳ quá độ từ chủ nghĩa tư bản lên chủ nghĩa xã hội, từ quan điểm của các nhà sáng lập chủ nghĩa Mác - Lênin đến thực tiễn thế giới hiện nay, đã, đang và sẽ tiếp tục là vấn đề thu hút sự quan tâm của các chính đảng, các nhà nghiên cứu thuộc những xu hướng chính trị khác nhau. Với Việt Nam, khẳng định tính tất yếu của thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội có ý nghĩa quan trọng đối với sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội hiện thực ở nước ta hiện nay. Xuất phát từ những vấn đề nêu trên, nhóm em đã chọn đề tài “Liên minh giai cấp, tầng lớp trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam” làm chủ đề cho môn Chủ nghĩa khoa học xã hội. 2.

Mục đích của đề tài:

Trên cơ sở khoa học và phương pháp luận khoa học, tiểu luận trình bày một cách có hệ thống về “Liên minh giai cấp, tầng lớp trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam” nhằm giúp người đọc hiểu được những nội dung của liên minh giai cấp, tầng lớp trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam và nắm rõ những phương hướng cơ bản để xây dựng cơ cấu xã hộigiai cấp và tăng cường liên minh giai cấp, tầng lớp trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam. 3. -

Đối tượng và phạm vi nghiên cứu: Đối tượng nghiên cứu: các giai cấp, tầng lớp.

Phạm vi nghiên cứu: Các giai cấp, tầng lớp trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam. Nội dung chính gồm có:  Phần thứ nhất: Định nghĩa về liên minh giữa các giai cấp, tầng lớp  Phần thứ hai: Nội dung của liên minh giai cấp, tầng lớp trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam  Phần thứ ba: Tầm quan trọng của liên minh

 Phần thứ tư: Phương hướng và giải pháp để tăng cường khối liên minh giai cấp, tầng lớp ở nước ta trong giai đoạn biện nay  Phần cuối cùng: Đảng Cộng sản Việt Nam vận dụng sáng tạo và phát triển tư tưởng của Lênin về liên minh giai cấp, tầng lớp trong tiến trình cách mạng Việt Nam Cuối cùng nhóm em xin chân thành cảm ơn sự giúp đỡ và hướng dẫn tận tình của thầy giáo bộ môn Chủ nghĩa xã hội khoa học đã giúp chúng em hoàn thiện bài tiểu luận này. Nếu có gì thiếu sót mong Thầy bỏ qua cho chúng em ạ. Chúng em xin chân thành cảm ơn và chúc Thầy thật nhiều sức khỏe!

NỘI DUNG Khi tổng kết kinh nghiệm từ thực tiễn các phong trào đấu tranh của giai cấp công nhân chống lại sự áp bức lột của giai cấp tư sản Châu Âu nhất là nước Anh và Pháp giữa thế kỉ XIX, C.Mác và Ph. Ăngghen đã đưa ra nhiều lí luận, nền tảng định hướng cho cuộc đấu tranh của giai cấp công nhân đi đến thắng lợi. Trong đó lí luận về liên minh công- nông và tầng lớp lao động khác đã được các ông khái quát thành vấn đề mang tính nguyên tắc. C.Mác và Ph. Ăngghen đã chỉ ra rằng nhiều cuộc đấu tranh giai cấp công nhân ở các nước thất bại chủ yếu là do giai cấp công nhân chưa lôi kéo được “người bạn đồng minh tự nhiên” của mình là giai cấp nông dân vì vậy các cuộc cách mạng vô sản đã trở thành “bài đơn ca ai điếu”. Trong giai đoạn chủ nghĩa đế quốc, V.I. Lênin luôn chủ trương vận dụng và thực hiện củng cố nguyên lí liên minh công- nông của C.Mác và Ph. Ăngghen, và đã giành thắng lợi trong cuộc cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917. Và từ đó, V. I. Lênin đặc biệt quan tâm đến việc xây dựng khối liên minh công nông trong việc giữ vững thành quả của cách mạng. 1. Khái niệm liên minh giữa các giai cấp, tầng lớp và nguyên nhân dẫn đến sự liên minh giai cấp, tầng lớp trong thời kỳ quá độ lên CNXH ở Việt Nam a. Khái niệm liên minh - Là sự liên kết, hợp tác, hỗ trợ nhau... giữa các giai cấp, tầng lớp xã hội nhằm thực hiện nhu cầu và có lợi ích cơ bản thống nhất với nhau. Khối liên minh trong thời kì quá độ là liên minh giữa giai cấp công nhân với giai cấp nông dân và các tầng lớp lao động khác và cụ thể ở Việt Nam là liên minh công - nông - trí thức. Liên minh giai cấp là yêu cầu khách quan của cuộc đấu tranh giai cấp trong lịch sử trên cơ sở lợi ích giai cấp, giai cấp này có thể liên minh với giai cấp khác vì mục tiêu chung. Trong xã hội có áp bức bóc lột trước đây, họ đều bị chung địa vị là đều bị áp bức bóc lột nặng nề, đều bị tước đoạt tư liệu sản xuất. Vì vậy, họ đều mong muốn xóa bỏ áp bức bóc lột đó để xây dựng 1 xã hội không còn sự bất công. Do đó, họ tạo thành liên minh giữa các tầng lớp giai cấp chặt chẽ vì lợi ích cơ bản thống nhất với nhau. Và liên minh giai cấp trở thành vấn đề chiến lược cơ bản.

1

- Trong trường hợp cụ thể, vì mục đích chung, có thể xảy ra liên minh giữa các giai cấp, tầng lớp lợi ích cơ bản đối kháng. Tức là trong trường hợp cụ thể, đôi khi cũng phải liên minh với các giai cấp có lợi ích cơ bản đối kháng, ví dụ như trong cuộc đấu tranh của giai cấp tư sản chống chế độ phong kiến, để lật đổ chế độ phong kiến, giai cấp tư sản đã liên minh với giai cấp nông dân, giai cấp vô sản. Ở đây giai cấp nông dân không phải đấu tranh chống kẻ thù của mình mà là chống kẻ thù của kẻ thù mình- chế độ phong kiếngiai cấp địa chủ phong kiến. Trong đó, giai cấp tư sản muốn duy trì chế độ bóc lột người, chế độ tư hữu còn giai cấp vô sản lại có lợi ích cơ bản đối kháng là muốn xóa bỏ áp bức bóc lột bất công, xóa bỏ chế độ chiếm hữu tư nhân, chế độ tư hữu. Hai giai cấp này có lợi ích cơ bản đối kháng nhưng do điều kiện hoàn cảnh chống lại phong kiến vì vậy giai cấp tư sản đã từng liên minh với giai cấp vô sản. b. Nguyên nhân liên minh giai cấp, tầng lớp ở VN - Trước khi Đảng CSVN ra đời ngày 3-2-1930 với cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng, trong chánh cương vắn tắt, sách lược vắn tắt được vị lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc soạn thảo, Đảng ta cũng thực hiện vấn đề liên minh giai cấp rất rộng rãi, không chỉ liên minh với các tầng lớp có lợi ích thống nhất với nhau mà còn liên minh với các tầng lớp có lợi ích cơ bản đối kháng với nhau. Bởi mục tiêu chung của toàn thể dân tộc Việt Nam lúc bấy giờ là giải phóng dân tộc, thống nhất đất nước. Và đặc biệt ở Việt Nam là khối liên minh côngnông - trí thức là nền tảng của nhà nước của khối đoàn kết toàn dân tộc. Tuy nhiên trong thời kì có thực dân đế quốc đến xâm lược đô hộ nước ta, không chỉ có giai cấp công nhân, nông dân bị bóc lột mà kể cả giai cấp tư sản, địa chủ phong kiến đều thuộc địa vị làm nô lệ, vì vậy họ cũng mong muốn được giải phóng. Chính vì vậy trong cương lĩnh đầu tiên của Đảng đã khẳng định rằng chúng ta phải mở rộng rộng rãi các khối liên minh, tuy nhiên chúng ta cần liên minh với những địa chủ vừa và nhỏ có tinh thần dân tộc và những bộ phận tư bản dân tộc, còn đối với những bộ phận địa chủ phản cách mạng chạy theo đế 2

quốc thực dân và bộ phận tư sản mại bản thì chúng ta cần lật đổ, đạp đổ chúng. Nhưng đây chỉ là vấn đề sách lược do bối cảnh lịch sử. Trong điều kiện hiện nay, mục tiêu chung ở VN là dân giàu nước mạnh xã hội dân chủ công bằng văn minh, hay nói gọi lại là chủ nghĩa xã hội. Chính vì vậy, chúng ta cần phải liên minh giai cấp với các giai cấp, tầng lớp, phải đoàn kết toàn thể dân tộc nhất là trong thời kì công nghiệp hóa hiện đại hóa hiện nay đặc biệt là liên minh với các tầng lớp có lợi ích cơ bản thống nhất với nhau, đó là liên minh giữa giai cấp công nhân, nông dân, đội ngũ tri thức nhưng phải đặt dưới sự lãnh đạo của giai cấp công nhân thông qua đội tiên phong là Đảng Cộng Sản.

c. Tính tất yếu của liên minh giai cấp, tầng lớp - Xuất phát từ quan hệ tự nhiên gắn bó và sự thống nhất lợi ích cơ bản của giai cấp, tầng lớp xã hội. Nên các liên minh giai cấp trong chủ nghĩa quá độ đều bắt nguồn từ lợi ích, các giai cấp tầng lớp ngày càng xích lại gần nhau, có lợi ích chung và có mục tiêu chung. - Do sự gắn bó, thống nhất giữa sản xuất vật chất với khoa học kỹ thuật trong điều kiện của cách mạng khoa học- công nghệ hiện đại. Vì vậy, các ngành kinh tế lại càng không thể tách rời nhau giữa nông nghiệp, công nghiệp, dịch vụ khoa học. Muốn phát triển được thì chúng phải gắn bó chặt chẽ lại với nhau. - Lênin: “ Nguyên tắc cao nhất của chuyên chính vô sản là duy trì khối liên minh giữa giai cấp vô sản và nông dân để giai cấp vô sản có thể giữ được vai trò lãnh đạo và chính quyền nhà nước” 2. Nội dung của liên minh giai cấp, tầng lớp trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam a. Nội dung kinh tế của liên minh - Nội dung kinh tế là nội dung cơ bản, quyết định nhất, là cơ sở vật chất kỹ thuật vững chắc của liên minh trong thời kỳ quá độ. 3

- Nội dung kinh tế của liên minh giai cấp công nhân với giai cấp nông dân và các tầng lớp trí thức khác ở nước ta thực chất là sự hợp tác giữa họ, đồng thời mở rộng việc hợp tác với các lực lượng khác, đặc biệt là các doanh nhân… để xây dựng nền kinh tế mới xã hội chủ nghĩa hiện đại. Nội dung kinh tế xuyên suốt của thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở nước ta là thực hiện đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước gắn với phát triển kinh tế tri thức theo định hướng xã hội chủ nghĩa. - Dưới góc độ kinh tế, xác định đúng tiềm lực kinh tế của công nhân, nông dân, trí thức và toàn xã hội, trên cơ sở đó xây dựng kế hoạch đầu tư và tổ chức triển khai các hoạt động kinh tế đúng trên tinh thần đảm bảo lợi ích của các bên và tránh sự đầu tư không hiệu quả, lãng phí. - Thực hiện giao lưu, hợp tác, liên kết kinh tế giữa các ngành; các thành phần kinh tế, vùng kinh tế; trong nước và thế giới,… để phát triển sản xuất, nâng cao đời sống cho công, nông, trí thức và toàn xã hội. Chuyển giao và ứng dụng khoa học - kỹ thuật và công nghệ hiện đại trong công, nông nghiệp và dịch vụ, qua đó, gắn bó chặt chẽ công nhân, nông dân, trí thức và các tầng lớp xã hội khác làm cơ sở kinh tế xã hội cho sự phát triển của quốc gia. - Nội dung kinh tế của liên minh ở nước ta còn thể hiện ở vai trò của Nhà nước. Nhà nước có vị trí đặc biệt quan trọng trong việc thực hiện liên minh. Vai trò của Nhà nước đối với nông dân thể hiện qua các chính sách như khuyến nông, các tổ chức khuyến nông, các cơ sở kinh tế Nhà nước, Nhà nước có những chính sách hợp lý thể hiện quan hệ của mình với nông dân, tạo điều kiện cho liên minh phát triển. Nông nghiệp và nông thôn không chỉ là một ngành kinh tế, một khu vực kinh tế mà còn là một lĩnh vực mang ý nghĩa sinh thái xã hội. - Việc đề ra và phấn đấu thực hiện các mục tiêu, nhiệm vụ quan trọng, tổ chức triển khai các hoạt động kinh tế đúng trên tinh thần đảm bảo lợi ích của các bên và

4

tránh sự đầu tư không hiệu quả, lãng phí. Xác định đúng cơ cấu kinh tế của cả nước, của ngành, địa phương, cơ sở sản xuất… từ đó, các địa phương, cơ sở, vận dụng linh hoạt và phù hợp vào địa phương mình, ngành mình để xác định cơ cấu kinh tế cho đúng. Tất cả nhằm gắn kết chặt chẽ các lĩnh vực kinh tế cơ bản của quốc gia, qua đó gắn bó chặt chẽ các giai cấp, tầng lớp công nhân, nông dân, trí thức và các lực lượng khác trong xã hội làm cơ sở kinh tế - xã hội cho sự phát triển của nước ta trong thời kỳ quá độ lên xã hội chủ nghĩa. Tóm lại, liên minh giai cấp, tầng lớp về kinh tế trong thời kì quá độ lên chủ nghĩa xã hội là sự liên kết, hợp tác, hỗ trợ nhau... giữa các giai cấp, tầng lớp xã hội nhằm thực hiện nhu cầu và lợi ích của chủ thể trong khối liên minh, đồng thời tạo động lực thực hiện thắng lợi mục tiêu của chủ nghĩa xã hội. b. Nội dung chính trị của liên minh Thời kỳ quá độ từ chủ nghĩa tư bản lên chủ nghĩa xã hội về phương diện chính trị, là việc thiết lập, tăng cường chuyên chính vô sản mà thực chất của nó là việc giai cấp công nhân nắm và sử dụng quyền lực nhà nước trấn áp giai cấp tư sản, tiến hành xây dựng một xã hội không giai cấp. Đây là sự thống trị về chính trị của giai cấp công nhân với chức năng thực hiện dân chủ đối với nhân dân, tổ chức xây dựng và bảo vệ chế độ mới, chuyên chính với những phần tử thù địch, chống lại nhân dân; là tiếp tục cuộc đấu tranh giai cấp giữa giai cấp vô sản đã chiến thắng nhưng chưa phải đã toàn thắng với giai cấp tư sản đã thất bại nhưng chưa phải thất bại hoàn toàn. Cuộc đấu tranh diễn ra trong điều kiện mới- giai cấp công nhân đã trở thành giai cấp cầm quyền, với nội dung mới- xây dựng toàn diện xã hội mới, trọng tâm là xây dựng nhà nước có tính kinh tế, và hình thức mới- cơ bản là hòa bình tổ chức xây dựng. Liên minh công- nông- trí thức trên lĩnh vực chính trị cần thể hiện ở những điểm sau đây: - Một là: mục tiêu, lợi ích chính trị cơ bản nhất của giai cấp công nhân, giai cấp nông dân, đội ngũ trí thức và của cả dân tộc ta là: Độc lập dân tộc và CNXH. Nhưng để đạt được mục tiêu, lợi ích chính trị cơ bản đó khi thực hiện liên minh lại không thể dung hòa lập trường 5

chính trị của 3 giai tầng mà phải trên lập trường tư tưởng chính trị của giai cấp công nhân. Bởi vì, chỉ có phấn đấu thực hiện mục tiêu lý tưởng của giai cấp công nhân thì mới thực hiện được đồng thời cả nhu cầu lợi ích chính trị cơ bản của công nhân, nông dân, trí thức và của dân tộc là lập dân tộc và CNXH. - Hai là: Khối liên minh chiến lược này phải đo Đảng của giai cấp công nhân lãnh đạo thì mới có đường lối chủ trương đúng đắn để thực hiện liên minh, thực hiện quá trình giữ vững độc lập dân tộc và xây dựng CNXH thành công. Do đó, Đảng Cộng sản từ trung ương đến cơ sở phải vững mạnh về chính trị, tư tưởng và tổ chức để lãnh đạo khối liên minh và lãnh đạo xã hội là vấn đề có ý nghĩa như một nguyên tắc về chính trị của liên minh. Trong thời kỳ quá độ lên CNXH, liên minh công- nông- trí thức ở nước ta còn làm nòng cốt cho liên minh chính trị rộng lớn nhất là Mặt trận Tổ quốc, là cơ sở để xây dựng nền dân chủ XHCN, đồng thời là nền tảng cho nhà nước XHCN ngày càng được củng cố lớn mạnh để bảo vệ tổ chức và xây dựng CNXH. - Ba là: nội dung chính trị của liên minh không tách rời nội dung, phương thức đổi mới hệ thống chính trị trên phạm vi cả nước. Dưới góc độ của liên minh, cần cụ thể hóa việc đổi mới về nội dung tổ chức và phương thức hoạt động của các tổ chức chính trị trong giai cấp công nhân, nông dân và trí thức. Nội dung chính trị cấp thiết nhất hiện nay là triển khai thực hiện “Quy chế dân chủ ở cơ sở”, nhất là ở nông thôn. c. Nội dung văn hóa - xã hội của liên minh Tổ chức liên minh để các lực lượng dưới sự lãnh đạo của Đảng cùng nhau xây dựng nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc, đồng thời tiếp thu những tinh hoa, giá trị văn hóa của nhân loại và thời đại.Thực chất là sự đoàn kết, hợp lực của công nhân, nông dân, tri thức nhằm xây dựng nền văn hóa mới và con người mới XHCN. Đây là nội dung cơ bản lâu dài, tạo điều kiện cho liên minh phát triển bền vững. Liên minh về văn hóa, xã hội thể hiện qua các nội dung cụ thể sau đây: 6

- Tăng trưởng kinh tế gắn liền với tiến bộ và công bằng xã hội, giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc, bảo vệ môi trường sinh thái. - Nội dung xã hội mang ý nghĩa kinh tế và chính trị cấp thiết trước mắt của liên minh là tạo nhiều việc làm có hiệu quả, đồng thời kết hợp các giải pháp cứu trợ, hỗ trợ để xóa đói, giảm nghèo cho công nhân, nông dân và trí thức. - Đổi mới và thực hiện tốt các chính sách xã hội, đền ơn đáp nghĩa, hỗ trợ xã hội trong công nhân, nông dân, trí thức cũng là nội dung xã hội cần thiết, đồng thời còn mang ý nghĩa giáo dục truyền thống, đạo lý, lối sống… cho toàn xã hội và thế hệ mai sau. - Nâng cao dân trí là nội dung cơ bản, lâu dài. Trước mắt tập trung vào việc củng cố thành tựu xóa mù chữ, trước hết là đối với nông dân, nhất là ở miền núi. Nâng cao kiến thức về khoa học công nghệ, về chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội. Khắc phục các tệ nạn xã hội, các hủ tục lạc hậu, các biểu hiện tiêu cực như tham nhũng, quan liêu. Giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc. - Gắn quy hoạch phát triển công nghiệp, khoa học công nghệ với quy hoạch phát triển nông thôn, đô thị hóa, công nghiệp hóa nông thôn với kết cấu hạ tầng ngày càng thuận lợi và hiện đại.Xây dựng các cơ sở giáo dục, y tế, văn hóa, thể thao, các công trình phúc lợi công cộng 1 cách tương xứng, hợp lý ở các vùng nông thôn, đặc biệt là vùng núi, vùng sâu, vùng xa, vùng khó khăn. Có như vậy, nội dung liên minh mới toàn diện và đạt mục tiêu của định hướng xã hội chủ nghĩa và mới làm cho công- nông- trí thức cũng như các vùng, miền, dân tộc xích lại gần nhau trên thực tế. Một số ví dụ, liên hệ ở Việt Nam : Tỷ lệ người nghèo của VN với con số ước tính là 58% năm 1993 đã giảm xuống còn 24% năm 2004. Và tính theo chuẩn mới: đến năm 2017, tỷ lệ người nghèo đã giảm xuống còn 7%, tuyên bố hoàn thành mục tiêu phát triển thiên niên kỷ (MDGS)7 về xóa nghèo, về đích trước 10 năm so với thời hạn (năm 2015). Đảng và Nhà nước đã xóa đói giảm nghèo cho hàng chục triệu người, đẩy lùi, xóa bỏ tình trạng thiếu đói trên cả nước. Giờ đây người 7

dân Việt Nam không chỉ có cơm ăn, áo mặc, được học hành, mà còn ăn no, ăn ngon, đủ chất dinh dưỡng, mặc ấm, mặc đẹp; hạ tầng thiết yếu chăm lo cho con người ngày càng tốt hơn. Về giáo dục và đào tạo, Việt Nam đã xây dựng được hệ thống giáo dục - đào tạo tương đối hoàn chỉnh từ bậc mầm non đến đại học, với cơ sở vật chất được hiện đại hóa, chất lượng giáo dục - đào tạo ngày được nâng lên, góp phần đáng kể vào phát triển nhân lực, trí lực cho đất nước, v.v. Việt Nam đã hoàn thành mục tiêu xóa mù chữ và phổ cập giáo dục tiểu học (năm 2000); phổ cập giáo dục trung học cơ sở (năm 2010); hiện đang tiến tới phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ 5 tuổi, xóa mù chữ cho người lớn. Cơ hội tiếp cận giáo dục đối với người nghèo ngày càng cao, họ chỉ phải chi trả 1/7 chi phí giáo dục, còn lại được hỗ trợ bằng ngân sách nhà nước và xã hội qua Cuộc vận động “Vì người nghèo”, phong trào “Nâng bước em đến trường”, xóa nạn mù chữ, v.v Về nhà ở, đi lại, đến năm 2017, cả nước đã xây dựng, củng cố được hàng vạn ngôi nhà, căn hộ cho người nghèo, xóa bỏ hầu hết nhà tạm ở các thôn, bản; 99% địa bàn đông dân tộc thiểu số, miền núi có đường giao thông từ tỉnh đến huyện, xã.

3. Tầm quan trọng của liên minh - Liên minh công – nông – trí là vấn đề chiến lược của cách mạng vô sản nói chung và của thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội nói riêng - Liên minh công – nông – trí là cơ sở chính trị xã hội để đảm bảo trong thực tế sự lãnh đạo của Đảng đối với toàn xã hội, xây dựng Nhà nước xã hội chủ nghĩa - Liên minh công – nông – trí đông đảo trở thành nền tảng để đại đoàn kết toàn dân tộc - Xây dựng liên minh công – nông – trí thức là hình thành động lực quan trọng nhất của phát triển xã hội, tạo sức mạnh tổng hợp, động viên được tối đa các nguồn lực trong nhân dân dưới su lãnh đạo của Đảng cộng sản - Trong thời kỳ quá độ lên CNXH, liên minh công- nôngtrí thức ở nước ta còn làm nòng cốt cho liên minh 8

chính trị rộng lớn nhất là Mặt trận Tổ quốc, là cơ sở để xây dựng nền dân chủ XHCN, đồng thời là nền tảng cho nhà nước XHCN ngày càng được củng cố lớn mạnh để bảo vệ tổ chức và xây dựng CNXH. 4. Phương hướng và giải pháp để tăng cường khối liên minh giai cấp, tầng lớp ở nước ta trong giai đoạn biện nay. - Một là, đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa; giải quyết tốt mối quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế với đảm bảo tiến bộ, công bằng xã hội, tạo môi trường và điều kiện thúc đầy biến đổi cơ cấu xã hội - giai cấp theo hướng tích cực. Cơ cấu xã hội muốn biến đổi theo hướng tích cực phải dựa trên cơ sở tăng trưởng và phát triển kinh tế nhanh, bền vững. Bởi vì chỉ có một nền kinh tế phát triển năng động, hiệu quả, dựa trên sự phát triển của khoa học - công nghệ hiện đại mới có khả năng huy động các nguồn lực cho phát triển xã hội một cách thường xuyên và bền vững. Vì vậy, cần tiếp tục đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế từ nông nghiệp sang phát triển công nghiệp và dịch vụ; đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước gắn với kinh tế tri thức để tạo môi trường, điều kiện và động lực thúc đẩy sự biến đổi cơ cấu xã hội theo hướng ngày càng phù hợp và tiến bộ hơn. Tăng trưởng kinh tế gắn với phát triển văn hóa, đảm bảo tiến bộ, công bằng xã hội và bảo vệ tà...


Similar Free PDFs