Tiểu-luận-KTQT- đề tài AFTA PDF

Title Tiểu-luận-KTQT- đề tài AFTA
Author Thùy Chi Lưu
Course Kinh doanh quốc tế
Institution Trường Đại học Ngoại thương
Pages 19
File Size 157.4 KB
File Type PDF
Total Downloads 469
Total Views 756

Summary

Lời mở đầu 1. Cơ sở lý luận: 2. Giới thiệu về AFTA: Quá trình hình thành AFTA: Mục tiêu của AFTA: Hiệp định CEPT: Các hạn chế định lượng (QR) và các rào cản phi thuế quan khác (NTBs) 3. Tác động của AFTA tới thương mại của Việt Nam: Tác động tới thương mại và cơ cấu sản xuất: 3.1. Tác động tới xuất ...


Description

Lời mở đầu

3

1. Cơ sở lý luận:

4

2. Giới thiệu về AFTA:

7

2.1. Quá trình hình thành AFTA:

7

2.2. Mục tiêu của AFTA:

8

2.3. Hiệp định CEPT:

8

2.4. Các hạn chế định lượng (QR) và các rào cản phi thuế quan khác (NTBs)

10

3. Tác động của AFTA tới thương mại của Việt Nam:

12

3.1. Tác động tới thương mại và cơ cấu sản xuất:

12

3.1.1. Tác động tới xuất khẩu

12

3.1.2. Tác động tới nhập khẩu

12

3.2. Tác động tới đầu tư nước ngoài

13

3.3. Tác động tới thu ngân sách

13

4. Những vấn đề đặt ra đối với AFTA

14

5. Một số gợi ý nhằm thúc đẩy thương mại Việt Nam trong tiến trình hội nhập

16

5.1. Chính sách thu hút đầu tư nước ngoài trực tiếp

16

5.2. Chính sách đầu tư trong nước

17

5.3. Các biện pháp bảo hộ

17

Kết luận

18

Tài liệu tham khảo

19

1

2

Lời mở đầu Hiệp hội các Quốc gia Đông Nam Á (tiếng Anh: Association of Southeast Asian Nations, viết tắt là ASEAN) là một liên minh chính trị, kinh tế, văn hóa và xã hội của các quốc gia trong khu vực Đông Nam Á. ASEAN bao gồm một diện tích đất 4,46 triệu km2, chiếm 3% tổng diện tích đất của Trái đất, và có một dân số khoảng 600 triệu người, chiếm 8,8% dân số thế giới. Trong năm 2013, kết hợp GDP danh nghĩa tại ASEAN đã đạt 1,8 nghìn tỷ USD. Nếu ASEAN là một thực thể duy nhất, quốc gia đó sẽ xếp hạng trong các nền kinh tế lớn thứ 10 trên thế giới, sau Mỹ, Trung Quốc, Nhật Bản, Ấn độ, Đức, Nga, Pháp, Canada, Tây Ban Nha, Brazil, Anh và Ý. ASEAN đã có các kế hoạch hợp tác kinh tế khu vực như: Thoả thuận thương mại ưu đãi (PTA), Các dự án công nghiệp ASEAN (AIP), Kế hoạch hỗ trợ công nghiệp ASEAN (AIC), Kế hoạch hỗ trợ sản xuất công nghiệp cùng nhãn mác (BBC), Liên doanh công nghiệp ASEAN (AIJV). Tuy vậy, trước khi AFTA ra đời, những nỗ lực hợp tác kinh tế của ASEAN đều không thể đạt được kết quả như mong muốn. Chính vì thế, tiểu luận xin được trình bày sơ qua những ảnh hưởng to lớn của AFTA tới kinh tế khu vực Đông Nam Á nói chung và Việt Nam nói riêng.

3

1. Cơ sở lý luận: Thương mại quốc tế là “việc trao đổi hàng hóa và dịch vụ (hàng hóa hữu hình và hàng hóa vô hình) giữa các quốc gia, tuân theo nguyên tắc trao đổi ngang giá nhằm đưa lại lợi ích cho các bên”. Đối với phần lớn các nước, nó tương đương với một tỷ lệ lớn trong GDP. Mặc dù thương mại quốc tế đã xuất hiện từ lâu trong lịch sử, thế nhưng tầm quan trọng kinh tế, xã hội và chính trị của thương mại quốc tế mới được chú ý đến một cách chi tiết trong vài thế kỷ gần đây. Thương mại quốc tế phát triển mạnh cùng với sự phát triển của công nghiệp hoá, giao thông vận tải, toàn cầu hóa, công ty đa quốc gia và xu hướng thuê nhân lực bên ngoài. Việc tăng cường thương mại quốc tế thường được xem như ý nghĩa cơ bản của "toàn cầu hoá". Thương mại quốc tế với tư cách là một khoa học cũng là một nhánh của kinh tế học. Thương mại quốc tế hợp cùng tài chính quốc tế tạo thành ngành kinh tế học quốc tế. Nhiều lý thuyết thương mại quốc tế đã được đưa để dự đoán cơ cấu trao đổi thương mại quốc tế và phân tích ảnh hưởng của các chính sách thương mại. Lý thuyết đầu tiên được đưa ra vào thế kỷ XV là lý thuyết về thương mại quốc tế của Chủ nghĩa trọng thương (Mercantilism), phát triển đến giữa thế kỷ XVIII. Các học giả tiêu biểu người Pháp là Jean Bodin (1529-1596), Jean-Baptiste Colbert (1619-1683), Jean-Francois (1675-1738), người Anh là Thomas Mun (1571-1641), Josiah Child (1630-1699), James Stuart (1713-1780),… Lý thuyết này cho rằng “Thương mại quốc tế là một trò chơi có tổng bằng không, quốc gia này giàu lên ứng với sự nghèo đi của các quốc gia khác”, sự thịnh vượng của một quốc gia dựa tren số lượng vàng, bạc mà quốc gia đó nắm giữ, do đó, thương mại chỉ là để phân chia lại tài sản. Xuất khẩu làm tăng của cải của một nước vì đem vàng về cho nước đó, còn nhập khẩu thì ngược lại. Chủ nghĩa trọng thương đề cao vai trò của Nhà nước trong việc điều tiết kinh tế, tất cả đều dựa vào các chính sách như hỗ trợ xuất khẩu, hạn chế nhập khẩu. Các quốc gia tham gia vào hoạt động thương mại quốc tế với hai lý do chính: buốn bán với nhau vì sự khác biệt và tiến hành trao đổi với nhau đẻ đạt được lợi thế theo quy mô. Thương mại quốc tế trong thực tế phản ánh sự tác động qua lại của cả hai động cơ trên, và lý thuyết về lợi thế tuyệt đối của A.Smith (1723-1790) và lợi thế so sánh của D.Ricardo (1772-1823) đã giúp ta hiểu rõ mấu chốt của một trong hai cơ chế trên, đó là khái niệm lợi thế tuyệt đối và lợi thế so sánh.

4

Các lý thuyết trên được hai nhà kinh tế học người Anh là A.Smith và D.Ricardo đưa ra nhằm mục đích thuyết phục mọi người về lợi ích của tự do thương mại vào cuối thế kỷ XVIII đầu thế kỷ XIX. Họ sử dụng phương pháp đánh giá phúc lợi trong thương mại quốc tế để minh họa cho những lập luận của mình, và đi đến kết luận quan trọng về việc các bên đều có lợi từ thương mại quốc tế. Trước hết, theo quan điểm của A.Smith qua lý thuyết lợi thế tuyệt đối, nguồn gốc của sự giàu có không phải do ngoại thương mà do sản xuất và thương mại, hạn chế nhập khẩu làm giảm lợi ích của chuyên môn hóa, dẫn đến việc các quốc gia nghèo đi. Thương mại quốc tế giữa các quốc gia là tự nguyện trên cơ sở đôi bên cùng có lợi, cơ sở mậu dịch là căn cứ và lợi thế tuyệt đối của các nước. Một quốc gia có lợi thế tuyệt đối trong việc sản xuất một loại hàng hóa so với một quốc gia khác thì quốc gia này sử dụng ít nguồn lực hơn để sản xuất ra một đơn vị hàng hóa so với quốc gia kia. Như vậy, so với Chủ nghĩa trọng thương, lý thuyết về lợi thế tuyệt đối của A.Smith đã có một bước tiến dài, ông khẳng định đây là một trò chơi có lợi cho tất cả chứ không có tổng bằng không. Tuy nhiên, lý thuyết này cũng chỉ giải thích được một phần nhỏ của thương mại quốc tế ngày nay chứ chưa giải thích được tại sao các nước phát triển và các nước đang phát triển có thể giao thương với nhau. Lý thuyết lợi thế so sánh của D.Ricardo sẽ cung cấp câu trả lời cho vấn đề này. Lý thuyết về lợi thế so sánh của D.Ricardo đưa ra mô hình về lợi thế so sánh dựa trên những khác biệt trong năng suất lao động, trong đó sử dụng khái niệm chi phí cơ hội và lợi thế so sánh. Chi phí cơ hội là giá trị của lựa chọn tốt nhất mà bạn bỏ qua khi thực hiện việc này mà không thực hiện việc khác. Một nước có lợi thế so sánh trong việc sản xuất một loạt hàng hóa khi chi phí cơ hội của việc sản xuất hàng hóa đó ở nước này thấp hơn ở những nước khác và nước này sử dụng nguồn lực của mình hiệu quả nhất khi sản xuất hàng hóa đó so với sản xuất hàng hóa khác. Nếu như lao động là yếu tố sản xuất duy nhất, như mô hình Ricardo giải thích, lợi thế so sánh có thể tồn tại chỉ vì sự khác biệt quốc tế về năng suất lao động. Tuy nhiên trên thực tế, ta không thể bỏ qua sự khác biệt về nguồn lực giữa các nước trong thương mại quốc tế. Lý thuyết hàng đầu bàn về yếu tố nào quyết định mô hình thương mại của một quốc gia, được nhà kinh tế Heckscher 91879-1952) đăng tải trên một bài báo, sau đó được củng cố thêm bởi Bertil Ohlin (1899-1979) và Paul Samuelson (1915-2009), đã đưa ra mô hình Hecksher-Ohlin tập trung vào sự khác biệt về trang bị nguồn lực, bỏ qua sự khác biệt về công nghệ. Mô hình này cho thấy rằng lợi thế so sánh của một nước được quyết đinh bởi 5

công nghệ sản xuất và trang bị nguồn lực. Lý thuyết này dự đoán rằng các nước xuất khẩu những sản phẩm sử dụng nhiều yếu tố dư thừa và nhập khẩu những sản phẩm sử dụng nhiều yếu tố khan hiếm của quốc gia đó. Lý thuyết này cũng cho rằng các nước đều có lợi thế khi tham gia vào thương mại quốc tế ngay cả những nước không có lợi thế tuyệt đối, nó chỉ ra nguồn gốc lợi thế so sánh của các quốc gia, đó là tỷ lệ của các yếu tố sản xuất để sản xuất ra sản phẩm.

6

2. Giới thiệu về AFTA: 2.1. Quá trình hình thành AFTA: AFTA ( ASEAN Free Trade Area) – Khu vực mậu dịch tự do ASEAN. Đây là một hiệp định thương mại tự do đa phương giữa các quốc gia trong khối ASEAN. Theo hiệp định này, các nước thành viên ASEAN sẽ giảm dần thuế quan xuống còn 0-5%. Loại bỏ hàng rào thuế quan đa phần với các nhóm mặt hàng và thủ tục hải quan giữa các quốc gia. Vào đầu những năm 90, chiến tranh lạnh kết thúc, môi trường chính trị tồn tại nhiều bất ổn, kinh tế trên thế giới và trên khu vực đã đặt nền kinh tế của các nước ASEAN trước những thách thức to lớn không dễ dàng vượt qua. Trước tình hình đó, giải pháp duy nhất là một sự liên kết chặt chẽ và nỗ lực của toàn hiệp hội. Những thách thức đó có thể kể ra như sau:



Quá trình toàn cầu hoá diễn ra mạnh mẽ song song với khuynh hướng khu vực hoá, khuynh hướng bảo hộ mậu dịch. Trên thế giới, các tổ chức hợp tác khu vực mới đặc biệt được hình thành và phát triển mạnh mẽ, có thể kể đến như: NAFTA – khu vực mậu dịch tự do Bắc Mỹ, EU – khu vực mậu dịch tự do Châu ÂU. Các tổ chức trên sẽ trở thành các khối thương mại khép kín, gây trở ngại cho hàng hóa ASEAN khi thâm nhập vào những thị trường này.



Đầu tư trực tiếp đóng vai trò quan trọng trong kinh tế các nước ASEAN. Trong những năm 80, ASEAN là địa điểm đầu tư yêu thích của Nhật Bản và các nước NICs (các nước công nghiệp mới). Tình hình đã thay đổi kể từ những năm 90. Những thay đổi về chính sách mở cửa, thu hút và dành ưu đãi rộng rãi cho các nhà đầu tư nước ngoài, cùng với những lợi thế so sánh về tài nguyên thiên nhiên và nguồn nhân lực của các nước Trung Quốc, Nga và các nước Đông Âu đã trở thành những thị trường đầu tư hấp dẫn hơn các thị trường trong khối ASEAN, đòi hỏi ASEAN phải nâng cấp hơn nữa tầm hợp tác khu vực. Nếu thành lập được một khu vực thương mại tự do thì cả khối sẽ trở thành một thị trường với sự phân công quốc tế trong vùng chặt chẽ, thu hút các tập đoàn đa quốc gia đầu tư. Để đối phó với những thách thức trên, năm 1992, theo sáng kiến của Thái Lan, Hội

nghị Thượng đỉnh ASEAN họp tại Singapore đã quyết định thành lập Khu vực Mậu dịch Tự do ASEAN (gọi tắt là AFTA).

7

2.2. Mục tiêu của AFTA: Thành lập Khu vực Mậu dịch tự do ASEAN là bước tiến lớn trong lịch sử tự do hóa thương mại nội bộ ASEAN, đánh dấu sự phát triển về chất trong hợp tác thương mại khu vực.Tháng 1/1992, tại Hội nghị cấp cao ASEAN lần thứ IV, 3 mục tiêu cơ bản của AFTA được xác định như sau:

• Bằng việc loại bỏ các hàng rào thuế quan trong nội bộ khu vực và cuối cùng là các hàng rào phi thuế quan, tiến hành tự do hóa thương mại ASEAN.

• Thu hút đầu tư nước ngoài vào các thị trường trong khối bằng việc đưa ra một khối thị trường thống nhất. Đây là mục tiêu chiến lược của việc thành lập AFTA, AFTA tạo một nền sản xuất thống nhất giữa các quốc gia ASEAN, điều này làm hợp lý hóa sản xuất, chuyên môn hóa trong nội bộ khu vực và tận dụng những mặt phát triển của các nền kinh tế thành viên khác nhau.

• Làm ASEAN thích nghi với những điều kiện kinh tế quốc tế biến động, đặc biệt là trong sự phát triển của xu thế hội nhập và tự do hóa thương mại. Với AFTA, các nước ASEAN mong rang sẽ cải thiện hơn nữa khả năng cạnh tranh của các doanh nghiệp, mở rộng thị trường ngay trang nội bộ các Quốc gia ASEAN bằng biện pháp giảm thiểu các hàng rào thuế quan và phi thuế quan trong quan hệ mậu dịch. Nhưng quan trọng hơn cả là tạo môi trường mới thuận lợi để thu hút được nhiều vốn đầu tư nước ngoài và làm cho nền kinh tế ASEAN có thể thích nghi và theo kịp với các biến động theo hướng tự do hóa thương mại của tình hình kinh tế quốc tế hiện nay. Tuy vậy, AFTA mới là bước đi đầu tiên trong tiến trình khu vực hóa. Với những áp lực của các tổ chức hợp tác kinh tế khu vực và các tổ chức thương mại quốc tế khác, AFTA buộc phải thúc đẩy tốc độ thực hiên và không chỉ dùng lại ở mội liên minh thuế quan hay một khu vực mậu dịch tự do mà trong tương lại sẽ cần tiếp tục những nấc thang tiếp theo để đưa AFTA lên một tầm cao mới như một thị trường chung, liên minh kinh tế.

2.3. Hiệp định CEPT: Chương trình ưu đãi thuế quan có hiệu lực chung (CEPT) là một chương trình thuế quan được các thành viên ASEAN nhất trí thông qua có hiệu lực và mang tính ưu đãi với một thành viên nhằm thực hiện thành công Khu vực Mậu dịch Tự do ASEAN. Chuơng trình được áp dụng cho hàng hoá xuất xứ từ các nước thành viên ASEAN theo AFTA.

8

CEPT, về thực chất, đó là một thoả thuận giữa các thành viên ASEAN về việc giảm thuế quan trong nội bộ ASEAN xuống còn 0-5% thông qua “cơ cấu thuế quan ưu đãi có hiệu lực chung” đồng thời loại bỏ tất cả các hạn chế về định lượng và các hàng rào phi quan thuế trong vòng 10 năm, được bắt đầu từ 1/1/1993 và hoàn thành vào 1/1/2003. Hiệp định này sẽ được áp dụng đối với mọi loại sản phẩm công nghiệp chế biến, bao gồm cả các hàng hoá tư bản và các sản phẩm công nghiệp đã qua chế biến. Theo cam kết, các nước thành viên phải giảm thuế nhập khẩu xuống 0-5% trong vòng 10 năm. Theo đó, 6 nước thành viên cũ của ASEAN, gồm Brunei, Indonesia, Malaysia, Philippines, Singapore và Thái Lan sẽ hoàn thành việc cắt giảm thuế quan xuống 0-5% vào 2003 và đối với Việt Nam là 2006. Tuy nhiên, để theo kịp xu thế hội nhập khu vực và toàn cầu hóa, các nước ASEAN đã cam kết xóa bỏ hoàn toàn thuế quan vào năm 2010 đối với ASEAN 6 và 2015 có linh hoạt đến 2018 đối với 4 nước thành viên mới là Lào, Campuchia, Myanmar và Việt Nam (CLMV). Như vậy đến 2015, Việt Nam sẽ cơ bản xóa bỏ thuế quan với các mặt hàng. Nói đến vấn đề xây dựng Khu vực mậu dịch tự do ASEAN là nói tới việc thực hiện Hiệp định chung về thuế quan và phải hoàn thành 3 vấn đề chủ yếu, không tách rời dưới đây:

• Thứ nhất là vấn đề giảm thuế quan: Mục tiêu cuối cùng của AFTA là giảm thuế quan xuống 0 - 5%, theo từng thời điểm đối với các nước cũ và các nước mới, nhưng thời hạn tối đa là trong vòng 10 năm.

• Thứ hai là vấn đề loại bỏ hàng rào phi thuế quan (NTB): hạn ngạch, cấp giấy phép, kiểm soát hành chính và hàng rào kỹ thuật (kiểm dịch, vệ sinh dịch tễ).

• Thứ ba là hài hoà các thủ tục hải quan. Lộ trình giảm thuế cụ thể như sau:

- Danh mục giảm thuế (IL) bao gồm những mặt hàng sẽ được cắt giảm thuế quan để đến khi hoàn thành CEPT sẽ có thuế suất 0-5%. Ngay sau khi ký CEPT, mỗi nước ASEAN phải đưa ra IL của mình để bắt đầu giảm thuế quan từ năm 1993. Trên thực tế, không phải mặt hàng nào trong IL cũng thực sự phải giảm thuế quan, vì có những mặt hàng trước khi đưa vào IL đã có thuế suất dưới 5%, thậm chí bằng 0%.

- Danh mục loại trừ tạm thời (TEL) bao gồm những mặt hàng chưa đưa vào giảm thuế quan ngay, do các nước thành viên ASEAN phải dành thêm thời gian để điều chỉnh sản xuất trong nước thích nghi với môi trường cạnh tranh quốc tế gia tăng. 9

- Danh mục loại trừ hoàn toàn (GEL) gồm những mặt hàng sẽ được loại trừ vĩnh viễn ra khỏi chương trình CEPT. Danh mục này được xây dựng phù hợp với điểm 9 của Hiệp định CEPT và bao gồm những nhóm mặt hàng có ảnh hưởng đến an ninh quốc gia, đạo đức xã hội, cuộc sống và sức khoẻ con người, động vật, thực vật, các giá trị lịch sử, văn hoá, giáo dục, nghệ thuật của mỗi nước… Danh mục loại trừ hoàn toàn của Việt Nam ban đầu gồm 213 dòng thuế, chiếm 6,2% tổng số dòng thuế của biểu thuế nhập khẩu. Sau đó được chuyển bớt một số sang Danh mục loại trừ tạm thời và cơ cấu lại còn 127 dòng thuế.

- Danh mục các sản phẩm nông sản chưa chế biến nhạy cảm và nhạy cảm cao (SEL) là những sản phẩm được thực hiện theo một lịch trình giảm thuế về giới hạn riêng, các nước ký một Nghị định thư xác định việc thực hiện cắt giảm thuế cho các sản phẩm này. Thời gian cắt giảm từ 1/1/2001 đến 1/1/2010, mức thuế giảm xuống 0-5%, nghĩa là kéo dài thời hạn hơn các sản phẩm phải thực hiện nghĩa vụ theo CEPT.

2.4. Các hạn chế định lượng (QR) và các rào cản phi thuế quan khác (NTBs) Vấn đề loại bỏ các hạn chế số lượng nhập khẩu và các hàng rào phi thuế quan là rất quan trọng để có thể thiết lập được khu vực thương mại tự do. Đây là cơ chế quan trọng thứ hai được tiến hành đồng thời với chương trình CEPT, theo đó các nước thành viên xóa bỏ tất cả các hạn chế về số lượng (như hạn ngạch, giấy phép,..) đối với sản phẩm CEPT trên cơ sở các chế độ ưu đãi thuế quan áp dụng với sản phẩm đó, cụ thể là các hàng hóa trong Danh mục cắt giảm ngay (IL). Các hàng rào phi thuế quan khác như các khoản phụ thu, các quy định về tiêu chuẩn, chất lượng cũng được xóa bỏ dần trong vòng 5 năm sau khi sản phẩm được hưởng ưu đãi. Ngoài ra, các hạn chế ngoại hối mà các nước đang áp dụng sẽ được ưu tiên đặc biệt đối với các sản phẩm thuộc CEPT; thống nhất các tiêu chuẩn chất lượng, công khai chính sách và thừa nhận các chứng nhận chất lượng của nhau. Trong trường hợp số lượng hàng hóa gia tăng đột ngột gậy phương hại tới sản xuất trong nước hoặc đe dọa cán cân thanh toán, các nước có thể áp dụng các biện pháp phòng ngừa để hạn chế hoặc dừng việc nhập khẩu. Vấn đề hủy bỏ hạn chế về định lượng và các hàng rào phi thuế quan là sự hỗ trợ lớn cho tiến trình AFTA. Bởi lẽ, trong thực tiễn hoạt động thương mại, giấy phép xuất nhập khẩu, hạn ngạch, các hạn chế về tỷ giá hối đoái, các biện pháp về tiêu chuẩn kỹ thuật hàng hóa,… gắn chặt với chính sách bảo hộ mậu dịch nặng nề, có tính chất hành chính pháp lý 10

đối với quốc gia, trở thành những rào cản khó khăn để loại bỏ. Hơn nữa giữa các nước thành viên ASEAN, các biện pháp này không đồng đều, vì thế một sự cải cách toàn diện ở tầm vĩ mô của từng nước là rất cần thiết. Ủy ban Phối hợp thực hiện của CEPT/AFTA của ASEAN đã có các bước chuẩn bị cho tiền trình xóa bỏ các hàng rào phi thuế quan như sau:

• Bước 1: Các nước thành viên thống nhất định nghĩa về các biện pháp phi thuế quan dựa trên sự phân loại của UNCTAC.

• Bước 2: Tập trung giảm các hàng rào phi thuế quan đối với các sản phẩm có tỷ trọng lớn trong giao dịch thương mại nội bộ ASEAN.

• Bước 3: Ban thư ký ASEAN tập hợp thông tin từ các nước thành viên qua các báo cáo của các quốc gia, bản đánh giá chính sách thương mại của GATT, báo cáo của Phòng Thương mại-Công nghiệp ASEAN, hệ thống thông tin và phân tích dữ liệu thương mại của UNCATC,… để có thể rút ra chính sách thích hợp. Việc thống nhất các tiêu chuẩn về hàng hóa và việc thừa nhận lẫn nhau về tiêu chuẩn hàng hóa giữa các nước thành viên là khâu quan trọng nhất cũng là khó khăn nhất, cần được phối hợp đồng bộ với chương trình CEPT. Khó khăn của việc thực hiện xóa bỏ các hàng rào phi thuế quan:

• Các hàng rào phi thuế quan đa dạng và thường ẩn sau các chính sách. • Các bộ Luật thuế quan của các nước ASEAN khi đó chưa được điều hòa và thống nhất nên các cơ quan hải quan trong nước khó có thể áp dụng đúng thuế, đúng sản phẩm.

• Các nguyên tắc về xuất xứ sản phẩm làm phức tạp hơn các tình thế xửa lý về mặt phi thuế quan theo CEPT khi đầu tư và thương mại giữa các nước thành viên trở nên mật thiết hơn. Vì thế Phòng Thương mại-Công nghiệp ASEAN có nhiệm vụ đẩy nhanh quá trình điều hòa các bộ Luật thuế quan với sự ưu tiên dành cho các sản phảm chiếm tỷ trọng lớn và những sản phẩm thuộc 15 danh mục tham gia kênh giảm thuế nhanh của CEPT.

3. Tác động của AFTA tới thương mại của Việt Nam: 3.1. Tác động tới thương mại và cơ cấu sản xuất: Thương mại sẽ ảnh hưởng trực tiếp tới sản xuất. Như vậy, thực chất của việc xem xét tác động của AFTA đối với các ngành sản xuất trong nước là đánh giá khả năng cạnh tranh của hàng hoá Việt Nam so với hàng hoá các nước ASEAN và thị trường ngoài ASEAN. Khả năng cạnh tranh được xem xét từ nhiều yếu tố khác nhau, trong đó quan trọng nhất phải kể tới chất lượng, sự đa dạng về chủng loại, mẫu mã, và cuối cùng là giá cả. 11

Việc xoá bỏ thuế quan trong nội bộ khối nhưng giữ nguyên thuế nhập khẩu với thế giới bên ngoài có thể dẫn tới phân bố lại luồng buôn bán giữa các nước ASEAN, hình thành sự chuyên môn hoá sản xuất, phân bố các ngành sản xuất khác với trước, đặc biệt sẽ tạo ra một sự kiểm soát và phụ thuộc lẫn nhau giữa các nước AFTA trong buôn bán nội bộ và hình thành một tương quan mới bên ngoài. Những tác động cụ thể đối với thương mại Việt Nam như sau:
<...


Similar Free PDFs