Tiểu luận Pháp luật đại cương về Xung đột pháp luật trong Tu pháp quốc tế và cách giải quyết PDF

Title Tiểu luận Pháp luật đại cương về Xung đột pháp luật trong Tu pháp quốc tế và cách giải quyết
Author K60 Phạm Ngọc Huyền
Course Pháp luật đại cương
Institution Trường Đại học Ngoại thương
Pages 16
File Size 482.4 KB
File Type PDF
Total Downloads 217
Total Views 516

Summary

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNGKHOA LUẬT===o0o===TIỂU LUẬN PHÁP LUẬT ĐẠI CƯƠNGXUNG ĐỘT PHÁP LUẬT TRONG TƯ PHÁP QUỐC TẾVÀ CÁCH GIẢI QUYẾTSinh viên thực hiện : Phạm Ngọc HuyềnMã sinh viên : 2111210049Số thứ tự : 42Lớp tín chỉ : PLU111(GD2-HK1-2122)K60QTGiảng viên hướng dẫn : Nguyễn Thị LanHà Nội, 2022BÀI ...


Description

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG KHOA LUẬT ===o0o===

TIỂU LUẬN PHÁP LUẬT ĐẠI CƯƠNG XUNG ĐỘT PHÁP LUẬT TRONG TƯ PHÁP QUỐC TẾ VÀ CÁCH GIẢI QUYẾT

Sinh viên thực hiện Mã sinh viên Số thứ tự Lớp tín chỉ Giảng viên hướng dẫn

: Phạm Ngọc Huyền : 2111210049 : 42 : PLU111(GD2-HK1-2122)K60QT.BS2 : Nguyễn Thị Lan

Hà Nội, 2022

BÀI THI KẾT THÚC HỌC PHẦN

HỌC PHẦN: PHÁP LUẬT ĐẠI CƯƠNG Học kỳ 1 năm học 2021-2022 Họ và tên Sinh viên: Phạm Ngọc Huyền Ngày sinh: 09/08/2003 Mã số sinh viên: 2111210049 Lớp tín chỉ: PLU111(GD2-HK1-2122)K60QT.BS2 Khóa: 60 Điểm bài thi Bằng số Bằng chữ

Ngày thi: 09/01/2022 Ca thi: 7h30 Tổ thi: 001 Số trang bài làm: 16

Họ tên và chữ ký của giáo viên chấm thi GV chấm thi 1: GV chấm thi 2:

MỤC LỤC

LỜI MỞ ĐẦU ................................................................................................................ 2 NỘI DUNG ..................................................................................................................... 4 I. XUNG ĐỘT PHÁP LUẬT TRONG TƯ PHÁP QUỐC TẾ ................................. 4 1. Khái niệm xung đột pháp luật trong tư pháp quốc tế ........................................ 4 2. Nguyên nhân dẫn đến xung đột pháp luật .......................................................... 4 3. Các mặt biểu hiện của xung đột pháp luật tư pháp quốc tế .............................. 5 a. Xung đột pháp luật về các hợp đồng thương mại quốc tế ................................ 5 b. Xung đột pháp luật về quyền thừa kế ................................................................ 6 c. Xung đột pháp luật về hôn nhân và gia đình .................................................... 6 II. PHƯƠNG PHÁP GIẢI QUY ẾT XUNG ĐỘT PHÁP LUẬT QUỐC TẾ ........... 7 1. Phương pháp thống nhất luật thực chất .............................................................. 7 2. Phương pháp dùng quy phạm xung đột .............................................................. 8 3. Một số hệ thuộc luật cơ bản .................................................................................. 9 III. VẬN DỤNG GIẢI QUYẾT MỘT SỐ TÌNH HU ỐNG XUNG ĐỘT PHÁP LUẬT QUỐC TẾ ......................................................................................................... 11 1. Tình huống 1 ........................................................................................................ 11 2. Tình huống 2 ........................................................................................................ 11 KẾT LUẬN .................................................................................................................. 13 TÀI LIỆU THAM KHẢO........................................................................................... 14

1

LỜI MỞ ĐẦU Mỗi quốc gia đều tự xây dựng một hệ thống pháp luật riêng nhằm khẳng định chủ quyền cũng như bảo vệ quyền lợi cho công dân nước mình. Tuy nhiên, giữa các hệ thống pháp luật này luôn có sự khác nhau, thậm chí là trái ngược nhau do những nguyên nhân về điều kiện kinh tế, chính trị, xã hội hay hoàn cảnh địa lý… Trong xu thế hội nhập toàn cầu hiện nay, ít hay nhiều các quốc gia sẽ xích lại gần nhau để cùng hợp tác và phát triển. Ở đó, xung đột pháp luật xảy ra khi hai hay nhiều hình thức pháp luật đồng thời đều có thể áp dụng đề điều chỉnh một quan hệ pháp luật nào đó. Do vậy, sẽ có những cách thức để giải quyết các xung đột pháp luật nói trên. Việc áp dụng cụ thể các cách giải quyết sẽ cho chúng ta một cái nhìn hoàn chỉnh hơn trong tư pháp quốc tế về phương pháp giải quyết xung đột pháp luật cả về lý luận và thực tiễn. 1. Lý do chọn đề tài Tư pháp Quốc tế là một ngành luật độc lập, một bộ môn khoa học độc lập và quan trọng trong hệ thống khoa học pháp lý. Việc nghiên cứu, học tập Tư pháp quốc tế ngày càng có ý nghĩa lý luận và ý nghĩa thực tiễn to lớn. Đó là vì hội nhập quốc tế đã và đang là một xu thế tất yếu khách quan của quá trình toàn cầu hóa các mối quan hệ dân sự - kinh tế - thương mại, hôn nhân và gia đình…. Việt Nam đang thực sự hội nhập vào cộng đồng quốc tế bằng cách tham gia ngày càng sâu sắc, toàn diện vào quy trình phân công lao động quốc tế và quốc tế hóa mọi lĩnh vực đời sống xã hội. Điều đó, tất yếu dẫn đến việc phát sinh ngày càng nhiều các mối quan hệ pháp luật có yếu tố nước ngoài thuộc các lĩnh vực dân sự kinh tế - thương mại, hôn nhân và gia đình, lao động… đòi hỏi phải được điều chỉnh bằng pháp luật. Nhiều vấn đề pháp lý cần được điều chỉnh như: năng lực pháp luật và năng lực hành vi của công dân, pháp nhân Việt Nam ở nước ngoài; địa vị pháp lý của người nước ngoài, pháp nhân nước ngoài tại Việt Nam; quan hệ hợp đồng giữa công dân, pháp nhân Việt Nam với người nước ngoài, pháp nhân nước ngoài; vấn đề trách nhiệm dân sự ngoài hợp đồng có yếu tố nước ngoài; quan hệ hôn nhân và gia đình (kết hôn, ly hôn, quan hệ tài sản và nhân thân, quan hệ giữa cha mẹ và con, quan hệ giám hộ, quan hệ nuôi con nuôi) giữa công dân Việt Nam với người nước ngoài và giữa những người nước ngoài với nhau cư trú tại Việt Nam;..v.v. Với mong muốn tìm hiểu thêm những vấn đề về xung đột Tư pháp quốc tế cũng như những vướng mắc trong giải giải quyết xung đột, em chọn đề tài “Xung đột pháp luật trong Tư pháp quốc tế và cách giải quyết ” cho bài tiểu luận môn Pháp luật đại cương. Mặc dù đã có nhiều sự cố gắng tìm tòi, tuy nhiên với kiến thức và sự hiểu biết còn giới hạn chắc chắn bài tiểu luận sẽ không tránh khỏi những thiếu sót. Em kính mong nhận được những đánh giá và đóng góp ý

2

kiến của cô để bài tiểu luận của em được hoàn thiện hơn. Em xin chân thành cảm ơn cô! 2. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài 2.1. Mục đích nghiên cứu Việc tìm hiểu giúp sinh viên dựa trên kiến thức học tập để vận dụng nghiên cứu, tìm hiểu, áp dụng pháp luật vào đời sống và công việc, có cái nhìn tổng quan về xung đột pháp luật trong Tư pháp quốc tế hiện nay. Qua đó nâng cao trình độ hiểu biết về xung đột pháp luật và các hướng giải quyết. Vận dụng kiến thức thực tế, bước đầu làm quen với các công việc trong tương lai và thích ứng với thay đổi của môi trường làm việc. Hiểu và vận dụng kiến thức chuyên sâu trong các lĩnh vực Tư pháp quốc tế để tổng hợp, phân tích và giải quyết các vấn đề pháp lý. 2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu Đề tài có ba nhiệm vụ: Giải thích xung đột pháp luật trong Tư pháp quốc tế là gì? Cách giải quyết xung đột pháp luật trong Tư pháp quốc tế; Liên hệ thực tiễn vấn đề xung đột pháp luật trong Tư pháp quốc tế. 3. Phương pháp nghiên cứu Bài tiểu luận sử dụng tổng hợp một số phương pháp nghiên cứu như hệ thống hóa, kết hợp giữa phân tích và tổng hợp, kết hợp giữa lý luận và thực tiễn. 4. Cấu trúc tiểu luận Ngoài các phần mở đầu, kết luận, phụ lục thì đề tài gồm 3 chương: Chương 1: Xung đột pháp luật trong Tư pháp quốc tế Chương 2: Cách giải quyết xung đột pháp luật trong Tư pháp quốc tế Chương 3: Liên hệ thực tiễn vấn đề xung đột pháp luật trong Tư pháp quốc tế.

3

NỘI DUNG I. XUNG ĐỘT PHÁP LUẬT TRONG TƯ PHÁP QUỐC TẾ 1. Khái niệm xung đột pháp luật trong tư pháp quốc tế Đối tượng điều chỉnh của tư pháp quốc tế là những quan hệ dân sự, kinh doanh, hôn nhân gia đình, tố tụng dân sự v.v… có yếu tố nước ngoài. Do đó, các quan hệ này không chỉ chịu sự điều chỉnh bởi hệ thống pháp luật của một quốc gia nhất định mà thườ ng liên quan và chịu sự điều chỉnh của nhiều hệ thống pháp luật của các quốc gia khác nhau. Mỗi một quốc gia trên thế giới có một hệ thống pháp luật riêng của mình và các hệ thống pháp luật đó khác nhau, thậm chí trái ngược nhau. Xung đột pháp luật xảy ra khi hai hay nhiều hệ thống pháp luật đồng thời có thể áp dụng để điều chỉnh một quan hệ pháp luật này hay quan hệ pháp luật khác. Vấn đề cần phải giải quyết là chọn một trong các hệ thống pháp luật đó để áp dụng giải quyết quan hệ pháp luật trên. Ví dụ: Một nam công dân Việt Nam muốn kết hôn với một nữ công dân Anh. Lúc này, những vấn đề cần giải quyết là luật pháp nước nào sẽ điều chỉnh quan hệ hôn nhân này hay nói chính xác hơn là họ sẽ tiến hành các thủ tục kết hôn theo luật nước nào. Câu trả lời là hoặc luật của Anh hoặc luật của Việt Nam. Giả sử, hai công dân này đều thỏa mãn các điều kiện về kết hôn của pháp luật Anh và Việt Nam, lúc đó, vấn đề chọn luật nước nào không còn quan trọng. Bởi vì, luật nào thì họ cũng được phép kết hôn. Nhưng, nếu nam công dân Việt Nam mới chỉ 19 tuổi, nữ công dân Anh 17 tuổi thì theo quy định của pháp luật hôn nhân và gia đình của Việt Nam, cả hai đều chưa đủ độ tuổi kết hôn (Điều 8, Luật Hôn nhân và Gia đình năm 2014 quy định độ tuổi kết hôn với nam từ đủ 20 tuổi trở lên, nữ từ đủ 18 tuổi trở lên). Trong khi đó, luật hôn nhân của Anh thì quy định người đàn ông và người phụ nữ trên 16 tuổi sẽ có quyền kết hôn với nhau nếu họ đang độc thân hoặc đã li hôn. Như vậy, đều về độ tuổi được phép kết hôn nhưng pháp luật của cả hai quốc gia đều hiểu không giống nhau. Đây chính là xung đột pháp luật. 2. Nguyên nhân dẫn đến xung đột pháp luật Các nguyên nhân dẫn đến xung đột pháp luật là: Thứ nhất, do không có quy phạm luật thống nhất điều chỉnh quan hệ dân sự, kinh doanh, hôn nhân gia đình, tố tụng dân sự v.v… có yếu tố nước ngoài. Tính chất đặc thù của Tư pháp quốc tế là điều chỉnh các quan hệ dân sự mở rộng có yếu tố nước ngoài; Thứ hai, khi phải áp dụng luật quốc gia thì nội dung luật quốc gia của các nước lại khác nhau. Xuất phát từ điều kiện kinh tế, chính trị, phong tục, tập quán... của các nước không giống nhau. 4

3. Các mặt biểu hiện của xung đột pháp luật tư pháp quốc tế Xung đột pháp luật không thể hiện trong các mối quan hệ về hình sự, hành chính, thuế quan v.v…, bởi vì quan hệ này không chịu sự điều chỉnh của tư pháp quốc tế. Xung đột pháp luật chỉ xảy ra trong các quan hệ dân sự có yếu tố nước ngoài (theo nghĩa rộng). Còn trong các lĩnh vực quan hệ pháp luật khác như hình sự, hành chính v.v... (theo luật pháp của các nước phát triển gọi các ngành luật này là luật công) thì tuy pháp luật của các nước khác nhau cũng quy định khác nhau nhưng không xảy ra xung đột pháp luật bởi vì: - Luật hình sự, Luật hành chính v.v... mang tính hiệu lực theo lãnh thổ rất nghiêm ngặt (người ta thường gọi là quyền tài phán công có tính lãnh thổ chặt chẽ); - Trong Luật hình sự, Luật hành chính không bao giờ có các quy phạm xung đột và tất nhiên cũng không bao giờ cho phép áp dụng luật nước ngoài; - Trong các quan hệ về quyền tác giả và quyền sở hữu công nghiệp có yếu tố nước ngoài thường không làm phát sinh vấn đề xung đột pháp luật vì các quy phạm pháp luật trong lĩnh vực này mang tính tuyệt đối về lãnh thổ. Các quốc gia chỉ cho phép áp dụng pháp luật nước ngoài để điều chỉnh các quan hệ trong trường hợp có Điều ước quốc tế do quốc gia đó đã tham gia kí kết đã quy định hoặc theo nguyên tắc có đi có lại. Ngoài ra, xung đột pháp luật cũng có thể xảy ra ở các nhà nước liên bang khi ở giữa các bang (hoặc các nước Cộng hoà ờ Liên xô cũ) pháp luật cũng quy định khác nhau. a. Xung đột pháp luật về các hợp đồng thương mại quốc tế Các hợp đồng thương mại quốc tế là những hợp đồng có yếu tố nước ngoài, do đó khi một hợp đồng ngoại thương được kí kết thì phát sinh vấn đề chọn luật nào để điều chỉnh. Xung đột pháp luật về hợp đồng ngoại thương đượ c thể hiện ở các điểm sau: Thứ nhất, xung đột pháp luật về hình thức hợp đồng. Luật của các nước quy định khác nhau về hình thức hợp đồng. Theo luật của các nước tư bản chủ nghĩa, hợp đồng có thể được giao kết bằng hình thức viết hoặc miệng, trừ hợp đồng mua bán bất động sản. Trong khi đó theo luật của các nước xã hội chủ nghĩa (cụ thể là theo Điều 27 Khoản 2 Luật Thương mại Việt Nam năm 2005), hợp đồng thương mại quốc tế phải được kí kết bằng hình thức viết, nếu như bằng miệng thì sẽ không có hiệu lực; Thứ hai, xung đột pháp luật về địa vị pháp lí của các bên đương sự trong hợp đồng. Các bên đương sự trong hợp đồng là những người có năng lực hành vi. Năng lực hành vi ở các nước khác nhau được quy định khác nhau. Luật của Nhật Bản quy định công dân từ 20 tuổi trở lên mới có năng lực hành vi đầy đủ, trong khi đó luật của Pháp quy định là 18 tuổi, của Mỹ quy định 18 tuổi đối với nữ, 21 tuổi đối với nam; 5

Thứ ba, xung đột pháp luật về nội dung hợp đồng. Nói đến nội dung của hợp đồng ngoại thương là đề cập đến nhiều vấn đề phức tạp khác nhau như quyền và nghĩa vụ của các bên đương sự, các điều khoản cơ bản của hợp đồng, việc hủy hợp đồng v.v… Luật của các nước quy định về vấn đề này không giống nhau. Ví dụ: theo luật của Pháp, Tây Đức, Nhật Bản thì điều khoản chủ yếu bao gồm hai điều khoản là đối tượng và giá cả. Theo luật của Anh: chỉ có một điều khoản là đối tượng; theo luật Việt Nam: không có điều khoản chủ yếu. b. Xung đột pháp luật về quyền thừa kế Có xung đột pháp luật về quyền thừa kế vì khi phát sinh một quan hệ thừa kế có yếu tố nước ngoài thì nảy sinh vấn đề chọn luật nào trong số các luật liên quan để áp dụng. Sở dĩ có việc chọn luật vì các hệ thống luật liên quan có nội dung khác nhau về vấn đề thừa kế. Theo pháp luật các nước xã hội chủ nghĩa, vợ với chồng, con đẻ cũng như con nuôi, nam với nữ đều bình đẳng với nhau trong quan hệ thừa kế. Ngược lại, theo luật của các nước tư bản chủ nghĩa, nữ không được bình đẳng với nam giới trong quan hệ thừa kế, con đẻ có quyền ưu tiên hơn con nuôi trong việc thừa kế. Luật được áp dụng cho quan hệ thừa kế ở các nước cũng khác nhau. Theo luật của Đức, Italia, Nhật Bản, Bồ Đào Nha, Ai Cập và Ba Lan việc thừa kế bất động sản, động sản do luật quốc tịch của người để lại thừa kế điều chỉnh. Theo luật của Anh, Mông Cổ, việc thừa kế bất động sản do luật nơi có bất động sản điều chỉnh, còn việc thừa kế động sản được điều chỉnh theo luật nơi cư trú chính thức cuối cùng của người để lại thừa kế. c. Xung đột pháp luật về hôn nhân và gia đình Luật pháp về hôn nhân và gia đình của các nước có quy định khác nhau về quan hệ hôn nhân và gia đình. Trước hết, là sự khác nhau về độ tuổi kết hôn. Ở Đức, độ tuổi kết hôn của nam từ 21 tuổi, nữ từ 16 tuổi, ở Nhật Bản nam từ 18, nữ từ 16 v.v… Việc đăng kí kết hôn ở các nước cũng không giống nhau. Theo luật của Pháp, Việt Nam, việc đăng kí kết hôn phải được tiến hành ở cơ quan chính quyền địa phương nơi cư trú của một trong hai bên kết hôn. Luật của Anh, Ba Lan thừa nhận tính hợp pháp của các cuộc kết hôn theo nghi thức nhà thờ. Chính vì có sự khác nhau trong nội dung của luật hôn nhân và gia đình của các nước nên khi phát sinh quan hệ hôn nhân và gia đình có yếu tố nước ngoài thì đặt ra vấn đề chọn luật nào để áp dụng, do đó dẫn đến xung đột pháp luật về hôn nhân và gia đình.

6

II. PHƯƠNG PHÁP GIẢI QUY ẾT XUNG ĐỘT PHÁP LUẬT QUỐC TẾ Tư pháp quốc tế có mục đích và các khái niệm riêng, tất yếu cũng có phương pháp điều chỉnh rất riêng. Hiện nay, Tư pháp quốc tế có hai phương pháp điều chỉnh và phân định quyền và nghĩa vụ của các bên tham gia vào các quan hệ pháp luật dân sự mang tính chất quốc tế. Đó là phương pháp thống nhất luật thực chất và phương pháp áp dụng quy phạm xung đột. Sự kết hợp hài hoà, cũng như sự tác động tương hỗ giữa hai phương pháp này góp phần quan trọng trong việc thiết lập một cơ chế điều chỉnh các quan hệ Tư pháp quốc tế và bảo đảm một trật tự pháp lý dân sự quốc tế. 1. Phương pháp thống nhất luật thực chất Luật thực chất là luật được đem áp dụng để giải quyết một mối quan hệ cụ thể, dựa vào luật thực chất mà giải đáp được quyền và nghĩa vụ của các bên đương sự. Thống nhất luật thực chất là việc các nước cùng nhau thảo luận xây dựng những quy phạm pháp luật để điều chỉnh từng nhóm quan hệ thuộc phạm vi của tư pháp quốc tế. Thống nhất luật thực chất được tiến hành bằng cách kí kết các điều ước quốc tế nhiều bên hoặc hai bên. Điều ước quốc tế được kí kết có hiệu lực đối với những nước kí kết và những nước phê chuẩn. Hiện nay trong lĩnh vực tư pháp quốc tế các quốc gia đã kí được một số điều ước quốc tế bao gồm các quy phạm pháp luật thực chất thống để giải quyết xung đột pháp luật: Về lĩnh vực công nghiệp, các nước đã kí Công ước Pari 1883 về bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp; Về lĩnh vực văn học nghệ thuật, Công ước Berne về bảo hộ các tác phẩm văn học và nghệ thuật, còn được gọi ngắn gọn là Công ước Berne (Công ước Bơn hay Công ước Béc-nơ), được ký tại Bern (Thụy Sĩ) năm 1886, lần đầu tiên thiết lập và bảo vệ quyền tác giả giữa các quốc gia có chủ quyền; Về lĩnh vực mua bán hàng hóa quốc tế, các nước đã kí Công ước Vienna năm 1980 về hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế. Theo đó, công ước đã xây dựng hệ thống các quy phạm pháp luật thống nhất về kí kết, thực hiện hợp đồng mua bán hàng quốc tế; Về lĩnh vực chứng khoán, các nước đã kí kết Công ước La Hay ngày 05 tháng 07 năm 2006 về Luật áp dụng đối với một số quyền đối với chứng khoán do bên trung giam nắm giữ. Rất nhiều vấn đề được đề cập trong các công ước trên được giải quvết trực tiếp thực chất một cách chóng vánh và dứt điểm. Các quy phạm thực chất thống nhất còn được ghi nhận trong các tập quán quốc tế (nhất là trong lĩnh vực thương mại và hàng hải quốc tế). Có thể lấy các quy tắc tập quán trong Incoterms (International commercial terms) 1990 làm ví 7

dụ, đó là các điều kiện mua bán, vận chuyển, bảo hiểm và các phương thức giao hàng như FOB (free on board) giao hàng trên tầu, CIF (cost, insurance and freight) tiền hàng, phí bảo hiểm và cước phí, CFR (cost and freight) tiền hàng và cước phí v.v... Hệ thống các quy phạm thực chất thống nhất dù là trong điểu ước quốc tế hay trong tập quán quốc tế không phải là “luật pháp" đứng trên luật quốc gia bởi lẽ chính các quốc gia xây dựng hoặc chấp thuận cấc quy phạm đó và chúng tỏ rõ khả năng thuận tiện và hữu hiệu trong việc điều chỉnh các quan hệ của Tư pháp quốc tế. Nhìn chung, mỗi lĩnh vực thuộc phạm vi điều chỉnh của tư pháp quốc tế có một số điều ước quốc tế được coi là pháp luật thực chất điều chỉnh. Song, không phải tất cả các nước đều là thành viên của các điều ước quốc tế đó. Vì vậy, việc thống nhất luật thực chất chưa giải quyết triệt để vấn đề xung đột pháp luật. Phương pháp thống nhất luật thực chất có tác dụng ngăn ngừa xung đột pháp luật xảy ra bởi vì khi có một quan hệ có yếu tố nước ngoài phát sinh đã được luật thực chất thống nhất điều chỉnh, không cần chọn luật của bất kìnước nào. Hơn nữa, khi dùng luật thực chất thống nhất điều chỉnh một mối quan hệ thì cách quy phạm luật quốc gia có liên quan không có giá trị đối với mối quan hệ đó. Ngoài ra, có thể nói trong một chừng mực nào đó các quy phạm thực chất thống nhất được hình thành trên cơ sở của các quyết định của trọng tài thương mại quốc tế. Luật pháp của các nước đều thừa nhận trọng tài là công cụ giải quyết hữu hiệu các tranh chấp thương mại quốc tế. 2. Phương pháp dùng quy phạm xung đột Quy phạm xung đột là quy phạm pháp luật trong đó chỉ ra luật nào trong số các luật xung đột được đem áp dụng để giải quyết một loại quan hệ cụ thể. Ví dụ: Điều 33 Hiệp định tương trợ tư pháp về dân sự, gia đình và hình sự giữa CHXHCN Việt Nam và Bungary quy định: “Quyền thừa kế bất động sản áp dụng pháp luật của nước kí kết nơi nào có bất động sản”. Về mặt cấu trúc, quy phạm xung đột gồm hai phần: Phạm vi là phần quy định quy phạm xung đột này được áp dụng cho loại quan hệ dân sự có yếu tố nước ngoài nào: hôn nhân, thừa kế, hợp đồng…; Phần hệ thuộc là phần quy định chỉ ra luật pháp nước nào được áp dụng để giải quyết quan hệ pháp luật đã ghi ở phần phạm vi. Trong ví dụ trên “quyền thừa kết bất động sản” là phần phạm vi, còn “pháp luật của nước kí kết nơi có bất động sản” là phần hệ thuộc. Xét về mặt kĩ thuật xây dựng quy phạm, quy phạm xung đột được chia làm hai loại: 8

Quy phạm xung đột một bên là quy phạm chỉ ra quan hệ dân sự này chỉ áp dụng luật pháp của một nước cụ thể. Ví dụ: Khoản 2, Điều 769 BLDS quy định: “Hợ p đồng liên quan đến bất động sản ở Việt Nam phải tuân theo pháp luật CHXHCN Việt Nam”; Quy phạm xung đột hai bên ( hai chiều) là những quy phạm đề ra nguyên tắc chung để cơ quan tư pháp có thẩm quyền lựa chọn áp dụng luật của một nước nào đó để điều chỉnh đối với quan hệ tương ứng. Ví dụ: Khoản 2, Điều 766 BLDS quy định: “Quyền sở hữu đối với động sản trên đường vận chuyển được xác định theo pháp luật của nước nơi có động sản được chuyển đến”. Hiện nay trong tư pháp quốc tế sử dụng nhiều quy phạm xung đột để giải quyết xung đột pháp luật: Để giải quyết xung đột pháp luật về địa vị pháp lí của các bên đương sự thường sử dụng các quy phạm “luật quốc tịch”, “luật nơi cư trú” của các bên đương sự l...


Similar Free PDFs