Trắc nghiệm lđ nè - trắc nghiệm luật lao động PDF

Title Trắc nghiệm lđ nè - trắc nghiệm luật lao động
Author Anonymous User
Course Luật hợp đồng
Institution Trường Đại học Luật Thành phố Hồ Chí Minh
Pages 45
File Size 738.8 KB
File Type PDF
Total Downloads 58
Total Views 248

Summary

Câu 1: Anh L làm việc theo hợp đồng lao động không xác định thời hạn tại công ty P. Ngày nghỉ hằng tuần của anh L là vào ngày thứ 2. Giả sử công ty có yêu cầu anh L đi làm vào ngày thứ 2 (không phải ngày lễ, tết) và sắp xếp cho anh L nghỉ bù vào ngày thứ 3 sau đó. Khi này: *1/A. Công ty P không phải...


Description

Câu 1: Anh L làm việc theo hợp đồng lao động không xác định thời hạn tại công ty P. Ngày nghỉ hằng tuần của anh L là vào ngày thứ 2. Giả sử công ty có yêu cầu anh L đi làm vào ngày thứ 2 (không phải ngày lễ, tết) và sắp xếp cho anh L nghỉ bù vào ngày thứ 3 sau đó. Khi này: * 1/1 A. Công ty P không phải trả tiền lương cho anh L vì anh L đã được sắp xếp nghỉ bù B. Công ty P phải trả tiền lương cho anh L bằng mức lương của ngày làm việc bình thường C. Công ty P phải trả tiền lương cho anh L bằng 200% mức lương ngày làm việc bình thường D. Công ty P chỉ phải trả phàn giá trị chênh lệch giữa tiền lương vào ngày thứ 2 và ngày làm việc bình thường khác.

Câu 2: Tiền lương của người lao động trong thời gian thử việc: * 1/1 A. Do người lao động và người sử dụng lao động thỏa thuận B. Do người lao động và người sử dụng lao động thỏa thuận nhưng không được vượt quá 85% mức lương của công việc đó C. Do người lao động và người sử dụng lao động thỏa thuận nhưng ít nhất phải bằng 85% mức lương của công việc đó D. Ít nhất phải bằng 75% mức lương của công việc đó

Câu 3: Người sử dụng lao động sẽ bị phạt tiền đối với hành vi "Không xây dựng thang lương, bảng lương, định mức lao động" là: * 0/1

A. Từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng B. Từ 2.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng C. Từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng (sai) D. từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng

Câu 4: Tiền lương trong thời gian tạm thời chuyển người lao động sang làm công việc khác so với hợp đồng mà mức lương công việc mới * 1/1 A. Áp dụng theo tiền lương do các bên thỏa thuận B. Nếu tiền lương của công việc mới thấp hơn tiền lương của công việc cũ thì được giữ nguyên tiền lương của công việc cũ trong thời hạn 30 ngày làm việc. Tiền lương theo công việc mới ít nhất phải bằng 85% tiền lương của công việc cũ C. Nếu tiền lương của công việc mới thấp hơn tiền lương của công việc cũ thì được giữ nguyên tiền lương của công việc cũ trong thời hạn 30 ngày làm việc. Tiền lương theo công việc mới ít nhất phải bằng 85% tiền lương của công việc cũ nhưng không thấp hơn mức lương tối thiểu. D. Người lao động luôn được trả lương theo công việc mới

Câu 5: Người lao động bị khấu trừ tiền lương trong trường hợp nào sau đây? * 0/1 A. Khi người lao động đóng bảo hiểm xã hội theo quy định về bảo hiểm xã hội và thuế thu nhập cá nhân theo pháp luật thuế thu nhập cá nhân B. Khi người lao động bồi thường thiệt hại cho người sử dụng lao động, đóng bảo hiểm xã hội và thuế thu nhập cá nhân C. Khi người lao động đóng bảo hiểm xã hội theo quy định về bảo hiểm xã hội D. Khi người lao động thực hiện nghĩa vụ bồi thường thiệt hại về tài sản cho người sử dụng lao động theo quy định của BLLĐ 2019

Câu 6: Nội quy lao động của doanh nghiệp có hiệu lực khi: * 0/1 A. Sau 15 ngày kể từ ngày cơ quan nhà nước có thẩm quyền nhận được đầy đủ hồ sơ đăng ký nội quy lao động, trừ trường hợp người sử dụng lao động sử dụng dưới 10 người lao động ban hành nội quy lao động bằng văn bản thì hiệu lực do người sử dụng lao động quyết định trong nội quy lao động B. Sau 15 ngày kể từ ngày cơ quan nhà nước có thẩm quyền nhận được đầy đủ hồ sơ đăng ký nội quy lao động, trừ trường hợp người sử dụng lao động sử dụng dưới 10 người lao động ban hành nội quy lao động bằng văn bản thì hiệu lực do người sử dụng lao động quyết định trong nội quy lao động và thỏa ước lao động tập thể C. Sau 30 ngày kể từ ngày cơ quan nhà nước có thẩm quyền nhận được đầy đủ hồ sơ đăng ký nội quy lao động, trừ trường hợp người sử dụng lao động sử dụng dưới 10 người lao động ban hành nội quy lao động bằng văn bản thì hiệu lực do người sử dụng lao động quyết định trong nội quy lao động D. Sau 30 ngày kể từ ngày cơ quan nhà nước có thẩm quyền nhận được đầy đủ hồ sơ đăng ký nội quy lao động, trừ trường hợp người sử dụng lao động sử dụng dưới 10 người lao động ban hành nội quy lao động bằng văn bản thì hiệu lực do người sử dụng lao động quyết định trong nội quy lao động và thỏa ước lao động tập thể

Câu 7: Thẩm quyền quyết định cho người lao động nghỉ ngày liền trước hoặc ngày liền sau ngày Quốc Khánh Việt Nam là: * 0/1 A. Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội B. Thủ tướng Chính phủ C. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh D. Sở Lao động - Thương binh và Xã hội

Câu 8: Cơ quan có thể thực hiện việc đăng ký nội quy lao động? *

1/1 A. Sở Lao động - Thương binh và Xã hội B. Sở Lao động - Thương binh và Xã hội hoặc Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội khi được ủy quyền C. Ủy ban nhân dân cấp tỉnh D. Ủy ban nhân dân cấp tỉnh hoặc Ủy ban nhân dân cấp huyện khi được ủy quyền

Câu 9: Theo Bộ luật lao động 2019, không phải là hình thức kỷ luật lao động? * 1/1 A. Cách chức B. Buộc thôi việc C. Kéo dài thời hạn nâng lương không quá 06 tháng D. Khiển trách

Câu 10: Số lượng người tối thiểu bến phái người sử dụng lao động khi tham gia đối thoại nơi làm việc là bao nhiêu? * 1/1 A. 03 người b. 04 người c. 09 người D. 14 người

Câu 11; Trường hợp có đình công thì tiền lương của người lao động được xác định như thế nào? * 1/1 A. Người lao động tham gia đình công không được trả lương; người lao động không tham gia đình công nhưng phải ngừng việc vì lý do đình công thì được trả lương theo thỏa thuận nhưng ít nhất bằng mức lương tối thiểu B. Người lao động tham gia đình công không được trả lương; người lao động không tham gia đình công nhưng phải ngừng việc vì lý do đình công thì được trả đủ lương C. Tất cả người lao động được trả đủ lương D. Tất cả người lao động không được trả lương

Câu 12: Khi tổ chức làm thêm từ trên 200 giờ đến 300 giờ trong một năm, người sử dụng lao động phải thông báo cho cơ quan nào sau đây? * 1/1 A. Sở Lao động - Thương binh và Xã hội B. Ủy ban nhân dân cấp tỉnh D. Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội D. Liên đoàn lao động tại nơi tổ chức làm thêm giờ

Câu 13: Chị V và Công ty H thỏa thuận chấm dứt HĐLĐ vào ngày 15/10/2021 sau 15 năm làm việc theo hợp đồng không xác định thời hạn. Theo quy định của pháp luật hiện hành, Công ty H phải chi trả khoản tiền nào sau đây cho chị V? * 1/1 A. Trợ cấp thôi việc B. Trợ cấp mất việc làm

C. Bảo hiểm xã hội D. Trợ cấp thất nghiệp

Câu 14: Trường hợp làm việc theo ca, người lao động phải được nghỉ ít nhất bao lâu trước khi chuyển sang ca làm việc khác * 1/1 A. 12 giờ B. 24 giờ C. 15 giờ D. 10 giờ

Câu 15: Trách nhiệm của người lao động và người sử dụng lao động sau khi hết thời hạn tạm hoãn thực hiện HĐLĐ? * 1/1 A. Trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày hết thời hạn tạm hoãn thực hiện hợp đồng lao động, người lao động phải có mặt tại nơi làm việc và người sử dụng lao động và người sử dụng lao động phải cùng nhau sửa đổi, bổ sung hợp đồng lao động đã giao kết B. Trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày hết thời hạn tạm hoãn thực hiện hợp đồng lao động, người lao động phải có mặt tại nơi làm việc và người sử dụng lao động phải nhận người lao động trở lại làm công việc mới nếu công việc mới này phù hợp với khả năng của người lao động, trừ trường hợp hai bên có thỏa thuận hoặc pháp luật có quy định khác. C. Trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày hết thời hạn tạm hoãn thực hiện hợp đồng lao động, người lao động phải có mặt tại nơi làm việc và người sử dụng lao động phải nhận người lao động trở lại làm công việc mới, trừ trường hợp hai bên có thỏa thuận hoặc pháp luật có quy định khác. D. Trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày hết thời hạn tạm hoãn thực hiện hợp đồng lao động, người lao động phải có mặt tại nơi làm việc và người sử dụng lao động phải nhận người lao động trở lại làm công việc theo hợp đồng

lao động đã giao kết nếu hợp đồng lao động còn thời hạn, trừ trường hợp hai bên có thỏa thuận hoặc pháp luật có quy định khác.

Câu 16: Theo quy định của pháp luật lao động hiện hành, người lao động: * 0/1 a. Được đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động mà không cần lý do b. Được đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động nhưng phải thực hiện nghĩa vụ báo trước c. Được nghỉ mỗi ngày 60 phút đối với lao động nữ trong thời gian hành kinh d. Có nghĩa vụ chứng minh lỗi vi phạm của mình trong trách nhiệm kỳ luật lao động

Câu 17: Chị L và doanh nghiệp P ký HĐLĐ xác định thời hạn 24 tháng. Thời gian thử việc là 02 tháng. Hãy cho biết HĐLĐ có thời hạn này sẽ đương nhiên chuyển hóa thành HĐLĐ không xác định thời hạn trong trường hợp nào dưới đây? * 1/1 A. Sau khi hết hạn HĐLĐ 24 tháng, chị L vẫn tiếp tục làm việc thêm 03 tháng mà không có sự phản đối của doanh nghiệp P B. Gần hết hạn HĐLĐ 24 tháng, chị L và doanh nghiệp P thỏa thuận gia hạn thêm 06 tháng tiếp theo C. Sau khi hết hạn HĐLĐ, người lao động vẫn tiếp tục làm việc cho công ty P D. Khi thực hiện HĐLĐ được 23 tháng thì chị L thuộc trường hợp được nghỉ thai sản 06 tháng

Câu 18: Trường hợp nào sau đây người lao động làm việc tại Việt Nam không cần có giấy phép lao động? *

1/1 A. Chỉ những trường hợp được quy định tại BLLĐ 2019 B. Là Chủ tịch Hội đồng quản trị hoặc thành viên Hội đồng quản trị của công ty cổ phần có giá trị góp vốn từ 02 tỷ đồng trở lên C. Là chủ sở hữu hoặc thành viên góp vốn của công ty trách nhiệm hữu hạn có giá trị góp vốn từ 2 tỷ đồng trở lên D. Vào Việt Nam thực hiện thỏa thuận quốc tế mà cơ quan, tổ chức ở Trung ương, cấp tỉnh ký kết theo quy định của pháp luật

Câu 19: Theo BLLĐ 2019, thời gian làm việc bình thường của người lao động: * 1/1 A. Không quá 10 giờ trong 01 ngày và không quá 48 giờ trong 01 tuần B. Không quá 12 giờ trong 01 ngày; không quá 40 giờ trong 01 tháng C. Không quá 08 giờ trong 01 ngày và không quá 48 giờ trong 01 tuần D. Không quá 08 giờ trong 01 tuần và không quá 48 giờ trong 01 tháng

Câu 20: Thời gian làm việc của người lao động chưa đủ 15 tuổi không được vượt quá .... trong 01 ngày và .... trong 01 tuần? * 1/1 A. 04 giờ; 20 giờ B. 05 giờ; 20 giờ C. 06 giờ; 25 giờ D. 03 gờ; 20 giờ

Câu 21: Thẩm quyền quyết định và công bố mức lương tối thiểu? * 1/1 a. Hội đồng tiền lương quốc gia b. Chính phủ c. Bộ Tài chính d. Ngân hàng Nhà nước Việt Nam

Câu 22: Theo BLLĐ 2019, chủ thể nào sau đây sẽ đại diện người lao động để thương lượng tập thể ngành? * 0/1 A. Tổ chức của người lao động B. Tổ chức công đoàn ngành C. Tổ chức đại diện người lao động D. Tổ chức công đoàn cơ sở hoặc tổ chức công đoàn cấp trên trực tiếp

Câu 23: Theo quy định của pháp luật hiện hanh, mức khấu trừ tiền lương hằng tháng không được quá bao nhiêu phần trăm tiền lương thực trả hằng tháng của người lao động sau khi trích nộp các khoản bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp, thuế thu nhập cá nhân. * 1/1 20% 30% 50% 15%

Câu 24: Tạm đình chỉ công việc: * 0/1 a. Là một hình thức kỷ luật lao động b. Có thể được thực hiện khi xét thấy để người lao động tiếp tục làm việc sẽ gây khó khăn cho việc xác minh c. Chỉ được thực hiện nếu được sự đồng ý của tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở mà người lao động đang bị xem xét tạm đình chỉ công việc là thành viên d. Thời hạn tối đa áp dụng là 105 ngày

Câu 25: Người lao động đủ 18 tuổi trở lên được ủy quyền cho chủ thể khác ký kết HĐLĐ với người sử dụng lao động đối với công việc nào sau đây? * 1/1 A. Các loại công việc theo mùa vụ, công việc nhất định có thời hạn dưới 36 tháng B. Tất cả công việc C. Các loại công việc theo mùa vụ, công việc nhất định có thời hạn dưới 12 tháng D. Các loại công việc theo hợp đồng lao động không xác định thời hạn

Câu 26: Khi người lao động có hành vi vi phạm kỷ luật lao động, chủ thể có quyền xử lý kỷ luật là: * 1/1 A. Phải là người đã đại diện người sử dụng lao động ký kết hợp đồng đối với người sử dụng lao động B. Phải là người đại diện theo pháp luật của người sử dụng lao động C. Phải là Trưởng phòng nhân sự của doanh nghiệp

D. Người có thẩm quyền giao kết hợp đồng lao động bên phía người sử dụng lao động quy định tại Khoản 3 Điều 18 của Bộ luật Lao động 2019 hoặc người được quy định cụ thể trong nội quy lao động

Câu 27: Theo BLLĐ 2019, trường hợp nào sau đây xác định là đình công không hợp pháp? * 0/1 A. Đình công không phát sinh từ tranh chấp lao động tập thể về lợi ích B. Chủ thể tổ chức và lãnh đạo đình công là tổ chức đại diện người lao động C. Khi tranh chấp lao động tập thể đã được cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền giải quyết theo quy định D. Khi tranh chấp lao động tập thể đang được cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền giải quyết theo quy định

Câu 28: Trường hợp hết thời hạn của hợp đồng lao động nhưng người lao động vẫn tiếp tục làm việc cho người lao động quá thời 30 ngày kể từ ngày hết hạn, nhưng các bên không ký kết hợp đồng mới thì: * 1/1 a. Hợp đồng lao động được chuyển hóa sang hợp đồng lao động không xác định thời hạn b. Hợp đồng lao động xác định thời hạn được duy trì c. Hợp đồng lao động chấm dứt hiệu lực d. Hợp đồng lao động được chuyển hóa sang hợp đồng dịch vụ

Câu 29: Theo BLLĐ 2019, trong thời gian bị tạm đình chỉ công việc, người lao động: *

1/1 A. Được tạm ứng ít nhất 50% tiền lương trước khi bị đình chỉ công việc B. Không chịu sự quản lý, điều hành của người sử dụng lao động C. Người lao động được tạm ứng ít nhất 50% tiền lương trước khi bị đình chỉ công việc và không chịu sự quản lý, điều hành của người sử dụng lao động D. Được tạm ứng 50% tiền lương trước khi bị đình chỉ công việc

Câu 30: Hợp đồng lao động bị tuyên bố vô hiệu toàn bộ thì: * 1/1 a. Quan hệ lao động đương nhiên chấm dứt b. Quyền, nghĩa vụ và lợi ích của hai bên được giải quyết theo thỏa ước lao động tập thể đang áp dụng; trường hợp không có thỏa ước lao động tập thể thì thực hiện theo quy định của pháp luật c. Hai bên tiến hành sửa đổi, bổ sung phần của hợp đồng lao động bị tuyên bố vô hiệu để phù hợp với thỏa ước lao động tập thể hoặc pháp luật về lao động d. Các bên được tiến hành ký lại hợp đồng theo đúng thẩm quyền nếu lý do dẫn đến hợp đồng vô hiệu là sai về thẩm quyền giao kết

Câu 31: Thẩm quyền cấp Giấy phép hoạt động cho thuê lại lao động * 0/1 A. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh B. Giám đốc Sở Lao động - Thương binh và xã hội C. Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và xã hội

D. Chủ tịch Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn

Câu 32: Khẳng định đúng khi nói về thời điểm có hiệu lực của Thỏa ước lao động tập thể? * 0/1 A. Ngày có hiệu lực của thỏa ước lao động tập thể do các bên thỏa thuận và được ghi trong nội quy lai động. Trường hợp các bên không thỏa thuận ngày có hiệu lực thì thỏa ước lao động tập thể có hiệu lực kể từ ngày ký kết. B. Ngày có hiệu lực của thỏa ước lao động tập thể do các bên thỏa thuận và được ghi trong nội quy lai động. Trường hợp các bên không thỏa thuận ngày có hiệu lực thì thỏa ước lao động tập thể có hiệu lực kể từ ngày mở phiên thương lượng tập thể. C. Ngày có hiệu lực của thỏa ước lao động tập thể do các bên thỏa thuận và được ghi trong thỏa ước. Trường hợp các bên không thỏa thuận ngày có hiệu lực thì thỏa ước lao động tập thể có hiệu lực kể từ ngày ký kết. D. Ngày có hiệu lực của thỏa ước lao động tập thể là ngày các bên ký kết

Câu 33: Tranh chấp lao động cá nhân nào do Tòa án nhân dân giải quyết mà không bắt buộc phải hòa giải tại Hòa giải viên lao động? * 1/1 A. Tranh chấp về thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi B. Tranh chấp về chấm dứt hợp đồng lao động C. Tranh chấp giữa người giúp việc gia đình với người sử dụng lao động D. Tranh chấp về xử lý kỷ luật lao động

Câu 34: Các hình thức trả lương theo quy định của pháp luật hiện hành * 1/1

a. Trả lương theo thời gian, sản phẩm và lương khoán b. Trả lương theo tháng, tuần, ngày, giờ theo thỏa thuận trong hợp đồng lao động c. Trả lương theo tháng, theo sản phẩm và theo khoán d. Trả lương theo thời gian và theo sản phẩm

Câu 35: Theo BLLĐ 2019, Hợp đồng lao động có thể được giao kết bằng các hình thức nào sau đây? * 0/1 A. Văn bản - Hành vi cụ thể - Phương tiện điện tử dưới hình thức thông điệp dữ liệu B. Văn bản, - Lời nói - Hành vi cụ thể C. Lời nói - Hành vi cụ thể - Phương tiện điện tử dưới hình thức thông điệp dữ liệu D. Văn bản - Lời nói - Phương tiện điện tử dưới hình thức thông điệp dữ liệu

Câu 36: ........ là việc chia sẻ thông tin, tham khảo, thảo luận, trao đổi ý kiến giữa người sử dụng lao động với người lao động hoặc tổ chức đại diện người lao động về những vấn đề liên quan đến quyền, lợi ích và mối quan tâm của các bên tại nơi làm việc nhằm tăng cường sự hiểu biết, hợp tác, cùng nỗ lực hướng tới giải pháp các bên cùng có lợi. * 1/1 a. Đối thoại nơi làm việc b. Thỏa ước lao động tập thể c. Hội nghị người lao động d. Thương lượng tập thể

Câu 37: Theo quy định của pháp luật lao động hiện hành, người sử dụng lao động KHÔNG ĐƯỢC quyền yêu cầu người lao động làm thêm giờ vượt quá 200 giờ/năm trong trường hợp nào sau đây? * 1/1 A. Cung cấp dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh B. Phục vụ nhu cầu sản xuất, kinh doanh của người lao động C. Cung cấp một số dịch vụ công D. Sản xuất, cung cấp điện, viễn thông, lọc dầu; cấp, thoát nước

Câu 38: Trường hợp quyền, nghĩa vụ và lợi ích của các bên trong hợp đồng lao động đã giao kết trước ngày thỏa ước lao động tập thể có hiệu lực thấp hơn quy định tương ứng của thỏa ước lao động tập thể thì: * 0/1 a. Đương nhiên áp dụng thỏa ước lao động tập thể b. Ưu tiên áp dụng hợp đồng lao động c. Các bên phải tiến hành sửa đổi, bổ sung thỏa ước lao động tập thể d. Các bên phải tiến hành sửa đổi, bổ sung hợp đồng lao động

Câu 39: Nguyên tắc xử lý kỷ luật lao động không là: * 1/1 A. Phải có sự tham gia của tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở mà người lao động đang bị xử lý kỷ luật là thành viên B. Không được xử lý kỷ luật đối với người lao động nam đang trong thời gian nuôi con dưới 12 tháng tuổi

C. Không được áp dụng nhiều hình thức xử lý kỷ luật lao động đối với một hành vi vi phạm kỷ luật lao động D. Người lao động phải chứng minh lỗi

Câu 40: Ông L 02 hành vi vi phạm kỷ luật. Hành vi thứ nhất bị xử lý kỷ luật khiển trách. Hành vi thứ hai bị xử lý kỷ luật cách chức. Khi tiến hành xử lý kỷ luật cả 02 hành vi trên, ông L sẽ bị xử lý theo hình thức nào? * 1/1 a. Cách chức b. Sa thải c. Khiển trách d. Áp dụng cả hai hình thức kỷ luật là khiển trách và cách chức

Lần 2 Câu 1: Do dịch bệnh Covid-19 nên Công ty A phải tạm ngừng hoạt động kinh doanh 02 tháng. Bà Hoa là người lao động của công ty. Khi công ty hoạt động trở lại, trong ngày đi làm đàu tiền trở lại, bà Hoa được xét nghiệm và khẳng định mắc Covid-19, và được đưa đi cách ly 21 ngày tại Củ Chi, TPHCM. Tiền lương của bà Hoa được xác định như thế nào là phù hợp. * 1/1 A. Trong thời gian công ty tạm dừng hoạt động, bà Hoa không được hưởng lương; trong thời gian cách ly tập trung thì mức lương do hai bên thỏa thuận nhưng phải đảm bảo tiền lương ngừng việc trong 14 ngày đầu tiên không được thấp hơn mức lương tối thiểu b. Trong thời gian công ty tạm dừng hoạt động, bà Hoa được hưởng đủ lương; trong thời gian cách ly tập trung thì mức lương do hai bên thỏa thuận nhưng phải đảm bảo tiền lương ngừng việc trong 14 ngày đầu tiên không được thấp hơn mức lương tối thiểu

C. Trong thời gian công ty tạm dừng hoạt động, bà Hoa được trả ít nhất bằng lương tối thiểu vùng; còn trong thời gian cách ly tập trung thì không được hưởng lương D. Trong thời gian công ty tạm dừng hoạt động, bà Hoa được trả ít nhất bằng lương tối thiểu vùng; trong thời gian cách ly tập trung thì mức lương do hai bên thỏa thuận nhưng phải đảm bảo tiền lương ngừng việc trong 14 ngày đầu tiên không được thấp hơn mức lương tối thiểu

Câu 2: Theo hợp đồng lao động và nội quy lao động và hợp đồng lao động, bà Hoa có thời gian làm việc bình thường từ 08 giờ sáng đến 16 giờ chiều. Ngày 30/12/2021, để hoàn thành xong công việc của mình nên bà Hoa đã ở lại công ty việc tiếp tục làm việc từ 16 giờ chiều đến 21 giờ tối dù công ty không có yêu cầu. Tiền lương ngày 30/12/2021 của bà Hoa được hưởng như thế nào? * 1/1 A. Bà Hòa được trả 150% lương trong ngày 30/12/2021 B. Bà Hoa được trả 100% lương trong ngày 30/12/2021 C. Bà Hòa được trả 100% lương trong khung giờ làm việc từ 08 giờ sáng tới 16 giờ chiều; và 150% lương trong khung giờ từ 16 giờ chiều đến 21 giờ tối D. Bà Hòa được trả 100% lương trong khung giờ làm việc từ 08 giờ sáng tới 16 giờ chiều; và 200% lương trong khung giờ từ 16 giờ ...


Similar Free PDFs