[123doc] - nghien-cuu-hanh-vi-tieu-dung-tra-sua-cua-gioi-tre-ha-noi In economics, inflation refers to a general progress PDF

Title [123doc] - nghien-cuu-hanh-vi-tieu-dung-tra-sua-cua-gioi-tre-ha-noi In economics, inflation refers to a general progress
Author Ngưng Ngưng
Course Line Fina II
Institution Water Resources University
Pages 44
File Size 888.4 KB
File Type PDF
Total Downloads 80
Total Views 1,045

Summary

​ “ ​ ​ MỤC LỤC - **LỜI MỞ ĐẦU** ​ 1) Mục tiêu nghiên cứu ​ 2) Câu hỏi nghiên cứu ​ 3) Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ​ 3) Đối tượng nghiên cứu ​ 3) Phạm vi nghiên cứu ​ 4) Bố cục đề tài ​ LỜI CẢM ƠN NHỮNG NGHIÊN CỨU ĐÃ CÓ LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI CHƯƠNG 1: THỊ TRƯỜNG TRÀ SỮA VIỆT NAM VÀ TỔNG QUAN VỀ 1...


Description



MỤC LỤC

LỜI MỞ ĐẦU

1

1) Mục tiêu nghiên cứu

2

2) Câu hỏi nghiên cứu

3

3) Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

3

3.1) Đối tượng nghiên cứu

3

3.2) Phạm vi nghiên cứu

3

4) Bố cục đề tài

3

LỜI CẢM ƠN

4

CHƯƠNG 1: THỊ TRƯỜNG TRÀ SỮA VIỆT NAM VÀ TỔNG QUAN VỀ NHỮNG NGHIÊN CỨU ĐÃ CÓ LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI

5

1.1 Cơ sở lý thuyết

5

1.1.1 Nguồn gốc và lịch sử ra đời của trà sữa trân châu

5

1.1.2 Thị trường trà sữa Việt Nam

6

1.2 Tổng quan những nghiên cứu đã có liên quan đến đề tài

11

1.2.1 Bài nghiên cứu “Khảo sát các yếu tố ảnh hưởng đến hành vi của sinh viên đối với quán trà sữa” 11 1.2.2 Bài nghiên cứu “Thực trạng sử dụng trà sữa tại TP HCM”.

12

1.2.3 Bài nghiên cứu “Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến hành vi tiêu dùng trà sữa của sinh viên đối với thương hiệu trà sữa TocoToco” 13 CHƯƠNG 2: GIỚI THIỆU VỀ CUỘC NGHIÊN CỨU, LÝ DO NGHIÊN CỨU, PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU, MẪU NGHIÊN CỨU 16 2.1 Giới thiệu về cuộc nghiên cứu, lý do nghiên cứu

16

2.2 Phương pháp nghiên cứu

16

2.2.1 Thiết kế nghiên cứu định tính

17

2.2.2 Thiết kế nghiên cứu định lượng

17

2.3 Ý nghĩa của đề tài

18

2.4 Mẫu nghiên cứu

18 1

CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

20

3.1 Mô tả cơ cấu mẫu điều tra

20

3.2 Các yếu tố ảnh hưởng đến hành vi mua trà sữa

20

3.2.1 Mức độ sử dụng

21

3.2.2 Người đi uống cùng

21

3.2.3 Số tiền chi trả cho một cốc trà sữa

22

3.2.4 Nhu cầu của sinh viên đối với quán trà sữa

23

3.2.5 Hình thức và mục đích sử dụng trà sữa

25

3.2.6 Đánh giá về chiến dịch marketing (truyền thông, quảng cáo,.. ) của các thương hiệu trà sữa 27 3.1.7 So sánh trà sữa với những loại nước giải khát khác

27

3.1.8 Tiêu chí để lựa chọn một thương hiệu trà sữa

28

3.2.9 Kết quả về sở thích các thương hiệu khác nhau giữa giới tính nam và nữ

30

3.2.10 So sánh chéo giữa các thông tin tìm kiếm nhiều nhất khi lựa chọn một thương hiệu trà sữa của các nhóm thu nhập làm thêm khác nhau 30 CHƯƠNG 4: MỘT SỐ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP MARKETING DỰA TRÊN KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU CHO SẢN PHẨM TRÀ SỮA TRÊN ĐỊA BÀN HÀ NỘI 32 4.1 Kết luận

32

4.2 Một số đề xuất giải pháp marketing

32

4.2.1 Tận dụng hoàn toàn social media

32

4.2.2 Phát tờ rơi, vouchers

33

4.3.3 Truyền thông qua báo chí

33

4.3.4 Sản phẩm chất lượng cho quán

34

4.3.5 Nhân viên

34

4.3.6 Giá cả hợp lý

35

PHỤ LỤC

36

1)Bảng khảo sát

36

2)Tài liệu tham khảo

41

2

DANH MỤC BẢNG BIỂU” Hình 1 Các quán trà sữa tại Hà Nội………………………………………………….7 Hình 2 Các quán trà sữa tại TP Hồ Chí Minh……………………………………….7 Bảng 3.1 Mức độ sử sụng trà sữa…………………………………………………….21 Bảng 3.2 Người đi uống trà sữa cùng………………………………………………...21 Bảng 3.3 Mức giá sẵn sang trả cho một cốc trà sữa…………………………………22 Bảng 3.4 Đo kiểm các tiêu chí quan tâm đối với một thương hiệu trà sữa………...24 Bảng 3.5.1 Hình thức sử dụng trà sữa……………………………………………….25 Bảng 3.5.2 Mục đích sử dụng trà sữa………………………………………………...26 Bảng 3.6 Đo kiểm các đánh giá về chiến dịch marketing của các thương hiệu……27 Bảng 3.7 Kiểm định so sánh trà sữa với những loại nước giải khát khác………….28 Bảng 3.8 Các tiêu chí lựa chọn một thương hiệu trà sữa……………………………29 Bảng 3.9 So sánh sở thích các thương hiệu trà sữa giữa giới tính nam và nữ……..30 Bảng 3.10 So sánh chéo giữa các thông tin tìm kiếm nhiều nhất khi lựa……...…...31 chọn một thương hiệu trà sữa của các nhóm thu nhập làm thêm khác nhau

3

LỜI MỞ ĐẦU Trà sữa trân châu xuất hiện đầu tiên ở Đài Loan cách đây hơn 30 năm. Càng ngày

“

loại đồ uống này càng trở nên nổi tiếng khắp thế giới nhờ sự trẻ trung, hợp khẩu vị và khác lạ. Qua nhiều năm phát triển trên thị trường này trà sữa đã và đang ngày được cải tiến và đa dạng hơn với nhiều hương vị. Người tiêu dùng ngày càng trở nên quen thuộc với loại đồ uống này và dần dần nó trở thành một trào lưu, một loại đồ uống quen thuộc với mọi người hơn, đặc biệt là đối với giới trẻ ngày nay. Sản phẩm trà sữa bắt đầu du nhập vào thị trường Việt Nam từ 10 năm trước đây, trong những năm gần đây thì trà sữa trân châu đã trở thành một loại đồ uống rất quen thuộc của giới trẻ Việt Nam nói chung và giới trẻ trên địa bàn Hà Nội nói riêng.” Theo một cuộc nghiên cứu thị trường trà sữa Việt Nam hiện nay thì khoảng 73% người được hỏi có thể phân biệt được trà sữa so với các loại đồ uống khác trên thị trường, đặc biệt là những người dân sinh sống tại các thành phố lớn như Hà Nội và TP HCM có tỷ lệ nhận biết về loại đồ uống này cao nhất. Nếu như ban đầu chỉ có một vài thương hiệu trà sữa dẫn đầu thị trường như Ding

“

Tea, Toco Toco… thì hiện nay thị trường trà sữa đang bùng nổ với hàng trăm thương hiệu trà sữa mới, cả tự mở lẫn mua nhượng quyền từ các đơn vị có tiếng. Những thương hiệu xuất hiện đã lâu và đã khẳng định được chất lượng nhưng chưa mở rộng mạnh như Chatime, ChaGo, ChaChaGo… Các chuỗi nhượng quyền từ nước ngoài tuy còn khá mới nhưng đang chiếm lĩnh thị trường tương đối như Bobapop, Blackball… Nhiều thương hiệu nổi tiếng ở thị trường miền Nam cũng đã đặt chân ra Hà Nội như Gongcha, Trà Tiên Hưởng... Điều này khiến cho người tiêu dùng có nhiều sự chọn lựa đồng thời cũng đẩy những doanh nghiệp đang kinh doanh mặt hàng này vào tình thế cạnh tranh khốc liệt. Để tạo được lợi thế cạnh tranh với các đối thủ, mở rộng thị phần, các doanh nghiệp cần nỗ lực chiếm lấy một vị trí khác biệt và đặc trưng trong tâm trí khách hàng.”

4

Do vậy để có thể hiểu thêm được vì sao giới trẻ trên địa bàn Hà Nội ngày nay lại yêu thích các thương hiệu trà sữa đến vậy?. Các yếu tố nào tác động đến hành vi mua của họ và giữa các thương hiệu trà sữa khác nhau người tiêu dùng sẽ có những hành vi mua, lựa chọn như thế nào?. Cũng như tìm kiếm những giải pháp để phát triển thêm các thương hiệu trà sữa trên địa bàn Hà Nội góp phần giúp cho các nhà kinh doanh định hướng các chiến lược sao cho phù hợp, đáp ứng một cách tốt nhất nhu cầu của khách hàng, nâng cao uy tín và mở rộng thị trường. Với những lý do trên nên em đã quyết định chọn đề tài “ Nghiên cứu hành vi tiêu dùng trà sữa của giới trẻ Hà Nội”. 1) Mục tiêu nghiên cứu Mục tiêu tổng quát chung của đề án là khảo sát các yếu tố ảnh hưởng đến hành vi mua trà sữa đối với giới trẻ trên địa bàn Hà Nội. Từ đó đưa ra những gợi ý giải pháp phù hợp nhằm giúp các thương hiệu trà sữa đang kinh doanh trên địa bàn Hà Nội có những biện pháp marketing để thu hút khách hàng và thỏa mãn các nhu cầu mà khách hàng mong muốn. Cuộc nghiên cứu có các mục tiêu cụ thể sau: ● Tìm hiểu thực trạng sử dụng trà sữa của giới trẻ trên địa bàn Hà Nội ● Xác định được những nhu cầu, nhận thức, mong muốn, sở thích và các yếu tố ảnh hưởng đến hành vi lựa chọn mua các loại thương hiệu trà sữa khác nhau của giới trẻ Hà Nội như thế nào ● Đánh giá về cuộc nghiên cứu và đưa ra các giải pháp nhằm giúp cho các nhà quản trị những gợi ý để nâng cao chất lượng sản phẩm, hoạch định các chính sách giá, chính sách phân phối.... nhằm thỏa mãn các nhu cầu của khách hàng một cách tốt nhất 2) Câu hỏi nghiên cứu ● Mức độ yêu thích và thói quen thường đi uống trà sữa của giới trẻ Hà Nội? 5

● Những yếu tố nào là ảnh hưởng đến hành vi mua sản phẩm trà sữa? ● Đánh giá của người tiêu dùng về mức độ của từng yếu tố ảnh hưởng đến hành vi mua của họ? ● Mức độ nhận biết các thương hiệu trà sữa khác nhau và những yếu tố ảnh hưởng đến việc lựa chọn một thương hiệu trà sữa để sử dụng? ● Mối quan hệ giữa các yếu tố với các thương hiệu trà sữa và những đánh giá về chiến dịch truyền thông của các thương hiệu trà sữa? 3) Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 3.1) Đối tượng nghiên cứu: Do thời gian và nhân lực có hạn nên đối tượng của cuộc nghiên cứu chủ yếu là sinh viên năm 1, năm 2, năm 3, năm 4 đang học tập tại trường ĐH Kinh tế Quốc dân 3.2) Phạm vi nghiên cứu: ● Nghiên cứu được tiến hành trên địa bàn Hà Nội, đối tượng điều tra sinh viên trường ĐH Kinh tế Quốc dân ● Thời gian: Vì nguồn lực và thời gian có hạn nên nghiên cứu chỉ tiến hành trong khoảng thời gian từ 2/2019- 4/2019 ● Nghiên cứu được tiến hành theo 2 bước chính: Nghiên cứu sơ bộ và nghiên cứu chính thức ● Phương pháp chọn mẫu: Chọn mẫu thuận tiện 4) Bố cục đề tài Nội dung của bài gồm 4 chương: Chương 1: Thị trường trà sữa Việt Nam và tổng quan về những nghiên cứu đã có liên quan đến đề tài Chương 2: Giới thiệu về cuộc nghiên cứu, phương pháp nghiên cứu, lý do nghiên cứu, mẫu nghiên cứu Chương 3: Kết quả nghiên cứu

6

Chương 4: Một số đề xuất giải pháp Marketing dựa trên kết quả nghiên cứu cho sản phẩm trà sữa trên địa bàn Hà Nội

LỜI CẢM ƠN Em xin cảm ơn cô giáo Nguyễn Minh Hiền và thầy Hoàng Tuấn Dũng đã hướng dẫn, giúp đỡ em hoàn thành đề tài này. Do còn nhiều hạn chế về kiến thứ, kỹ năng nên đề tài còn nhiều thiếu sót. Em rất mong được cô nhận xét, góp ý thêm để em hoàn thiện đề tài hơn. Em xin chân thành cảm ơn!

7

CHƯƠNG 1: THỊ TRƯỜNG TRÀ SỮA VIỆT NAM VÀ TỔNG QUAN VỀ NHỮNG NGHIÊN CỨU ĐÃ CÓ LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI

1.1 Cơ sở lý thuyết 1.1.1 Nguồn gốc và lịch sử ra đời của trà sữa trân châu Nguồn gốc ra đời của trà sữa trân châu là bắt đầu xuất hiện ở Đài Loan vào thời gian khoảng năm 1980 và cho đến thời điểm hiện tại bây giờ thì loại đồ uống này vẫn là một đồ uống được yêu thích, quen thuộc với cuộc sống hàng ngày của hàng triệu người trong đó đặc biệt là đối với giới trẻ, không những chỉ phát triển ở Đài Loan mà sản phẩm đồ uống trà sữa trân châu đã và đang ngày càng vươn xa đến khắp các nơi trên thế giới từ Châu ÚC, Châu Á, Châu Âu, Châu Mỹ… Trong thời kỳ châu Âu xâm lược các nước Đông Nam Á, châu Âu cũng đã ít nhiều bị ảnh hưởng bởi nền văn hóa của các quốc gia ở nơi đây, trong đó không thể không kể đến nền văn hóa thường xuyên uống trà. Tuy nhiên, nếu người Đông Á như Trung Quốc thiên về thưởng thức trà mạn có vị chát và đắng thì con người châu Âu họ lại yêu thích những hương vị ngọt, bùi, béo như sữa, đường. Chính vì thế mà họ đã đưa ra một ý tưởng mới đó là sự kết hợp trà với sữa nhằm cân nhu cầu sử dụng của mình. Không lâu sau đó, khi mà người Hà Lan đô hộ Đài Loan, thì Đài Loan đã trở

“

thành địa điểm chính để những thương buôn đến nhập khẩu các loại trà và một số sản phẩm khác. Từ đó loại trà được pha chung với đường và sữa theo công thức của người châu Âu đã được du nhập vào Đài Loan. Đây cũng chính là những lý do tại sao Đài Loan trở thành cha đẻ của loại thức uống tuyệt hảo này. Sau khi bị Nhật Bản xâm lược, Đài Loan lại tiếp tục trở thành trụ điểm chính để trồng trà đen cho người Nhật và từ đây trà sữa bắt đầu phát triển. Vào thời gian khoảng năm 1980, ở Đài Loan ngày càng xuất hiện nhiều các cửa hàng lớn, nhỏ bán trà sữa như một đồ uống giải khát không thể thiếu của người dân xứ Đài. Sự cạnh tranh ngày càng gay gắt này đã khiến cho các chủ cửa hàng bán các loại đồ 8

uống trà sữa này buộc phải nghĩ ra những công thức sáng tạo mới để cạnh tranh và thu hút khách hàng bằng việc cho thêm những hương vị trái cây vào thức uống này. Cũng vì vậy mà từ một sản phẩm trà sữa đơn thuần, trà sữa đã dần xuất hiện thêm những vị trái cây và ngày càng được yêu thích và ưa chuộng.” Thức uống trà sữa càng ngày càng được cải tiến hơn nữa sau năm 1983, khi một người đàn ông sang xứ sở hoa anh đào và đã nhìn thấy một người Nhật Bản uống cà phê lạnh. Thấy được điều đó ông đã thử trở về Đài Loan và pha trà lạnh cho các thực khách của mình thưởng thức. Cách pha chế này đã nhanh chóng nhận được những phản hồi rất tích cực từ những người sử dụng và nó đã nhanh chóng trở thành một trào lưu lan rộng khắp các tỉnh thành trong nước và trong một dịp khác, người quản lý của ông đã vô tình làm rơi hạt Fen Yuan (một loại trân châu đường đen của Đài Loan) vào cốc trà sữa mà bà đang uống, bà đã chợt nhận thấy sự kết hợp thật tuyệt vời giữa trà sữa và loại hạt trên châu này và ngay lập tức bà đã đưa những nhân viên cùng làm việc trong cửa hàng đó thử, mọi người ai cũng bất ngờ vì cảm nhận được sự thơm ngon, béo ngậy của trà sữa khi kết hợp với những hạt trân châu vừa giòn vừa dai và từ đây trà sữa trân châu chính thức được ra đời và phát triển đến tận ngày nay. 1.1.2 Thị trường trà sữa Việt Nam Thị trường trà sữa ở Việt Nam đang càng ngày trở nên phát triển hơn bao giờ hết với sự hội nhập của hàng loạt các thương hiệu trà sữa trân châu lớn nhỏ, phát triển từ trong nước đến các thương hiệu ngoại nhập. Những thương hiệu trà sữa như Dingtea, TocoToco, Royal Tea, Gong cha Phúc Long… đang trở thành một trong những thương hiệu có mức độ phát triển mạnh mẽ nhất tại thị trường trà sữa Việt Nam. Tham khảo cuộc nghiên cứu tìm hiểu về hành vi uống trà sữa và đánh giá các cửa hàng trà sữa phổ biến tại Việt Nam vào 5/ 2018 của Q&Me (dịch vụ nghiên cứu thị trường Việt Nam) thì:

9

Hình 1.1 Các cửa hàng trà sữa ở Hà Nội

Hình 1.2 Các cửa hàng trà sữa ở TP Hồ Chí Minh

10



“

Bạn bè là yếu tố chính trong việc nhận biết trà sữa, theo sau đó là các yếu tố có

bán ở gần nơi ở/làm việc/học tập và thấy mọi người xung quanh uống.” ●

“

91% đáp viên nhận biết trà sữa có uống trà sữa, và tỷ lệ uống trà sữa cao hơn ở

những người trẻ tuổi với 95%.” ●

“

Ngon, thư giãn và dành cho tuổi trẻ là những hình ảnh được dùng để hình dung

khi nói về trà sữa.” ●

“

Ở Hà Nội, Ding Tea là cửa hàng được đến thường xuyên nhất với tỷ lệ 49%, tiếp

đó là TocoToco (16%) và Gong Cha (9%).” ●

“

Ở HCM, Hot & Cold là cửa hàng được đến thường xuyên nhất với tỷ lệ 22%, tiếp

đó là Hoa Hướng Dương (14%) và Phúc Long (13%).”” ●

“

Giá cao, vị trí không thuận tiện và chất lượng không tốt là những lý do chính

khiến người dùng rời bỏ các cửa hàng trà sữa.” 1.1.2.1 Độ nhận diện của trà sữa tại Việt Nam Có thể thấy được rằng trà sữa đã bắt đầu hội nhập vào thị trường Việt Nam từ 10

“

năm trước, nhưng mà nó chỉ thực sự phát triển và bùng nổ bắt đầu từ năm 2013 cho đến ngày nay. Theo một cuộc nghiên cứu về thị trường trà sữa tại Việt Nam hiện nay thì có khoảng 73% người được hỏi có thể phân biệt được loại đồ uống trà sữa so với các loại đồ uống giải khát tương tự khác trên thị trường. Hơn thế nữa, đó là những người thuộc nhóm nữ giới, giới trẻ đang sinh sống ở hai thành phố, lớn đó là: Thành Phố Hồ Chí Minh và Hà Nội có tỉ lệ nhận biết loại đồ uống này cao hơn hẳn so với các thành phố khác, có thể nói đây là một tỉ lệ khá cao so về độ phủ sóng với một ngành mới nổi tại thị trường Việt Nam hiện nay.” Nếu như trước đây, món uống này gần như chỉ nhắm đến các bạn đang học cấp 2,

“

cấp 3 hay sinh viên đại học thì nay, trà sữa còn là điểm lui tới của rất nhiều gia đình, hội  hỉ cần nhìn vào nhận diện thương hiệu,” có thể thấy quyết bạn bè trong thời gian rảnh. C tâm của các hãng trà sữa hiện nay trong việc nâng tầm sang chảnh cho món đồ uống

11

trước kia được coi là bình dân. “Bao bì chuyên nghiệp là một trong những thứ dễ dàng nhận ra đầu tiên: trà sữa cách đây hơn chục năng chỉ đơn thuần là một cốc nhựa mỏng không tem nhãn, một màng kéo nilon nhiều màu sắc hoạt hình ở trên kèm 1 ống hút lớn thì nay, các tem nhãn được in ấn cẩn thận, ghi rõ từng hương vị, thành phần của sản phẩm, thậm chí gắn kèm được cả thông điệp yêu thương nếu đi tặng.” 1.1.2.2 Tỉ lệ từng sử dụng trà sữa trước đây Theo một cuộc nghiên cứu thị trường trà sữa tại Việt Nam thì trà sữa là đồ uống

“

có số lượng người sử dụng rất cao, có khoảng 91% người được hỏi trong cuộc nghiên cứu đã trả lời rằng đã từng uống trà sữa và hơn thế tỉ trọng những người đã từng uống trà sữa cao nhất rơi vào những người trẻ tuổi, học sinh sinh viên chiếm khoảng 95%. ”

Có thể dự đoán được rằng đối tượng trẻ chính là những thành phần sử dụng

những sản phẩm trà sữa nhiều nhất, đây chính là lý do tại sao các thương hiệu trà sữa tập trung “đánh” vào đối tượng khách hàng mục tiêu là những người trẻ tuổi sống tập trung tại các thành phố lớn như Hà Nội và TP HCM. 1.1.2.3 Tần suất sử dụng trà sữa Với mức giá thành giao động trong khoảng từ 25-60k cho một ly trà sữa trân châu

“

thì mức giá này được thấy là cao hơn hẳn so với thu nhập của đại đa số những giới trẻ đang là học sinh, sinh viên hay người mới đi làm.” Thế nhưng lại có một phần không nhỏ những người trẻ hiện nay "nghiện" uống trà sữa đến mức một ngày họ phải uống 2 đến 3 ly trà sữa, thậm chí một tháng số tiền mà họ chi trả cho việc uống trà sữa lên đến con số vài triệu hoặc hơn. Khảo sát về nhu cầu uống trà sữa trên hơn 300 người bởi Q&Me đã thống kê:

“

91% số họ thường xuyên uống trà sữa. Bởi vậy, trước thị trường rộng và đầy tiềm năng này, những thương hiệu “mạnh”, chú trọng hàng đầu đến chất lượng đang ngày càng được ưa chuộng và chiếm thị phần lớn hơn.”

12

1.2.2.4 Trà sữa là loại thức uống được giới trẻ Việt Nam rất ưa thích và phù hợp với mọi lứa tuổi Hầu như những người trẻ như học sinh, sinh viên họ có thói quen, sở thích uống

“

trà sữa gần như là hàng ngày mặc dù giá của một cốc trà sữa là cao so với những đối tượng chưa có thu nhập như họ. Nhưng thú vui uống trà sữa không chỉ bó hẹp trong đối tượng là học sinh, sinh viên mà nó còn len lỏi trong giới văn phòng như một lựa chọn ngọt ngào, thanh mát hơn cho những con người bận rộn với công việc.” Trà sữa không làm họ bị quá kích thích như các loại cafe, rượu bia nhưng lại không quá nhạt nhẽo như trà thường. Khi được hỏi về lý do tại sao lại thích trà sữa và uống trà sữa như một thói quen

“

thì hầu hết mọi người đều có những lý do giống và khác nhau nhưng hầu hết họ đều đưa ra những đáp án đó là: Trà sữa chính là loại đồ uống được họ nhớ đến đầu tiên trong lựa chọn đồ uống yêu thích của mình. Giới trẻ họ luôn muốn tìm đến những điều mới lạ và thích tụ tập bạn bè hay là hẹn hò, họ thường thích những loại đồ uống mát mẻ, ngọt ngào và lành mạnh.” Quả thật thì để tìm cho mình một thứ đồ tươi mát, dễ uống, đa dạng hương vị, dễ tìm kiếm, dễ mua... Có lẽ chính là loại đồ uống phù hợp nhất đối với giới trẻ bây giờ. 1.2.2.5 Các cửa hàng trà sữa hiện nay tại Việt Nam Khoảng 4 năm trở lại đây, trà sữa đã thực sự bùng nổ tại Việt Nam khi thị trường

“

có sự tham gia của rất nhiều thương hiệu trà sữa quốc tế như Dingtea, Chago, Gongcha, Royal Tea, Tea Story, TocoToco, Wang Tea và Taiwan Tea Good Tea, Chatime, Bobapop, Citea Fun, Blackball…” Trong số những tên tuổi đó, bên cạnh trà sữa Đài Loan, còn có trà sữa Hồng Kông, Thái Lan, Nhật Bản, Singapore… Tờ Nikkei ( Nhật Bản) dẫn một cuộc khảo sát tại Việt Nam cho biết hiện có khoảng 100 thương hiệu trà sữa với trên 1.500 điểm bán hàng rải khắp các con phố, tỉnh thành khác nhau tại Việt Nam. 13

Trong đó, tại Hà Nội, không khó để tìm được một cửa hàng bán trà sữa, thậm chí

“

chưa đầy 300 mét phố có tới 3-4 cửa hàng với đủ thương hiệu trà sữa khác nhau.” Đánh giá về sự thành công của mô hình bán trà sữa trong vài năm gần đây, các chuyên gia cho rằng ngành trà sữa sẽ tiếp tục phát triển trong thời gian tới, tăng trưởng ổn định với tốc độ 5,7%/năm và sẽ tiếp tục tăng đến năm 2020, để đáp ứng nhu cầu của giới trẻ (15-34 tuổi), đối tượng tiềm năng ...


Similar Free PDFs