[123doc] - phan-tich-co-so-ly-luan-yeu-cau-phuong-phap-luan-cua-nguyen-tac-toan-dien-va-van-dung-nguyen-tac-nay-vao-cong-cuoc-doi-moi-o-viet-nam-hien-nay PDF

Title [123doc] - phan-tich-co-so-ly-luan-yeu-cau-phuong-phap-luan-cua-nguyen-tac-toan-dien-va-van-dung-nguyen-tac-nay-vao-cong-cuoc-doi-moi-o-viet-nam-hien-nay
Author Quách Hân
Course Triết học
Institution Trường Đại học Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh
Pages 8
File Size 187.1 KB
File Type PDF
Total Downloads 326
Total Views 506

Summary

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠOTRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINHKHOA: KHOA HỌC – XÃ HỘI (KM1, CH K30-2)Bài tiểu luận không thuyết trìnhPHÂN TÍCH CƠ SỞ LÝ LUẬN, YÊU CẦUPHƯƠNG PHÁP LUẬN CỦA NGUYÊNTẮC TOÀN DIỆN VÀ VẬN DỤNGNGUYÊN TẮC NÀY VÀO CÔNG CUỘCĐỔI MỚI Ở VIỆT NAM HIỆN NAYGVHD : TS. Bùi Xuân Than...


Description

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH KHOA: KHOA HỌC – XÃ HỘI (KM1, CH K30-2)

Bài tiểu luận không thuyết trình

PHÂN TÍCH CƠ SỞ LÝ LUẬN, YÊU CẦU PHƯƠNG PHÁP LUẬN CỦA NGUYÊN TẮC TOÀN DIỆN VÀ VẬN DỤNG NGUYÊN TẮC NÀY VÀO CÔNG CUỘC ĐỔI MỚI Ở VIỆT NAM HIỆN NAY

GVHD

: TS. Bùi Xuân Thanh

Mã LHP

:

Học viên

:

Mã học viên :

LỜI MỞ ĐẦU Nội dung quán triệt nguyên tắc toàn diện là phải xem xét và cải tạo sự vật trong một chỉnh thể của tất cả các mặt, các bộ phận, các yếu tố, các thuộc tính, cùng các mối liên hệ của chúng trong bản thân sự vật, mối liên hệ giữa sự vật với các sự vật khác và với môi trường xung quanh, kể cả các mặt các mối liên hệ trung gian, gián tiếp. Để nhận thức được sự vật, chúng ta cần xem xét nó trong mối liên hệ với nhu cầu thực tiễn của con người. Cùng một sự vật, xuất phát từ nhu cầu khác nhau, chủ thể sẽ phản ánh những mặt khác nhau của sự vật và do vậy, nó biểu hiện ra những cái khác nhau. Vì vậy việc nắm bắt và áp dụng nguyên tắc toàn diện là điều rất quan trọng để áp dụng vào đời sống nói riêng và sự phát triển của đất nước nói chung.

1

1. KIẾN THỨC LÝ LUẬN 1.1 Cơ sở lý luận của nguyên tắc toàn diện là nội dung nguyên lý về mối liên hệ phổ biến Theo quan điểm siêu hình, các sự vật, hiện tượng tồn tại biệt lập, tách rời nhau, chúng không có sự phụ thuộc, ràng buộc và quy định lẫn nhau, mang tính ngẫu nhiên, không có khả năng chuyển hóa lẫn nhau. Nhưng quan điểm suy vật biện chứng khẳng đinh do sự vật hiện tượng, quá trình trong thế giới thống nhất mà chúng tồn tại trong muôn vàn mối liên hệ ràng buộc lẫn nhau. Mối liên hệ là sự tác động qua lại lẫn nhau, thâm nhập vào nhau và chuyển hóa lẫn nhau giữa cá mặt trong cùng một sự vật, hiện tượng hoặc giữa các sự vật hiện tượng với nhau. Mà chúng tồn tại mối liên hệ mang tính khách quan, phổ biến và đa dạng. Trong muôn vàn mối liên hệ chi phối sự tồn tại của chúng có những mối liên hệ phổ biến. Mối liên hệ phổ biến là mối liên hệ giữa các mặt (thuộc tính) đối lập tồn tại trong mọi sự vật, trong mọi lĩnh vực hiện thực. Chúng chi phối một các tổng quá quá trình vận động, phát triển của mọi sự vật, hiện tượng xảy ra trong thế giới và là đối tượng nghiên cứu của phép biện chứng. Tính khách quang cũng là thứ mà mồi liên hệ có, phổ biến và đa dạng, được nhận thức trong các cặp phạm trù biện chứng như các mối liên hệ sau: cái riêng – các chung; nội dung – hình thức; nguyên nhân – kết quả; hiện thực – khả năng; ngẫu nhiên – tất nhiên. 1.2 Ý nghĩa của phương pháp luận – Nguyên tắc toàn diện: Trong hoạt động nhận thức, muốn hiểu đúng sự vật phải phát hiện ra những mối liên hệ, quan hệ nội tại bên trong sự vật cũng như giữa nó với các sự vật khác:

2

-

Tìm hiểu, xem xét tất cả các mặt, các yếu tố cấu thành nó. Xem xét từ nhiêu góc độ và nhiều phương diện khác nhau

-

Phân biệt để xác định được những mối liên hệ hay các yếu cấu thành nên sự vật, sự việc, để biết cái nào thuộc bên trong hay bên ngoài, cơ bản hay không cơ bản, ngẫn nhiên hay tất nhiên, ổn định hay không ổn định,….

-

Phải thống nhất được tất cảu các mối liên hệ hay các yếu tố cấu thành nên sự vật sự việc bên trong, cơ bản,….để lý gải các mối liên hệ còn lại. Từ đó, kết hợp và xây dựng sự tổng thể và thống nhất của cá yếu tố và mối liên hệ, phát hiện ra bản chất cảu sự vật, sự việc.

Trong hoạt động thực tiễn, phải hiểu biết về những mối liên hệ hay các yếu tố cấu thành nên sự vật sự việc đang ảnh hưởng đế nó để xây dựng các chiến lược, kế hoạch để can thiệp thì mới hành động đưuọc hiệu quả cao được. Cụ thể: -

Đánh giá đúng các tính chất ảnh hưởng đến sự vật. Nắm vũng sự chuyển hóa của các mối liên hệ, từ đó có thể sử dụng biện pháp phù hợp

-

Muốn cải tạo sự vật, hiện tượng phải áp dụng đồng bộ một hệ thống các biện phát, các phương thiện khác nhau

-

Từng giai đoạn của hoạt đông thực tiễn phải năm được khâu trọng tâm, then chốt để tập trung lực lượng giải quyết

Quán triệt và vận dụng quan điểm toàn diện sẽ giúp chúng ta khắc phục được chủ nghĩa phiến diện, chủ nghĩa chiết trung và thuật nguyên biện trong hoạt động thực tiễn và nhận thức của chính mình. -

Chủ nghĩa phiến diện là cách xem xét chỉ thấy một mặt, một phương diện của một sự vật sự việc, điều nay không giúp ta có cái nhiễn tổng thể, không nhận điện đúng và từ đó hành động sai về một sự vật sự việc. (Ví dụ: Thầy bói xem voi)

-

Chủ nghĩa chiết trung là cách xem xét chỉ chú ý đến nhiều mặt, nhiều mối liên hệ của sự vật nhưng không tổng hợp và rút ra bản chất coi cái yếu tố ảnh hưởng như nhau kết hợp chúng không đúng nguyên tắc. (Ví dụ: Lúa mì – cỏ lùng, Cách mạng vô sản và tên phản bội Kauxky) 3

-

Thuật ngụy biện là các xem xét đánh tráo cái cơ bản với cái không cơ bản, bên trong với cái bên ngoài, ngẫu nhiên với tất nhiên hay ngược lại nhằm đạt được lợi ích cho bản thân (Ví dụ: 13 loại ngụy biện của Arixtốt)

2. KIẾN THỨC VẬN DỤNG THỰC TIỄN: 2.1 Về mặt kinh tế: Trong việc phát triển kinh tế, quan điêm toàn diện cngx được chúng ta áp dụng cụ thể ở việc thực hiện phát triển chính sách kinh tết nhiều thành phần có sự quả lý của Nhà nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Cụ thể là Nhà nước vẫn thừa nhận vai trò thích cực của các thành phần kinh tế khác cũng như thừa nhận sự tồn tại của hình thức sỡ hữu tư nhân. Tuy nhiên, trong đó chúng ta vẫn đặt biệt nhấn mạnh và coi trọng hình thức sở hữu công cộng với vai trò chủ đạo là thành phần kinh tế quốc doanh trong cơ chế thị trường. Giai đoạn hiện nay, Nhà nước ta vẫn tuân thủ nguyên tắc trên song song đó là sàng lọc, luwajc họn và giữ nguyên các tập đoàn quốc doanh kinh doanh có hiệu quả đồng thời xóa bỏ các tập đoan, doanh nghiệp quốc doanh làm ăn kém hiệu quả gây hệ lụy xấu cho toàn bộ nền kinh tế. 2.2 Về mặt chính trị: Chúng ta bắt đầu công cuộc đổi mới từ đổi mới về tư duy chính trịnh trong việc hoạch định đường lối và chính sạch đối nội, đối ngoại. Không có sự đổi mới đó thì không có sự đổi mới kjasc. Chúng ta phải xác định phải càng ngày càng hoàn thiện cơ chế lãnh đạo, phát huy quyền làm chủ của nhân dân, nâng cao năng lực lãnh đạo và năng lực tổ chức thực tiễn của Nhà nước, nhà nước phải được xây dựng thành Nhà nước pháp quyền của dân, do dân, vì dân, quản lý xã hội bằng pháp luật. Nước ta đã đã và đang xây dựng một nền hành chính nhà nước dân chủ, trong sạch, vững mạnh, từng bước hiện đại hóa xây dựng đội ngữ cán bộ, công chức trong sạch, có năng lực Đổi mới chính trị tạo điều kiện cho đổi mới kinh tế. Khi đường lối chính trị, thiết chế chính trị được đổi mới phù hợp với yêu cầu phát triển kinh tế thì chính trị trờ thành 4

định hướng cho phát triển kinh tế. Đồng thời tạo môi trường phát triển về an ninh trật tự để phát triển kinh tế và chính trị còn đóng vai trò can thiệp điều tiết, khắc phục những mặt trái do đổi mới kinh tế đưa đến. Tăng cường quốc phòng an ninh: bảo vệ vững chắc độc lập chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ, bảo vệ an ninh quốc gia trật tự an toàn xã hội và nền văn hóa. 2.3 Về mặt văn hóa – xã hội: Chúng ta phải coi nguồn lực con người là quý báu nhất, có vai trò quyết định đối với sự phát triển của đất nước. Xây dựng nền văn hóa tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc. Cùng với sự đẩy mạnh phát triển kinh tế, chính trị, chúng ta phải chủ trương giải quyết tốt các vấn đề xã hội, coi đây là một hướng chiến lược thể hiện bản chất ưu việt của chế độ ta. Phát triểu giáo dục và đào tạo; khoa học và công nghệ xây dựng nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc. bên cạnh đó, gắn kết tăng trưởng kinh tế với nâng cân chất lượng cuộc sống, phát triển y tế, giáo dục. 2.4 Đề xuất vận dụng cho công cuộc đổi mới đất nước: Tạo tính đồng bộ các yếu tố của nền kinh tế. Vân dụng quan điểm toàn diện đồng bộ các yếu tố của thị trường lao đông, thị trường hàng háo và dịch vụ, thị trường vốn, thị trường bất động sản, thị trường nhà ở, thị trường đất đai,… là yếu tố cần thiết để thúc đẩy nền kinh tế Việt Nam phát triểu. Bên cạnh đó, còn phải hoàn chỉnh đồng bộ và toàn diện hệ thống các công cụ quản lý thị trường xã hội chủ nghĩa. Nhà nước phải quản lý thị trường bằng pháp luật, kế hoạch, cơ chế, chính sách các đòn bẩy kinh tế và bằng các nguồn lực của khu vực kinh tết Nhà nước. Các công cụ pháp luật là đảm bảo môi trường pháp lý, môi trường kinh doanh cho mọi thành phần kinh tế phát triể; công cụ kế hoạch; các công cụ chính sách; các công cụ khác. Hàng loạt các công cụ này không thể bỏ qua bất cứ công cụ nào, nếu thiếu đi một trong những công cụ trên thì hậu quả không lường sẽ xảy ra.

5

Phải triệu thực hiện dân chủ, theo đó phải triển khai và thực hiện đồng bộ: thực sự tôn trọng các quyền tự do báo chí, quyền bình đẳng trước pháp luật; Triệt để tôn trọng nguyên tắc “Quốc hội là cơ quan quyền lực cao nhất”; Đảm bảo có hệ thống tòa án độc lập là sự phần quyền vô cùng quan trọng; tạo cơ chế công khai, minh bạch, thực sự dân chủ. Nếu bốn điểm nên trên thực hiện được, dân chúng sẽ tin tưởng ở Nhà nước, tin tưởng ở người lãnh đạo và hy vọng về một đất nước tốt đẹp hơn. Chú trọng xây dựng văn hóa trong cơ cấu Nhà nước, nhất là phong cách văn hóa lãnh đạo, văn hóa quả lý; trong đó, trước hết cán bộ, công chức phải là những người làm gương, đi đầu; chống những hiện tượng phản văn hóa, phi văn hóa. Đa dạng hóa các hình thức hoạt động để thu hút toàn dân tham gia phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa”, chú trọng chất lượng, không chạy theo phong trào, hình thức. Tiếp tục đầu tư các thiết kế văn hóa, phát huy hiệu quá sử dụng phục vụ trong công đồng dân cư. 3. KẾT LUẬN Trong đời sống xã hội, nguyên tắc toàn diện có vai trò rất quan trọng. Đòi hỏi chúng ta phải nhiền nhật sự việc theo nhiều khía cạnh mới có thể áp dụng nhất hức với thực tiễn đời sống. Đây là một còn đường đúng đắn, là mục tiêu dài hạn để đất nước ta phát triển. Vì vậy nếu Nhà nước nhà nước áp dụng đúng chính sách để đối phó với các mối nguy sẽ xảy ra trong thời gian tiếp theo. Nhưng việc này đòi hỏi bộ máy cơ cấu Nhà nước phải thật vững mạnh, có nhiều kiến thức để tính toán, lường trước, và ra kế sách để đề phòng các tình huống không thuận lợi. Mỗi chúng ta cũng nên áp dụng nguyên tắc này để áp dụng không chỉ vào công việc mà còn vào đời sống để mỗi sự việc xảy ra, chúng ta đều có cái nhìn khách quan để đưa ra quyết định đúng đắn. 4. TÀI LIỆU THAM KHẢO: TS.Bùi Văn Mưa, Tài liệu học tập Triết Học, Trường Đại Học Kinh Tế TP.HCM TS.Bùi Văn Mưa, Lịch sử Triết Học, Trường Đại Học Kinh Tế TP.HCM

6

https://www.tapchicongsan.org.vn/web/guest/chinh-tri-xay-dungdang/-/2018/821650/quan-triet-nguyen-tac-khach-quan-va-quan-diem-toan-dien-theotu-tuong-ho-chi-minh---yeu-cau-quan-trong-hang-dau-trong-danh-gia%2C-bo-nhiemdung-can-bo.aspx https://www.sav.gov.vn/Pages/chi-tiet-tin.aspx?ItemID=1703&l=Nghiencuutraodoi

7...


Similar Free PDFs