[123doc] - y-nghia-ly-luan-va-thuc-tien-cua-ly-thuyet-ban-tay-vo-hinh-cua-adam-smith-vao-cong-cuoc-doi-moi-o-viet-nam-hien-nay PDF

Title [123doc] - y-nghia-ly-luan-va-thuc-tien-cua-ly-thuyet-ban-tay-vo-hinh-cua-adam-smith-vao-cong-cuoc-doi-moi-o-viet-nam-hien-nay
Author Phu Nguyen Nam
Course Kinh tế chính trị
Institution Trường Đại học Ngoại thương
Pages 12
File Size 295.4 KB
File Type PDF
Total Downloads 148
Total Views 398

Summary

KHOA SAU ĐẠI HỌCBÀI THUYẾT TRÌNHĐề tài: “Nghiên cứu lý thuyết bàn tay vô hình của AdamSmith có ý nghĩa lý luận và thực tiễn như thế nào trongcông cuộc đổi mới ở Việt Nam”Giảng viên : TS. Ngô Gia LưuMôn học : Các học thuyết kinh tế hiện đạiLớp : Cao học 16BNhóm thực hiện : Nhóm 21. Châu Hồ Quốc Bảo N...


Description

NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC VIỆT NAM

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGÂN HÀNG TP. HỒ CHÍ MINH KHOA SAU ĐẠI HỌC

BÀI THUYẾT TRÌNH Đề tài: “Nghiên cứu lý thuyết bàn tay vô hình của Adam Smith có ý nghĩa lý luận và thực tiễn như thế nào trong công cuộc đổi mới ở Việt Nam” Giảng viên Môn học Lớp Nhóm thực hiện 1. 2. 3. 4. 5. 6. 7. 8. 9.

: TS. Ngô Gia Lưu : Các học thuyết kinh tế hiện đại : Cao học 16B2 : Nhóm 2

Châu Hồ Quốc Bảo Nguyễn Thị Ngọc Nữ Đỗ Thị Kim Nữ Nguyễn Thị Hồng Thanh Nguyễn Huy Thu Hiền Phan Hữu Tài Lê Văn Cường Đoàn Trần Phong Lưu Huỳnh Thanh An TP. HỒ CHÍ MINH THÁNG 2/ 2015

Nhóm trưởng Thành viên Thành viên Thành viên Thành viên Thành viên Thành viên Thành viên Thành viên

MỤC LỤC 1.Hoàn cảnh ra đời, khái lược nội dung lý thuyết bàn tay vô hình................2 1.1.Khái lược nội dung lý thuyết “bàn tay vô hình”:..............................................................4 1.2.Nội dung chi tiết lý thuyết “bàn tay vô hình” của Adam Smith:......................................5 1.3.Nhận xét:...........................................................................................................................8

2.Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của lý thuyết “bàn tay vô hình"......................9 1.4.Ý nghĩa lý luận:.................................................................................................................9 1.5.Ý nghĩa thực tiễn:............................................................................................................10

1. Hoàn cảnh ra đời, khái lược nội dung lý thuyết bàn tay vô hình Vào thế kỉ XVIII, Châu Âu bước vào cuộc cách mạng công nghiệp, tạo ra một hình thái kinh tế xã hội, chính trị mới dẫn đến sự xuất hiện cuả một tầng lớp quý tộc mới liên minh với giai cấp tư sản chống lại giai cấp phong kiến. Sự chuyển biến phương thức sản xuất đã làm cho học thuyết kinh tế chủ nghĩa trọng thương không còn phù hợp nữa, đòi hỏi phải có một cương lĩnh kinh tế mới đáp ứng nhu cầu của thời đại.Kinh tế chính trị học tư sản cổ điển Anh ra đời và trở thành một phần nền tảng khoa học của kinh tế thị trường ngày nay.Một trong những đại biểu tiên phong xây dựng hệ thống ấy là Adam Smith. Adam Smith (1723-1790), sinh ở Scotland tại thành phố nhỏ Kirkaldy, là con của một viên chức ngành thuế. Ông là một người có tài năng bẩm sinh, năm 14 tuổi ông đã vào trường đại học Glasgow, sau đó tiếp tục theo học đại học Oxford và trở thành nhà lý luận kinh tế chính trị học cổ điển nổi tiếng của Anh. Tác phẩm lớn nhất của ông là “The Wealth of Nations”, xuất bản năm 1776. Trong tác phẩm, ông nhấn mạnh lợi ích của chuyên môn hoá và nhu cầu sinh ra hệ thống cơ chế thị trường, phản hồi qua hệ thống giá. Về thế giới quan và phương pháp luận của A.Smith cơ bản là thế giới quan duy vật nhưng còn mang tính tự phát và máy móc, trong phương pháp còn song song tồn tại cả hai phương pháp khoa học và tầm thường. Điều này ảnh hưởng sâu sắc đến các học thuyết kinh tế tư sản sau này. 2

Mặc dù trước Adam Smith đã có nhiều người viết về các vấn đề và nguyên lý kinh tế, nhưng hầu hết mọi người đều coi ông là cha đẻ của kinh tế học. Ông là người đầu tiên nhìn thấy lợi ích từ việc cạnh tranh và lập luận ủng hộ các chính sách thúc đẩy cạnh tranh bằng cách giảm sự can thiệp của Nhà nước vào nền kinh tế và tránh độc quyền. Học thuyết của A. Smith là một trong những học thuyết có tiếng vang lớn, nó trình bày một cách có hệ thống các phạm trù kinh tế, xuất phát từ các quan hệ kinh tế khách quan. Học thuyết kinh tế của ông có cương lĩnh rõ ràng về chính sách kinh tế, có lợi cho giai cấp tư sản trong nhiều năm. Những tác phẩm chính của Adam Smith "Lectures on Rhetoric and Belles Lettres," 1748. "The Theory of Moral Sentiments," 1759. "Lectures on Rhetoric and Belles Lettres" (1762-1763; in 1958) "Lectures on Jurisprudence," 1766. "An Inquiry into the Nature and Causes of the Wealth of Nations," 1776. "Account of the Life and Writings of David Hume", 1777. "Thoughts on the State of the Contest with America", 1778. "Essays on Philosophical Subjects", 1795 - gồm : "The Principles which Lead and Direct Philosophical Enquiries illustrated by the History of Astronomy" “The Principles which Lead and Direct Philosophical Enquiries illustrated by the History of the Ancient Physics" “The Principles which Lead and Direct PhilosophicalEnquiries illustrated by the History of the Ancient Logic and Metaphysics" "Of the External Senses" "Of the Nature of that Imitation which takes place in what are called the Imitative Arts" "Of the Affinity between certain English and Italian Verses" 3

"Review of Johnson's Dictionary", 1755, Edinburgh Review "Letter to the Authors", 1756, Edinburgh Review "Preface and Dedication to William Hamilton's Poems on Several Occasions", 1748, 1758 "Account of the Life and Writings of Adam Smith LL.D." by Dugald Stewart, 1793, Transactions of the Royal Society of Edinburgh.

1.1.

Khái lược nội dung lý thuyết “bàn tay vô hình”:

Điểm xuất phát trong phân tích của A.Smith là nhân tố con người kinh tế. Theo ông, con người kinh tế có 2 tính: tính vị kỉ và tính vị tha. Trong 2 tính này, tính vị kỉ trội hơn nên làm nảy sinh mối quan hệ trao đổi, mua bán. Trao đổi là đặc tính vốn có của con người, là thiên hướng phổ biến, tất yếu và vĩnh viễn của mọi xã hội. Chỉ có trao đổi thì nhu cầu của con người mới được thỏa mãn. “Khi trao đổi sản phẩm với nhau, con người bị chi phối bởi lợi ích cá nhân của mình. Mỗi người chỉ biết tư lợi và chạy theo tư lợi. Lợi ích cá nhân là động lực trực tiếp chi phối người ta hoạt động trao đổi. Nhưng khi chạy theo tư lợi con người kinh tế còn chịu tác động của “bàn tay vô hình”. Bàn tay vô hình là một phép ẩn dụ, một tư tưởng kinh tế do Adam Smith đưa ra vào năm 1776. Trong tác phẩm “Tài sản của các quốc gia” và những bài viết khác, Smith đã tuyên bố rằng, trong nền kinh tế thị trường tự do, mỗi cá nhân theo đuổi một mối quan tâm và xu hướng lợi ích riêng cho cá nhân mình, và chính các hành động của những cá nhân này lại có xu hướng thúc đẩy nhiều hơn và củng cố lợi ích cho toàn cộng đồng thông qua một "bàn tay vô hình". Ông biện luận rằng, mỗi một cá nhân đều muốn thu lợi lớn nhất cho mình sẽ làm tối đa lợi ích của cả cộng đồng, điều này giống như việc cộng toàn bộ tất cả các lợi ích của từng cá nhân lại. Ông dùng thuật ngữ này mô tả khả năng của cơ chế thị trường trong việc điều chỉnh cung cầu trên thị trường. Và ví sức mạnh của cơ chế thị trường như bàn tay vô 4

hình định hướng người bán và người mua, phân bố nguồn lực kinh tế đạt được hiệu quả xã hội lớn nhất mà không cần sự can thiệp của Chính phủ. Theo lý luận này, thì hoạt động của mỗi thành viên trong xã hội chỉ mang mục đích bảo vệ lợi ích của riêng mình; thông thường, không có chủ định củng cố lợi ích công cộng và cũng không biết mình đang củng cố lợi ích này ở mức độ nào. Tuy nhiên khi đó, hệ thống thị trường và cơ chế giá cả sẽ hoạt động một cách tự phát vì lợi ích của tất cả mọi người như thể có một bàn tay vô hình đầy thiện ý điều khiển toàn bộ quá trình xã hội và sự điều khiển tự phát này còn có hiệu quả hơn cả khi có ý định làm việc này. Theo quan điểm của A. Smith, Chính phủ chỉ nên giữ chức năng quản lý, bởi lẽ ông cho rằng: “Chính bàn tay vô hình với tư cách là cơ chế tự cân bằng của thị trường cạnh tranh làm cho phúc lợi cá nhân và hiệu quả kinh tế đạt tối đa. Trong khi chạy theo lợi ích riêng của mình, con người phụng sự xã hội nhiều hơn anh ta chủ trương làm điều đó…” 1.2.

Nội dung chi tiết lý thuyết “bàn tay vô hình” của Adam Smith:

Smith chỉ sử dụng thuật ngữ "bàn tay vô hình" ba lần trong ba tác phẩm của ông. Nhưng sau này, thuật ngữ này đã được sử dụng rộng rãi trở thành một lý luận kinh tế học. Học thuyết “bàn tay vô hình” nghiên cứu cơ chế hoạt động của thị trường cạnh tranh và nó cũng phản ánh quan điểm chung của các nhà kinh tế học cổ điển.Theo A. Smith, một chế độ kinh tế bình thường phải dựa trên cơ sở sản xuất và trao đổi hàng hóa và một nền kinh tế hàng hóa bình thường phải dựa trên cơ sở tự do cạnh tranh. Ngược lại thì chỉ là sản phẩm của ngẫu nhiên, độc đoán và ngu dốt của con người. Ông viết: “Mỗi cá nhân đều cố gắng sử dụng vốn của mình sao cho có được sản phẩm có giá trị cao nhất. Thông thường, cá nhân này không có chủ định củng cố lợi ích công 5

cộng, mà cũng chẳng biết mình đang củng cố lợi ích này ở mức độ nào. Cá nhân này chỉ có mục đích bảo vệ sự an toàn và thành quả riêng của mình. Trong quá trình này, một bàn tay vô hình này đã buộc anh ta phải theo đuổi một mục đích không nằm trong dự định. Trong khi theo đuổi lợi ích của mình, anh ta đã bảo vệ luôn lợi ích của xã hội một cách hữu hiệu hơn cả khi anh ta có ý định làm việc này”. Bàn tay vô hình, trước hết thể hiện lợi ích của các cá nhân,nó tác động như là một lực đẩy, hướng con người tới công việc nào mà xã hội sẵn sàng trả tiền.A. Smith viết: “Chúng ta không mong có bữa trưa nhờ lòng hào phóng của người mổ thịt, người nấu bia, hoặc người làm bánh, mà ở cách nhìn của họ đối với lợi ích của bản thân họ. Chúng ta trông chờ không phải ở lòng nhân đạo của họ, mà ở tính tự tương thân của họ, và không bao giờ nói với họ về những nhu cầu của chúng ta, mà về những lợi ích của họ”. Bàn tay vô hình chính là các quy luật kinh tế khách quan chi phối hành động của con người. Adam Smith gọi hệ thống các quy luật khách quan đó là một trật tự thiên định. Ông chỉ ra các điều kiện cần thiết để cho các quy luật hoạt động là: phải có sự tồn tại và phát triển sản xuất trao đổi hàng hóa, nền kinh tế phải phát triển trên cơ sở tự do kinh tế, tự do mậu dịch. Quá trình ấy được thực hiện bởi chính quá trình cạnh tranh lợi ích giữa các cá nhân. Không ai cần kế hoạch, không ai cần mệnh lệnh, thị trường sẽ tự động giải quyết tất cả. Như vậy, ông cho rằng mỗi người trong quá trình trao đổi sản phẩm không ai xuất phát từ lợi ích cộng đồng mà xuất phát từ lợi ích cá nhân của mình. Lợi ích cá nhân chính là mục đích, là động lực xuất phát. Các cá nhân chỉ có mục đích bảo vệ sự an toàn và thành quả riêng của mình. Trong quá trình này, một bàn tay vô hình đã buộc anh ta phải theo đuổi mục đích không nằm trong dự định. Khi theo đuổi lợi ích của mình, anh ta đã vô tình bảo vệ luôn lợi ích của xã hội một cách hữu hiệu hơn cả khi anh ta có ý định làm việc này. A.Smith đã đề cao hiệu quả của lợi ích cá nhân, Ông nói: “Anh hãy đưa cho tôi cái tôi cần, và anh sẽ có được ở tôi cái mà chính anh cần”. Thị trường sẽ tạo ra sự hài 6

hoà giữa các lợi ích bằng phương cách của nó. Cứ để một người nào đó bán hàng hoá của mình quá đắt, hoặc không muốn trả công cho công nhân của mình như những kẻ khác, anh ta sẽ mất khách trong trường hợp thứ nhất và không có người làm trong trường hợp thứ hai. Như vậy, những động cơ vị kỷ của con người điều khiển trò chơi, và sự tác động qua lại giữa họ sẽ tạo ra những kết quả bất ngờ nhất, đó là sự hài hòa của xã hội. Lý thuyết bàn tay vô hình dựa trên sự thúc đẩy của lợi ích cá nhân và sự điều tiết của thị trường tự do cạnh tranh. Ông giải thích việc để giá cả thị trường được cân bằng phải không xa rời chi phí sản xuất hàng hoá thực tế. Ông giải thích việc xã hội làm như thế nào để hướng những người sản xuất hàng hoá phải cung cấp những hàng hoá mà xã hội cần, sự tương đồng cơ bản trong thu nhập ở dân chúng ở mỗi trình độ sản xuất của một quốc gia. Nghĩa là ông đã tìm ra trong cơ chế thị trường một hệ thống tự điều tiết việc cung ứng cho xã hội một cách có trật tự. Ông cho rằng Nhà nước không nên can thiệp vào kinh tế, Nhà nước chỉ có chức năng bảo vệ quyền sở hữu tư bản, đấu tranh chống kẻ thù bên ngoài, chống tội phạm trong nước. Nhà nước chỉ nên can thiệp vào các chức năng kinh tế khi nó vượt ra ngoài khả năng của các chủ doanh nghiệp, ông viết: “Bạn nghĩ rằng bạn đang giúp cho hệ thống kinh tế bằng những quy định, ý định tốt đẹp và bằng những hành động can thiệp của mình? Không phải vậy đâu hãy để mặc mọi sự việc xảy ra, đừng nhúng tay vào. Dầu nhờn của lợi ích cá nhân sẽ làm cho các bánh xe kinh tế hoạt động một cách gần như kỳ diệu, không cần kế hoạch, không cần quy tắc, thị trường sẽ giải quyết tất cả, chính sách kinh tế tốt nhất của nhà nước là tự do kinh tế…” Tóm lại, nội dung chính của thuyết “bàn tay vô hình” là Nhà nước không nên can thiệp vào kinh tế, thị trường sẽ tự động giải quyết tất cả. Nhưng tại sao thị trường lại có thể giải quyết được? Đó là vì mỗi một con người luôn luôn chạy theo lợi ích cá nhân của mình, nhưng họ không biết rằng mình đã vô tình bảo vệ lợi ích xã hội và chính cái mong muốn theo đuổi lợi ích cho mình nó như một động lực, như một bàn tay vô hình nào đó thúc đẩy cho sự phát triển của xã hội. Đó chính là quan điểm của A.Smith về lý thuyết bàn tay vô hình. 7

1.3.

Nhận xét:

Adam Smith sử dụng hình tượng “bàn tay” để ám chỉ quyền lực chi phối thị trường. Ông cũng phân quyền lực này thành 2 loại: 1. Bàn tay hữu hình: Quyền lực chi phối thị trường của Nhà nước, được thực hiện thông qua các chủ trương, chính sách chủ quan của giới cầm quyền. 2. Bàn tay vô hình: Quyền lực chi phối thị trường của tự nhiên, được thực hiện thông qua các quy luật tự nhiên khách quan, nằm ngoài sự chi phối của con người. Rõ ràng, quy luật tự nhiên mạnh hơn suy nghĩ chủ quan của Nhà nước. Từ đây ta có thể thấy xu hướng ca ngợi “bàn tay vô hình” của Adam Smith, ông luôn kêu gọi Chính phủ không can thiệp quá sâu vào thị trường. Theo Adam Smith thì có một "bàn tay vô hình" thúc đẩy sự vận hành của nền kinh tế thị trường theo quy luật cung cầu và quy luật giá trị, chi phối tài sản và cách tiêu thụ hàng hóa, dịch vụ,biến những tính toán riêng về lợi ích của từng người thành những lợi ích chung cho xã hội. Cụ thể là những cá nhân tìm kiếm của cải theo các mục tiêu riêng lẻ lại vô tình thúc đẩy nền kinh tế và hỗ trợ phát triển những lợi ích chung của cả xã hội. Cuộc sống con người tùy mức sống văn minh sẽ có nhưng nhu cầu vật chất khác nhau. Mức sống càng cao, yêu cầu vật chất từ ăn no mặc ấm đã nâng lên ăn ngon mặc đẹp. Nhu cầu về cuộc sống tinh thần, tâm lý, được tôn trọng, được phục vụ cũng đòi hỏi những sản phẩm tinh thần mới, do đó mà sản phẩm hàng hóa và dịch vụ phát triển không ngừng. Khi số lượng yêu cầu của một loại sản phẩm (vật chất hay tinh thần) lớn đến một mức độ nào đó thì sẽ tạo ra thị trường của sản phẩm ấy, nghĩa là có người mua, người bán, và bàn tay vô hình của nền kinh tế thị trường sẽ làm nhiệm vụ điều hòa. Số lượng, chất lượng, giá cả sản phẩm sẽ được đưa từ chỗ thừa đến chỗ thiếu, thúc đẩy một sản phẩm mới có ưu thế, có ích lợi hơn ra đời và loại bỏ sản phẩm lạc hậu, kém giá trị ra khỏi thương trường. Hoạt động của bàn tay vô hình thật là vô tư. Tuy nhiên, vì vô tư nên bàn tay vô hình cũng dễ bị lợi dụng. Người ta đã tạo ra những trạng thái giả tạo, bằng những hiện tượng thiếu hụt hàng hóa tại một thời điểm, một địa phương nào đó, làm cho giá cả gia tăng đề trục lợi hoặc dùng những biện pháp 8

hành chính ngăn cản những dòng hàng hóa vận hành theo quy luật cung cầu, làm cho giá cả biến động, thị trường bị méo dạng, hay đặt ra chính sách đối xử bất bình đẳng đối với mặt hàng, nguồn gốc xuất xử, đối tượng tham gia…Như vậy bàn tay vô hình sẽ bị lừa, sẽ vận hành một cách khập khễnh, từ đó một yêu cầu vô cùng chính đáng đặt ra là Nhà nước phải tham gia vào thị trường với mục tiêu là: gỡ bỏ rào cản, loại bỏ những yếu tố làm biến dạng thị trường, hướng dẫn sản xuất.

2. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của lý thuyết “bàn tay vô hình" 1.4.

Ý nghĩa lý luận:

Lý thuyết của Smith chống lại tư tưởng của chủ nghĩa trọng thương (yêu cầu có sự can thiệp của Nhà nước vào kinh tế), đặt tiền đề đòi hỏi được tự do kinh doanh, thích hợp với sự phát triển chủ nghĩa tư bản trong một thời kì dài. Tuy nhiên sau này, thực tế đã cho thấy những điểm chưa hoàn toàn hợp lý của thuyết này, và người ta vẫn phải dùng đến Nhà nước là "bàn tay hữu hình" thông qua luật pháp, thuế và các chính sách kinh tế để điều chỉnh nền kinh tế xã hội kết hợp với cơ chế tự điều chỉnh theo thuyết “bàn tay vô hình” để thúc đẩy sự phát triển kinh tế xã hội của đất nước. Cũng giống như các nhà lý luận cổ điển khác, A. Smith ủng hộ mạnh mẽ tư tưởng tự do kinh tế, đề cao tự do cạnh tranh. Điều đó là hoàn toàn phù hợp với hoàn cảnh kinh tế xã hội của thời kỳ đầu của chủ nghĩa tư bản tự do cạnh tranh. Trong tác phẩm “Nguồn gốc giàu có của các quốc gia”, ông khẳng định rằng chế độ xã hội bình thường hợp với “trật tự tự nhiên” là xã hội tư bản, nền kinh tế bình thường là nền kinh tế phát triển trên cơ sở tự do cạnh tranh, xã hội bình thường là xã hội xây dựng trên cơ sở quy luật tự nhiên, còn xã hội không bình thường là sản phẩm của độc đoán, ngẫu nhiên và dốt nát của con người. Dựa vào lý thuyết “Bàn tay vô hình”, với sự thúc đẩy của lợi ích cá nhân và sự điều tiết của thị trường cạnh tranh, A. Smith đã giải thích việc giá cả thị trường được cân bằng,không xa rời chi phí sản xuất thực tế hàng hóa. Ông đã giải thích việc xã hội làm như thế nào để hướng những người sản xuất hàng hóa phải cung cấp những hàng hóa mà xã hội cần, sự tương đồng cơ bản trong thu nhập của dân chúng ở mỗi trình độ 9

sản xuất của một quốc gia. Nghĩa là ông đã tìm ra trong cơ chế thị trường một hệ thống tự điều tiết việc cung ứng cho xã hội một cách có trật tự. Theo ông, Nhà nước là công cụ cần thiết để chống thù trong giặc ngoài,chống tội phạm và bảo vệ đất nước. Tuy nhiên, đôi khi Nhà nước cũng có chức năng kinh tế,khi nó vượt ra ngoài khả năng của các doanh nghiệp như đào sông, đắp đường…, nhưng nhà nước không nên can thiệp sâu vào các hoạt động kinh tế, thị trường tự nó sẽ giải quyết tất cả. Ông cũng chỉ ra các điều kiện cần thiết để quy luật kinh tế khách quan hoạt động là: -

Sự tồn tại và phát triển của sản xuất hàng hòa và trao đổi hàng hóa;

-

Nền kinh tế phải được phát triển trên cơ sở tự do kinh tế: tự do sản xuất, tự do liên doanh, liên kết, tự do mậu dịch. Sau này, trong lịch sử, có rất nhiều nhà kinh tế, rất nhiều học thuyết kinh tế ra

đời kế thừa và phát huy tư tưởng tự do kinh tế của A.Smith, bao gồm: -

Trường phái cổ điển Pháp: học thuyết về trật tự tự nhiên của Quesney.

-

Trường phái tân cổ điển: Lý thuyết cân bằng tổng quát của L.Waras, lý thuyết giá cả của A. Marshall

-

Trường phái kinh tế hiện đại đồng thời thừa nhận cả 2 bàn tay và xem nó như nhau, “điều hành nền kinh tế mà không có Chính phủ hay thị trường thì cũng như định vỗ tay bằng một bàn tay vậy”

1.5.

Ý nghĩa thực tiễn:

Lý thuyết “bàn tay vô hình” là tiền đề cho sự phát triển nền kinh tế thị trường và tự do thương mại quốc tế ngày nay. Học thuyết cho thấy tầm quan trọng của quy luật khách quan, đặc biệt là quy luật cân bằng về cung-cầu giá cả; Hoạt động của mỗi thành viên trong xã hội chỉ có mục đích bảo vệ sự an toàn và thành quả của riêng mình; thông thường, không có chủ định củng cố lợi ích công cộng và cũng không biết mình đang củng cố lợi ích này ở mức độ nào. Trong khi đó, hệ thống thị trường và cơ chế 10

giá cả vẫn hoạt động một cách tự phát vì lợi ích của tất cả mọi người như thể có một "Bàn tay vô hình" điều khiển toàn bộ quá trình xã hội, buộc cá nhân phải theo đuổi một mục đích không nằm trong dự định. Với việc từng bước thực hiện những quá trình mang tính quy luật của bước chuyển từ nền kinh tế tập trung quan liêu, bao cấp sang cơ chế thị trường có sự điều tiết vĩ mô của Nhà nước, với tự do hóa giá cả và thương mại hoá nền kinh tế là khâu trung tâm đột phá, Việt Nam đã tiến những bước dài trên con đường đổi mới. Tuy nước ta hiện nay đã chuyển sang vận hành nền kinh tế theo cơ chế thị trường có sự quản lí của Nhà nước, phát triển theo định hướng Xã hội chủ nghĩa, nhưng còn nhiều yếu tố sơ khai. Việc nghiên cứu lý thuyết “Bàn tay vô hình” của A.Smith có ý nghĩa cung cấp tri thức quan trọng về vai trò của cơ chế thị trường trong điều tiết nền kinh tế. Trong cơ chế này, mọi việc lựa chọn sản xuất và tiêu dùng của các chủ kinh tế đều được thực diện dưới tác động của các quy luật kinh tế khách quan, theo mệnh lệnh của thị trường. Cơ chế thị trường là cơ chế điều chỉnh linh hoạt các nguồn lực trong nền kinh tế theo hướng hiệu quả, tự nó có thể tạo ra sự cân đối cung-cầu trên thị trường. Do vậy cần nh...


Similar Free PDFs