2005 0088 Lê Duy Hiếu - Lecture notes luận cuối kì PDF

Title 2005 0088 Lê Duy Hiếu - Lecture notes luận cuối kì
Author Duy Hiếu Lê
Course Kinh tế quốc tế
Institution Trường Đại học Kinh tế, Đại học Quốc gia Hà Nội
Pages 10
File Size 372.7 KB
File Type PDF
Total Downloads 81
Total Views 198

Summary

Download 2005 0088 Lê Duy Hiếu - Lecture notes luận cuối kì PDF


Description

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ

(  )

TIỂU LUẬN ĐỀ TÀI: SỰ SÁNG TẠO CỦA CHỦ TỊCH HỒ CHÍ MINH VỀ CÁCH MẠNG GIẢI PHÓNG DÂN TỘC TRONG: BÁO CÁO BẮC KỲ, TRUNG KỲ VÀ NAM KỲ, ĐÔNG DƯƠNG 1, 2

Giảng viên hướng dẫn: ThS. Nguyễn Văn Thắng Sinh viên thực hiện:

Lê Duy Hiếu

Mã sinh viên:

20050088

Lớp:

QH2020-E KTQT CLC 1

Mã học phần:

POL 1001 5

Khoa:

Kinh Tế và Kinh doanh quốc tế

Khóa:

QHE-2020

HÀ NỘI – NĂM 2021

Đề bài: Anh/chị hãy phân tích sự sáng tạo của chủ tịch Hồ Chí Minh về cách mạng giải phóng dân tộc qua 03 tác phẩm: Báo cáo Bắc Kỳ, Trung Kỳ và Nam kỳ( tr.500 , Hồ Chí Minh toàn tập, tập 1); 2 tác phẩm Đông Dương ( trang 45, 49, Hồ Chí Minh toàn tập, tập 1). MỤC LỤC PHẦN I. MỞ ĐẦU .................................................................................................................2 PHẦN II. NỘI DUNG ............................................................................................................3 2.1 Tư tưởng Hồ Chí Minh về cách mạng giải phóng dân tộc: ................................................3 2.2 Những sáng tạo lý luận của Hồ Chí Minh về cách mạng giải phóng dân tộc ....................3 2.3 Ý nghĩa lý luận và thực tiễn trong các tác phẩm ............................................................... 9 PHẦN III. KẾT LUẬN .......................................................................................................... 9 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................10

PHẦN I. MỞ ĐẦU Chủ tịch Hồ Chí Minh - Anh hùng giải phóng dân tộc, danh nhân văn hóa thế giới đã cống hiến trọn cuộc đời cho sự nghiệp giải phóng dân tộc, đem lại cuộc sống ấm no, tự do, hạnh phúc cho nhân dân Việt Nam. Sự nghiệp cách mạng phong phú, sôi động của Hồ Chí Minh đã để lại cho dân tộc ta nhiều “Di sản” quý báu, trong đó, những sáng tạo lý luận của Người về cách mạng giải phóng dân tộc là một dấu ấn nổi bật, góp phần tạo nên những thắng lợi vĩ đại của cách mạng Việt Nam, đồng thời có giá trị thời đại sâu sắc. Trong đó thông qua các tác phẩm mà Người đã sáng tác đã soi sáng con đường giải phóng dân tộc, giải phóng giai cấp. Từ những kho tàng vô vàn những tác phẩm quý báu ấy tác giả quyết định chọn ba tác phẩm đó là: Tác phẩm Báo cáo Bắc Kỳ, Trung Kỳ và Nam kỳ và 2 tác phẩm Đông Dương để phân tích sự sáng tạo của chủ tịch Hồ Chí Minh về cách mạng giải phóng dân tộc, giúp nhân dân Việt Nam thoát khỏi ách đô hộ và đứng lên làm chủ bản thân, làm chủ đất nước.

PHẦN II. NỘI DUNG 2.1 Tư tưởng Hồ Chí Minh về cách mạng giải phóng dân tộc: Với việc tiếp thu những tư tưởng, lý luận sắc bén của chủ nghĩa Mác-Lênin, Nguyễn Ái Quốc đã có những bước chuyển biến về chất trong tư tưởng của mình. Người từ chủ nghĩa yêu nước đến chủ nghĩa Mác-Lênin, từ giác ngộ dân tộc đến giác ngộ giai cấp và từ một người con yêu nước thành một người cộng sản. Trong tác phẩm Đông Dương đăng trên tạp trí Tạp chí La Revue Communiste Người viết: “Cải thiếu đối với chúng tôi, mà trách nhiệm của chúng tôi phải nói lên ở đây để những đồng chí của chúng ta có nhiệt tình truyền bá chủ nghĩa cộng sản và thực tâm muốn giúp đỡ những người lao động lật đổ ách của những kẻ bóc lột và đi vào gia đình chung của giai cấp vô sản quốc tế, để cho những đồng chí đó có thể giúp đỡ chúng tôi một cách có hiệu quả.1 Từ những lý luận khoa học của chủ nghĩa Mac-Lenin Người đã vận dụng một cách sáng tạo, phù hợp với hoàn cảnh lịch sử của dân tộc để đưa ra những đường lối đúng đắn đối với cách mạng nước ta. Đồng thời, Hồ Chí Minh cũng nhấn mạnh vai trò của việc đoàn kết với phong trào cách mạng quốc tế, không để chủ nghĩa tư bản có điều kiện cô lập phong trào giành độc lập và các cuộc cách mạng tư ở từng quốc gia, từng thuộc địa. Với hàng loạt các tác phẩm như: Báo cáo Bắc Kỳ, Trung K ỳ và Nam kỳ; 2 tác phẩm Đông Dương … đã thể hiện sự sáng tạo của tư tưởng Hồ Chí Minh về con đường cách mạng giải phóng dân tộc Việt Nam. 2.2 Những sáng tạo lý luận của Hồ Chí Minh về cách mạng giải phóng dân tộc Yêu nước và kiên quyết chống giặc ngoại xâm, bảo vệ chủ quyền và nền độc lập là truyền thống quý báu của dân tộc Việt Nam. Phát huy truyền thống đánh giặc giữ nước của dân tộc, tận mắt chứng kiến cảnh nước mất nhà tan, nhân dân đói khổ lầm than, ngày 5-61911, Người thanh niên yêu nước Nguyễn Tất Thành ra đi tìm con đường cứu nước mới cho dân tộc. Mang trong mình khát vọng giải phóng dân tộc, qua nhiều năm bôn ba ở nước ngoài, Nguyễn Ái Quốc đã đến với chủ nghĩa Mác - Lênin và tìm ra con đường cách mạng đúng đắn - con đường cách mạng vô sản. Thứ nhất, Quan điểm của Hồ Chí Minh về dân tộc và chủ nghĩa dân tộc ở Việt Nam 1

Hồ Chí Minh, Toàn tập, t.1, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2011, tr.48

Chủ nghĩa dân tộc mà Nguyễn Ái Quốc đề cập trong tác phẩm Báo cáo Bắc Kỳ, Trung Kỳ và Nam kỳ là chủ nghĩa yêu nước và tinh thần dân tộc của các dân tộc thuộc địa đang đấu tranh chống chủ nghĩa đế quốc xâm lược, giành độc lập và là một bộ phận của cách mạng vô sản. Nguyễn Ái Quốc, dựa trên quan điểm mácxít, thừa nhận đấu tranh giai cấp trong xã hội có giai cấp là một động lực to lớn của lịch sử, nhưng không phải là động lực duy nhất. Là người dân thuộc địa, đang đấu tranh chống chủ nghĩa đế quốc, giành độc lập dân tộc, Nguyễn Ái Quốc đã sớm nhận thức đúng đắn sức mạnh của chủ nghĩa dân tộc. Người xem chủ nghĩa dân tộc là một động lực vĩ đại, thậm chí là duy nhất của các dân tộc thuộc địa, nhấn mạnh vấn đề giai cấp và đấu tranh giai cấp mà coi nhẹ hoặc bỏ qua vấn đề dân tộc ở thuộc địa là không đúng. Các nước thuộc địa, nhất là ở Á - Phi, đều là những nước nông nghiệp nghèo nàn và lạc hậu, bị chủ nghĩa thực dân, đế quốc kìm hãm và bóc lột tàn bạo. Trong cuộc đấu tranh giải phóng, họ không có vũ khí nào khác là chủ nghĩa yêu nước và tinh thần dân tộc. Trong đấu tranh chống đế quốc để giành độc lập, mâu thuẫn dân tộc với đế quốc là mâu thuẫn cơ bản và chủ yếu nhất; mâu thuẫn giai cấp trong nội bộ dân tộc tuy vẫn tồn tại nhưng chưa sâu sắc và đứng sau mâu thuẫn dân tộc với đế quốc. Dù là tư sản hay địa chủ cũng đều là người dân nô lệ, mất nước, bị áp bức và ít nhiều đều có tinh thần chống đế quốc. Nguyễn Ái Quốc chứng minh điều đó bằng những cuộc đấu tranh yêu nước cuối thế kỷ XIX - đầu thế kỷ XX ở Việt Nam lôi cuốn mọi tầng lớp nhân dân tham gia và tất cả đều được thúc đẩy bởi chủ nghĩa yêu nước và tinh thần dân tộc. Phát động chủ nghĩa dân tộc bản xứ nhân danh Quốc tế Cộng sản. Khẩu hiệu này, do Mátxcơva tung ra, đánh vào các nhà tư sản như một nghịch lý táo bạo, nhưng thật ra điều đó có nghĩa gì? Một chính sách mang tính hiện thực tuyệt vời. Giờ đây, người ta sẽ không thể làm gì được cho người An Nam nếu không dựa trên các động lực vĩ đại và duy nhất của đời sống xã hội của họ. Khi chủ nghĩa dân tộc của họ thắng lợi, thì đã lâu lắm rồi, phần lớn thế giới sẽ Xô viết hoá và lúc đó, nhất định chủ nghĩa dân tộc ấy sẽ biến thành chủ nghĩa quốc tế. Trong khi chờ đợi, chủ nghĩa dân tộc sẽ quấy rối chủ nghĩa đế quốc Pháp và bằng việc làm này, Quốc tế Cộng sản sẽ được lợi trực tiếp.2 Đây là một luận điểm mới mẻ và sáng tạo của Nguyễn Ái Quốc, vì Người đã sớm đề cao sức mạnh của chủ nghĩa dân tộc ở trung tâm của phong trào cộng sản và công nhân quốc 2

Hồ Chí Minh, Toàn tập, t.1, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2011, tr.513

tế, khi chủ nghĩa dân tộc còn bị phân biệt và bị xem là thuộc phạm trù của hệ tư tưởng tư sản, nhận thức của nhiều Đảng Cộng sản và công nhân về vấn đề dân tộc và chủ nghĩa dân tộc còn hạn chế. Thứ hai, Về phát triển và vận dụng sáng tạo chủ nghĩa Mác ở Việt Nam Từ thực tiễn các nước thuộc địa phương Đông và Việt Nam, Nguyễn Ái Quốc đặt vấn đề cần vận dụng sáng tạo lý luận của Mác vào thực tiễn của mỗi nước, từ đó bổ sung và phát triển chủ nghĩa Mác. Người nhận định Mác đã xây dựng học thuyết của mình trên một triết lý nhất định của lịch sử nhưng là lịch sử châu Âu, mà châu Âu chưa phải là toàn thể nhân loại. Do đó, cần “Xem xét lại chủ nghĩa Mác về cơ sở lịch sử của nó, củng cố nó bằng dân tộc học phương Đông”. Xứ Đông Dương bị chủ nghĩa tư bản Pháp bóc lột, để làm giàu cho một số cá mập! Người ta đưa người Đông Dương vào chỗ chết trong cuộc chém giết của bọn tư bản để bảo vệ những cái gì mà chính họ không hề biết. Người ta đầu độc họ bằng rượu cồn và thuốc phiện. Người ta kìm họ trong ngu dốt ( cứ 10 trường học thì có 1.000 đại lý thuốc phiện chính thức ). Người ta bia đặt ra những vụ âm mưu để cho họ nếm những ân huệ của nền văn minh tư sản ở trên máy chém, trong nhà tù hay đày biệt xứ3. Từ tình trạng các nước thuộc địa và nửa thuộc địa ở phương Đông, ở Việt Nam, Nguyễn Ái Quốc nêu lên nhiều vấn đề lý luận làm cơ sở cho đường lối và phương pháp giải phóng dân tộc theo con đường của cách mạng vô sản. Nguyễn Ái Quốc phác thảo một cương lĩnh hành động của cách mạng Việt Nam trong tương lai với nhiều nội dung lớn. Một là, phát động chủ nghĩa dân tộc bản xứ nhân danh Quốc tế Cộng sản, khi chủ nghĩa dân tộc của họ thắng lợi, nhất định chủ nghĩa dân tộc sẽ biến thành chủ nghĩa quốc tế và đó là một chính sách hiện thực nhất. Hai là, đẩy mạnh công tác tuyên truyền và đào tạo cán bộ cho cách mạng Việt Nam như lập các trung tâm tuyên truyền, xuất bản báo chí, lựa chọn những người đi đào tạo ở nước Nga, v.v.. Ba là, dự báo về khả năng và điều kiện của khởi nghĩa vũ trang ở phương Đông. Đó là những cuộc khởi nghĩa của quần chúng, diễn ra ở trung tâm, thành thị chứ không phải ở vùng biên giới như phương pháp của các nhà cách mạng trước đây, phải tranh thủ được sự ủng hộ của cách mạng vô sản thế giới, trước hết là nước Nga Xôviết và cách mạng vô sản Pháp,... Trong tác phẩm Báo cáo Bắc Kỳ,

3

Hồ Chí Minh, Toàn tập, t.1, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2011, tr.46

Trung Kỳ và Nam kỳ Người nói: “Ngày mà giai cấp vô sản chính quốc đánh bại chủ nghĩa tư bản thì sẽ xảy ra chuyện gì? Ngày đó bè lũ thuộc địa sẽ bị quét sạch. Vì vậy tất cả mắt xích đàn áp và phòng thủ của chúng: Cảnh sát, quân đội, các liên minh, vô tuyến điện, xe tăng, tất cả đều trở nên đáng thương.”4. Từ đó có thể thấy Cách mạng giải phóng dân tộc theo con đường cách mạng vô sản, tức là độc lập dân tộc đi tới chủ nghĩa xã hội. Độc lập dân tộc là điều kiện tiên quyết, là tiền đề đi tới chủ nghĩa xã hội. Không giành được độc lập dân tộc sẽ không có gì hết. Độc lập dân tộc thể hiện ở chỗ giành và giữ chính quyền dân chủ nhân dân, chuẩn bị tiền đề đi lên chủ nghĩa xã hội. Nhưng nếu nước độc lập mà dân không hưởng hạnh phúc, tự do thì độc lập cũng chẳng có nghĩa lý gì. chủ nghĩa xã hội là hạnh phúc, tự do. Vì vậy, phải xây dựng chủ nghĩa xã hội như là sự phát triển tất yếu của độc lập dân tộc, để bảo vệ độc lập dân tộc và tạo ra bước phát triển mới với một trình độ cao hơn của toàn bộ tiến trình cách mạng. Đây chính là sự phát triển sáng tạo luận điểm của V.I.Lênin về cách mạng không ngừng - cách mạng dân tộc dân chủ và cách mạng chủ nghĩa xã hội, giữa hai giai đoạn đó không có một bức tường thành nào ngăn cách cả. Thứ ba, cách mạng giải phóng dân tộc muốn thắng lợi phải do Đảng Cộng sản lãnh đạo Đây là một sáng tạo của Hồ Chí Minh về lý luận cách mạng giải phóng dân tộc. Hồ Chí Minh cho rằng, Nhược điểm lớn của “ An Nam trẻ là thiếu kinh nghiệm cách mạng. Những “ người già ” chỉ dạy cho họ những phương pháp cổ hủ và không tưởng, do đó, bây giờ họ phải tiếp thu không những văn hoá mà cả hành động của phương Tây. Hành động gì? Hành động tốt đẹp hơn cả: Hành động cách mạng. Đó là tinh tuý của nền văn minh phương Tây, nhưng cũng là hành động khó khăn nhất.5 “Cách mệnh trước hết phải có đảng cách mệnh... Đảng có vững cách mệnh mới thành công...”6. Đảng đó phải được xây dựng theo nguyên tắc đảng kiểu mới của V.I.Lênin, được vũ trang bằng chủ nghĩa Mác - Lênin. Nhiệm vụ lãnh đạo của Đảng Cộng sản là: Xác định mục tiêu của cách mạng, xây dựng đường lối cách mạng giải phóng dân tộc; thông qua cương lĩnh, tổ chức vận động, tập hợp các lực lượng cách mạng, xây dựng Mặt trận Dân tộc thống

4

Hồ Chí Minh, Toàn tập, t.1, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2011, tr.515 Hồ Chí Minh, Toàn tập, t.1, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2011, tr.516 6 Hồ Chí Minh, Toàn tập, t.2, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2011, tr, 289.

5

nhất. Đối với cách mạng Việt Nam, Đảng Cộng sản phải thực hiện đồng thời hai nhiệm vụ: chống đế quốc và chống phong kiến, giành độc lập dân tộc, đem lại tự do và hạnh phúc cho nhân dân. Thực tiễn phong phú cách mạng Việt Nam chứng minh rằng, sự lãnh đạo đúng đắn và sáng suốt của Đảng là nhân tố hàng đầu quyết định thắng lợi của cách mạng Việt Nam. Đồng thời, chính trong quá trình lãnh đạo cách mạng, Đảng đã được tôi luyện, thử thách và không ngừng trưởng thành, dày dạn kinh nghiệm để ngày càng xứng đáng với vai trò và sứ mệnh lãnh đạo cách mạng, xứng đáng với sự tin cậy của nhân dân Thứ tư, Về giai cấp và đấu tranh giai cấp ở Việt Nam Về mặt giai cấp, trên quan điểm lịch sử - cụ thể, Nguyễn Ái Quốc cho rằng, ở Đông Dương cũng như ở Trung Quốc và Ấn Độ… tuy có sự phân hoá giai cấp, nhưng không sâu sắc và triệt để như ở phương Tây. Sự đối lập về tài sản, phương tiện sinh hoạt và mức sống giữa địa chủ và nông dân, giữa tư sản và công nhân không lớn, do đó sự xung đột về quyền lợi của họ không những không quyết liệt mà còn được giảm thiểu. Về mặt xã hội, Nguyễn Ái Quốc nêu vấn đề có lẽ các dân tộc Viễn Đông, trong đó có Việt Nam, trong lịch sử không trải qua chế độ nô lệ và chế độ phong kiến nông nô như sự phân tích của C.Mác về sự phát triển các xã hội. Chế độ phong kiến ở Việt Nam không có chế độ lãnh địa và quan hệ lãnh chúa nông nô, không có cát cứ lâu dài và tầng lớp tăng lữ, chứa đựng nhiều yếu tố dân chủ và tính tự trị của làng xã. Ngay từ buổi đầu dựng nước, dân tộc Việt Nam đã phải chống ngoại xâm, phải huy động sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc để giành thắng lợi, nên có tính cố kết cộng đồng bền vững. “Cuộc đấu tranh giai cấp không diễn ra giống như ở phương Tây”. Do vậy, cũng không thể áp dụng rập khuôn lý luận đấu tranh giai cấp của chủ nghĩa Mác. Hồ Chí Minh cho rằng, cách mạng giải phóng dân tộc là việc chung của dân chúng, vì vậy phải đoàn kết toàn dân, sĩ, nông, công, thương đều nhất trí chống lại cường quyền, nhưng trong sự tập hợp đó, luôn phải nhớ: “Công nông là người chủ cách mệnh… Công nông là gốc cách mệnh”. Ngày mà hàng trăm triệu nhân dân châu Á bị tàn sát và áp bức thức tỉnh để gạt bỏ sự bóc lột đê tiện của một bọn thực dân lòng tham không đáy, họ sẽ hình thành một lực lượng khổng lồ, và trong khi thủ tiêu một trong những điều kiện tồn tại của chủ nghĩa tư bản

là chủ nghĩa đế quốc, họ có thể giúp đỡ những người anh em mình ở phương Tây trong nhiệm vụ giải phóng hoàn toàn7. Từ thực tiễn Việt Nam, với tuyệt đại đa số dân số là nông dân, Hồ Chí Minh cho rằng, nông dân là những người chịu nhiều tầng áp bức, bị bần cùng hóa nên họ luôn có ý thức phản kháng, sẵn sàng tham gia cách mạng. Do đó, cách mạng giải phóng dân tộc phải có sự tham gia của giai cấp nông dân và là sự nghiệp của toàn dân. Chủ tịch Hồ Chí Minh khẳng định: Nông dân là một lực lượng rất to lớn của dân tộc, một đồng minh rất trung thành của giai cấp công nhân. Muốn kháng chiến kiến quốc thành công, muốn độc lập, thống nhất thật sự, ắt phải dựa vào lực lượng của nông dân. Đồng bào nông dân sẵn có lực lượng to lớn, sẵn có lòng nồng nàn yêu nước, sẵn có chí khí kiên quyết đấu tranh và hy sinh. Do vậy, vấn đề giải phóng dân tộc ở Việt Nam, thực chất là vấn đề nông dân. Nông dân vừa là động lực, vừa là lực lượng đông đảo, nòng cốt, và cũng là đối tượng vận động của cách mạng. Thứ năm, Cách mạng phải có tính chất một cuộc khởi nghĩa quần chúng Vượt lên tư tưởng của các nhà lãnh đạo cách mạng tiền bối, Hồ Chí Minh xác định phương pháp đấu tranh giải phóng dân tộc ở Việt Nam phải được tiến hành bằng con đường cách mạng bạo lực, kết hợp đấu tranh chính trị của quần chúng với đấu tranh vũ trang; thực hiện khởi nghĩa từng phần tiến tới tổng khởi nghĩa giành thắng lợi hoàn toàn. “Phải có tính chất một cuộc khởi nghĩa quần chúng chứ không phải một cuộc nổi loạn. Cuộc khởi nghĩa phải được chuẩn bị trong quần chúng, nổ ra trong thành phố theo kiểu các cuộc cách ở châu Âu, chứ không phải nổ ra đột ngột ở biên giới Trung Quốc, theo phương pháp của những nhà cách mạng trước đây mang”8. Như vậy, qua sự tư duy của Hồ Chí Minh, đường lối và phương pháp đấu tranh của cách mạng vô sản đã chuyển thành đườ ng lối và phương pháp đấu tranh của cách mạng giải phóng dân tộc, phù hợp với thực tiễn đất nước ta; Người đã vận dụng sáng tạo và phát triển học thuyết của Lênin về cách mạng thuộc địa thành một hệ thống luận điểm mới mẻ, sáng tạo, trong đó bao gồm cả đường lối chiến lược, sách lược và phương pháp tiến hành cách mạng giải phóng dân tộc ở thuộc địa.

7 8

Hồ Chí Minh, Toàn tập, t.1, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2011, tr.48 Hồ Chí Minh, Toàn tập, t.1, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2011, tr.520

2.3 Ý nghĩa lý luận và thực tiễn trong các tác phẩm Tác phẩm Báo cáo về Bắc Kỳ, Trung Kỳ và Nam Kỳ và 2 tác phẩm Đông Dương thể hiện sự am hiểu sâu sắc của Nguyễn Ái Quốc về lý luận và thực tiễn, cũng như khả năng vận dụng sáng tạo những nguyên lý phổ biến của chủ nghĩa Mác vào thực tiễn Việt Nam. Đứng vững trên quan điểm thực tiễn và vận dụng phép biện chứng duy vật của chủ nghĩa Mác, Nguyễn Ái Quốc đã trung thực và dũng cảm, độc lập và sáng tạo trong việc tìm ra chân lý. Những luận điểm trong các tác phẩm là sự đúc rút từ việc nghiên cứu chủ nghĩa Mác - Lênin và thực tế ở các nước thuộc địa, nhất là các thuộc địa ở phương Đông và Việt Nam. Tác phẩm đã đặt cơ sở cho sự hình thành đường lối và phương pháp của cách mạng Việt Nam. Đây là một cống hiến vô cùng quan trọng vào kho tàng lý luận Mác – Lênin. Là quan điểm có ý nghĩa thực tiễn to lớn, giúp cách mạng giải phóng dân tộc ở Việt Nam. Nhờ đó mà cách mạng Việt Nam giành được thắng lợi vĩ đại. Đồng thời nó cũng góp phần định hướng cho phong trào giải phóng dân tộc ở các nước khác trên thế giới. Thực tiễn cách mạng ở một số nước thuộc địa và cách mạng Việt Nam đã chứng minh rằng đây là một tư tưởng hoàn toàn đúng đắn. Những sáng tạo lý luận của Hồ Chí Minh về cách mạng giải phóng dân tộc phản ánh nguyện vọng được sống trong độc lập, tự do và công bằng, bình đẳng của không chỉ dân tộc Việt Nam mà còn là ý chí, nguyện vọng của mọi dân tộc bị áp bức, bóc lột trên thế giới. Có thể nói, giải phóng dân tộc là nguyện vọng cháy bỏng hơn bất cứ yêu cầu nào khác. Nó là điều kiện tiên quyết cho mọi quyền tự do, dân chủ của con người. Điều đặc biệt cần lưu ý, sáng tạo của Hồ Chí Minh không chỉ là người xây dựng cơ sở lý luận cho sự nghiệp đấu tranh giành độc lập dân tộc của Việt Nam mà còn là người tổ chức và lãnh đạo sự nghiệp cách mạng giải phóng dân tộc. Từ đó, có thể khẳng định, những cống hiến sáng tạo của Hồ Chí Minh về cách mạng giải phóng dân tộc, cả thực tiễn và lý luận đã bổ sung cho kho tàng lý luận cách mạng thế giới, kho tàng lý luận chủ nghĩa Mác - Lênin cũng như truyền thống dựng nướ c và giữ nước đầy tự hào của dân tộc Việt Nam. PHẦN III. KẾT LUẬN Những sáng tạo lý luận của Hồ Chí Minh về cách mạng giải phóng dân tộc mang tính thời đại thể hiện đậm nét ở chỗ, nó đã tác động sâu sắc đến phong trào giải phóng dân tộc trên thế giới. Nếu như thắng lợi của Cách mạng Tháng Tám năm 1945 đã thức tỉnh các dân tộc trên thế giới về quyền tự do, độc lập của mỗi dân tộc, thì thắng lợi của cuộc kháng chiến

chống thực dân Pháp xâm lược, với đỉnh cao là chiến thắng Điện Biên Phủ đã làm “chấn động địa cầu”, thức tỉnh các dân tộc ở châu Á, châu Phi và châu Mỹ - Latinh vùng lên đánh đuổi thực dân, đế quốc, giành độc lập dân tộc. Trong quá trình lãnh đạo cách mạng, Đảng đã kiên định con đường cách mạng mà Chủ tịch Hồ Chí Minh đã lựa chọn là: độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội, kiên trì mục tiêu: “Độc lập - Tự do - Hạnh phúc”. Hiện nay, tư tưởng của Người vẫn soi sáng con đường đi lên của cách mạng Việt Nam. Để thực hiện mục tiêu xây dựng một nước Việt Nam: dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh, vấn đề quan trọng nhất được Đảng Cộng sản Việt Nam xác định là: Kiên định mục tiêu độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội. Do kiến thức còn hạn chế nên bài làm của em sẽ không tránh k...


Similar Free PDFs