1905QTNC054 - NGUYỄN DUY THÁI - TKLĐ PDF

Title 1905QTNC054 - NGUYỄN DUY THÁI - TKLĐ
Author tine nguyen
Course Tâm lý học quản lý
Institution Trường Đại Học Nội Vụ Hà Nội
Pages 37
File Size 383.2 KB
File Type PDF
Total Downloads 163
Total Views 348

Summary

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NỘI VỤ HÀ NỘITÊN ĐỀ TÀI : ẢNH HƯỞNG CỦA DỊCH COVID TỚI NĂNGSUẤT LAO ĐỘNG NỮ DI CƯ, KHU VỰC PHI CHÍNH THỨC TẠITHÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH VÀ HÀ NỘIBÀI TIỂU LUẬN KẾT THÚC HỌC PHẦNHọc phần: Thống kê lao động Mã phách:Hà Nội – 2021MỤC LỤCMỤC LỤCCHƯƠNG II ẢNH HƯỞNG CỦA ĐẠI DỊCH COVID 19 TỚI NĂNG...


Description

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NỘI VỤ HÀ NỘI

TÊN ĐỀ TÀI : ẢNH HƯỞNG CỦA DỊCH COVID TỚI NĂNG SUẤT LAO ĐỘNG NỮ DI CƯ, KHU VỰC PHI CHÍNH THỨC TẠI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH VÀ HÀ NỘI BÀI TIỂU LUẬN KẾT THÚC HỌC PHẦN

Học phần: Thống kê lao động Mã phách: Hà Nội – 2021

MỤC LỤC MỤC LỤC

1

MỞ ĐẦU Lý do chọn đề tài tiểu luận Mục tiêu nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu Phương pháp nghiên cứu Bố cục nghiên cứu

3 3 3 4 4 4

NỘI DUNG

5

CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ NĂNG SUẤT LAO ĐỘNG 1.1. Năng suất. 1.2. Năng suất lao động 1.3. Tăng năng suất lao động 1.4. Phân loại năng suất lao động 1.5. Các yếu tố ảnh hưởng tới năng suất lao động 1.5.1. Các yếu tố gắn với bản thân người lao động 1.5.2. Yếu tố khoa học kỹ thuật và công nghệ 1.5.3. Nhóm nhu cầu tiêu dùng xã hội 1.5.4. Các yếu tố gắn với tổ chức lao động 1.5.5. Các yếu tố thuộc về môi trường lao động 1.6. Các chỉ tiêu tính năng suất lao động 1.6.1. Chỉ tiêu năng suất lao động tính bằng hiện vật 1.6.2. Chỉ tiêu năng suất lao động tính bằng giá trị 1.6.3. Chỉ tiêu năng suất lao động tính bằng thời gian lao động TIỂU KẾT CHƯƠNG I

5 5 5 6 7 8 8 10 11 11 15 16 16 17 18 19

CHƯƠNG II ẢNH HƯỞNG CỦA ĐẠI DỊCH COVID 19 TỚI NĂNG SUẤT LAO ĐỘNG CỦA LAO ĐỘNG NỮ KHU VỰC PHI CHÍNH THỨC TẠI THÀNH PHỐ HÀ NỘI VÀ HỒ CHÍ MINH 20 2.1. COVID-19 và Ảnh hưởng của đại dịch COVID-19 tới lao động Việt Nam 20 2.1.1 Khái niệm COVID-19 20 2.1.2. Ảnh hưởng của đại dịch COVID-19 tới lao động Việt Nam 20 1

2.2. Tác động của COVID-19 tới năng suất lao động của lao động nữ di cư khu vực phi chính thức tại thành phố Hà Nội và Hồ Chí Minh 22 2.2.1 Đặc điểm của lao động nữ di cư khu vực phi chính thức 22 2.2.2. Tác động của dịch COVID 19 25 2.2.3. Sự thích ứng của lao động nữ di cư trước tác động của COVID29 TIỂU KẾT CHƯƠNG II 31 CHƯƠNG III: MỘT SỐ GIẢI PHÁP KHẮC PHỤC TÌNH TRẠNG NĂNG SUẤT LAO ĐỘNG CỦA LAO ĐỘNG NỮ DI CƯ KHU VỰC KHÔNG CHÍNH THỨC TRONG BỐI CẢNH ĐẠI DỊCH COVID-19 3.1. Giải pháp ngắn hạn 3.2. Giải pháp dài hạn TIỂU KẾT CHƯƠNG III

31 31 32 34

KẾT LUẬN

34

TÀI LIỆU THAM KHẢO

35

2

MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài tiểu luận Năng suất lao động là một trong những điều kiện kiên quyết quyết định yếu tố thành công, khả năng cạnh tranh và sức mạnh kinh tế của từng quốc gia, từng ngành nghề, từng doanh nghiệp. Đây là chỉ tiêu phản ánh hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Hơn nữa năng suất lao động còn là cơ sở để định giá lương cho nhân viên, năng suất lao động càng cao điều đó đồng thời với thu nhập của người lao động cũng cao. Theo C.Mác, năng suất lao động đóng vai trò quyết định và quan trọng có tầm ảnh hưởng tới sự phát triển của xã hội. Trong khoảng thời gian gần đây, Sự bùng phát dịch COVID-19 đã mang lại những thách thức chưa từng có, những trở ngại khó có thể dự báo tạo nên những tác động đáng kể đến sự phát triển nền kinh tế trên toàn thế giới. Đại dịch COVID-19 với khả năng lây nhiễm lớn đã gần như bao phủ khắp thế giới, tác động tiêu cực lên mọi mặt của đời sống chính trị, kinh tế, xã hội của mỗi đất nước, mỗi người dân. Ở Việt Nam, dù được coi là một trong những quốc gia có những biện pháp khống chế dịch hiệu quả và là một trong những nước hiếm hoi được đánh giá vẫn giữ được tăng trưởng dương trong năm 2020 tuy cũng chịu những tác động tiêu cực trên mọi mặt của đời sống xã hội. Trong các nhóm lao động hiện tại ở Việt Nam, nhóm lao động nữ di cư làm việc tại khu vực phi chính thức là đối tượng dễ bị tổn thương nhất bởi đặc điểm nhân khẩu cũng như đặc trưng sinh kế của họ. Nhóm lao động này là một trong những nhóm lao động tương đối quan trọng đối với sự phát triển kinh tế của nước ta hiện nay, do đó em chọn đề tài “ Ảnh hưởng của dịch COVID-19 tới năng suất lao động của lao động nữ di cư khu vực phi chính thức tại thành phố Hà Nội và Hồ Chí Minh” 2. Mục tiêu nghiên cứu Mục tiêu nghiên cứu của tiểu luận dựa trên cơ sở nghiên cứu vấn đề lý luận cơ bản về năng suất lao động và nêu lên cũng như phân tích về thực 3

trạng năng suất lao động của lao động nữ di cư khu vực phi chính thức tại thành phố Hà Nội và Hồ Chí Minh nhằm tìm hiểu về lý luận và có thêm sự hiểu biết chuyên sâu về năng suất lao động của Việt Nam trước những ảnh hưởng tiêu cực của đại dịch COVID-19. 3. Đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của Tiểu luận là cơ sở lý thuyết về năng suất lao động và thực trạng của lao động nữ khu vực phi chính thức tại thành phố Hà Nội và Hồ Chí Minh từ đó đưa ra phân tích, nhận xét và đánh giá về sự ảnh hưởng của đại dịch COVID-19 trực tiếp cũng như gián tiếp tới năng suất nguồn lao động của lao động nữ phi chính thức tại thành phố Hà Nội và Hồ Chí Minh 4. Phương pháp nghiên cứu - Phương pháp nghiên cứu tài liệu: Được sử dụng dựa trên các cơ sở lý luận, các văn bản pháp luật, các công trình nghiên cứu luận văn, bài viết, tài liệu liên quan đến năng suất lao động - Phương pháp phân tích thống kê mô tả: Sử dụng để thống kê năng suất và đưa ra những nhận xét về năng suất lao động - Phương pháp phân tích tổng hợp: Được sử dụng để tổng hợp và phân tích, đánh giá về thực trạng năng suất lao động tại khu vực phi chính thức tại thành phố Hà Nội và Hồ Chí Minh. 5. Bố cục nghiên cứu Bố cục nghiên cứu của tiểu luận bao gồm ba phần chính : Chương I : Cơ sở lý thuyết về năng suất lao động Chương II: Ảnh hưởng của đại dịch COVID-19 tới năng suất lao động của lao động nữ khu vực phi chính thức tại thành phố Hà Nội và Hồ Chí Minh Chương III: Một số giải pháp khắc phục tình trạng năng suất lao động của lao động nữ di cư khu vực không chính thức trong bối cảnh đại dịch COVID-19 4

NỘI DUNG CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ NĂNG SUẤT LAO ĐỘNG 1.1. Năng suất. Theo quan niệm truyền thống: Năng suất là tỷ số giữa đầu ra và đầu vào được sử dụng để tạo ra đầu ra đó. Các yếu tố đầu vào bao gồm vốn, lao động, máy móc thiết bị, nguyên nhiên vật liệu…Các yếu tố đầu ra được đo bằng sản lượng hiện vật, doanh thu, giá trị sản phẩm đầu ra theo giá cố định, giá trị hiện hành, … Theo quan niệm hiện đại: Năng suất lao động là một trạng thái tư duy. Nó là một thái độ nhằm tìm kiếm để cải thiện những gì đang tồn tại .có một sự chắc chắn rằng ngày hôm nay con người có thể làm việc tốt hơn ngày hôm qua và ngày mai tốt hơn ngày hôm nay. Hơn nữa nó đòi hỏi những cố gắng không ngừng để thích ứng với các hoạt động kinh tế trong những điều kiện luôn thay đổi, luôn ứng dụng những lý thuyết và phương pháp mới. Đó là một sự tin tưởng chắc chắn trong quá trình tiến triển của loài người. Khái niệm này nhấn mạnh mặt chất và phản ánh tính phức tạp của năng suất. Về mặt lượng năng suất vẫn được hiểu là mối quan hệ giữa đầu vào và đầu ra Việc lựa chọn đầu vào và đầu ra khác nhau sẽ tạo ra các chỉ tiêu đánh giá năng suất khác nhau. 1.2. Năng suất lao động Theo C. Mác: năng suất lao động là sức sản xuất của lao động cụ thể có ích. Nó nói lên kết quả hoạt động sản xuất có mục đích của con người trong một đơn vị thời gian nhất định. Năng suất lao động được đo bằng số lượng sản phẩm sản xuất ra trong một đơn vị thời gian, hoặc bằng lượng thời gian hao phí để sản xuất ra một đơn vị sản phẩm đó. Theo quan niệm truyền thống: năng suất lao động phản ánh tính hiệu quả của việc sử dụng lao động. Thực chất nó đo giá trị đầu ra do một lao động 5

tạo ra trong một khoảng thời gian nhất định, hoặc là số thời gian cần thiết để sản xuất ra một đơn vị sản phẩm đầu ra Như vậy: Năng suất lao động phản ánh mối quan hệ giữa đầu ra (là sản phẩm) và đầu vào (là lao động) được đo bằng thời gian làm việc. Từ nhiều khái niệm khác nhau về năng suất lao động chúng ta có thể hiểu một cách tổng quát nhất “năng suất lao động là một phạm trù kinh tế, nó phản ánh hiệu quả hoạt động sản xuất của người lao động trong quá trình sản xuất ” 1.3. Tăng năng suất lao động Theo C.Mác: tăng năng suất lao động là sự tăng lên của sức sản xuất hay năng suất lao động, có thể hiểu là sự thay đổi trong cách thức lao động, thay đổi làm rút ngắn thời gian lao động xã hội cần thiết để sản xuất ra một hàng hoá, sao cho số lượng lao động ít hơn mà lại có được sức sản xuất ra nhiều giá trị sử dụng hơn. Tăng năng suất lao động có nghĩa là giảm chi phí lao động cho một đơn vị sản phẩm. Trong một thời gian như nhau, nếu năng suất lao động càng cao thì số lượng giá trị sử dụng sản xuất ra càng nhiều nhưng giá trị sáng tạo ra không vì thế mà tăng lên. Khi năng suất lao động tăng thì thời gian hao phí để sản xuất ra một đơn vị sản phẩm càng ít, dẫn đến giá trị của đơn vị hàng hoá đó giảm, giá thành của sản phẩm đó giảm, nhưng không làm giảm giá trị sử dụng của sản phẩm đó. C.Mác viết: “ Nói chung, sức sản xuất của lao động càng lớn thì thời gian lao động tất yếu để sản xuất ra một vật phẩm sẽ càng ngắn và khối lượng lao động kết tinh trong sản phẩm đó càng nhỏ,thì giá trị của vật phẩm đó càng ít. Ngược lại, sức sản xuất của lao động càng ít thì thời gian lao động tất yếu để sản xuất ra một sản phẩm sẽ càng dài và giá trị của nó cũng càng lớn. Như vậy là, số lượng của đơn vị hàng hoá thay đổi tỷ lệ thuận với số lượng của lao động thể hiện trong hàng hoá đó, và thay đổi tỉ lệ nghịch với sức sản xuất của lao động đó. Tăng năng suất lao động là một quy luật kinh tế chung cho mọi hình thái xã hội. Nhưng sự vận động và biểu hiện của quy luật tăng năng suất lao động 6

trong các hình thái xã hội khác nhau cũng khác nhau, do trình độ lực lượng sản xuất khác nhau. Dưới chế độ nô lệ, mức năng suất lao động rất thấp, nguyên nhân chủ yếu là sản xuất chỉ dựa vào sức người, sức động vật và công cụ lao động còn thô sơ. Dưới chế độ phong kiến, năng suất lao động xã hội tăng lên chậm chạp, do hệ thống lao động vẫn chủ yếu là thủ công. Đến khi xuất hiện máy móc, năng suất lao động tăng lên gấp nhiều lần. Ngày nay, nhờ thành tựu khoa học kỹ thuật tiên tiến con người đã có cả một hệ thống công cụ lao động hiện đại đưa năng suất lao động xã hội lên rất cao, song khả năng này không dừng lại mà ngày càng tiến xa hơn nữa. Để tăng thêm sản phẩm xã hội có thể áp dụng hai biện pháp: Tăng thêm quỹ thời gian lao động và tiết kiệm chi phí lao động đối với mỗi đơn vị sản phẩm. Trong thực tế khả năng tăng thời gian lao động xã hội chỉ có hạn vì số người có khả năng lao động tăng thêm và số thời gian lao động kéo dài ra chỉ có giới hạn. Nhưng khả năng tiết kiệm thời gian lao động chi phí đối với một đơn vị sản phẩm là rất lớn. Nên cần phải lấy biện pháp thứ hai làm cơ bản để phát triển sản xuất. 1.4. Phân loại năng suất lao động Theo phạm vi: năng suất lao động được chia làm 2 loại là năng suất lao động cá nhân và năng suất lao động xã hội. - Năng suất lao động cá nhân là sức sản xuất của cá nhân người lao động, được đo bằng tỷ số giữa khối lượng công việc hoàn thành hoặc số lượng sản phẩm với thời gian lao động hao phí để sản xuất ra số sản phẩm đó. Lao động sống là sức lực của con người bỏ ra ngay trong quá trình sản xuất. Năng suất lao động cá nhân được xem như thước đo tính hiệu quả của lao động sống, được biểu hiện bằng đầu ra trên một giờ lao động. Đối với các doanh nghiệp thường trả lương dựa vào năng suất lao động cá nhân hoặc mức độ thực hiện công việc của từng cá nhân, do đó tăng năng suất lao động cá nhân đòi hỏi hạ thấp chi phí của lao động sống. 7

- Năng suất lao động xã hội là sức sản xuất của toàn xã hội, nó được đo bằng tỷ số giữa tổng sản phẩm đầu ra của xã hội với số lao động bình quân hàng năm hặc thời gian hao phí để sản xuất ra một đơn vị sản phẩm. Trong năng suất lao động xã hội có cả sự tiêu hao của lao động sống và lao động quá khứ. Lao động quá khứ là sản phẩm của lao động sống đã được vật hoá trong các giai đoạn sản xuất trước kia( biểu hiện ở giá trị của máy móc, nguyên , vật liệu) Giữa tăng năng suất lao động cá nhân và tăng năng suất lao động xã hội có quan hệ mật thiết với nhau. Năng suất lao động cá nhân tăng trong điều kiện làm việc với những công cụ hiện đại, không thể tách rời lao động của hàng loạt ngành đã tham gia vào sáng tạo công cụ đó. Mặt khác, trong quản lý kinh tế nếu chỉ chú trong đơn thuần tính theo chỉ tiêu năng suất lao động cá nhân tức tiết kiệm phần lao động sống sẽ diễn ra hiện tượng coi nhẹ tiết kiệm vật tư, coi nhẹ chất lượng sản phẩm. Đôi khi năng suất lao động cá nhân tăng nhưng năng suất lao động của tập thể, của toàn doanh nghiệp lại không tăng. 1.5. Các yếu tố ảnh hưởng tới năng suất lao động Năng suất lao động là yếu tố trung tâm chịu tác động của nhiều nhân tố khác nhau. Toàn bộ những nhân tố tác động đến đầu ra và đầu vào đều là những nhân tố tác động đến năng suất lao động. Ta có thể khái quát một số nhóm yếu tố đại diện như sau: 1.5.1. Các yếu tố gắn với bản thân người lao động Lao động là nhân tố đầu tiên và quan trọng nhất tác động đến năng suất lao động. Năng suất lao động của mi quốc gia, ngành và doanh nghiệp phụ thuộc lớn vào trình độ văn hoá, chuyên môn, tay nghề, kỹ năng, năng lực của đội ngũ lao động. Trình độ văn hoá là sự hiểu biết cơ bản của người lao động về tự nhiên và xã hội. Trình độ văn hoá tạo ra khả năng tư duy và sáng tạo cao. Người có trình độ văn hóa sẽ có khả năng tiếp thu và vận dụng một cách nhanh chóng những tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất, đồng thời trong quá trình làm việc họ không những vận dụng chính xác mà còn linh hoạt và 8

sáng tạo các công cụ sản xuất để tạo ra hiệu quả làm việc cao nhất góp phần làm tăng năng suất lao động. Trình độ chuyên môn là sự hiểu biết khả năng thực hành về chuyên môn nào đó, có khả năng chỉ đạo quản lý một công việc thuộc một chuyên môn nhất định. Sự hiểu biết về chuyên môn càng sâu, các kỹ năng, kỹ xảo nghề càng thành thạo bao nhiêu thì thời gian hao phí của lao động càng được rút ngắn từ đó góp phần nâng cao năng suất lao động. Trình độ văn hoá và trình độ chuyên môn có ảnh hưởng lớn đối với năng suất lao động của con người. Trình độ văn hoá tạo khả năng tiếp thu và vận dụng một cách nhanh chóng những tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất. Còn sự hiểu biết về chuyên môn càng sâu, các kỹ năng, kỹ xảo nghề càng thành thạo bao nhiêu thì thời gian hao phí của lao động càng được rút ngắn từ đó góp phần nâng cao năng suất. Trình độ văn hoá và chuyên môn của người lao động không chỉ giúp cho người lao động thực hiện công việc nhanh mà góp phần nâng cao chất lượng thực hiện công việc. Đặc biệt trong thời đại ngày nay, khoa học ngày càng phát triển với tốc độ nhanh, các công cụ đưa vào sản xuất ngày càng hiện đại, đòi hỏi người lao động có trình độ chuyên môn tương ứng. Nếu thiếu trình độ chuyên môn người lao động sẽ không thể điều khiển được máy móc, không thể nắm bắt được các công nghệ hiện đại. Trạng thái sức khoẻ của người lao động có ảnh hưởng lớn tới năng suất lao động. Nếu người có tình trạng sức khỏe không tốt sẽ dẫn đến mất tập trung trong quá trình lao động, làm cho độ chính xác của các thao tác trong công việc giảm dần, các sản phẩm sản xuất ra với chất lượng không cao, số lượng sản phẩm cũng giảm, thậm chí dẫn đến tai nạn lao động. Thái độ lao động cũng ảnh hưởng lớn đến năng suất lao động. Thái độ lao động là tất cả những hành vi biểu hiện của người lao động trong quá trình tham gia hoạt động sản xuất và kinh doanh. Nó có ảnh hưởng quyết định đến khả năng, năng suất và chất lượng hoàn thành công việc của người tham gia 9

lao động. Nó phụ thuộc vào rất nhiều yếu khác nhau, cả khách quan và chủ quan nhưng chủ yếu là: Sự kỷ luật lao động: Là những tiêu chuẩn quy định hành vi cá nhân của lao động mà tổ chức xây dựng nên dựa trên những cơ sở pháp lý và các chuẩn mực đạo đức xã hội. Nó bao gồm các điều khoản quy định hành vi lao động trong lĩnh vực có liên quan đến thực hiện nhiệm vụ như số lượng, chất lượng công việc, an toàn vệ sinh lao động, giờ làm việc, giờ nghỉ ngơi, các hành vi vi phạm pháp luật lao động, các hình thức xử lý vi phạm kỷ luật…; tinh thần trách nhiệm hình thành dựa trên cơ sở những ước mơ khát khao, hy vọng của người lao động trong công việc cũng như với tổ chức. Trong tổ chức, nếu người lao động thấy được vai trò, vị thế, sự cống hiến hay sự phát triển, thăng tiến của mình được coi trọng và đánh giá một cách công bằng, bình đẳng thị họ cảm thấy yên tâm, phấn khởi, tin tưởng vào tổ chức. Đây là cơ sở để nâng cao tính trách nhiệm, sự rèn luyện, phấn đấu vươn lên, cố gắng nâng cao chuyên môn nghiệp vụ, năng suất, chất lượng và hiệu quả lao động; sự gắn bó với doanh nghiệp của người lao động ngoài mục đích lao động để kiếm sống họ còn coi tổ chức như một ch dựa vững chắc về vật chất và tinh thần. Nếu quá trình lao động và bầu không khí trong tập thể lao động tạo ra cảm giác gần gũi, chan hòa, tin tưởng lẫn nhau giữa những người công nhân, tạo cảm giác làm chủ doanh nghiệp, có quyền quyết định đến hiệu quả của hoạt động sản xuất kinh doanh, tạo ra tính độc lập tự chủ sáng tạo, được quan tâm chăm lo đến đời sống và trợ giúp khi gặp khó khăn… thì người lao động có lòng tin, hy vọng, sự trung thành và gắn bó với doanh nghiệp; cường độ lao động cũng là một trong những yếu tố ảnh hưởng đến năng suất lao động vì nó ảnh hưởng trực tiếp tới sức khoẻ người lao động và từ đó ảnh hưởng tới năng suất lao động. 1.5.2. Yếu tố khoa học kỹ thuật và công nghệ Khoa học kỹ thuật, công sản xuất có vai trò quan trọng trong việc nâng cao năng suất lao động, đây là yếu tố mạnh mẽ nhất làm tăng năng suất lao động. Trình độ kỹ thuật của sản xuất được biểu hiện thông qua tính năng của 10

công cụ sản xuất, trình độ sáng chế và sử dụng các đối tượng lao động, các quá trình công nghệ sản xuất. Ngày nay, ai cũng thừa nhận máy móc hiện đại là yếu tố mạnh mẽ làm tăng năng suất lao động. Thật vậy sự phát triển của lực lượng sản xuất thường bắt đầu từ sự thay đổi của công cụ sản xuất, lấy máy móc thay thế cho lao động thủ công, lấy máy móc hiện đại thay thế cho máy cũ. Nói đến yếu tố khoa học kỹ thuật và công nghệ là nói đến hiệu quả và tính hiệu quả của quá trình cải tiến sản xuất, nghiên cứu và ứng dụng những thành tựu khoa học tiên tiến, kỹ thuật hiện đại, ứng dụng công nghệ mới vào sản xuất kinh doanh, liên quan đến quan điểm về tổ chức bộ máy quản lý của doanh nghiệp, cơ quan, tổ chức nhà nước, nói đến quá trình hợp lý hóa sản xuất với khả năng, kỹ thuật cao, tạo ra được động cơ thúc đẩy lực lượng lao động và quá trình quản lý có hiệu quả hơn, tạo ra được nhiều giá trị tăng thêm của sản phẩm hàng hóa và dịch vụ có chất lượng tốt hơn là tăng năng suất lao động của các đơn vị 1.5.3. Nhóm nhu cầu tiêu dùng xã hội Đây là yếu tố liên quan đến khối lượng và cơ cấu sản phẩm sản xuất ra. Tiêu dùng càng nhiều với chất lượng càng cao đòi hỏi những sản phẩm làm ra với chất lượng tốt hơn, mẫu mã đa dạng, phong phú hơn. Việc này sẽ kích thích sản xuất mạnh hơn, sử dụng và quản lý vốn và lao động tốt hơn. Ngược lại, nếu như cầu tiêu dùng giảm sẽ ảnh hưởng đến chất lượng, yêu cầu sử dụng vốn và lao động do đó năng suất lao động sẽ giảm đi. Như vậy, việc kích cầu tiêu dùng xã hội vừa là một động lực, vừa là một giải pháp để tăng năng suất lao động, phát triển kinh tế ổn định, vững chắc. 1.5.4. Các yếu tố gắn với tổ chức lao động Trình độ và khả năng tổ chức lao động của mi doanh nghiệp, cơ quan, tổ chức có tác động mạnh mẽ tới năng suất lao động thông qua việc xác định phương hướng phát triển, phân công lao động, chế độ tiền lương, tiền thưởng, tổ chức phục vụ nơi làm việc…

11

Phân công lao động: “Là sự chia nhỏ toàn bộ các công việc được giao cho từng người hoặc từng nhóm người lao động thực hiện”. Về bản chất thì đó là quá trình gắn từng người lao động với những nhiệm vụ phù hợp với khả năng của họ. Thực chất của phân công lao động là sự tách biệt, cô lập các chức năng lao động riêng biệt và tạo nên các quá trình lao động độc lập và gắn chúng với từng người lao động, đấy chính là sự chuyên môn hoá (cho phép tạo ra những công cụ chuyên dùng hợp lý) và hiệp tác lao động có tác dụng to lớn trong việc nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh và tăng năng suất lao động. Tiền lương, tiền thưởng : Đây là một yếu tố quan trọng góp phần tạo động lực thúc đẩy người lao động làm việc nâng cao năng suất lao động. Tiền lương ảnh hưởng trực tiếp đến mức sống của người lao động. Phấn đấu nâng cao tiền lương là mục đích của tất cả mọi người lao động mục đích này tạo động lực để người lao động phát triển trình độ và khả năng lao động của mình. Tiền lương là số lượng tiền mà người sử dụng lao động trả cho người lao động theo giá trị sức lao động đã hao phí trong những điều kiện xã hội nhấ...


Similar Free PDFs